Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi

- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.

-Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi .

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGV, vở đạo đức

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

+ Ở thành phố đi bộ phải đi phần đường nào?

+ Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào?

GV nhận xét đánh giá

2. Bài mới:

Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1.

1.GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1và cho biết :

-Các bạn trong tranh đang làm gì ?

-Vì sao các bạn lại làm như vậy ?

2. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi .

Giáo viên kết luận SGV

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1236Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 	 Ngày soạn: 12/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ hai: 15/ 03/ 2010
 ĐẠO ĐỨC: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI 
A. YÊU CẦU:
- Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, xin lỗi
- Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
-Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi .
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV, vở đạo đức
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
+ Ở thành phố đi bộ phải đi phần đường nào?
+ Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào?
GV nhận xét đánh giá 
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1.
1.GV yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 1và cho biết :
-Các bạn trong tranh đang làm gì ?
-Vì sao các bạn lại làm như vậy ?
2. HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
Giáo viên kết luận SGV
Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 2
1.GV chia nhón và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tranh 
2.HS thảo luận nhóm 
3.Đại diện các nhóm trình bày 
4.Các nhóm trao đổi ,bổ sung .
5.GV kết luận 
Hoạt động 3: Đóng vai (bài tập 4)
1.GV giao nhiệm vụ cho đóng vai cho các nhóm .
2.HS thảo luận các nhóm chuẩn bị đóng vai .
3.Các nhóm HS lên sắm vai.
4.Thảo luận :
-Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong tiểu phẩm của các nhóm ?
-Em cảm thấy thế nào khi được các bạn cám ơn ?
-Em cảm thấy thế nào khi nhận được lời xin lỗi ?
Giáo viên chốt lại:
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ.
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm phiền người khác.
- Giáo viên nhận xét 
3.Củng cố, dặn dò: 
Nhận xét, tuyên dương. 
Học bài, chuẩn bị bài sau.
Thực hiện nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.
 ___________________________
TẬP ĐỌC:	 BÀN TAY MẸ
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ yêu nhất, nấu cơm, rám nắng...
- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ
- Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV + Bộ đồ dùng thực hành
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Bài cũ: 
Học sinh đọc bài Cái nhãn vở.
+ Bạn nhỏ viết những gì trên nhãn vở ?
- GV nhận xét 
* Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng:Bàn tay mẹ
2.Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
* Giáo viên đọc mẫu toàn bài 
- Học sinh nhìn bài trên bảng theo dõi. 
* Học sinh luyện đọc tiếng và từ ngữ: yêu nhất, rám nắng, xương xương. Khi luyện đọc có kết hợp phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học ở tập 1.
* Luyện đọc câu: Cho học sinh đọc thầm từng câu – Mỗi câu cho học sinh đọc lại thành tiếng.
* Luyện đọc đoạn: Mỗi đoạn cho vài học sinh đọc lại. từng nhóm 3 học sinh đọc nối tiếp nhau, mỗi em 1 đoạn-Học sinh đọc cá nhân toàn bài-Hướng dẫn học sinh đọc theo nhóm. Thi đua đọc giữa các nhóm.
Một em đọc lại toàn bài – Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
Ôn vần: an, at.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm trong bài những tiếng có vần an, an toàn.
- Đọc lại các tiếng có vần an, at.
- Tìm các tiếng khác ở ngoài bài có vần an, at. 
- Thi nói thành câu tiếng có vần an, at
- Học sinh trả lời giáo viên theo dõi khen ngợi sửa sai cho học sinh. 
*Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp nhau 2 đoạn văn đầu. Cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi:
+ Bàn tay mẹ đã làm những việc gì cho chị em Bình?
- Gọi 2 HS đọc đoạn văn cuối. Cả lớp đọc thầm theo và trả lời câu hỏi:
+ Câu văn nào diễn tả ình cảm của Bình với đôi bàn tay mẹ?
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS luyện đọc diễn cảm cả bài.
*Hoạt động 2: Luyện nói
- 1 HS nêu yêu cầu của bài luyện nói
- HS nhìn tranh và nói theo mẫu 
- Nhiều cặp HS thực hành đóng vai
- Cả lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố - dặn dò:
- 1 HS đọc lại toàn bài 
- Về nhà đọc lại bài, chuẩn bị bài "Cái Bống".
- Nhận xét giờ học.
___________________________________________________________
 	 Ngày soạn: 13/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ ba: 16/ 03/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ CHIM VÀ HOA
(Có GV bộ môn)
____________________________
TẬP VIẾT: TÔ CHỮ HOA C, D, Đ
A. YÊU CẦU:
- Viết được các chữ hoa: C, D, Đ
- Viết đúng các vần an, at, anh, ach: các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ theo kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập hai. Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV, vở tập viết 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên treo bảng phụ giới thiệu nội dung bài học
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Giáo viên nhận xét số lượng nét và kiểu nét, sau đó nêu quy trình viết.
C, D, Đ
- Học sinh viết trên bảng con
3. Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng:
Học sinh đọc các vần và từ ứng dụng
Học sinh quan sát các vần vầ từ ứng dụng trên bảng phụ.
Học sinh tập viết vào bảng con
4. Hướng dẫn học sinh tập tô và tập viết:
- Học sinh tô chữ: C,D, Đ tập viết:
bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ
- Học sinh viết- giáo viên theo dõi.
- Giáo viên chấm chữa bài cho học sinh.
5. Củng cố dặn dò:
Tuyên dương những em viết đẹp.
Tập viết vào vở bài tập Tiếng Việt.
______________________________
CHÍNH TẢ: BÀN TAY MẸ
A. YÊU CẦU:
- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đoạn "Hàng ngày ... chậu tả lót đầy... 35 chữ trong khoảng 15 - 17 phút
- Điền đúng vần an, at, chữ g, gh vào chỗ trống
 -Làm bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGV – bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết chính tả.
2) Dạy bài mới: giáo viên giới thiệu bài
*Hướng dẫn học sinh tập chép: Gọi 3 em đọc lại đoạn văn- giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai; bao nhiêu, giặt, rám nắng.Học sinh tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
Học sinh tập chép vào vở – khi học sinh viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Học sinh viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
Hướng dẫn học sinh tự viết lỗi ra ngoài lề – Học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: an hay at
Giáo viên chép bài lên bảng – học sinh làm bài – giáo viên theo dõi .
b) Điền chữ c hay k:
Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
_____________________________
TOÁN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. YÊU CẦU:
- Nhận biết về số lượng; biét đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50; nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50
- Làm các bài tập 1,3,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV, bộ đồ dùng học toán
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 
- Nhận xét bài kiểm tra
2. Bài mới:
a) Giới thiệu các số từ 20 – 30: 
Cho học sinh lấy 2 bó que tính và 3 que rời. 
GV nói: 2 bó và 3 que rời được 2 chục và 3 đơn vị, đọc là: hai mươi ba. 
Cho nhiều em HS nhắc lại
Viết các số: 21, 22, ..., 30.
Cho nhiều HS nhắc lại các số trên
b) Giới thiệu các số từ 30 – 40:
Giáo viên lấy 3 bó que tính, và các que rời, sau đó cho hs nắm và đọc lại.
Giáo viên ghi: 30, 31, ..., 40.
c) Giới thiệu các số từ 40 – 50:
GV giới thiệu HS nhận biết số lượng, cách đọc và cách viết các số từ 40 – 50.
Thực hành: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1: 
Học sinh nêu yêu cầu của bài và làm.
HS viết : 20, 21, 22, 23, 24,  , 29
Bài 3: Học sinh viết và đọc số
Học sinh thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 30 đến 40. Chỉ vào các số và đọc: 31 (ba mươi mốt), 32 (ba mươi hai),  , 39 (ba mươi chín), 40 (bốn mươi).
Học sinh viết : 30, 31, 32, 33, 34,  , 39
Bài 4: Học sinh đọc số. Cho các em đọc xuôi, đọc ngược
- Học sinh làm bài
- Giáo viên theo dõi 
- Học sinh đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra.
- Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài
- Giáo viên nhận xét – tuyên dương
d.Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại tên bài học. Đọc lại các số từ 20 đến 50.
- GV nhận xét giờ học. Dặn dò về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
________________________________________________________
 Ngày soạn: 15/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ năm: 18/ 03/ 2010
THỂ DỤC: BÀI TDPTC - TRÒ CHƠI: TÂNG CẦU
(Có GV bộ môn)
________________________________
CHÍNH TẢ: CÁI BỐNG
A. YÊU CẦU:
- Nhìn SGK hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10 - 15 phút. Điền đúng vần anh, ach, từ ng, ngh vào chỗ trống.
- Làm bài tập 2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGV, bảng phụ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Mở đầu: Giáo viên nêu yêu cầu của tiết chính tả.
2) Dạy bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
* Hướng dẫn học sinh tập chép: 
- Gọi 3 em đọc lại bài thơ- giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng viết sai:khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
Học sinh tự đánh vần nhẩm và viết vào bảng con.
Học sinh tập chép vào vở – khi học sinh viết chú ý cách cầm bút, tư thế ngồi viết.
Học sinh viết xong cho học sinh dò bài, chữa lỗi.
Hướng dẫn học sinh tự viết lỗi ra ngoài lề – Học sinh đổi vở cho nhau để kiểm tra bài của nhau.
3) Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
a) Điền vần: anh hay ach.
Học sinh làm bài, Giáo viên theo dõi chép bài 2 lên bảng.
b) Điền chữ: ng hay ngh.
Học sinh làm bài- sau đó gọi vài em đọc lại bài.
4) Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên khen những học sinh viết đẹp, làm bài đúng yêu cầu.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt.
________________________________
TIẾNG VIỆT:	 ÔN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Đọc trơn cả bài tập đọc Vẽ ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh.
- Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ. Trả lời được các câu hỏi 1,2 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV, thẻ chữ, tranh.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài: Luyện đọc
- Giáo viên nêu yêu cầu và viết đoạn văn lên bảng. Giới thiệu đoạn văn chưa đủ, cho học sinh đọc lại tìm hiểu.
+ Có mấy chỗ trống? Giáo viên đính các từ lên bảng cho học sinh đọc – học sinh thảo luận nhóm chọn từ cần điền – Học sinh điền cả lớp nhận xét, cho học sinh đọc lại các câu đã điền.
- Giáo viên đọc lại đoạn văn, học sinh đọc thầm vaf tìm tiếng khó đọc.
- Học sinh luyện tiếng: chăm sóc, dạy dỗ, quý mến, xứng đáng.
- Giáo viên giảng từ: dạy dỗ
- Học sinh luỵện đọc nối tiếp các câu.
Gọi 2, 3 học sinh luyện đọc lại toàn bài.
2. Học sinh ôn các vần đã học:
- Cho học sinh ôn vần qua trò chơi
- Gọi học sinh lên hái quả đọc từ mình có. Giáo viên đính từ lên bảng gọi học sinh đọc lại, phân tích tiếng. Tìm từ hoặc nói câu có tiếng chứa vần trên.
- Cho học sinh lần lượt tìm từ hoặc câu rồi đọc lại.
- Cho học sinh ôn vần qua trò chơi : Gọi học sinh lên hái quả đọc từ mình có. Giáo viên đính từ lên bảng, gọi học sinh đọc lại, phân tích tiếng. Tìm từ hoặc nói câu có vần có từ. Học sinh tìm lần lượt 9 – 10 từ rồi đọc lại các từ.
Tổng kết: Học sinh chơi tró chơi “ Tìm bạn thân”.
 3. Học sinh viết bảng con:
- Giáo viên đọc lần lượt các từ cho học sinh viết.
- chào mào, túi xách, quả chanh, bay lượn, quê hương, ngăn nắp.
- Giáo viên gọi học sinh đọc lại các từ.
4. Tập chép:
- Giáo viên đọc lại đoạn văn ở tiết 1 cho học sinh chép.
- Hướng dẫn học sinh sửa bài – Chấm bài.
5. Học sinh làm bài tập:
Bài 1: Điền vần uôn, ươn hay uông.
Gọi 3 học sinh lên bảng lớp làm vào vở: mong m,  nước, v vai.
Học sinh đọc to, cả lớp chữa bài.
Bài 2: Điền c, qu hay k.
Giáo viên ghi bài lên bảng: ý hiếm, ì lạ, ái thước.
* Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học. Tuyên dương những HS học tốt
- Dặn dò HS về nhà học bài.
________________________________
TOÁN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (T3)
A. YÊU CẦU:
- Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99; nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99. 
- Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 SGV, bộ đồ dùng học toán
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: 
- Học sinh đọc lại các số từ 50 – 60 
- Viết vào bảng con các số từ 61 – 69 
2. Bài mới:
a) Giới thiệu các số từ 70 – 80: 
- Cho học sinh lấy 7 bó que tính và 2 que rời. Đọc là: Bảy mươi hai, viết 72.
- Tương tự giáo viên lấy bớt một que, hs đọc là bảy mươi mốt.
- Cho hs đọc lại từ 70 – 80 
b) Giới thiệu các số từ 80 – 99:
Giáo viên lấy 8 bó que tính, và các que rời, sau đó cho hs nắm và đọc lại
Giáo viên ghi: 80 – 99. Học sinh đọc lại.
3. Thực hành: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1:
 Học sinh nêu yêu cầu và làm
Giáo viên đọc cho học sinh làm các bài tập.
Lưu ý: Cách đọc một vài số cụ thể như sau:
71: Bảy mươi mốt, không đọc “Bảy mươi một”.
74: Bảy mươi bốn nên đọc: “Bảy mươi tư ”.
75: Bảy mươi lăm, không đọc “Bảy mươi năm”.
Bài 2: 
Học sinh nêu yêu cầu và làm 
HS thao tác trên que tính để rút ra các số và cách đọc các số từ 80 đến 99.
Học sinh viết : 
Câu a: 80, 81, 82, 83, 84,  90.
Câu b: 98, 90, 91,  99.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu và làm. Giáo viên giúp hs nhận ra cấu tạo của các số có 2 chữ số, ví dụ: số 76 gồm 7 chục và 6 đơn vị.
Số 95 gồm 9 chục và 5 đơn vị
Số 83 gồm 8 chục và 3 đơn vị
Số 90 gồm 9 chục và 0 đơn vị
95 là số có hai chữ số, trong đó 9 là chữ số hàng chục, 5 là chữ số hàng đơn vị.
83 là số có hai chữ số, trong đó 8 là chữ số hàng chục, 3 là chữ số hàng đơn vị.
90 là số có hai chữ số, trong đó 9 là chữ số hàng chục, 0 là chữ số hàng đơn vị.
Có 33 cái bát. Số 33 có 3 chục và 3 đơn vị.
Đọc lại các số từ 70 đến 99.
Bài 4: Học sinh quan sát hình vẽ và trả lời: Có 33 cái bát. Số 33 có số 3 đứng trước là hàng chục, số 3 đứng sau là hàng đơn vị.
- Học sinh làm bài 
- Giáo viên theo dõi 
- Học sinh đổi chéo bài cho nhau để kiểm tra.
Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài
Giáo viên nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại tên bài học. Gọi HS đọc lại các số từ 70 đến 99.
Dặn: về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
_________________________________________________________
 Ngày soạn: 16/ 03/ 2010
 Ngày giảng:Thứ sáu: 19/ 03/ 2010
TOÁN: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
A. YÊU CẦU:
- Biết dựa vào cấu tạo số để so sánh 2 số có hai chữ số, nhận ra số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm có 3 số
- Làm các bài tập 1,2 (a,b), bài 3 (a,b), bài 4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- SGV- bộ đồ dùng học Toán lớp 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1) Giới thiệu 62 < 65
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình ve trong bài học để nhận ra: 62 có 6 chục và 2 đơn vị ; 65 có 6 chục và 5 đơn vị; 62 và 65 cùng có 6 chục, mà 2 bé hơn 5 nên 62< 65.( đọc là 62 bé hơn 65).
- Giáo viên tập cho học sinh nhận biết: 62 62.
-Giáo viên cho học sinh tự đặt dấu vào chỗ chấm, chẳng hạn:
 4244; 7671; 5775
2. Giới thiệu 63 > 58
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 63 có 6 chục và 3 đơn vị, 58 có 5 chục và8 đơn vị; 63 và 58 có số chục khác nhau : 6 chục lớn hơn 5 chục nên 63 > 58.
- Giáo viên tập cho học sinh nhận biết: nếu 63 > 58 thì 58 < 63.
 - Giáo viên nên tập cho học sinh diễn đạt, chẳng hạn:
- Hai số 24 và 28 đều có 2 chục, mà 4 < 8 nên 24 < 28.
- Hai số 39 và 70 có số chục khác nhau, 3 chục bé hơn 7 chục, nên 39 < 70.
 3. Thực hành:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
HS nêu yêu cầu và làm. Yêu cầu hs điền đúng dấu >, <, =. Cho học sinh giải thích một vài quan hệ như ở phần lý thuyết.
Bài 2: 
Cho học sinh làm VBT và đọc kết quả.
Giáo viên nên tập cho học sinh nêu cách giải thích khác nhau: 68 < 72, 72 < 80 nên trong ba số 72, 68, 80 thì số 80 lớn nhất.
Bài 3: 
- Học sinh nêu yêu cầu và làm bài vào vở
- GV nhận xét 
Bài 4: 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự so sánh để thấy số bé nhất, số lớn nhất, từ đó xếp thứ tự các số theo đề bài, chẳng hạn:
Từ bé đến lớn: 38, 64, 72.
Từ lớn đến bé: 72, 64, 38.
Giáo viên thu bài, chấm điểm và chữa bài
Giáo viên nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố Dặn dò:
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
_______________________________
TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GKII(ĐỌC)
(Thi theo đề chung của khối)
_____________________________
TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GKII(VIẾT)
(Thi theo đề chung của khối)
_____________________________
 SINH HOẠT: SINH HOAÛT SAO
 A. YÊU CẦU:
- Hoüc sinh thuäüc mä hçnh sinh hoaût sao tæû quaín.
- Giaïo duûc hoüc sinh yï thæïc tæû quaín.
- Sinh hoạt văn nghệ.
B. CHUẨN BỊ:
- Sân bãi.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoaût âäüng 1: Hoüc sinh sinh hoaût sao theo mä hçnh tæû quaín
- Hoüc sinh nhàõc laûi caïc bæåïc sinh hoaût sao
- Hoüc sinh thæûc hiãûn quy trçnh sinh hoaût sao tæû quaín
- Giaïo viãn quan saït, giuïp âåî hoüc sinh coìn luïng tuïng 
- Giaïo viãn nháûn xeït, tuyãn dæång
* Hoaût âäüng 2: Chåi troì chåi HS thêch
- Hoüc sinh choün troì chåi.
- GV âiãöu khiãøn, hoüc sinh thæûc hiãûn troì chåi.
- Giaïo viãn nháûn xeït, tuyãn dæång.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ
- HS hát cá nhân, tập thể.
- Nháûn xeït giåì hoüc.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 26.doc