Giáo án Lớp 1 - Tuần 26

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Mẹ và cô. Đọc đúng các từ ngữ: lòng mẹ, mặt trời, rồi lặn, lon ton, sáng, sà, chân trời, các tiếng có phụ âm l, s, tr, ch. Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ.

- Ôn các vần uôi, ươi. Học sinh tìm được tiếng có vần uôi trong bài. Tìm tiếng ngoài bài có vần uôi, ươi. Nói câu chứa tiếng có vần uôi hoặc ươi.

- Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu mẹ, yêu cô giáo của bé. Hiểu được các từ ngữ lon ton, sà vào.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: Tập nói lời chào.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

- Học sinh: SGK.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 30 trang Người đăng honganh Lượt xem 1449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh tô đúng và đẹp các chữ H. Viết đúng và đẹp các vần uôi, ươi, các từ ngữ: nải chuối, tưới cây.
Kĩ năng: Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ: Giáo dục học sinh cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu, các vần uôi, ươi và từ ngữ.
Học sinh: Vở tập viết.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi 3 – 4 em viết bảng: vườn hoa, ngát hương.
- Giáo viên chấm bài viết của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Tập tô chữ H hoa.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn tô chữ hoa, nắm các nét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa bảng chữ hoa H và hỏi: Chữ H gồm những nét nào?
H H H
- Giáo viên vừa viết vừa nêu qui trình viết chữ hoa H. 
- Giáo viên sửa sai.
Hoạt động 2: 
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vần và từ ứng dụng, giảng từ, rèn tính thẩm mỹ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn các từ ứng dụng:
uôi ươi
nải chuối
múi bưởi
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: Hướng dẫn viết vở, rèn chữ viết đúng đẹp, chính xác độ cao.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên quan sát hướng dẫn học sinh cách cầm bút và tư thế ngồi.
- Giáo viên nhắc nhở, uốn nắn.
- Giáo viên thu vở, chấm 1 số bài.
4. Củng cố:
- Giáo viên dặn học sinh tìm thêm những tiếng có vần uôi, ươi.
- Khen học sinh tiến bộ.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ J.
Hát
- 3, 4 Học sinh viết bảng.
- Nét lượn xuống, nét lượn khuyết trái, khuyết phải và nét sổ thẳng.
- Học sinh viết chữ hoa H vào bảng con.
- Học sinh đọc vần và từ ngữ.
- Học sinh nhắc lại cách nối chữ giữa các con chữ.
- Học sinh tìm tiếng.
- Học sinh tuyên dương.
 Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 2: 	Môn: 	 Chính Tả
	 	 Bài:	 MẸ VÀ CÔ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh chép lại chính xác, trình bày đúng và đẹp khổ thơ 1 của bài Mẹ và cô. Làm đúng các bài chính tả: điền vần, điền chữ.
Kĩ năng: Làm đúng nhanh các bài tập.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2, 3.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng học tập.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhận xét 1 số vở của tiết chính tả trước. 
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Mẹ và cô.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh tập chép, tìm từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ chép khổ 1 bài Mẹ và cô.
- Hãy tìm tiếng khó viết.
- Giáo viên cho học sinh phân tích tiếng.
- Giáo viên yêu cầu chép đoạn thơ.
- Giáo viên nhắc cách ngồi viết.
- Giáo viên đọc thong thả và chỉ vào từng chữ trên bảng. Học sinh soát lỗi.
- Giáo viên chấm 1 số vở.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh làm bài tập, làm đúng những tiếng có vần uôi, ươi, g, gh.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài tập 2: Điền vần uôi hoặc ươi.
- Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bài tập.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập tiếp sức.
- Giáo viên cho đọc lại BT2 theo lời giải đúng.
Bài tập 3: Điền chữ g hay gh.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên cho học sinh điền nhanh.
- Giáo viên quan sát, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Giáo viên khen ngợi những học sinh học tốt chép chính tả đúng, đẹp. 
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Quyển vở của em.
Hát
- Học sinh đọc thầm đoạn thơ.
- Học sinh nêu: buổi sáng, sà, lòng.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh viết vở.
- Học sinh sửa lỗi.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh làm nhanh BT bảng lớp, học sinh làm vở.
- Học sinh: Chị gánh thóc, bạn học sinh ghi bài.
- 2 – 3 Học sinh lên bảng làm.
- Từng học sinh đọc lại BT.
- Học sinh tuyên dương.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 97:	 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 20 đến 50.
Kĩ năng: Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 20 đến 50.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích tham gia các hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng đồ dùng học toán, 4 bó mỗi bó 1 chục que tính và 10 que rời.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm tra giữa kì II.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 20 đến 30.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm dược các số từ 20 đến 30.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó 1 chục và lấy thêm 3 que tính nữa.
- Giáo viên đưa 2 chục và 3 que tính và nói: Hai chục và ba là hai mươi ba.
- Giáo viên nói và viết số: 23.
- Giáo viên hướng dẫn để nhận ra số lượng đọc và viết các số từ 21 đến 30.
- Hai mươi tư, hai mươi lăm.
- Giáo viên hướng dẫn làm BT1.
Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 30 đến 40.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm dược các số từ 30 đến 40.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự từ số 30 đến 40.
- Hướng dẫn làm bài tập 2.
Hoạt động 3: Giới thiệu các số từ 40 đến 50.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm dược các số từ 40 đến 50.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết các số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự từ số 40 đến 50.
- Làm bài tập 4.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Các số co hai chữ số (tt).
Hát
- Học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 2 chục que tính.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh đọc số.
- Học sinh đọc đúng.
- Học sinh nhận biết các số.
- Học sinh nhận biết các số.
- Học sinh đọc các số theo thứ tự xuôi, ngược.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 25:	 BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc bài.
Làm quen với trò chơi “Tâng cầu”. Yêu cầu tham gia trò chơi một cách chủ động.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng.
- Đi thường theo vòng tròn.
- Xoay các khớp.
1’ – 2’
1’ – 2’
1’
2’
- Học sinh tập hợp 4 hàng dọc quay thành 4 hàng ngang.
- Chạy 1 hàng dọc.
- Thả lỏng.
- Học sinh xoay cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
Cơ bản
- Ôn bài thể dục.
- Giáo viên uốn nắn sửa sai.
- Tổ chức trò chơi thi đua theo tổ.
- Tâng cầu.
- Giáo viên dành tập cá nhân.
- Thi đua giữa các tổ.
- Giáo viên tổng kết chọn mỗi tổ 1 em thi vối nhau xem ai là người tâng hay nhất.
2 –3l
2x8 nhịp
10 – 12’
3 – 4’
- Học sinh tập theo từng động tác.
- Học sinh tự tập.
- Học sinh đứng hàng ngang.
- Giáo viên phát lệnh học sinh cùng tâng cầu xem ai tâng được nhiều nhất.
Kết thúc
- Đi thường theo 2 – 4 hàng dọc theo nhịp.
- Tập động tác điều hòa.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
1 – 2’
2 x 8 nhịp
1 – 2’
1 – 2’
- Học sinh xếp hàng 2.
- Học sinh tập thả lỏng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Âm Nhạc
	 	 Bài: HOÀ BÌNH CHO BÉ 
Nhạc và lời: Huy Trân	
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 10 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: QUYỂN VỞ CỦA EM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Quyển vở của em. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, nắn nót, mới tinh Đạt tốc độ đọc từ 25 đến 30 tiếng / phút.
Ôn các tiếng có vần iêt, uyêt. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài: ngay ngắn, mát rượi, mới tinh, trò ngoan. Hiểu nội dung bài thơ: tình cảm yêu mến quyển vở của bạn nhỏ trong bài thơ. Từ đó có ý thức giữ vở sạch, đẹp.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Nói về quyển vở của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ và cô và trả lời câu hỏi:
Buổi sáng bé làm gì?
Buổi chiều bé làm gì?
Hai chân trời của bé là ai?
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Quyển vở của em.
Hoạt động 1: 
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc ngắt nghỉ đúng, hiểu nghĩa từ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Giọng nhẹ nhàng, vui tươi.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ.
- Giáo viên ghi các từ ngữ lên bảng.
- Giáo viên giải nghĩa từ: ngay ngắn.
- Viết nắn nót là như thế nào?
- Luyện đọc câu:
- Giáo viên cho học sinh nối nhau đọc trơn từng dòng thơ.
- Luyện đọc đoạn, bài:
- Giáo viên cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Ôn lại các vần iêt, uyêt, tìm nhanh tiếng câu có vần đó.
- Phương pháp: Luyện tập – thực hành.
a. Tìm tiếng trong bài có vần iêt, uyêt.
b. Tìm tiếng ngoài bài có vần iêt, uyêt.
c. Nói câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và hỏi: Bé đang làm gì?
- Giáo viên cho học sinh suy nghĩ câu có chứa tiếng có vần.
- Giáo viên tổng kết, tuyên dương.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Mỗi học sinh đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi. 
- 3 – 5 Học sinh đọc CN – ĐT – Cả lớp, phân tích tiếng.
- Ngay ngắn là rất ngay thẳng.
- Là viết chậm, rèn chữ đẹp.
- Học sinh đọc tiếp nối.
- 3 – 5 Học sinh thi đua đọc.
- ĐT cả bài.
- Học sinh tìm tiếng viết.
- Giáo viên chia 2 đội tìm tiếng có vần iêt, đội tìm tiếng có vần uyêt.
- Bé tập viết.
- Học sinh nói câu của mình.
Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: QUYỂN VỞ CỦA EM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Quyển vở của em. Đọc đúng các từ ngữ: quyển vở, ngay ngắn, xếp hàng, mát rượi, nắn nót, mới tinh Đạt tốc độ đọc từ 25 đến 30 tiếng / phút.
Ôn các tiếng có vần iêt, uyêt. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần iêt, uyêt.
Hiểu: Học sinh hiểu được các từ ngữ trong bài: ngay ngắn, mát rượi, mới tinh, trò ngoan. Hiểu nội dung bài thơ: tình cảm yêu mến quyển vở của bạn nhỏ trong bài thơ. Từ đó có ý thức giữ vở sạch, đẹp.
Học sinh chủ động luyện nói theo đề tài: Nói về quyển vở của mình.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói thành câu.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên đọc mẫu lần 2.
- Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ 1 và hỏi:
Khi mở quyển vở em thấy gì?
- Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ 2 và hỏi:
Khi lật từng trang vở có điều gì thú vị?
- Giáo viên gọi học sinh đọc khổ thơ cuối và hỏi:
Chữ đẹp thể hiện tính nết của ai?
b. Luyện nói:
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên hướng dẫn nói về quyển vở của mình.
- Giáo viên nhận xét và cho học sinh bình chọn những bạn giới thiệu về quyển sách của mình hay nhất. 
4. Củng cố: 
- Đọc lại toàn bài thơ.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn sách vở.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Con quạ thông minh.
- Học sinh đọc thầm.
- Học sinh đọc khổ 1 và trả lời.
- Học sinh đọc và trả lời.
- 2 - 3 Học sinh đọc.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh nói: Đây là vở chính tả tôi rất thích nó. Chữ viết đẹp
- Học sinh bổ sung, nhận xét.
- 1 – 2 Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 98:	 CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh nhận biết về số lượng, đọc, viết các số từ 50 đến 69.
Kĩ năng: Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 50 đến 69.
Thái độ: Giáo dục học sinh nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bộ đồ dùng học toán. 6 Bó chục và 10 que tính rời.
Học sinh: Các bó que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc các số từ 20 đến 40 và từ 40 đến 50.
- Viết số: 49, 37, 25, 38, 21, 39, 44.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm được các số từ 50 đến 60.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Hướng dẫn học sinh xem hình vẽ.
- Giáo viên nêu: Có 5 chục và 4 chục que tính và 4 đơn vị tức là có năm mươi tư, viết là: 54.
- Giáo viên hướng dẫn lấy 5 bó 1 chục que tính và 1 que rời. Yêu cầu đọc số: 
- Giáo viên cho làm tương tự với các số 52, 53, 55, 56, 57, 58, 59, 60.
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 1 và lưu ý cách đọc số: 51, 54, 55.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh nắm được các số từ 61 đến 69.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự như giới thiệu các số từ 50 đến 60.
- Giáo viên hướng dẫn làm bài tập 2, 3.
Hoạt động 3:
- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh làm đúng, chính xác các dạng bài tập, viết đẹp.
- Giáo viên khuyến khích nêu yêu cầu của bài tập.
4. Củng cố:
- Đọc các số từ 1 đến 50.
- Từ 50 đến 69.
- Về nhà đọc thuộc thứ tự.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Số có hai chữ số (tt).
Hát
- Học sinh đọc vài em theo thứ tự.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nhận ra có 5 bó mỗi bó chục nên có 5 chục hay 50 que tính. Có thêm 4 que tính nên viết vào cột 4 đơn vị.
- Học đọc số 54.
- Học sinh lấy 5 bó và 1 que tính rời. Học sinh đọc số 51 năm mươi mốt.
- Học sinh làm BT và đọc các số.
- Học sinh đọc và nhận biết thứ tự các số.
- Học sinh làm bài tập rồi sửa bài đọc các số.
- Học sinh làm bài rồi cho sửa bài.
- Học sinh đọc CN – ĐT.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Thủ Công
	 Bài 19: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được hình chữ nhật và cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
Kĩ năng: Học sinh thực hiện cắt dán được hình chữ nhật.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình chữ nhật bằng giấy màu, tờ giấy kẻ ô kích thước lớn.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật trên giấy.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại cách kẻ hình chữ nhật (theo 2 cách).
- Giáo viên cho học sinh thực hành.
- Giáo viên nhắc học sinh ướm sản phẩm vào vở thủ công trước, sau đó bôi lớp hồ mỏng, đặt dán cân đối và miết phẳng hình.
Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên cho học sinh trình bày sản phẩm của mình.
4. Tổng kết:
- Giáo viên nhận xét về tinh thần học tập, chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- Chuẩn bị giấy màu, giấy vở, chì, thước, kéo, hồ.
Hát
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh nhắc lại qui trình kẻ.
- Học sinh thực hành theo trình tự.
- Kẻ hình chữ nhật theo 2 cách, sau đó cắt rời và dán sản phẩm vào vở thủ công.
- Học sinh trình bày vở.
- Bạn nhận xét.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ năm ngày 11 tháng 03 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài:	 ÔN TẬP (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc trơn được các bài tập đọc từ tuần 23 đến tuần 26. Phát âm đúng các từ ngữ khó. Tốc độ đọc đạt 25 – 30 tiếng / phút.
Tìm được tiếng mang những vần đã học ôn.
Hiểu được nghĩa các từ khó.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Ôn các bài tập đọc.
- Mục tiêu: Học sinh đọc nhanh các bài đã học.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh đọc ôn các bài tập đọc đã học và kết hợp trả lời câu hỏi của bài tập đọc.
Hoạt động 2: Luyện viết từ khó.
- Mục tiêu: Học sinh đọc nhanh, chính xác các loại đã học.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con các từ khó: mái trường, điều hay, nước non, trang trí, nắn nót, ngay ngắn, yêu nhất, rám nắng, bống bang, khéo sảy, khéo sàng.
Hoạt động 3: Tìm tiếng chứa vần.
- Mục tiêu: Học sinh tìm nhanh các tiếng có chứa vần.
- Tiếng chứa vần ai, ay.
- Tiếng chứa vần ao, au.
- Tiếng chứa vần ang, ac.
- Tiếng chứa vần an, at.
- Tiếng chứa vần anh, ach.
- Tiếng chứa vần ưa, ua.
- Tiếng chứa vần ăm, ăp.
- Tiếng chứa vần ươn, ương.
- Tiếng chứa vần uôn, uông.
- Tiếng chứa vần uôi, uông.
- Tiếng chứa vần uôi, ươi.
- Tiếng chứa vần iêt, uyêt.
- Giáo viên giải nghĩa 1 số từ khó.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại các bài tập đã ôn.
- Tập trả lời câu hỏi trong bài tập đọc.
- Chuẩn bị: Kiểm tra giữa kì II.
Hát
- Học sinh lần lượt đọc từ bài Trường em đến bài Quyển vở của em CN - ĐT.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh tìm tiếng theo yêu cầu.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 3: 	Môn: 	 Toán
	 	 Bài 99: CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh nhận biết số lượng đọc, viết, các số từ 70 đến 99.
Kĩ năng: Biết đếm và nhận ra thứ tự của các số từ 70 đến 99.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng bộ đồ dùng học toán, 9 bó mỗi bó 1 chục que tính và 10 que tính.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
- Đọc các số từ 50 đến 69.
- Đọc các số từ 1 đến 69.
- Viết số: 23, 33, 47, 56, 67
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu các số từ 70 đến 80.
- Mục tiêu: Học sinh nắm dược nhanh, đếm đúng các số 70 đến 80.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ để nhận ra có 7 bó, mỗi bó có 1 chục que tính. Viết 7 vào chỗ chấm ở cột chục, có 2 que tính nữa nên viết 2 vào cột đơn vị. 
- Giáo viên nêu: Có 7 chục và hai đơn vị nữa tức là có bảy mươi hai.
- Viết số: 72.
- Giáo viên hướng dẫn tương tự để nhận biết số lượng, đọc, viết các số từ 70 đến 80.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm BT1. Lưu ý đọc các số: bảy mươi mốt, bảy mươi tư, bảy mươi lăm.
Hoạt động 2: Giới thiệu các số từ 80 đến 90, từ 90 đến 99.
- Mục tiêu: Học sinh nắm cấu tạo các số, đếm nhanh, chính xác từ 80 đến 90.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết số lượng, đọc, viết, nhận biết thứ tự các số từ 70 đến 90, từ 90 đến 99. Tương tự như giới thiệu từ 70 đến 80.
- Giáo viên cho học sinh làm BT2, 3.
- Giáo viên cho sửa bài.
- Bài 4: Quan sát hình rồi trả lời.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: So sánh các số có hai chữ số.
Hát
- Học sinh đọc số.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh quan sát và lấy số que tính.
- Học sinh đọc số và viết số vào bảng con.
- Học sinh làm bài và sửa bài.
- Đọc thứ tự các số từ 70 đến 80.
- Học sinh sử dụng que tính để thực hiện và đọc số.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh nhận ra cấu tạo của số có 2 chữ số. 
76 Gồm 7 chục và 6 đơn vị
Có 33 cái bát.
Số 33 gồm 3 chục và 3 đơn vị. 3 Bên trái chỉ 3 chục, 3 bên phả

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 26.doc