Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Vũ Thị Kim Nga - Trường tiểu học Giao Tiến A

I/ Mục tiêu:

- HS biết tô đúng cỡ chữ, đúng mẫu, trình bày rõ ràng các chữ hoa có trong bài.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết.

II/ Chuẩn bị:

- GV kẻ bảng viết mẫu.

- HS vở luyện chữ đẹp, bút.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. GV nêu bài luyện viết. Gọi HS đọc lại.

2. Hướng dẫn HS cách viết.

- GV nêu các chữ hoa có trong bài và viết mẫu lên bảng:

 3. GV viết mẫu giảng cách viết cho HS hiểu

 - GV viết mẫu từng chữ,dòng lên bảng. Chú ý khi tô chữ hoa cần tô cho đúng mẫu.

Chữ hoa C, D, Đ tương tự như nhau.

 - Cho HS luyện viết vào bảng con các chữ hoa C, D, Đ

 - Các tiếng trong từ cách nhau 1 con chữ. Từ Cao Bằng, Bắc Cạn, Đống Đa, Côn Đảo viết hoa cả 2 chữ.

 4. Thực hành viết:

 - HS viết vào vở theo mẫu của bài:

 - GV giúp đỡ HS yếu kém.

5. Củng cố:

- GV chấm bài cho cả lớp.

- Nhận xét đánh giá giờ học.

- Tuyên dương những em có bài viết đẹp chän lµm mÉu ®Ó biÓu d­¬ng.

 

doc 7 trang Người đăng honganh Lượt xem 1284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 25 - Vũ Thị Kim Nga - Trường tiểu học Giao Tiến A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
 Ngày soạn: 28/2/2009
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009
Tiết 1: Bài tập Tiếng Việt
 Luyện viết bài 41, 42. Tô chữ hoa C, D, Đ
I/ Mục tiêu:
- HS biết tô đúng cỡ chữ, đúng mẫu, trình bày rõ ràng các chữ hoa có trong bài. 
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi viết.
II/ Chuẩn bị:
GV kẻ bảng viết mẫu. 
HS vở luyện chữ đẹp, bút.
III/ Các hoạt động dạy học:
GV nêu bài luyện viết. Gọi HS đọc lại. 
Hướng dẫn HS cách viết.
- GV nêu các chữ hoa có trong bài và viết mẫu lên bảng: 
 3. GV viết mẫu giảng cách viết cho HS hiểu 
 - GV viết mẫu từng chữ,dòng lên bảng. Chú ý khi tô chữ hoa cần tô cho đúng mẫu.
Chữ hoa C, D, Đ tương tự như nhau.
 - Cho HS luyện viết vào bảng con các chữ hoa C, D, Đ
 - Các tiếng trong từ cách nhau 1 con chữ. Từ Cao Bằng, Bắc Cạn, Đống Đa, Côn Đảo viết hoa cả 2 chữ. 
 4. Thực hành viết:
 - HS viết vào vở theo mẫu của bài:
 - GV giúp đỡ HS yếu kém.
5. Củng cố: 
GV chấm bài cho cả lớp.
Nhận xét đánh giá giờ học.
- Tuyên dương những em có bài viết đẹp chän lµm mÉu ®Ó biÓu d­¬ng.
====================================
 	Tiết 2: Bài tập Toán
 Cộng trừ các số tròn chục.
I/ Mục tiêu:
Rèn luyện cho HS làm các dạng bài tập để củng cố các kiến thức đã học trong tuần.
Luyện kĩ năng giải các bài tập có kết quả đúng.
II/ Chuẩn bị: GV bảng phụ
 HS Vở bút
III/ Các hoạt động dạy học:
1.GV nêu bài tập, hướng dẫn HS cách làm: 
* Bài 1: Tính:
10 + 30 + 40 =
 =
50 + 20 + 20 =
 =
20 + 10 + 50 =
 =
 * Bài 2: Điền số vào chỗ chấm.
60 + . = 80 30 + 40 =  + 20
 * Bài 3: Điền dấu +,- vào chỗ .
30 . 20 = 50 40 . 40 = 80
30 . 20 = 10 80 . 20 = 60
- HS tự giải.
- Lần lượt gọi HS lên bảng chữa bài, bạn khác nhận xét bổ sung.
2.Các bài dễ HS tự làm, GV chữa một số bài khó, chú ý đến HS yếu kém.
3. Chấm bài một số em.
4. Nhận xét đánh giá giờ học.
 ====================================
 Tiết 3: Thực hành âm nhạc
	 (Giáo viên bộ môn dạy)
======================================================
 Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
 Tiết 1: Bài tập Tiếng Việt
 Rèn chữ viết: chép đoạn thơ bài 83
I/ Mục tiêu: 
-Học sinh nhìn bảng chép đoạn thơ bài 83. Chép đúng các tiếng trong bài. 
-Rèn cho hs có kĩ năng viết chữ đẹp vào vở ô li.
-Rèn luyện tính cẩn thận, khéo tay, viết chữ đẹp cho HS.
-Cách trình bày bài viết.
II/ Đồ dùng dạy học:
GV có bài mẫu viết lên bảng
HS có sách, vở, bút viết.
III/ Các hoạt động dạy học:
GV nêu bài cần rèn.
Hướng dẫn HS Nhìn bảng chép bài
GV viết mẫu lên bảng từng dòng. Giảng chữ khó viết: yêu cầu HS đọc phân tích các tiếng khó viết.
- Thực hành viết bài:
HS mở vở, nhìn mẫu trên bảng viết.
GV nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chú ý rèn HS viết bài còn chậm.
GV đọc lại bài cho HS soát lỗi chính tả.
GV chấm bài cho cả lớp:
Nhận xét đánh giá giờ học.
Tuyên dương những em có bài viết đẹp.
Nhắc nhở HS viết chưa đạt, về nhà cần rèn thêm nhiều.
====================================
Tiết 2: Thủ công	
 ( Đã soạn ở Giáo án môn Thủ công )
 ====================================
Tiết 3: Thực hành mĩ thuật
	(Giáo viên bộ môn dạy)
 Thứ năm ngày 5 tháng 3 năm 2009
 Tiết 1: Bài tập Tiếng Việt
 Luyện làm bài:Trường em, Tặng cháu, Cái nhãn vở. 
I/ Mục tiêu:
Rèn cho HS làm các dạng bài tập để củng cố các kiến thức đã học trong tuần. HS được làm các bài tập điền vần, viết câu chứa tiếng có vần đã học.
Cách trình bày bài, chữ viết của học sinh.
II/ Chuẩn bị.
GV có nội dung các bài tập.
HS có vở bài tập.
II/ Các hoạt động dạy học:
1. Giáo viên hướng dẫn HS làm từng tiết, chú ý các dạng bài khó.
* Bài 1: Điền vần vào chỗ chấm
ai hay ay:
chùm v  m . cày v  hoa
m  nhà ch  sữa kh . ấm chén
* Bài 2: Điền c hay k:
quả .am  ố gắng . ua kềnh 
 ể chuyện dòng . Ênh . iểm tra 
*Bài 3:Điền l hay n:
mặt  ạ bàn à quả a ong tằm.
*Bài 4: Nối các ô chữ thành câu rồi viết lại.
 +thiếu nhi Việt Nam	 + với lòng mong mỏi của Bác hồ	+chăm chỉ học tập	 + dể xứng đáng. 
- Lần lượt gọi HS nối và đọc câu.
- HS viết lại câu.
2. HS đọc và tự làm bài, GV gợi mở và giúp đỡ HS yếu.
3. Nhận xét đánh giá tiết học. 
====================================
Tiết 2: Bài tập tự nhiên xã hội
	Thực hành bài: “Cây gỗ”
I/ Mục tiêu:
Học sinh kể được tên các bộ phận của cây gỗ
Nhận biết được ích lợi của cây gỗ
Giáo dục các em có ý thức bảo vệ các cây trồng ở trường.
II/ Chuẩn bị: HS có vở bài tập.
III/ Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra: Vở bài tập của HS
2. Bài tập:
*Bài 1: Hãy tô màu cho cây gỗ theo:
- màu xanh
- màu nâu
- màu tím
* Bài 2: Đánh dấu nhân vào chỗ chấm chỉ cây gỗ
- Cây bàng .
- Cây xà cừ ..
- Cây rau cải .
- Cây hoa cúc .
- Cây xoan .
- Cây xu hào .
 * Bài 3: Em hãy nêu ích lợi của cây lấy gỗ?
Cât lấy gỗ được trồng để. 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm từng bài.
Lần lượt gọi học sinh chữa bài.
GV chấm bài 1 số em nhận xét.
3.Nhận xét đánh giá chung giờ học.
 ====================================
Tiết 3: Giáo dục ngoài giờ lên lớp
 Chủ đề: “Dâng Đảng kính yêu”
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được ngày 3-2 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhớ được ngày thành lập Đảng.
- Giáo dục HS có ý thức yêu thương quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên có nội dung sinh hoạtnói về ĐCSVN
- Học sinh sưu tầm bài hát ca ngợi Đảng
III. Nội dung:
 * GV nêu mục đích, ý nghĩa của buổi học theo chủ đề: “Dâng Đảng kính yêu”
1.Cách thực hiện:
 - GV nêu và giới thiệu về Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2, nêu vai trò của ĐCSVN.
 - Đảng là tổ chức cao nhất lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, do Đảng đề xướng lập ra những văn kiện về chính trị, kinh tế để nhân dân cùng thực hiện.
2. GV tổ chức cho HS vui hát dưới hình thức xung phong hát trước lớp
 - Cho HS thi hát chủ đề về Đảng
 	+ Em là mầm non của Đảng
	+ Mời bạn vui múa ca
 + Đội ta lớn lên cùng đất nước
 - Cả lớp cổ vũ và động viên.
 - Chọn cá nhân xuất sắc biểu diễn cho cả lớp xem.
3..Nhận xét đánh giá giờ sinh hoạt
- Về nhà tự sưu tầm những tư liệu nói về Đảng, Bác Hồ.
======================================================
 Thứ sáu ngày 27 tháng 2 năm 2009
 Tiết 1: Bài tập toán nâng cao
 Các số tròn chục.
I/ Mục tiêu:
- Luyện cho HS làm các dạng bài tập khó hơn để phát triển trí thông minh cho các em.
- Thực hành làm toán về các số tròn chục một cách thành thạo. 
- Luyện kĩ năng đặt tính, giải toán có lời văn, cách trình bày bài.
II/ Các hoạt động dạy học:
1.GV nêu các bài tập, hướng dẫn HS cách làm:
* Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a, 80 – 50 90 – 30 70 – 50 60 – 40 60 – 50
b, 80 cm – 30 cm 90 cm – 60 cm 70 cm – 20cm 60 cm – 20cm 
*Bài 2: Tính nhẩm.
50 – 20 = ; 80 – 20 = ; 90 - 20 = 
90 – 20 – 30 = ; 60 – 10 – 20 = ; 80 – 50 – 30 = 
* Bài 3: Anh có 30 viên bi. Anh cho em 1 chục viên bi. Hỏi anh còn lại bao nhiêu viên bi? 
Giáo viên hướng dẫn cách giải gọi HS lên bảng làm.
Học sinh tự làm bài, giáo viên quan sát giúp đỡ HS còn yếu.
 GVchấm và chữa bài. 
3. Chấm chữa bài chung cho cả lớp.
4. Nhận xét đánh giá giờ học.
====================================
 Tiết 2: Thực hành thủ công
	 Thực hành : Cắt dán hình chữ nhật.
I/ Môc tiªu:	
Giúp HS biết cách cắt dán hình chữ nhật hoàn chỉnh đẹp.
Vận dụng để học ở các giời học toán. 
Giáo dục cho các em có ý thức trong giờ học.
 II/ §å dïng d¹y – häc
1. Gi¸o viªn: Có bài mẫu.
 2. Học sinh: Có bút chì, kéo, thước, giấy màu...
III/ C¸c ho¹t ®éng d¹y häc:
1. KiÓm tra bµi cò:
 - KiÓm tra sù chuÈn bÞ cña häc sinh, nhËn xÐt néi dung.
2. Nội dung
 * Cho häc sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình chữ nhật đã học.
- Lần lượt gọi HS nêu GV ghi lên bảng các bước.
a, Kẻ hình chữ nhật.
b, Cắt hình chữ nhật.
c, Dán hình chữ nhật. 
3. Cho HS thực hành: 
GV yêu cầu mỗi HS kẻ, cắt, dán một hình chữ nhật theo ý thích của mình - Giáo viên quan sát giúp đỡ HS yếu kém.
4.Trưng bày sản phẩm:
 - HS trưng bày theo tổ.
 - GV chọn bài đẹp để tuyên dương.
- GV chấm 1 số bài nhận xét.
 - Nhắc nhở những em chưa hoàn thành về nhà thực hành tiếp giờ sau cô kiểm tra.
5. Giáo viên nhận xét tiết học.
 ====================================
Tiết 3: Giáo dục tập thể	
	 Sinh hoạt sao 
I/ Mục tiêu: 
 - HS được tham gia các hoạt động đội thiếu niên để giáo dục truyền thống 
 cho các em
 - Rèn cho hS có ý thức và thói quen sinh hoạt đội hàng ngày, hàng tuần
 II/ Các hoạt động dạy học
 1, GV hướng dẫn HS chủ đề sinh hoạt đội “Sao đoàn kết”
 2, Cho học sinh vui chơi các hoạt động sinh hoạt
 - GV hướng dẫn HS đánh giá các hoạt động của lớp mình trong tuần qua.
 + Về nề nếp: Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp
 + Về học tập: Học bài và làm bài đầy đủ
	 + Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
	 + Thực hiện các hoạt động ngoại khóa
 - Hướng dẫn các sao trưởng tập báo cáo hoạt động của sao mình.
 - Xếp loại thi đua giữa các sao: Biểu dương sao tốt, nhắc nhở sao chưa đạt.
 - Lớp trrưởng giao nhiệm vụ cho các sao trong tuần này. Đi học đều, đúng giờ. Thực hiện tốt nội qui của nhà trường.
 - Giáo viên nêu các gương tốt cho cả lớp học tập.
 * Cho HS vui ca hát thi đua giữa các nhóm.
 3, GV đọc báo nhi đồng cho các em nghe
 4, Nhận xét, đánh giá chung giờ học.
======================================================
Phần kí duyệt của BGH
======================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docBuoi 1 lop 1 tuan 25.doc