I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS đọc trơn cả bài; đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó: cô giáo, bạn bè, thân thiết, anh em, điều hay, mái trường.
- Hiểu được nội dung bài: Ngôi trường là nơi gắn bó thân thiết với các bạn HS. Trả lời được câu hỏi 1; 2 SGK.
-HS khá giỏi: Tìm được tiếng, nói được câu có chứa vần ai, ay
- Biết hỏi - đáp theo mẫu về trường, lớp của em.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ, bảng nhóm
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu môn Tập đọc
- Giáo viên nói: Sau giai đoạn học âm, vần, các em đã biết chữ, biết đọc , biết viết. Từ hôm nay các em sẽ sang một giai đoạn mới: giai đoạn luyện tập đọc, nói, nghe, viết theo chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên _ Đất nước. ở giai đoạn này các em sẽ đọc những bài văn, bài thơ, mẩu chuyện dài hơn, luyện viết những bài nhiều chữ hơn.
2. Dạy - học bài mới
i 3: Đúng ghi đ, sai ghi s - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài vào vở bài tập và chữa bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích vì sao lại điền s, vì sao lại điền đ. a, sai vì kết quả thiếu cm b, sai vì tính sai Bài 4: Học sinh đọc bài toán - Lưu ý học sinh phải đổi: 2 chục nhãn vở = 20 nhãn vở - Học sinh giải vào giấy nháp - 1 học sinh làm vào bảng lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài Bài giải Mai có tất cả số nhãn vở là: 10 + 20 = 30 ( nhãn vở) Đáp số: 20 nhãn vở Bài 5: +, - ? - Học sinh nêu yêu cầu bài tập, giáo viên hướng dẫn mẫu - Học sinh làm bài - Cả lớp và giáo viên nhận xét, chữa bài. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học Thứ 3 ngày 03 tháng 03 năm 2009 Thể dục Tiết 25: Bài thể dục - Trò chơi vận động I. yêu cầu cần đạt - Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức tương đối chính xác. - Làm quen với trò chơi “Tâng câu”. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng. II. Địa điểm, phương tiện - Vệ sinh bãi tập sạch sẽ - Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp 1. Phần mở đầu - Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Các tổ báo cáo sĩ số, lớp trưởng báo cáo - Học sinh chạy khởi động: Xoay khớp cổ tay và các ngón tay: đan các ngón tay của hai bàn tay lại với nhau rồi xoay theo vòng tròn. Xoay khớp cẳng tay và cổ tay: co hai tay cao ngang ngực sau đó xoay cẳng tay đồng thời xoay cổ tay. Xoay cánh tay Xoay đầu gối: đứng hai chân rộng bằng vai và khuỵ gối, hai bàn tay chống lên hai đầu gối, xoay theo vòng tròn Giậm chân tại chỗ 2. Phần cơ bản * Ôn bài thể dục đã học: 3 lần, 2x8 nhịp/lần Lần 1 : Giáo viên vừa làm vừa hô nhịp Lần 2 : giáo viên hô nhịp Giáo viên quan sát, sửa sai cho học sinh * Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số: 2 - 3 lần * Trò chơi : “Tâng cầu” - Giáo viên giới thiệu quả cầu, sau đó làm mẫu và giải thích cách chơi Cách chơi: Từng em đứng tại chỗ hay di chuyển dùng tay hoặc bảng nhỏ, vợt bóng bàn để tâng cầu. Đứng theo từng đôi chuyền cầu cho nhau - Học sinh chơi theo tổ - Giáo viên cho cả lớp thi xem ai tâng cầu nhiều nhất - Giáo viên nhận xét 3. Phần kết thúc - Đi thường: 3 hàng dọc và hát - Giáo viên nhận xét tiết học ----------------------------------------------------- Toán Tiết 94: Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình I. yêu cầu cần đạt - Nhận biết được điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. - Biết vẽ một điểm ở trong hoặc điểm ở ngoài một hình. - Biết cộng trừ các số tròn chục và giải bài toán có phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3; 4. HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập VBT. II. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Dạy - học bài mới 1. Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình * Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình vuông - Giáo viên vẽ hình vuông và các điểm A, N trên bảng như sgk - Giáo viên chỉ vào bảng và hỏi: Điểm A, điểm N thì điểm nào nằm trong hình vuông? - Học sinh trả lời - Giáo viên chỉ vào điểm A và nói: Điểm A ở trong hình vuông - Gọi học sinh nhắc lại nối tiếp - Giáo viên chỉ vào điểm N và nói: Điểm N ở ngoài hình vuông - Yêu cầu học sinh nhắc lại * Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tròn - Giáo viên vẽ hìnỏntòn và các điểm O, P trên bảng như sgk - Giáo viên chỉ vào bảng và hỏi: Điểm O, điểm P thì điểm nào nằm trong hình tròn? - Học sinh trả lời - Giáo viên chỉ vào điểm O và nói: Điểm O ở trong hình tròn - Gọi học sinh nhắc lại nối tiếp - Giáo viên chỉ vào điểm P và nói: Điểm P ở ngoài hình vuông - Yêu cầu học sinh nhắc lại * Giới thiệu điểm ở trong, điểm ở ngoài hình tam giác (Cách thực hiện tương tự như với hình vuông, hình tròn) 2. Hướng dẫn học sinh thực hành Bài 1: Đúng ghi đ, sai ghi s - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh nêu cách làm bài tập - Học sinh làm vào VBT, 3 học sinh làm bảng phụ - Giáo viên nhận xét Điểm nào nằm trong hình tròn? - C, E, B Điểm nào nằm ngoài hình tròn? - A, D, M Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu và làm bài - Giáo viên vẽ hình lên bảng, gọi học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên và học sinh nhận xét Bài 3: Tính - Học sinh nêu yêu cầu bài tập và làm bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh yếu - 3 học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên và học sinh nhận xét, học sinh đọc bài Bài 4: Học sinh đọc bài toán - Học sinh giải vào giấy nháp - 1 học sinh làm vào bảng lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài Bài giải Cả hai băng giấy dài là: 30 + 20 = 50 (cm) Đáp số: 50cm Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Giáo viên dặn học sinh về nhà luyện tập thêm --------------------------------------------------- Tập viết Tiết 1: Tô chữ hoa A, Ă, Â, b I. yêu cầu cần đạt - HS tô được các chữ hoa: A, Ă, Â, B - Viết đúng các vần ai, ay, ao, au các từ ngữ: Mái trường, điều hay theo chữ thường cỡ vừa theo vở tạp viết 1 (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần). - HS khá giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ qui định theo vở tập viết1, tập 2. II. Đồ dùng dạy học - Chữ mẫu - Bảng phụ III. Hoạt động dạy - học 1. Mở đầu Giáo viên nêu yêu cầu của các tiết Tập viết - Tập tô các chữ hoa, viết các vần và từ ngữ ứng dụng đã học ở bài tập đọc - chữ thường, cỡ vừa và nhỏ. - Học sinh cần có bảng con, phấn, khăn lau, vở Tập viết, bút . 2. Dạy - học bài mới a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: Tô chữ hoa A, Ă, Â, B Học sinh đọc lại tên bài b, Hướng dẫn tô chữ hoa * Quan sát, nhận xét - Giáo viên đưa chữ mẫu A, học sinh quan sát, nhận xét - Giáo viên nhận xét số lượng nét và kiêur nét. Sau đó nêu quy trình viết, vừa nói vừa tô chữ trong khung chữ - Chữ Ă, Â chỉ khác chữ A ở hai dấu phụ đặt trên đỉnh * Hướng dẫn viết - Học sinh viết lên không trung - viết vào bảng con - Học sinh, giáo viên nhận xét, sửa sai c, Viết vần, từ ngữ ứng dụng - Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn các vần và từ ngữ - Học sinh đọc - cá nhân, nhóm, lớp - Học sinh nhận xét về khoảng cách các chữ, độ cao - Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con - Giáo viên chỉnh sửa để học sinh viết đúng khoảng cách, độ cao d, Hướng dẫn viết vào vở - Học sinh tô và viết vào vở tập viết - Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết - Giáo viên chấm, chữa bài cho học sinh 3. Củng cố, dặn dò - Học sinh bình chọn người viết đúng, đẹp nhất - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà tập viết thêm -------------------------------------------- Chính tả Tiết 1: Trường em I. yêu cầu cần đạt - Nhìn sách hoặc nhìn bảng, HS chép lại đúng đoạn văn "Trường học là.. như anh em" 26 chữ trong khoảng 15 phút. - Điền đúng vần ai, ay, chữ c hay k vào chỗ trống. - Làm đúng bài tập 2, 3 SGK II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết bài Trường em III. Hoạt động dạy - học 1. Mở đầu Giáo viên nêu yêu cầu của các tiết Chính tả - Học chép lại chính xác, không mắc lỗi về dấu thanh, vần ... - Học sinh làm các bài tập chính tả chính xác 2. Dạy - học bài mới a, Giới thiệu bài Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: Trường em Học sinh đọc lại tên bài b, Hướng dẫn học sinh tập chép - Giáo viên treo bảng phụ chép bài Trường em - 3 học sinh đọc bài – học sinh nhận xét - Giáo viên chỉ thước cho học sinh đọc những tiếng các em dễ viết sai: trường, ngôi, hai, giáo, hiền, nhiều, thiết - Học sinh nhẩm đọc, đánh vần từng tiếng và viết vào bảng con - Học sinh chép vào vở - Học sinh cầm bút chì chuẩn bị chữa bài. Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh kiểm tra lại - Giáo viên chữa trên bảng một số lỗi phổ biến - Giáo viên chấm một số bài c, Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả * Điền vần ai hoặc ay - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên nói: mỗi từ có một chỗ trống cần điền vần ai hoặc vần ay vào thi mới hoàn chỉnh. Các em xem nên điền vần ai hoặc vần ay - 1 học sinh lên bảng làm mẫu: gà mái - Học sinh làm vào vở bài tập, 3 học sinh làm vào bảng phụ - Học sinh nhận xét các bạn làm và so sánh với mình làm - 3 học sinh đọc lại kết quả đúng * Điền chữ c hoặc k - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Giáo viên nói: cần điền thêm các chữ c hoặc k để hoàn chỉnh các từ ngữ. Các em lựa chọn điền chữ cho chính xác - Học sinh làm bài vào vở bài tập - 1 học sinh làm bảng phụ - Học sinh và giáo viên nhận xét. Học sinh đọc lại kết quả đúng 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên khen những học sinh viết tốt, chép bài chính tả đúng, đẹp - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh về nhà về nhà tập chép và làm lại các bài tập Thứ 4 ngày 04 tháng 03 năm 2009 Tập đọc Tiết 3 - 4: Tặng cháu I. yêu cầu cần đạt - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: vở, gọi là, tặng cháu. - HS hiểu được nội dung bài: Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bác mong muốn các cháu thiếu nhi phải học giỏi để trở thành người có ích cho đất nước. - Trả lời được câu hỏi 1; 2 SGK. - Học thuộc lòng bài thơ. - HSkhá giỏi: HS tìm được tiếng, nói được câu có có chứa tiếng có vần ao, au II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Bảng phụ, bảng nhóm III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - 2 học sinh đọc bài Trường em và trả lời câu hỏi : Tronng bài, trường học được gọi là gì? Vì sao nói: Trường học là ngôi nhà thứ hai của em? 2. Dạy - học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Giáo viên hỏi về Bác Hồ: Bác Hồ là ai, em biết gì về Bác Hồ? Giáo viên nói: Bác Hồ là lãnh tụ của dân tộc Việt Nam. Bác đã qua đời năm 1969. Bác được tất cả các dân tộc trên thế giới kính yêu. Trẻ em đặc biệt yêu quý Bác vì Bác rất yêu trẻ em.Bác đã làm tất cả để trẻ em được sống sung sướng, hạnh phúc. Bài thơ hôm nay các em sẽ hiểu hơn về tình cảm của Bác dành cho thiếu nhi và những mong muốn của Bác với thế hệ trẻ. b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc * Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu bài văn - Giọng đọc toàn bài: chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm * Học sinh luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ T: vở, gọi là, nước non, lòng yêu ... - Học sinh đọc : cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Khi luyện đọc kết hợp với phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học. - Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa từ khó - Luyện đọc câu - Giáo viên chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để học sinh đọc nhẩm theo. 2 học sinh đọc trơn câu thứ nhất, tiếp tục như vậy với các câu còn lại - Học sinh đọc nối tiếp theo từng câu - Giáo viên nhận xét, sửa sai - Luyện đọc cả bài - Học sinh luyện đọc trong nhóm 4 - Học sinh thi đọc giữa các nhóm - cả lớp, giáo viên nhận xét - Học sinh đọc đồng thanh cả bài * Ôn các vần ao, au - Học sinh nêu yêu cầu: tìm tiếng trong bài có vần au, có vần ao - Học sinh trả lời: cháu, sau - Học sinh đọc các tiếng và phân tích tiếng chứa vần au - Giáo viên nói: trong bài không có tiếng chứa vần au nhưng vần cần ôn là vần au, vần ao. - Học sinh đọc yêu cầu 2 1 học sinh đọc mẫu : cây cau, chim chào mào Học sinh phân tích tiếng cau: gồm âm c + vần au + thanh ngang Học sinh thi tìm tiếng theo nhóm Các nhóm trình bày kết quả ao : con dao, đạo đức, ngôi sao ..... au : rau, trắng phau, báu vật ..... Học sinh viết một số từ vào vở BTTV - Học sinh nêu yêu cầu 3: Nói câu chứa tiếng có vần ao, au 2 học sinh nhìn vào sgk và nói theo hai câu mẫu Giáo viên: nói thành câu có nghĩa là nói trọn nghĩa cho người khác hiểu Thi giữa các nhóm bàn, lần lượt học sinh nói câu của mình Học sinh và giáo viên nhận xét Tiết 2 c, Tìm hiểu bài và luyện nói * Tìm hiểu bài - Yêu cầu 1 học sinh đọc lại bài thơ. Cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi Bác Hồ tặng vở cho ai? Bác mong bạn nhỏ điều gì? - Học sinh đọc bài và trả lời - Giáo viên nói: Bài thơ nói lên tình cảm quan tâm, yêu mến của Bác Hồ với các bạn học sinh; mong muốn của Bác với bạn cũng như tất cả các bạn nhỏ: hãy chăm học tập để trở thành người có ích, mai sau xây dựng nước nhà. - Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn - 3 học sinh đọc lại - giáo viên nhận xét * Học thuộc lòng bài thuộc - Giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ bằng cách xoá dần các chữ, chỉ để lại chữ đầu dòng - Học sinh đọc thi đọc thuộc lòng - Giáo viên nhận xét. * Hát các bài hát về Bác Hồ - Giáo viên cho học sinh thảo luận, tìm các bài hát về Bác Hồ - Học sinh thảo luận - Các nhóm thi đua xem tổ nào tìm và thuộc nhiều bài hát về Bác Hồ 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài và xem trước bài: Cái nhãn vở ------------------------------------------ Toán Tiết 95: Luyện tập chung I. yêu cầu cần đạt - Biết cấu tạo số tròn chục. - Biết cộng, trừ các số tròn chục. - Biết giải toán có một phép cộng. - Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3; 4. - HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập VBT II. Đồ dùng dạy học - VBT toán - bảng phụ III. Hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Dạy - học bài mới Bài 1: Đúng ghi đ, sai ghi s - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh nêu cách làm bài tập - Học sinh làm vào VBT, 2 học sinh làm bảng phụ - Giáo viên nhận xét, học sinh đọc lại kết quả đúng Bài 2: - Học sinh nêu yêu cầu và làm bài - Giáo viên dán bảng phụ, gọi học sinh lên bảng làm bài - Giáo viên và học sinh nhận xét - Học sinh đọc lại bài 11 18 50 60 70 40 17 9 Bài 3: - Học sinh nêu yêu cầu bài tập và làm bài - Giáo viên quan sát, giúp đỡ những học sinh yếu - 4 học sinh lên bảng làm bài a, 2 học sinh làm bài b - Giáo viên và học sinh nhận xét, học sinh đọc bài 40 + 20 = 60 90 cm - 20 cm = 70 cm 60 - 40 = 20 10 cm + 50 cm = 60 cm 60 - 20 = 40 70 cm - 60 cm = 10 cm Bài 4: Học sinh đọc bài toán - Học sinh giải vào giấy nháp - 1 học sinh làm vào bảng lớp - Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài Bài giải Cả hai ngăn có số quyển sách là: 40 + 50 = 90 ( quyển sách) Đáp số: 90 quyển sách Bài 5: Viết (theo mẫu) - Học sinh nêu yêu cầu bài tập - Học sinh làm bài, 3 học sinh làm vào bảng phụ - Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài a, Các điểm ở trong hình tam giác là: A, B, M b, Các điểm ở ngoài hình tam giác là: I, O, C, N Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học - Giáo viên dặn học sinh về nhà luyện tập thêm ------------------------------------------ Tự nhiên và xã hội Tiết 25 : Con cá I. yêu cầu cần đạt - Kể tên và nêu lợi ích của cá. - Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con cá trên hình vẽ hay vật thật. - HS khá giỏi kể tên một số loài cá sống ở nược ngọt hay nước mặn - Kĩ năng sống: + Kĩ năng ra quyết định: ăn cá trên cơ sở nhận thức được ích lợi của việc ăn cá. + Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về cá II. Đồ dùng dạy học - Tranh ảnh - Cá sống và bình, lọ đựng cá III. Hoạt động dạy – học 1. Khám phá - Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng, 2 học sinh nhắc lại tên bài - Học sinh nói về con cá mình mang tới lớp 2. Kết nối Hoạt động 1: Quan sát con cá Mục tiêu: Học sinh nhận biết các bộ phận của con cá, mô tả được con cá bơi và thở như thế nào Cách tiến hành - Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý : Các em cần quan sát con cá thật kĩ và trả lời các câu hỏi sau : Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá ? Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi? Cá thở như thế nào ? - Các nhóm thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm 1 tổ - Giáo viên giúp đỡ và kiểm tra đảm bảo rằng học sinh nhìn vào con cá và mô tả được những gì các em thấy. Giáo viên có thể sử dụng các câu hỏi: Các em biết những bộ phận nào của con cá? Bộ phận nào của con cá đang chuyển động? Tại sao con cá lại đang mở miệng? Tại sao nắp mang của con cá luôn mở ra rồi khép lại? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận Giáo viên kết luận: Con cá có đầu, mình, đuôi, các vây. Ca bơi bằng cáh uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng. Cá thở bằng mang, cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cá ngậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ôxi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ôxi để thở Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa Mục tiêu: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên hình ảnh trong sách giáo khoa. Biết một số cách bắt cá, biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ. Cách tiến hành - Học sinh làm việc với sgk theo nhóm 2 - Học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi - Giáo viên quan sát, giúp đỡ cho học sinh Người đó sử dụng cái gì để bắt cá ? Người ta dùng cái gì khi đi câu cá? Nói về một số cách bắt cá khác? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Hoạt động cả lớp: Nói về một số cách bắt cá ? Kể tên các loại cá mà em biết Em thích ăn loại cá nào? Tại sao chúng ta ăn cá? Giáo viên kết luận: Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu thuyền; kéo vó; dùng cần câu để câu cá Cá có nhiều chất đạm rất tốt cho sức khoẻ, ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn Hoạt động 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về con cá Cách tiến hành: - Giáo viên phát phiếu bài tập cho học sinh - Giáo viên hướng dẫn: đọc yêu cầu trong phiếu bài tập và tìm xem cần phải làm gì - Học sinh làm việc với phiếu bài tập - Giáo viên theo dõi và hướng dẫn - Học sinh giơ con cá của mình và giải thích những gì các em đã vẽ * Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét tiết học Thứ 5 ngày 05 tháng 03 năm 2009 Toán Tiết 96: Kiểm tra định kì I. yêu cầu cần đạt Tập trung vào đánh giá: - Cộng, trừ các số tròn chục trong phạm vi 100. -Trình bày bài giải bài toán có 1 phép tính cộng. - Nhận biết điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình. III. Hoạt động dạy - học Đề kiểm tra Bài 1 : Đặt tính rồi tính 20 + 40 30 + 60 70 - 40 50 + 30 80 - 20 .......... ........... ........... ............ ........... .......... ........... ........... ............ ........... .......... . ........... ........... ............ ........... Bài 2 : Tính nhẩm 40 + 30 = ...... 30 cm + 20 cm = 60 - 30 = ...... 70 + 10 - 20 = Bài 3 : Ông Ba trồng được 10 cây cam và 20 cây chuối. Hỏi ông Ba đã trồng được tất cả bao nhiêu cây? Bài giải Bài 4: Vẽ 3 điểm ở trong hình vuông Vẽ 4 điểm ở ngoài hình vuông -------------------------------------------------------- Tập đọc Tiết 5: Cái nhãn vở I. yêu cầu cần đạt - HS Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: nhãn vở, nắn nót, viết, ngay ngắn. - Hiểu tác dụng của nhãn vở. - Trả lời được câu hỏi 1,2 SGK. HS khá giỏi: - Biết tự viết nhãn vở. II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ - Bảng phụ, bảng nhóm III. Hoạt động dạy - học 1. Kiểm tra bài cũ - 4 học sinh đọc thuộc long bài Tặng cháu và trả lời câu hỏi : Trong bài, Bác Hồ tặng vở cho ai? Bác mong muốn bạn nhỏ làm điều gì? 2. Dạy - học bài mới Tiết 1 a, Giới thiệu bài Hôm nay các em sẽ học bài Cái nhãn vở để biết cách đọc một nhãn vở, biết viết một nhãn vở, hiểu tác dụng của nhãn vở đối với học sinh. b, Hướng dẫn học sinh luyện đọc * Đọc mẫu - Giáo viên đọc mẫu bài văn - Giọng đọc toàn bài: chậm rãi, nhẹ nhàng * Học sinh luyện đọc - Luyện đọc tiếng, từ ngữ T: nhãn vở, trang trí, nắn nót, ngay ngắn .. - Học sinh đọc : cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Khi luyện đọc kết hợp với phân tích tiếng để củng cố kiến thức đã học. - Giáo viên cùng học sinh giải nghĩa từ khó - Luyện đọc câu - Giáo viên chỉ bảng từng tiếng ở câu thứ nhất để học sinh đọc nhẩm theo. 2 học sinh đọc trơn câu thứ nhất, tiếp tục như vậy với các câu còn lại - Học sinh đọc nối tiếp theo từng câu - Giáo viên nhận xét, sửa sai - Luyện đọc đoạn, bài - Giáo viên bài gồm 2 đoạn: đoạn 1: 3 câu đầu; đoạn 2: còn lại - Học sinh luyện đọc trong nhóm 4 - Học sinh thi đọc giữa các nhóm - cả lớp, giáo viên nhận xét - Học sinh đọc đồng thanh cả bài * Ôn các vần ang, ac - Học sinh nêu yêu cầu: tìm tiếng trong bài có vần ang, có vần ac - Học sinh trả lời: Giang, trang - Học sinh đọc các tiếng và phân tích tiếng chứa vần au - Giáo viên nói: trong bài không có tiếng chứa vần ac nhưng vần cần ôn là vần ang, vần ac. - Học sinh đọc yêu cầu 2 1 học sinh đọc mẫu : cái bảng, con hạc, bản nhạc Học sinh phân tích tiếng Học sinh thi tìm tiếng theo nhóm Các nhóm trình bày kết quả ang : cây bàng, dang tay, mang, sàng, tảng đá..... ac : bác cháu, con vạc, thịt nạc, các bạn, rác ..... Học sinh và giáo viên nhận xét Tiết 2 c, Tìm hiểu bài và luyện nói * Tìm hiểu bài - Yêu cầu 1 học sinh đọc lại toàn bài. Cả lớp đọc thầm - 1 học sinh đọc 3 câu đầu, cả lớp đọc thầm suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Bạn Giang viết những gì lên nhãn vở? - 1 học sinh đọc 2 dòng tiếp theo, cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Bố Giang khen bạn ấy thế nào? - Học sinh đọc bài và trả lời - Giáo viên nói: Nhãn vở giúp ta biết đó là quyển vở gì? Nhờ nhãn vở ta không lẫn vở của mình với vở của bạn khác. - Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn - 3 học sinh đọc lại - giáo viên nhận xét * Hướng dẫn học sinh tự làm và trang trí nhãn vở - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chơi: mỗi em phải tự làm một cái nhãn vở, kích cỡ có thể nhỏ như bình thường hoặc có thể cách điệu thật to. Cần trang trí: vẽ hoa, lá, ngôi sao ., tô màu, cắt dán cho cái nhãn vở đó thật đẹp. Sau đó viết vào nhãn vở. - Học sinh xem mẫu trang trí nhãn vở trong sgk - Học sinh thi làm nhãn vở - Các bàn, nhóm thi xem ai làm nhãn vở đẹp nhất. Mỗi nhóm đính nhãn vở lên bảng cho giáo viên chấm điểm - Giáo viên nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Giáo viên nhận xét giờ học - Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài ----------------------------------------- Sinh hoạt lớp Nhận xét, đánh giá cuối tuần I. yêu cầu cần đạt - Học sinh thấy được ưu khuyết điểm trong tuần qua, hướng khắc phục trong tuần tới - Kế hoạch tuần 26 II. Các bước tiến hành 1. Giáo viên nhận xét hoạt động tuần qua * Ưu điểm: - Nề nếp ra vào lớp tốt - ý thức học tập tốt - Vệ sinh trực nhật sạch sẽ - Tuyên dương, phê bình * Tồn tại: - Một số bạn đồ dùng học tập, còn nói chuyện trong giờ học - Một số bạn còn nói chuyện riêng 2. Kế hoạch tuần 26 - Thực hiện dạy và học theo đúng kế hoạch tuần 26 - Tham gia tốt các hoạt động Đội - sao - Củ
Tài liệu đính kèm: