Giáo án Lớp 1 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

- Đọc: Đọc đúng nhanh được cả bài Bàn tay mẹ. Đọc đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng, xương xương Ngắt nghỉ hơi sau dấu hai chấm, dấu phẩy.

- Ôn các vần am, at. Học sinh tìm được tiếng có vần an trong bài. Nhìn tranh nói câu chứa tiếng có vần an, at.

- Hiểu: Hiển nội dung bài: Tình cảm của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý biết ơn mẹ.

- Học sinh chủ động nói theo chủ đề: trả lời câu hỏi theo tranh.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.

- Học sinh: Bộ chữ.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 39 trang Người đăng honganh Lượt xem 1254Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- 50 Gồm mấy chục, mấy đơn vị?
- So sánh các số:
50 40 90 70
70 70 10 40
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập. 
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên cho học sinh thi đua.
Bài 2: Dựa vào mẫu.
- Giáo viên có thể sử dụng các vó chục que tính để học sinh nhận ra “cấu tạo” của các số tròn chục.
Bài 3: Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm bài rồi sửa bài.
Bài 2: Hướng dẫn học sinh nêu cách làm bài.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Cộng các số tròn chục.
Hát
- Gồm 5 chục, O đơn vị.
- Học sinh làm bảng con.
- Nối nhanh, nối đúng.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh tự làm, sửa bài.
- Ví dụ: Số 40 gồm 4 chục và 0 đơn vị.
- Học sinh làm bài.
- Sửa bài.
- Học sinh nêu yêu cầu phần a. Viết số bé nhất vào ô trống. Phần b. phải viết số lớn nhất vào ô trống đầu tiên.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 24:	 BÀI THỂ DỤC – ĐHĐN
I. Mục tiêu: 
Học động tác điều hòa. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp. Yêu cầu điểm số đúng số, rõ ràng.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng vỗ tay.
- Trò chơi.
1’ – 2’
1’
1’-2’
- Học sinh xếp 4 hàng dọc quay thành hàng ngang.
- Học sinh hát.
Cơ bản
- Động tác điều hòa.
- Giáo viên nêu tên động tác.
- Giáo viên làm mẫu, giải thích.
- Chú ý: Động tác điều hòa cần thực hiện chậm, thả lỏng tay chân.
- Ôn toàn bài thể dục đã học.
- Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp.
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
- Trò chơi.
1 – 2l
2x8 nhịp
2l
3 – 4’
- Học sinh dãn hàng
- Học sinh tập theo.
- Giáo viên điều khiển 1 lần.
- Nhảy đúng, nhảy nhanh.
Kết thúc
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Đi thường thả lỏng.
- Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét, giao bài tập về nhà.
1 – 2’
2-3’
1 - 2’
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Âm Nhạc
	 	 Bài 24: HỌC HÁT BÀI QUẢ
Nhạc và lời: Xanh Xanh	
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 25 tháng 02 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: CÁI BỐNG (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Cái Bống. Đọc đúng các từ ngữ: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng. Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ. Đọc thuộc lòng bài đồng dao.
Ôn các tiếng có vần anh, ach. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần anh, ach.
Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Bống là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ, các em cần biết học tập bạn Bống. Hiểu nghĩa các từ ngữ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ?
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc cả bài: Bàn tay mẹ.
Bàn tay mẹ đã làm gì cho chị em Bình?
Tìm câu văn diễn tả tình cảm của Bình đối với mẹ?
Vì sao Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ?
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Giáo viên treo tranh và hỏi tranh vẽ gì?
- Giáo viên ghi tựa bài.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh luyện đọc, tìm hiểu nội dung bài.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
- Luyện các tiếng, từ ngữ: bống bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng.
- Giáo viên ghi các từ lên bảng.
- Giáo viên giải nghĩa từ: đường trơn, mưa ròng, gánh đỡ.
- Luyện đọc câu:
Giáo viên cho đọc từng câu.
- Luyện đọc đoạn, bài:
Thi đua đọc.
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Ôn lại các vần anh, ach, tìm nhanh tiếng câu có vần đó.
- Phương pháp: Luyện tập – thực hành.
a. Tìm tiếng trong bài có vần anh, ach.
- Giáo viên cho học sinh tìm tiếng.
b. Thi nói câu chứa tiếng có vần anh, ach.
- Giáo viên cho học sinh quan sát.
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm. Giáo viên làm trọng tài. Gọi liên tục 1 nhóm nói tiếng có vần anh, một nhóm vần ach
- Giáo viên tổng kết, tuyên dương.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- 1 - 3 Học sinh đọc và trả lời 1 câu hỏi. 
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc 3 – 5 em, ĐT phân tích tiếng khó.
- Đọc nối tiếp CN – ĐT giữa các tổ.
- Mỗi tổ cử 1 bạn.
- Học sinh chấm điểm.
- Học sinh tìm tiếng: gánh, phân tích tiếng.
- Học sinh đọc câu mẫu.
- Học sinh thi đua tìm câu. 
- 1 Câu thắng được 1 điểm.
Tiết 2: 	Môn:	 Tập Đọc
	 	 Bài: CÁI BỐNG (Tiết 2)
	I. MỤC TIÊU:
Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài: Cái Bống. Đọc đúng các từ ngữ: bông bang, khéo sảy, khéo sàng, mưa ròng. Ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng thơ. Đọc thuộc lòng bài đồng dao.
Ôn các tiếng có vần anh, ach. Học sinh tìm được tiếng có vần trong bài. Nói được câu chứa tiếng có vần anh, ach.
Hiểu: Học sinh hiểu nội dung bài: Bống là một cô bé ngoan ngoãn, chăm chỉ, luôn biết giúp đỡ mẹ, các em cần biết học tập bạn Bống. Hiểu nghĩa các từ ngữ: đường trơn, gánh đỡ, mưa ròng.
Học sinh chủ động nói theo đề tài: Ở nhà em làm gì giúp bố mẹ?
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh minh họa bài tập đọc, luyện nói trong SGK, bộ chữ.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bộ chữ.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Tìm hiểu bài đọc và luyện nói.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
a. Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 2 câu đầu.
Bống đã làm gì giúp mẹ nấu cơm?
- Giáo viên cho đọc 2 câu cuối.
Bống làm gì khi mẹ đi chợ về?
- Giáo viên cho học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
b. Học sinh thuộc lòng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thầm, xoá dần các chữ. Giáo viên chỉ giữ lại tiếng đầu dòng.
- Giáo viên cho một số em đọc.
c. Luyện nói:
- Đề tài: Ở nhà em làm gì giúp mẹ.
- Giáo viên treo tranh và hỏi:
Tranh vẽ cảnh gì?
- Giáo viên ghi mẫu.
Ở nhà bạn làm gì giúp đỡ bố, mẹ?
 - Giáo viên yêu cầu học sinh hỏi đáp theo tranh. Hỏi đáp theo cách các em nghĩ ra.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố: 
- Giáo viên cho 1 học sinh đọc thuộc lòng.
- Giáo viên khen những em học tốt.
- Dặn dò về nhà đọc toàn bài.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Vẽ ngựa.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh: Bống sảy, sàng gạo.
- Bống gánh, đỡ mẹ.
- 2 – 3 Em CN – ĐT.
- Học sinh đọc thầm, học thuộc bài đồng dao.
- Học sinh đọc thuộc.
- Em tự đánh răng, rửa mặt.
- 2 Bạn: Thực hiện 2 câu.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 91:	 CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Bước đầu giúp học sinh biết cộng một số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100 (đặt tính, thực hiện phép tính).
Kĩ năng: Tập cộng nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục (trong phạm vi 100).
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó, mỗi bó có một chục que tính.
Học sinh: Các bó que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Luyện tập.
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giới thiệu cách cộng các số tròn chục (theo cột dọc).
- Phương pháp: trực quan – Đàm thoại.
Bước 1: Hướng dẫn thao tác trên que tính.
- Giáo viên yêu cầu lấu 30 que tính (3 bó).
Chục
Đơn vị
3
2
5
0
0
0
Bước 2: Hướng dẫn làm tính cộng.
- Giáo viên hướng dẫn thực hiện 2 bước.
Đặt tính: Viết 30 rồi viết 20 cho thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột đơn vị.
Tính (từ phải sang trái).
- 0 Cộng 0 bằng 0, viết 0.
- 3 Cộng 2 bằng 5, viết 5.
- Giáo viên cho vài học sinh nêu lại cách cộng.
Hoạt động 2:
- Mục tiêu: Thực hành, rèn tính chính xác.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh tự làm bài.
Bài 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh cộng nhẩm một số tròn chục.
- Giáo viên hướng dẫn sửa bài.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề toán.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
- Học sinh nhận biết 30 có 3 chục và 0 đơn vị.
- Học sinh lấy tiếp 20 que tính, 2 bó chục xếp dưới 3 bó que tính trên.
- Gộp lại ta được 5 bó và 0 que rời, viết 5 ở cột chục, o ở cột đơn vị.
+
30
20
50
- Vậy 30 + 20 = 50.
- 20 + 30.
- Nhẩm: 2 chục + 3 chục = 5 chục.
- Vậy 20 + 30 = 50.
- Học sinh đọc đề bài toán và tự giải bài toán.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Thủ Công
	 Bài 18: KẺ CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Kẻ được đoạn thẳng.
Kĩ năng: Học sinh biết kẻ các đoạn thẳng cách đều.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình mẫu vẽ các đoạn thẳng cách đều.
Học sinh: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Quan sát.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên ghim hình vẽ mẫu.
- Định hướng cho học sinh quan sát đoạn thẳng AB và nhận xét hai đầu đoạn thẳng.
- 2 Đoạn thẳng AB và CD cách đều nhau mấy ô?
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn cách kẻ đoạn thẳng.
Lấy 2 điểm A, B bất kỳ trên cùng 1 dòng kẻ ngang.
Đặt thước kẻ qua 2 điểm A, B.
Dùng bút vạch nối 2 điểm A, B được đoạn thẳng AB.
- Hướng dẫn kẻ đoạn thẳng cách đều.
Từ điểm A và điểm B cùng đếm xuống phía dưới 2 hay 3 ô tùy ý đánh dấu điểm C, D. Sau đó nối C, D ta được đoạn thẳng CD.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh sử dụng và sử dụng thành thạo các dụng cụ.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị giấy màu.
Hát
- Học sinh quan sát.
- 2 Ô.
- Học sinh quan sát mẫu.
A. B.
A. B.
C. D.
- Học sinh thực hành trên tờ giấy vở kẻ ô.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ năm ngày 26 tháng 02 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài:	 TÔ CHỮ HOA D
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Tô đúng và đẹp chữ hoa D Đ.
Kĩ năng: Viết đúng đẹp các vần anh, ach. Các từ ngữ: gánh đỡ, sạch sẽ. Yêu cầu viết theo kiểu chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
Thái độ: Giáo dục học sinh rèn chữ, giữ vở.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chữ mẫu, các vần và từ ngữ.
Học sinh: Vở tập viết.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên gọi vài em lên bảng viết: bàn tay, hạt thóc, bảng lớp.
- Giáo viên chấm vở 1 số học sinh và nêu nhận xét bài chữ C hoa.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Tô chữ hoa D Đ, nắm cấu tạo nét.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tô chữ D Đ.
- Mục tiêu: Quan sát và tập tô chữ D Đ hoa.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên đưa chữ D Đ và hỏi Chữ D Đ gồm những nét nào?
- Giáo viên đưa chữ mẫu:
D D D
Đ Đ Đ
- Giáo viên vừa tô vừa nói: Chữ D hoa có nét thẳng nghiêng và nét cong phải kéo từ dưới lên.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng con.
- Giáo viên giới thiệu chữ hoa Đ cách viết như chữ hoa D. Sau đó lia bút lên đường kẻ ngang giữa viết nét thẳng ngang đi qua nét thẳng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- Mục tiêu: Rèn viết đúng độ cao, khoảng cách.
- Phương pháp: Thực hành – Luyện tập.
- Giáo viên đưa bảng phụ viết sẵn các từ ngữ ứng dụng.
anh ach
gánh đỡ
sạch sẽ
- Giáo viên cho viết bảng con.
- Giáo viên nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vở.
- Mục tiêu: Học sinh thực hành viết vở đều đẹp.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên gọi 1 vài học sinh nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Giáo viên cho viết vở.
- Giáo viên thu vở chấm và sửa bài một số lỗi.
4. Củng cố.
- Gọi học sinh tìm tiếng có vần anh, ach.
- Khen những em có tiến bộ và viết đẹp.
- Dặn dò học sinh về nhà luyện viết.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Tô chữ E, Ê.
Hát
- 1 – 2 Học sinh viết bảng lớp. 
- Cả lớp viết bảng con.
- Nét thẳng, nét cong phải từ dưới kéo lên.
- Học sinh viết bảng con.
D D
- Học sinh đọc các vần và từ ngữ giáo viên viết trên bảng CN - ĐT.
- Phân tích tiếng có chứa vần anh, ach.
- Học sinh nhắc lại cách nối các con chữ, cách đưa bút.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nêu.
- Học sinh thực hành viết vở tập viết.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 2: 	Môn:	 Chính Tả
	 Bài:	 CÁI BỐNG
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nghe, viết đúng và đẹp bài Cái Bống.
Kĩ năng: Điền đúng vần anh, ach, chữ ng hay ngh. Viết đúng cự li, tốc độ, các chữ đều và đẹp.
Thái độ: Giáo dục học sinh viết sạch, đẹp, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Bảng phụ đã chép bài Cái Bống.
Học sinh: Bộ chữ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
- Giáo viên gọi một số em lên viết các từ ngữ: nhà ga, cái ghế, con gà, ghê sợ.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Cái Bống.
- Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe viết.
- Mục tiêu: Luyện đọc viết từ khó.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên treo bảng phụ có viết bài.
- Giáo viên tìm tiếng khó trong bài.
- Giáo viên ghi bảng tiếng khó.
- Giáo viên sửa sai.
- Học sinh đọc bài chính tả, chú ý cách trình bày thể thơ lục bát.
- Giáo viên đọc lại toàn bài.
- Giáo viên thu vở và chấm bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Mục tiêu: Điền đúng, chính xác.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Bài tập 2: Điền vần anh hay ach.
Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
Giáo viên cho học sinh làm miệng.
- Bài tập 3: Điền chữ ng hay ngh.
Giáo viên cho tiến hành tương tự bài 2.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4. Củng cố:
- Khen học sinh viết chữ đẹp.
- Dặn dò học sinh học thuộc lòng các qui tắc chính tả.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài.
Hát
- Học sinh viết bảng lớp.
- 3 – 5 Học sinh đọc bài trên bảng.
- Học sinh tìm tiếng khó.
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh nghe và chép vào vở.
- Học sinh soát lỗi và ghi lỗi ra lề.
- Học sinh quan sát tranh.
- Học sinh: hộp sách, túi xách tay.
- Học sinh lên bảng điền.
- Cả lớp làm VBT.
- Học sinh đọc từ.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn: 	 Toán
	 	 Bài 92: 	 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh củng cố lại cách cộng (đặt tính, tính) và cộng nhẩm các số tròn chục (trong phạm vi 100). Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng, về giải toán.
Kĩ năng: Học sinh biết thực hiện các dạng toán đã học.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
- Nêu cách đặt tính?
40 +30
- Thực hiện tính?
- Tính nhanh:
20 + 40 = 
10 + 50 =
50 + 40 =
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm lần lượt các bài tập.
Bài 1: Hướng dẫn để học sinh tự làm bài.
- Lưu ý học sinh các chữ số phải viết sao cho thẳng cột chục với chục, đơn vị thẳng với đơn vị.
- Giáo viên sửa bài.
Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài lần lượt theo các phần a, b.
a. Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
b. Lưu ý phải viết kết quả phép tính kèm theo “cm”.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh tự nêu đề toán, tự tóm tắt rồi giải.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh thi đua nối nhanh.
- Giáo viên ghi bài lên bảng lớp.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Bài Trừ các số tròn chục.
Hát
- Học sinh nói và làm.
+
40
30
- Học sinh thực hiện làm tính.
- Học sinh đặt tính và tính.
- Học sinh làm bài, sửa bài.
- Phần a lưu ý tính chất của phép cộng.
30 + 20 = 50
20 + 30 = 50
- Học sinh tóm tắt:
Lan hái: 20 bông.
Mai hái: 10 bông
Cả hai bạn:  bông
Bài giải:
Cả hai bạn hái được:
20 + 10 = 30 (bông)
Đáp số: 30 bông
- Chia làm 2 đội A, B.
- Thi đua nối nhanh, đúng sẽ thắng.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 24: CÂY GỖ
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cây gỗ và nơi sống của chúng.
Kĩ năng: Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ. Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ.
Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức chăm sóc các cây cối, không bẻ cành, ngắt lá.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK.
Học sinh: SGK – VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ: Cây hoa. 
- Kể tên cá bộ phận của cây hoa?
- Hoa được dùng làm gì?
- Em biết những loại hoa nào? Màu sắc gì?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: 
- Giới thiệu bài: Cây gỗ. Giáo viên ghi bảng.
Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ.
- Mục tiêu: Biết kể được các bộ phận chính, đặc điểm của cây gỗ.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh quan sát cây ở sân trường và chỉ xem cây nào là cây gỗ, tên cây đó là gì?
- Em hãy chỉ đâu là thân, lá?
- Em có thấy rễ không?
- Thân cây có đặc điểm gì khác so với cây rau và hoa? 
à Giáo viên kết luận: Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá, hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán tỏa bóng mát.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
- Mục tiêu: Kể tên một số cây gỗ, nêu ích lợi.
- Phương pháp: Thảo luận – Quan sát.
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bài 24 SGK.
- Giáo viên yêu cầu quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi trong SGK.
Bước 2: 
- Giáo viên gọi học sinh trả lời các câu hỏi sau:
Cây gỗ được trồng ở đâu?
Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở đia phương?
à Giáo viên kết luận: Cây gỗ trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao có tác dụng giữ đất, chắn gió, tỏa bóng mát. Vì vậy cây gỗ được trồng nhiều thành rừng.
4. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Con cá.
Hát
- Học sinh quan sát và nói tên: Cây bàng cây phượng.
- Học sinh nêu phần quan sát của mình.
- Học sinh mở sách.
- Học sinh thảo luận nhóm 2 bạn theo SGK.
- Học sinh hoạt động chung cả lớp.
- Bạn bổ sung.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Thứ sáu ngày 27 tháng 02 năm 2004 
 	Môn:	 Tập Đọc
 	 Bài:	 VẼ NGỰA (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Đọc: Học sinh đọc đúng, nhanh được cả bài Vẽ Ngựa. Đọc đúng các từ ngữ: sao, bao giờ, bức tranh. Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, phẩy.
Ôn các tiếng có vần ua, ưa: Học sinh tìm được tiếng có vần ưa trong bài. Tìm được tiếng có vần ua, ưa ngoài bài.
Hiểu: Học sinh hiểu được nội dung bài. Bé vẽ ngựa kh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24.doc