Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

-Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

SGV, sách đạo đức lớp 1

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Bài cũ:

+ Ở thành phố đi bộ phải đi phần đường nào?

+ Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào?

2. Bài mới:

*Hoạt động 1: Làm bài tập 3

Giáo viên treo tranh và hỏi:

+ Các bạn nhỏ trong tranh đi có đúng đường không?

+ Điều gì có thể xảy ra? Tại sao?

+ Các em sẽ làm gì khi thấy bạn đi như thế?

- Giáo viên kết luận: sgv

*Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4

- Giáo viên giải thích: Cho học sinh tô màu vào tranh ở những hành động đúng.

- Học sinh nối tranh với những bộ mặt cười.

Giáo viên kết luận: Tranh 1, 2, 3, 4 là đúng.

 Tranh 5, 6, 7, 8 là sai.

*Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn đỏ, đèn xanh”

Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi tổ chia thành 4 nhóm nhỏ để chơi – Gọi một nhóm lên làm mẫu , sau đó cho học sinh choi – giáo viên theo dõi.

* Hoạt động nối tiếp: Học sinh đọc các câu thơ cuối bài.

- Dặn: Thực hành đúng bài học.

 

doc 15 trang Người đăng honganh Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 24 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 Ngày soạn: 26/ 02/ 2010
 Ngày giảng: Thứ hai 01/03/ 2010
TUẦN 24
ĐẠO ĐỨC: ĐI BỘ ĐÚNG QUY ĐỊNH (T)
A. YÊU CẦU:
-Có thái độ tôn trọng quy định về đi bộ theo luật định và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Học sinh thực hiện việc đi bộ đúng quy định trong cuộc sống hàng ngày.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
SGV, sách đạo đức lớp 1
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
+ Ở thành phố đi bộ phải đi phần đường nào?
+ Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào?
2. Bài mới:
*Hoạt động 1: Làm bài tập 3
Giáo viên treo tranh và hỏi:
+ Các bạn nhỏ trong tranh đi có đúng đường không?
+ Điều gì có thể xảy ra? Tại sao?
+ Các em sẽ làm gì khi thấy bạn đi như thế?
- Giáo viên kết luận: sgv
*Hoạt động 2: Học sinh làm bài tập 4
- Giáo viên giải thích: Cho học sinh tô màu vào tranh ở những hành động đúng.
- Học sinh nối tranh với những bộ mặt cười.
Giáo viên kết luận: Tranh 1, 2, 3, 4 là đúng.
 Tranh 5, 6, 7, 8 là sai.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Đèn đỏ, đèn xanh”
Giáo viên phổ biến luật chơi: Mỗi tổ chia thành 4 nhóm nhỏ để chơi – Gọi một nhóm lên làm mẫu , sau đó cho học sinh choi – giáo viên theo dõi.
* Hoạt động nối tiếp: Học sinh đọc các câu thơ cuối bài.
- Dặn: Thực hành đúng bài học.
______________________________
TIẾNG VIỆT:	HỌC VẦN UÂN - UYÊN
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền 
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Em thích đọc truyện.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 tổ viết 3 từ: thuở xưa, huơ tay, giấy pơ - luya.
- 1 HS lên bảng viết: phéc - mơ - tuya.
- Gọi 2 em đọc câu ứng dụng trong bài 99.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần uân, uyên. 
- Giáo viên viết lên bảng: uân - uyên và cho học sinh đọc uân, uyên.
- Học sinh đọc theo giáo viên: uân, uyên.
* Hoạt động 2: Dạy vần 
a. Nhận diện vần uân
- GV viết lại vần im lên bảng và nói: vần uân được tạo nên từ u, â và n
- Học sinh thảo luận: so sánh uân với ân
+ Giống: đều kết thúc bằng âm n
+ Khác: uân bắt đầu bằng u, ân bắt đầu bằng â.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: u - ớ - nờ - uân 
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp. 
- Học sinh đọc trơn: cá nhân, cả lớp.
* HS lấy đồ dùng: ghép vần uân.
- Giáo viên: Thêm x ở trước ta được tiếng gì mới?
Học sinh: xuân ð Học sinh ghép vào bảng cài - Đọc lại tiếng - GV ghi bảng: xuân
- Học sinh phân tích tiếng xuân: có x đứng trước, uân đứng sau.
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: mùa xuân.
- Học sinh đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
 b. Nhận diện vần uyên
- Giáo viên: vần uyên được tạo nên từ u, yê và n 
- Học sinh thảo luận: So sánh uyên với uân
+ Giống: Đều kết thúc bằng n và bắt đầu bằng u
+ Khác: uyên có âm đôi yê ở giữa, uân có âm â ở giữa
- Đánh vần, đọc trơn: cá nhân, cả lớp. 
- HS ghép vần uyên, tiếng chuyền
- Phân tích tiếng chuyền - Đánh vần , đọc trơn tiếng chuyền.
- HS nhìn tranh và rút ra từ : bóng chuyền - GV ghi bảng. 
- HS đọc lại: u - yê - nờ - uyên
 chờ - uyên - chuyên - huyền - chuyền
 	 bóng chuyền.
- Cho HS đọc lại vần, tiếng, từ vừa nhận diện xong.
c. Viết bảng con:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: uân, uyên vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: uân, uyên.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: xuân, chuyền và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: xuân, chuyền.
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : huân chương 	chim khuyên
	 tuần lễ 	kể chuyện
- GV giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: uân, xuân, mùa xuân và uyên, chuyền, bóng chuyền.
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Em thích đọc truyện. 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Các em có thích đọc truyện không?
+ Hãy kể tên một số truyện mà em biết?
+ Em hãy kể cho cả lớp nghe câu chuyện mà em thích nhất?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh đọc lại toàn bài
- Trò chơi “Nhìn tranh đoán từ”
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài sau
- Nhận xét giờ học 
______________________________________________________
 Ngày soạn: 27/02/ 2010
 Ngày giảng: Thứ ba 02/03/ 2010
MĨ THUẬT: VẼ CÂY ĐƠN GIẢN
(Có GV bộ môn)
____________________________
TIẾNG VIỆT: HỌC VẦN UÂT - UYÊT
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
- Viết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: đất nước ta tuyệt đẹp
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 tổ viết 3 từ: huân chương, tuần lễ, chim khuyên.
- 1 HS lên bảng viết: kể chuyện.
- Gọi 2 em đọc câu ứng dụng trong bài100.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em vần uât, uyêt. 
- Giáo viên viết lên bảng: uât - uyêt và cho học sinh đọc uât, uyêt.
- Học sinh đọc theo giáo viên: uât, uyêt.
* Hoạt động 2: Dạy vần 
a. Nhận diện vần uât
- GV viết lại vần im lên bảng và nói: vần uât được tạo nên từ u, â và t
- Học sinh thảo luận: so sánh uât với uân
+ Giống: đều bắt đầu bằng âm u
+ Khác: uât kết thúc bằng t, uân kết thúc bằng n.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần: u - ớ - tờ - uât 
- Học sinh nhìn bảng đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp. 
- Học sinh đọc trơn: cá nhân, cả lớp.
* HS lấy đồ dùng: ghép vần uât.
- Giáo viên: Thêm x ở trước và dấu sắc ta được tiếng gì mới?
Học sinh: xuất ð Học sinh ghép vào bảng cài - Đọc lại tiếng - GV ghi bảng: xuất
- Học sinh phân tích tiếng xuất: có x đứng trước, uât đứng sau.
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: sản xuất.
- Học sinh đọc theo: nhóm, cá nhân, lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
 b. Nhận diện vần uyêt
- Giáo viên: vần uyêt được tạo nên từ u, yê và t
- Học sinh thảo luận: So sánh uyêt với uât
+ Giống: Đều kết thúc bằng t và bắt đầu bằng u
+ Khác: uyêt có âm đôi yê ở giữa, uât có âm â ở giữa
- Đánh vần, đọc trơn: cá nhân, cả lớp. 
- HS ghép vần uyêt, tiếng duyệt
- Phân tích tiếng duyệt - Đánh vần , đọc trơn tiếng duyệt
- HS nhìn tranh và rút ra từ : duyệt binh - GV ghi bảng. 
- HS đọc lại: u - yê - tờ - uyêt
 dờ - uyêt - duyêt - nặng -duyệt
 	duyệt binh.
- Cho HS đọc lại vần, tiếng, từ vừa nhận diện xong.
c. Viết bảng con:
* Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: uât, uyêt vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: uât, uyêt.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai
* Tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: xuất, duyệt và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: xuất, duyệt.
- Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : luật giao thông băng tuyết
 	 nghệ thuật 	 tuyệt đẹp
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 HS đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- HS lần lượt phát âm: uât, xuất, sản xuất và uyêt, duyệt, duyệt binh.
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa nhịp đọc cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- HS quan sát tranh minh họa câu ứng dụng, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
- Học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lấy vở tập viết ra và chuẩn bị tư thế ngồi viết bài 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh.
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Đất nước ta tuyệt đẹp. 
- Giáo viên gợi ý, học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Đất nước ta có tên là gì?
+ Trong tranh vẽ cảnh ở đâu trên đất nước ta?
+ Em biết những cảnh đẹp nào trên quê hương ta??
+ Em hãy kể một cảnh đẹp của quê em?
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh đọc lại toàn bài
- Trò chơi “Nhìn tranh đoán từ”
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài sau
- Nhận xét giờ học 
________________________________________________________
TOÁN:	 LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết đọc, viết, so sánh các số tròn chục; bước đầu nhận biết cấu tạo số tròn chục (40 gồm 4 chục và 0 đơn vị)
- Làm các bài tập 1,2,3,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ
 - 3 HS lên bảng làm: 40 . . . 60	 70 . . . 20 	 90 . . . 90
 50 . . . 80	 30 . . . 30 	 20 . . . 50
 - 1 HS đếm các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại 
 	-GV nhận xét - ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1 : ( Hoạt động cá nhân)
- HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ hs yếu
- Gọi HS đọc kết quả của từng phép tính. GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 2: ( Hoạt động nhóm 2)
- HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
- HS đổi chéo bài và kiểm tra lẫn nhau
 - Gọi HS đọc kết quả của bài làm, hs khác nhận xét 
 - GV kết luận, HS chữa bài
Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
Số 70 gồm 7 chục và 0 đơn vị.
Số 50 gồm 5 chục và 0 đơn vị.
Số 80 gồm 8 chục và 0 đơn vị.
Bài 3: ( Hoạt đông cả lớp)
- HS nêu yêu cầu của từng phần trong bài rồi làm bài
 - GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu
 - HS lên bảng chữa bài, hs khác nhận xét 
 - GV nhận xét chung.
Bài 4: (Hoạt động nhóm )
- Hướng dẫn HS cách làm. 
- HS thảo luận theo nhóm 4 rồi làm bài vào vở
- GV đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ
- Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét
Câu a: 20, 50, 70, 80, 90
Câu b: 10, 30, 40, 60, 80
- GV nhận xét chung 
3- Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn lại bài và làm lại các bài bị sai
- Nhận xét giờ học
_________________________________________________________
 Ngày soạn: 01/03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ năm4 /03/ 2010
THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, VẶN MÌNH, BỤNG, TOÀN THÂN VÀ ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI TDPTC ĐIỂM SỐ HÀNG DỌC THEO TỔ VÀ LỚP
(Có GV bộ môn)
__________________________________
TIẾNG VIỆT: 	 BÀI 103: ÔN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Đọc được các vần:, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103 
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 98 đến bài 103
- Nghe hiểu và kể được môt đoạn truyện theo tranh truyện kể: Truyện kể mãi không hết.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng ôn tập trong sách giáo khoa
- Tranh minh họa đoạn thơ ứng dụng
- Tranh minh họa truyện kể: ''Truyện kể mãi không hết''
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: luýnh quýnh, T2: khuỳnh tay, T3: huỳnh huỵch.
- 1 HS lên bảng viết: uỳnh uỵch.
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng: Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây. Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới: 
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên hỏi:
+ Tuần qua chúng ta đã được học những vần gì mới ?
- Học sinh trả lời, giáo viên ghi bảng
- Các học sinh khác bổ sung 
- Giáo viên treo bảng ôn lên bảng, học sinh kiểm tra bổ sung
*Hoạt động 2: Ôn tập 
a. Ôn các vần vừa học
- Học sinh lên bảng, chỉ các chữ vừa học trong tuần 
- Giáo viên đọc vần, học sinh chỉ chữ
- Học sinh tự chỉ chữ và đọc vần 
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
b. Ghép chữ và vần thành tiếng
- Học sinh đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang 
của bảng ôn 
- Học sinh đọc bảng ôn theo: nhóm, cá nhân, cả lớp 
- Giáo viên chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
c. Đọc từ ngữ ứng dụng
- GV gắn các từ ngữ ứng dụng lên bảng: uỷ ban, hoà thuận, luyện tập
- Học sinh đọc các từ ngữ: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Giáo viên giải thích và đọc mẫu
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại
d. Tập viết các từ ngữ ứng dụng 
- Học sinh viết trong vở tập viết từ: hoà thuận, luyện tập theo mẫu
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc
Luyện đọc 
- Học sinh lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn 
- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo: nhóm, bàn, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ cho HS quan sát và hỏi: 
+ Bức tranh vẽ gì?
- Học sinh đọc câu ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh viết tiếp các từ còn lại theo mẫu trong vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Kể chuyện ''Truyện kể mãi không hết''
- Học sinh đọc tên câu chuyện, giáo viên dẫn dắt vào câu chuyện
- Giáo viên kể lại câu chuyện có kèm theo tranh minh họa
- Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài 
- HS đại diện các nhóm lên thi kể, các nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương .
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng ôn , học sinh theo dõi đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 68.
- Nhận xét giờ học.
___________________________
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Biết đặt tính, làm tính, cộng nhẩm số tròn chục, bước đầu biết về tính chất phép cộng, biết giải toán có phép cộng
- Làm các bài tập 1,2 (a), bài 3,4 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng học toán lớp 1, SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1- Kiểm tra bài cũ
 - 3 HS lên bảng, đặt tính rồi tính
 	 20 + 40,	 50 + 30,	 70 +10, 
 - Cả lớp làm bảng con:	 60 + 20
 -GV nhận xét - ghi điểm.
2- Dạy - học bài mới:
 Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân)
 - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài
 - GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
 - Gọi HS đọc kết quả của từng phép tính. GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 2: ( Hoạt động nhóm 2)
 - HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
 - GV theo dõi, giúp đỡ hs yếu
 - HS đổi chéo bài và kiểm tra lẫn nhau
 - Gọi HS đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét 
 - GV kết luận, HS chữa bài
Bài 3: ( Hoạt đông cả lớp)
 - HS đọc bài toán
 - HS tự tóm tắt rồi giải bài toán
Lan hái 	: 20 bông hoa
Mai hái 	: 10 bông hoa
Cả hai bạn hái 	: ? bông hoa
	 Bài giải
Số bông hoa cả hai bạn hái được là:
 20 + 10 = 30 (bông hoa)
 Đáp số: 30 bông hoa
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 - HS lên bảng giải bài toán, HS khác nhận xét 
 - GV nhận xét chung.
Bài 4: Trò chơi " Ai đúng, ai nhanh "
 - GV nêu yêu cầu của trò chơi 
 - HS thảo luận theo nhóm 4 .
 - GV đến từng nhóm quan sát và giúp đỡ nhóm HS còn lúng túng
 - Gọi đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi nhận xét
 - GV nhận xét chung 
3- Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn lại bài và làm lại các bài bị sai
 	 - Nhận xét giờ học.
__________________________________________________________
 Ngày soạn:02 /03/ 2010
 Ngày giảng: Thứ sáu 5 /03/ 2010
TOÁN: TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
A. YÊU CẦU:
- Biết đặt tính, làm tính, trừ nhẩm các số tròn chục, biết giải toán có lời văn
- Làm các bài tập 1,2,3 SGK
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 	Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1-Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS viết vào bảng, đặt tính rồi tính:	 20 + 40,	 50 +30
 - Cả lớp làm bảng con:	 30 + 40
2- Dạy - học bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách trừ các số tròn chục.
 Bước 1:Hướng dẫn HS thao tác trên que tính
 - HS lấy 50 que tính ( mỗi bó 1 chục que tính )
 Hỏi: + 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV viết bảng.
 - Yêu cầu HS bớt đi 20 que tính ( 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính )
 Hỏi : + 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị ?
 GV viết bảng.
 Hỏi: + 50 que tính bớt đi 20 que còn lại bao nhiêu que tính?
Chục
đơn vị
5
-
2
0
0
3
0
Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính
 Hướng dẫn HS thực hiện theo 2 bước:
* Đặt tính:
 - Viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng với cột chục, đơn vị thẳng vôứi đơn vị
 50
 -
 20
 - Viết dấu + giữa 2 số.
 - Kẻ vạch ngang thay cho dấu bằng.
* Tính (từ phải sang trái )
 50 * 0 trừ 0 bằng 0, viết 0.
 + * 5 cộng 2 bằng 3, viết 3.
 20
 30
Vậy : 50 - 20 = 30.
 - Gọi HS nhắc lại cách tính.
* Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân)
 - HS tự nêu yêu cầu rồi tự làm bài
 - GV quan sát và giúp đỡ hs yếu
 - Gọi hs đọc kết quả của từng phép tính. GV nhận xét sửa sai cho HS
Bài 2: ( Hoạt động nhóm 2)
 - HS nêu yêu cầu của bài rồi làm bài
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 - HS đổi chéo bài và kiểm tra lẫn nhau
 - Gọi hs đọc kết quả của bài làm, HS khác nhận xét 
 - GV kết luận, HS chữa bài
40 - 30 = 10; 	80 - 40 = 40
70 - 20 = 50; 	 90 - 60 = 30
90 - 10 = 80 ; 	50 - 50 = 0
Bài 3: ( Hoạt đông cả lớp)
 - HS đọc bài toán
 - HS đọc thầm và phân tích bài toán
 - 1HS lên bảng giải, cả lớp giải vào vở.
 - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu
 - HS khác nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
 - GV nhận xét chung.
Bài 4: Trò chơi "Ai đúng, ai nhanh "
 - GV nêu yêu cầu của trò chơi
 - Các tổ thảo luận và cử đại diện lên chơi
 - HS lên chơi, các HS khác ở dưới cổ vũ
 - GV nhận xét tuyên dương
3- Củng cố, dặn dò:
 - Về nhà ôn lại bài, làm bài trong VBT toán.
 - Nhận xét giờ học.
________________________________ 
 TIÃÚNG VIÃÛT: TÁÛP VIÃÚT TUÁÖN 20
 A. YÊU CẦU:
- Giuïp H viãút âæåüc caïc tæì: saïch giaïo khoa, hê hoaïy. . .
- H viãút âuïng máùu chæî, neït trån, âãöu. 
- Trçnh baìy âeûp.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bäü chæî máùu.
- H coï våí táûp viãút.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiãøm tra baìi cuî:
	- Hoüc sinh âoüc caïc tæì: con vët thåìi tiãút
	 chim cuït neït chæî 
	2. Daûy - hoüc baìi måïi: 
 * Hoaût âäüng 1: Giåïi thiãûu baìi 
- Giaïo viãn cho hoüc sinh quan saït chæî máùu vaì giåïi thiãûu
- Cho hoüc sinh âoüc laûi caïc tæì cáön viãút 
+ Khoaíng caïch giæîa caïc tiãúng viãút nhæ thãú naìo ?
* Hoaût âäüng 2: Luyãûn viãút
+ Hoüc sinh luyãûn viãút trãn baíng con
- Giaïo viãn viãút máùu tæìng tæì vaì noïi caïch âàût buït vaì kãút thuïc 
- Hoüc sinh viãút láön læåüt tæìng tæì vaìo baíng con.
 - GV nháûn xeït, sæía sai cho hoüc sinh 
+ Hæåïng dáùn hoüc sinh viãút trong våí táûp viãút.
- Giaïo viãn viãút máùu tæìng doìng, hoüc sinh viãút láön læåüt tæìng doìng theo máùu trong våí táûp viãút.
- Giaïo viãn quan saït, giuïp âåî hoüc sinh viãút cháûm 
- Giaïo viãn cháúm vaì nháûn xeït.
3. Cuíng cäú, dàûn doì: 
- Vãö nhaì táûp viãút vaìo baíng con nhiãöu láön.
- Nháûn xeït giåì hoüc.
TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 21
 A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các chữ: hoà bình, hí hoáy, khoẻ khoắn,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, Tập hai.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết của học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Dạy - học bài mới: 
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
hoà bình, hí hoáy, khoẻ khoắn
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
- Học sinh viết trong vở tập viết.
- Học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
2. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
 SINH HOẠT: SINH HOAÛT SAO
 A. YÊU CẦU:
- Hoüc sinh thuäüc mä hçnh sinh hoaût sao tæû quaín.
- Giaïo duûc hoüc sinh yï thæïc tæû quaín.
- Sinh hoạt văn nghệ.
B. CHUẨN BỊ:
- Sân bãi.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Hoaût âäüng 1: Hoüc sinh sinh hoaût sao theo mä hçnh tæû quaín
- Hoüc sinh nhàõc laûi caïc bæåïc sinh hoaût sao
- Hoüc sinh thæûc hiãûn quy trçnh sinh hoaût sao tæû quaín
- Giaïo viãn quan saït, giuïp âåî hoüc sinh coìn luïng tuïng 
- Giaïo viãn nháûn xeït, tuyãn dæång
* Hoaût âäüng 2: Chåi troì chåi HS thêch
- Hoüc sinh choün troì chåi.
- GV âiãöu khiãøn, hoüc sinh thæûc hiãûn troì chåi.
- Giaïo viãn nháûn xeït, tuyãn dæång.
* Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ
- HS hát cá nhân, tập thể.
- Nháûn xeït giåì hoüc.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 24.doc