Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Lê Thị Vy - Trường Tiểu học số 2 Phú Bài

A/ MỤC TIÊU :

 -Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng,.

 -Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự biết ơn mẹ của bạn nhỏ.

 Trả lời được câu hỏi 1,2 sgk.

 - GD HS biết ơn và kính trọng mẹ của mình.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 - Tranh minh hoạ bài đọc , viết sẵn bài lên bảng .

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26 - Lê Thị Vy - Trường Tiểu học số 2 Phú Bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
...........................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 08 tháng 03 năm 2011
TẬP VIẾT: TẬP VIẾT 
 Tô chữ hoa C, D, Đ
A/ MỤC TIÊU : 
 - Học sinh tô được các chữ hoa C, D, Đ . 
 - Học sinh viết đúng các vần:an, at, anh, ach; các từ ngữ: bàn tay, hạt thóc, gánh đỡ, sạch sẽ kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV1 (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần). 
* Viết đều nét, dãn đúng khoảng cách, và viết đủ số dòng quy định trong vở TV. - GD HS ý thức giữ vở sạch- viết chữ đẹp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Bảng phụ viết sẵn bài viết
Chữ mẫu
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ : 5 phút
Giới thiệu bài
Hoạt động 2 : 5 phút
Hướng dẫn tô chữ hoa 
- Hướng dẫn quan sát , nhận xét . 
- Nêu số nét , độ cao . 
- Giáo viên vừa nói , vừa tô chữ mẫu . 
Hoạt động 3 : 5 phút
Hướng dẫn viết vần , từ ứng dụng : 
- Giáo viên chỉ vào bảng phụ . 
Hoạt động 4 : 15 phút
Hướng dẫn viết vào vở : 
- Giáo viên nhắc nhở tư thế , lưu ý độ cao, nét nối.
- Giáo viên chấm , chữa bài 1 số em . 
Hoạt động nối tiếp: 5 phút
- Tuyên dương 1 số bài viết đúng , đẹp , đều nét . 
4 em viết bảng lớp : sao sáng , mai sau , con cháu , hiếu thảo . 
Hoạt động cả lớp .
- So sánh chữ ở vở tập viết với chữ mẫu
- 1 nét , cao 5 dòng li . 
- Học sinh viết trên bảng con : C, D, Đ
Hoạt động cá nhân . 
- Đọc vần , từ ứng dụng . 
- So sánh vần , từ trong vở tập viết với trên bảng phụ . 
- Viết vần , từ vào bảng con . 
Hoạt động cá nhân . 
- Tô chữ hoa . 
- Viết vần , từ ứng dụng vào vở 
-Theo dõi
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
CHÍNH TẢ: BÀN TAY MẸ 
 A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh : 
 - Nhìn sách hoặc bảng chép lại đúng đoạn “ hằng ngày....chậu tã lót đầy.”: 35 chữ trong khoảng 15-17 phút.
 - Điền đúng vần an, at, chữ g, gh vào chỗ trống.
	Bài tập 2,3-sgk.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Viết sẵn bài chính tả và bài luyện tập . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra baì cũ: 5 phút
Giới thiệu bài : Giới thiệu , ghi bảng ; Hoạt động 1: 15 phút
Hướng dẫn HS tập chép 
- GV chỉ vào bài đã viết sẵn trên bảng .
- Nhắc nhở tư thế, cách trình bày bài viết . 
- Giáo viên đọc từng chữ trên bảng ( theo từng câu một ) . 
- Giáo viên chữa lỗi phổ biến . 
- Giáo viên chấm 1 số bài .
Hoạt động 2: 10 phút
Hướng dẫn làm bài tập 
a/ Điền vần an hay at : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu . 
- Giáo viên sửa bài trên bảng . 
b/ Điền chữ g hoặc gh : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu . 
Hoạt động nối tiếp: 5 phút 
- Tổ chức trò chơi : Thi viết hoặc nối tiếng có âm g hoặc gh . 
- Tổng kết , tuyên dương .
 3 em viết bảng : ngã tư, lọ lem, vỏ chuối 
2 em nhắc lại 
Hoạt động cá nhân . 
- 2 học sinh đọc lại đoạn văn . 
- Tìm chữ dễ viết sai : hằng ngày, việc, giặt . 
- Phân tích và viết vào bảng con . 
- Học sinh chép đoạn văn vào vở . 
- Học sinh rà soát , gạch chân , sửa sai ra lề đỏ
- Học sinh ghi số lỗi vào ô trống . 
- Tuyên dương bài viết tốt: vỗ tay . 
Hoạt động nhóm 
- 3 em . 
- 4 nhóm thi làm trên bảng . 
- 1 học đọc lại bài : kéo đàn, tát nước 
Hoạt động cá nhân . 
- 3 em . 
- Học sinh tự làm ; 1 em đọc kết quả .
-Đổi bài để kiểm tra : nhà ga, cái ghế . 
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC: CẢM ƠN VÀ XIN LỖI TIẾT 1	
A/ MỤC TIÊU : Giúp HS:
 - Nêu được khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi. 
 -Biết cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống phổ biến khi giao tiếp.
* Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
* GDKNS: KN giao tiếp, ứng xử với mọi người, biết cám ơn và xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể.
 - GS HS có thái độ: Tôn trọng, chân thành khi giao tiếp, quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi . 
B/ TÀI LIỆU : 
 - Vở bài tập đạo đức, đồ dùng cho việc sắm vai . 
 - Các nhuỵ và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi “ghép hoa”. 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Khởi động: 2’
Giới thiệu bài : Giới thiệu , ghi đề
Hoạt động 1 : 10 phút
Quan sát tranh bài tập 1 
- Yêu cầu mở vở bài tập đạo đức bài 12 . 
- Giáo viên hỏi : 
- Các bạn trong tranh đang làm gì ? 
- Vì sao các bạn ấy lại làm như vậy ? 
Hoạt động 2 : 10 phút
Thảo luận bài tập 2 
- Yêu cầu 4 nhóm thảo luận bài tập 2 . 
- Giáo viên kết luận .
- Tranh 1,3 : Cần nói lời cảm ơn. 
- Tranh 2,4 : Cần nói lời xin lỗi .
Hoạt động 3 : 10 phút
Đóng vai bài tập 4 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm 
H:Em cảm thấy như thế nào khi được cảm ơn ( khi được xin lỗi ) ?
- Các bạn đóng vai có đúng với chủ đề chưa?
Kết luận : 
- Chúng ta có cần nói cảm ơn khi được người khác quan tâm , giúp đỡ . 
- Cần nói xin lỗi khi ta đã làm phiền lòng người khác .
Hoạt động nối tiếp: 3’
- Tổng kết bài học
 - Nhận xét, dặn chuẩn bị tiết sau 
-HS hát tập thể
2 học sinh nhắc lại đề 
Hoạt động cá nhân 
- Quan sát tranh bài tập 1 . 
- 3 học sinh nêu: Cảm ơn khi bạn cho quà 
- 3 học sinh nêu : Xin lỗi khi đi học trễ 
- Tỏ lòng biết ơn bạn , tỏ lòng biết lỗi với cô giáo ( mỗi ý : 3 học sinh nêu )
Hoạt động nhóm 
- Mỗi nhóm quan sát 1 tranh
- Đại diện trình bày nội dung tranh quan sát 
- Nhóm khác bổ sung , nhận xét 
Hoạt động nhóm để sắm vai . 
- 4 nhóm nhận nội dung sắm vai 
- Theo chủ đề : cảm ơn , xin lỗi 
- Từng nhóm đóng vai 
- Lớp nhận xét , vỗ tay 
- 3 học sinh nêu 
- 3 học sinh nêu
* Biết được ý nghĩa của câu cảm ơn và xin lỗi.
-Theo dõi 
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
 TOÁN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
A/ MỤC TIÊU : Giúp học sinh: 
	- Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 20 đến 50; nhận biết được thứ tự các số từ 20 đến 50.
	* BT 2
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Sử dụng bộ đồ dùng học toán gồm 4 bó chục và 9 que tính rời . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
 . 
 , .
Kiểm tra bài cũ : 5 phút
Giới thiệu bài : Giới thiệu , ghi đề
Hoạt động 1: 10 phút
G/ thiệu các số từ 20 đến 30 
- GV và HS lấy 2 bó chục và 3 que tính rời 
- GV nói : 2 chục và 3 là hai mươi ba 
- GV viết : 23 , đọc : hai mươi ba . 
- Yêu cầu lấy : 2 bó chục , 1 que tính rời . 
- GV ghi bảng : 21 và đọc là hai mươi mốt. 
- HD tương tự đến số : 29 
- Yêu cầu lấy thêm 1 que tính , gộp vào 9 que tính rời. 
- Hỏi : có mấy que tính rời ? 
-10 que tính còn gọi là mấy que tính ? 
Vậy có 2 bó chục , thêm 1 chục là mấy chục ? 
Vậy 20 chục , 9 que tính , thêm 1 que tính là mấy que tính ? 
- Giáo viên đọc từ : 29 đến 30 . 
Hướng dẫn làm bài tập 1 : 
a/ GV đọc số , học sinh viết vào bảng con . 
b/ Giáo viên hướng dẫn viết số vào dưới vạch của tia số .
Hoạt động 2 : 10 phút
Giới thiệu số từ 30 đến 40 
- GV HD HS thao tác trên đồ dùng học toán . 
 Hướng dẫn làm bài tập 2 
Hoạt động 3 : GT các số từ 40 đến 50 : 
- Yêu cầu học sinh dựa vào thứ tự các số từ 
20 đến 40, để viết các số từ 40 đến 50 . 
 Hoạt động nối tiếp: 5 phút 
- Tổ chức trò chơi : Rút số và đọc to số đó (có thể phân tích hoặc so sánh với 1 số khác) 
- Tổng kết và tuyên dương . 
Nhận xét bài kiểm tra giữa kì của học sinh
nhắc lại 2 em 
Hoạt động cả lớp 
- Lấy theo yêu cầu 
- 3 em nhắc lại 
- 5 em đọc lại . 
- Lấy và nêu được : 2 chục và 1, là hai mươi mốt . 
- 5 em đọc lại 
- Lấy thêm 1 vào 9 que tính rời . 
- 3 học sinh nêu : có 10 que tính rời . 
- 2 học sinh nêu : còn gọi là 1 chục que tính
- 2 học sinh nêu : là 3 chục . 
- 5 học sinh nêu : là 3 chục que tính ( là ba mươi ) 
- 5 học sinh nêu lại 
Hoạt động cá nhân
- Vài em nêu yêu cầu . 
- Học sinh viết : 20 , 21 , 22  29 
- Học sinh viết : 19 , 20 , 21  32 
Hoạt động nhóm 
- HS tự thao tác và nêu được các số từ 
30 đến 40 
* Thi viết thứ tự các số từ 30 đến 40 theo nhóm 
Hoạt động cá nhân 
- Học sinh thi viết vào bài tập 4 . 
- Đổi bài kiểm tra .
- 1 em đọc kết quả. 
- 2 nhóm chơi
 Thứ tư ngày 9 tháng 03 năm 2011
TẬP ĐỌC: CÁI BỐNG 
A/ MỤC TIÊU : 
 - Học sinh đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: khéo sảy, khéo sàng, đường trơn, mưa ròng.
	- Hiểu nội dung bài: Tình cảm và sự hiếu thảo của Bống đối với mẹ.
	Trả lời câu hỏi 1,2-sgk.
	Học thuộc lòng bài đồng dao.
 - GD HS biết thương yêu và hiếu thảo với mẹ của mình. 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Tranh minh hoạ , viết sẵn bài lên bảng . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 5 phút 
BÀI MỚI: 30 phút
Giới thiệu bài : Giới thiệu bài bằng tranh , ghi bảng 
HĐ1: Giáo viên đọc mẫu : 
 tha thiết , tình cảm 
HĐ2: Học sinh luyện đọc 
 Đọc tiếng , từ ngữ : 
- Phân nhóm tìm tiếng , từ khó . 
- Gạch chân các từ khó . 
- Giải thích từ : đường trơn, mưa ròng, gánh đỡ 
 Đọc câu : 
- Giáo viên chỉ vào từng câu . 
- Yêu cầu đọc tiếp sức . 
HĐ3: Ôn vần anh , vần ach 
- Tìm tiếng trong bài có vần anh, vần ach ? 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần anh, vần ach? 
 TIẾT 2 
Hoạt động 4 : 30 phút
Luyện tập 
a/ Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa trang 58 . 
- Nêu câu hỏi 1 
- Nêu câu hỏi 2. 
b/ Học thuộc lòng : 
- Giáo viên tổ chức thi đọc thuộc bài thơ . 
c/ Luyện nói : 
- Yêu cầu đọc câu hỏi trong SGK
- Nói thành câu theo nhóm . 
*Ngoài những việc như trong tranh , em còn giúp mẹ những việc gì nữa nào ? 
Hoạt động nối tiếp: 5 phút
- Cả lớp hát vui bài : Cái bống . 
- Tổng kết , tuyên dương . 
3 em đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, bài : Bàn tay mẹ 
Hoạt động cả lớp . 
- Lắng nghe , đọc lại 1 em . 
Hoạt động nhóm
- Học sinh tìm : bống bang , khéo sảy , khéo sàng , mưa ròng . 
- Đọc trơn . phân tích từ khó . 
Hoạt động nhóm đôi
- 2 , 3 em đọc 1 câu . 
- Đọc tiếp sức theo nhóm hoặc cá nhân . 
- Đọc 2 câu đầu :vài em . 
 2 câu cuối : vài em . 
- Thi đọc cả bài . 
- Thi đọc thuộc ( nếu có thời gian ) .
Hoạt động cá nhân . 
- Vần anh : gánh . 
- Vần ach : không có . 
- Thi tìm theo nhóm hoặc cá nhân . 
Hoạt động cá nhân 
- 2 học sinh đọc 2 câu đầu . 
- 2 học sinh nêu : Bống sảy , bống sàng giúp mẹ nấu cơm . 
- 2 học sinh đọc 2 câu cuối . 
- 3 học sinh nêu :Bống chạy ra gánh đỡ cho mẹ 
- 4 , 5 học sinh đọc lại cả bài thơ . 
Hoạt động cá nhân
- Thi đọc thuộc theo cá nhân . 
Hoạt động nhóm . 
- 3 em đọc
- Nói cho nhóm nghe về ND của 4 tranh . 
( VD : ở nhà em  ) 
- Học sinh nêu trước lớp . 
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
THỦ CÔNG: CẮT, DÁN HÌNH VUÔNG ( Tiết 1) 
A. MỤC TIÊU:
 - Biết cách kẻ, cắt, dán được hình vuông. 
	-Kẻ, cắt, dán được hình vuông. Có thể kẻ, cắt, dán hình vuông theo cách đơn giản. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
	* Kẻ, cắt, dán được hình vuông theo 2 cách. Đường cắt thẳng. Hình dán phẳng. Có thể kẻ, cắt được thêm HCN có kích thước khác.
	- GD HS ý thức học tập, giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ.
B/ CHUẨN BỊ : 
 - Giáo viên : 1 hình vuông mẫu, to, đẹp . 
 1 tờ giấy có kẻ ô, có kích thước lớn. 
 - Học sinh : Giấy màu có kẻ ô. 
 1 tờ giấy vở, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, vở thủ công 	
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HĐ1: Dán hình vuông mẫu lên bảng: 5’
Đây là hình gì?
Hình vuông có mấy cạnh?
Các cạnh như thế nào với nhau?
Mỗi cạnh dài mấy ô? ( Đếm)
HĐ2: Giáo viên thao tác mẫu :10’
- Lấy 1 điểm A, từ A đếm vào 7 ô, đếm xuống 7 ô, ta được điểm D, B. Từ B đếm xuống 7 ô ta được điểm C. Nối lần lượt các điểm A->B, B->C, C->D, D->A ta được hình vuông ABCD.
- Sau đó cầm kéo cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA được hình vuông.
- Bôi hồ, dán cân đối, phẳng.
HĐ3: Thực hành 15’
 HD hs kẻ ,cắt hình vuông đơn giản hơn, bằng cách chỉ cần vẽ, cắt 2 cạnh. GV làm mẫu.
- GV yêu cầu hs vẽ, cắt một hình vuông có cạnh dài 7 ô.
- Giáo viên chú ý theo dõi, giúp đỡ những em chậm.
HĐ 4: Đánh gía SP: 5’
- Nhận xét thái độ học tập của học sinh.
- Chuẩn bị giấy màu, kéo, bút chì, hồ dán để tiết sau cắt dán hình vuông vào vở.
- Quan sát và nhận xét.
- Hình vuông.
- Có 4 cạnh.
- Các cạnh bằng nhau.
- Dài 7 ô.
-HS theo dõi .
D
A
B
C
- Theo dõi quan sát.
- HS theo dõi .
- Thực hành trên giấy nháp.
-Vỗ tay , tuyên dương
-Lắng nghe .
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
TOÁN CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tt)
A. MỤC TIÊU:
 -Nhận biết số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 50 đến 69.
 - Nhận biết được thứ tự các số từ 50 đến 69.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Sử dụng đồ dùng học tập, 6 bó chục và các que tính rời.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
KT bài cũ: 5 phút
Giới thiệu bài mới : GV gt bài và ghi đề 
Hoạt động 1: 5 phút
G/thiệu các số từ 50 đến 60 
- Yêu cầu học sinh mở SGK/138
+Có mấy bó chục và mấy que tính rời?
+ Yêu cầu viết số chục, số đơn vị vào chỗ chấm trong SGK.
+ GV nêu: có 5 chục và 4 đơn vị tức là có năm mươi tư . Viết: 54
+ GV lấy 5 bó chục và lần lượt lấy 1 que tính ( 2, 3  9 ) và nói:
5 chục và 1 là năm mươi mốt.
5 chục và 2 là năm mươi hai
5 chục và 9 là năm mươi chín.
Hoạt động 2: 5 phút
G/ thiệu các số từ 61 đến 69.
- Các nhóm thực hiện tương tự các bước như từ 50 đến 60.
Hoạt động 3: 20 phút
Thực hành
HD bài tập 4 
-GV nêu phép tính như trong SGK
Hoạt động nối tiếp: 5 phút
-Tổ chức trò chơi: Thi đọc số hoặc thi xếp số theo thứ tự.
-GV nhận xét , tuyên dương
- 3 em đọc các số có hai chữ số trên bảng con
Hoạt động cá nhân
- Học sinh mở SGK/138 quan sát và trả lời.
- 5 bó chục và 4 que tính rời.
- Học sinh viết: 5 chục, 4 đơn vị.
- Cá nhân đọc : năm mươi tư
- Học sinh đọc: Năm mươi mốt.
Năm mươi hai
Năm mươi chín.
- HS thi làm bài tập 1 vào bảng con .
Hoạt động nhóm nhỏ
- Các nhóm làm bài tập 2, 3 / 139
Hoạt động trò chơi: đúng sai.
-Học sinh đưa bảng đúng sai để GV KT.
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
	 Thứ năm ngày 10 tháng 03 năm 2011
CHÍNH TẢ: CÁI BỐNG 
A/ MỤC TIÊU : 
	-Nhìn sách hoặc bảng, chép lại đúng bài đồng dao Cái Bống trong khoảng 10-15phút.
	-Điền đúng vần anh, ach; chữ ng, ngh vào chỗ trống.
	BT 2,3-sgk. 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Viết sẵn bài tập chép và bài tập vào bảng phụ . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ : 5 phút
Giới thiệu bài : Giới thiệu bằng bài hát : Cái Bống 
Hoạt động 1 : 20 phút
Hướng dẫn HS nghe viết 
- Yêu cầu mở SGK bài : Cái Bống 
- Giáo viên gạch chân : khéo sảy , khéo sàng, đường trơn , mưa ròng . 
- Giáo viên nhắc nhở tư thế , cách trình bày.
- Giáo viên đọc từng câu . 
Giáo viên đọc , học sinh rà soát lại bài.
- Giáo viên chữa lỗi phổ biến lên bảng . 
- Giáo viên chấm 7 -> 10 bài . 
Hoạt động 3 : 10 phút
Hướng dẫn làm bài tập 
a/ Điền vần anh hoặc ach : 
- Nêu yêu cầu bài tập a . 
- Cả lớp cùng viết vào SGK bằng bút chì . 
b/ Điền chữ ng hoặc ngh : 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu phần b . 
- Tự làm bài . 
- Đổi bài để kiểm tra . 
Hoạt động nối tiếp : 2 phút
- Tổ chức trò chơi : Thi điền vần anh, ach theo nhóm . (giáo viên chuẩn bị sẵn ) 
- Tổng kết và tuyên dương .
4 em viết : cái ghế , nhà ga , ghê sợ , gồ ghề 
-HS hát tập thể
Hoạt động cá nhân 
- 2 học sinh đọc lại cả bài . 
- Lớp đọc thầm , tìm chữ khó viết . 
- Đánh vần , phân tích , đọc trơn các từ khó 
- Viết bảng con : khéo sảy  ròng . 
- Lắng nghe . 
- Lớp viết vào vở . 
- HS rà soát , gạch chân , sửa sai ra lề đỏ
- Học sinh đổi vở để kiểm tra nhau . 
Hoạt động nhóm 
- 3 em nêu 
- Đại diện 4 nhóm thi tài .
- 3 em đọc lại kết quả ( bánh, xách ) 
Hoạt động cá nhân 
- Nêu yêu cầu : 3 em . 
- Làm vào SGK , 1 em đọc kết quả 
- Lớp cùng đổi bài để kiểm tra (ngà, nghé) 
- 2 nhóm chơi
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT: (ÔN TẬP) VẼ NGỰA
MỤC TIÊU:	
	-Đọc trơn cả bài Vẽ ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: bao giờ, sao em biết, bức tranh,...
	-Hiểu nội dung bài: Tính hài hước của câu chuyện: bé vẽ ngựa không ra hình con ngựa. Khi bà hỏi con gì, bé lại nghĩ bà chưa nhìn thấy con ngựa bao giờ.
	Trả lời được câu hỏi 1,2- sgk 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
 - Tranh minh hoạ , viết sẵn bài lên bảng . 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 5 phút 
BÀI MỚI: 30 phút
Giới thiệu bài : Giới thiệu bài, ghi bảng 
HĐ1: Giáo viên đọc mẫu : 
 HĐ2: Học sinh luyện đọc 
 Đọc tiếng , từ ngữ : 
- Phân nhóm tìm tiếng , từ khó . 
- Gạch chân các từ khó . 
- Giải thích một số từ 
 Đọc câu : 
- Giáo viên chỉ vào từng câu . 
- Yêu cầu đọc tiếp sức . 
HĐ3: Ôn vần anh , vần ach 
- Tìm tiếng trong bài có vần ưa? 
- Tìm tiếng ngoài bài có vần ưa, vần ua? 
 TIẾT 2 
Hoạt động 4 : 33 phút
Luyện tập 
a/ Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu mở sách giáo khoa trang 61 . 
Bạn nhỏ muốn vẽ con gì?
Vì sao nhìn trang bà không nhìn ra con vật ấy?
c/ Luyện nói : 
- Yêu cầu đọc câu hỏi trong SGK
- Nói thành câu theo nhóm . 
Hoạt động nối tiếp: 2 phút
- Tổng kết , tuyên dương . 
- Nhận xét tiết học 
3 em đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, bài : Cái Bống 
Hoạt động cả lớp . 
- Lắng nghe , đọc lại 1 em . 
Hoạt động nhóm
- Học sinh tìm : vẽ ngựa, khoe, bao giờ,... 
- Đọc trơn . phân tích từ khó . 
Hoạt động nhóm đôi
- 2 , 3 em đọc 1 câu . 
- Đọc tiếp sức theo nhóm hoặc cá nhân . 
- Đọc 2 câu đầu :vài em . 
 2 câu cuối : vài em . 
- Thi đọc cả bài . 
- Thi đọc thuộc ( nếu có thời gian ) .
Hoạt động cá nhân . 
- Thi tìm theo nhóm hoặc cá nhân . 
Hoạt động cá nhân 
. 
-HS trả lời
Hoạt động nhóm . 
- 3 em đọc
- Học sinh nêu trước lớp . 
TOÁN: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 	(tt)
A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nhận biết về số lượng, biết đọc, viết, đếm các số từ 70 đến 99.
- Nhận biết được thứ tự các số từ 70 đến 99.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bộ đồ dùng học toán lớp 1.
 - 9 bó chục, mỗi bó có 1 chục que tính và 10 que rời.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Giới thiệu bài : GV gt bài và ghi đề 
Hoạt động 1: 15 phút
G/ thiệu các số từ 70 đến 80 
- Yêu cầu học sinh mở SGK/140.
+Có mấy chục và mấy bó que tính rời?
+ Yêu cầu học sinh viết số chục, số đơn vị vào chỗ chấm.
+ GV thực hiện trên bảng : có 7 chục và 2 đơn vị tức là có bảy mươi hai.
+ Giáo viên viết: 72 
+ GV lấy 7 bó chục và lần lượt lấy 1 que tính ( 2, 3, 4, 59, 10 ) và nói :
- 7 chục và 1 đơn vị là bảy mươi mốt.
- 7 chục và 2 đơn vị là bảy mươi hai.
- 7 chục và 3 đơn vị là bảy mươi ba.
- 7 chục và 9 đơn vị là bảy mươi chín.
Hoạt động 3: 10 phút
Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99:
- Y/ cầu tự lập được dãy số từ 80 à 99
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4.
Cho học sinh quan sát hình vẽ rồi trả lời.
Số 33 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
+ CaÙch viết số 33.
Hoạt động nối tiếp: 5 phút
-Về đọc lại thứ tự các số từ 30.99.
- Nhận xét – Tuyên dương cá nhân, nhóm học tốt.
- 3 HS đọc số, viết số 
Làm việc với SGK, bài tập 1
- HS mở SGK/140 nhận xét và trả lời.
- Có 7 bó chục và 1 que tính rời.
- Học sinh viết: 7 chục, 2 đơn vị.
- Cá nhân đọc: Bảy mươi hai.
- Học sinh đọc: 
 Bảy mươi mốt.
 Bảy mươi hai.
 Bảy mươi ba.
 Bảy mươi chín.
-HS thi đọc lại dãy số trên bảng.
Hoạt động cá nhân
- Học sinh làm bài tập 2 và 3.
- Có 33 cái bát.
Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị.
- Số 3 ở bên trái chỉ 3 chục( hay 30), chữ số 3 ở bên phải chỉ 3 đơn vị.
- Chuẩn bị bài sau
 Bổ sung: ........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................
Tự nhiên và Xã hội: CON GÀ
A. MỤC TIÊU: Giúp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1 Tuan 26 CHUAN KTKN.doc