Giáo án lớp 1 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Châu Loan - Trường Tiểu học Đức Yên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc được oanh, doanh trại, oach, thu hoạch; từ và câu ứng dụng trong bài.

- Viết được oanh, doanh trại, oach, thu hoạch

- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ thực hành

- Tranh minh hoạ, vật mẫu

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ

- Học sinh chơi trò chơi “ Tìm chữ bị mất”

kêu t.áng khua kh.ắng

gió th.ảng l . quăng

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 23 - Nguyễn Thị Châu Loan - Trường Tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đạt
	- Biết dùng thước có chia vạch từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm.
Bài tập cần làm:Bài1,2,3.HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập VBT
II. Đồ dùng dạy - học
	Thước kẻ có vạch chia cm
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
	Giải bài toán theo tóm tắt sau:
	Có	: 15 quyển vở
	Mua thêm	: 4 quyển vở
	Có tất cả	:  quyển vở
	- 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy - học bài mới
1, Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước 
	Ví dụ: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm
	- Đặt thước lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4
	- Dùng bút nối điểm 0 với điểm ở vạch 4 thẳng theo mép thước
	- Nhấc thước ra, viết điểm A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4cm
	- Yêu cầu học sinh nhắc lại
2, Thực hành 
Bài 1: 
Học sinh nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm
	- Học sinh vẽ đoạn thẳng, sử dụng các chữ in hoa đặt tên đoạn thẳng
	- Giáo viên quan sat, giúp đỡ học sinh
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: giải bài toán theo tóm tắt sau
	- Học sinh đọc tóm tắt, nêu bài toán, tự giải
	- 1 học sinh làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào giấy nháp
	- Cả lớp, giáo viên nhận xét, chữa bài
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
5 + 3 = 8 (cm)
Đáp số: 8 cm
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu: Vẽ đoạn thẳng AB, BC có đọ dài nêu trong BT2
	- Học sinh nhắc lại: đoạn thẳng AB dài 5 cm
	đoạn thẳng BC dài 3 cm
	- Giáo viên: đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC có điểm nào chung?
	- Học sinh vẽ
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm 4
	- Giáo viên chữa bài, nhận xét, khen ngợi các nhóm.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
	- Học sinh vẽ độa thẳng dài 10 cm vào bảng con
	- Giáo viên nhận xét giờ học
Thứ 3 ngày 15 tháng 02 năm 2009
Thể dục
Bài thể dục - Trò chơi
I. yêu cầu cần đạt
	- Học động phối hợp. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng
	- Ôn trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện
	- Vệ sinh bãi tập sạch sẽ
	- Chuẩn bị còi, kẻ sân chơi
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
1. Phần mở đầu 
	- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
	- Các tổ báo cáo sĩ số, lớp trưởng báo cáo
	- Học sinh chơi “Chạy tiếp sức”
2. Phần cơ bản 
* Động tác “phối hợp”
	- Giáo viên nêu tên, làm mẫu
Nhịp 1: Bước chân trái ra, khuỵu gối, hai tay chống hông, người thẳng, mắt nhìn ra phía trước.
Nhịp 2: Rút chân trái về, cúi người, chân thẳng, hai bàn tay hướng vào mu hai bàn chân, mắt nhìn theo tay
Nhịp 3: Đứng thẳng, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, mặt hướng phía trước
Nhịp 4: Về TTCB
Nhịp 5, 6, 7, 8: Như trên nhưng ở nhịp 5 bước chân phải ra trước
	- Học sinh làm theo, giáo viên sửa sai cho học sinh
	- Giáo viên hô nhịp, học sinh tập
* Ôn 6 động tác đã học
* Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số: 2 - 3 lần
* Trò chơi : “Nhảy đúng, nhảy nhanh
	- Học sinh chơi theo tổ
	- Giáo viên nhận xét
3. Phần kết thúc 
	- Đi thường: 3 hàng dọc và hát
	- Giáo viên nhận xét tiết học
-----------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt
	- Có kĩ năng đọc, viết, đếm các số đến 20; biết cộng trong phạm vi các số đến 20.
 - Giải toán có lời văn.
 Bài tập cần làm:Bài1,2,3,4 .HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập VBT.
II. Đồ dùng dạy học
	- Băng giấy (BT2)
	- bảng phụ
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
	- Yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng dài 12 cm vào bảng con
	- 1 học sinh vẽ bảng lớp
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy - học bài mới
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong VBT
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh nêu cách viết các số: theo thứ tự tăng dần
- Học sinh làm vào VBT, một học sinh làm bảng lớp
- Giáo viên nhận xét
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng
Bài 2: Số?
	- Học sinh nêu yêu cầu: điền số thích hợp vào ô trống
	- Học sinh nêu cách làm: thực hiện phép tính và ghi kết quả vào ô trống và tiếp tục như thế cho đến hết
	- Học sinh làm bài vào phiếu bài tập
	- Giáo viên tổ chức trò chơi “Điền tính tiếp sức”
	- Học sinh nhận xét, đọc lại kết quả
Bài 3: Học sinh đọc bài toán
	- Học sinh nêu tóm tắt, giáo viên viết bảng
Tóm tắt
Cô giáo mua	: 15 quả bóng đỏ
Và	: 3 quả bóng xanh
Tất cả có	: . quả bóng?
	- Học sinh giải vào giấy nháp
	- 1 học sinh làm vào bảng lớp
	- Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài
Bài giải
Cô giáo mua tất cả số quả bóng là:
15 + 3 = 18 (quả bóng)
Đáp số: 18 quả bóng
Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống	
	- Giáo viên viết nội dung bài tập lên bảng
	- Yêu cầu học sinh nêu cách làm
	- Gọi học sinh làm mẫu trên bảng
	- Học sinh làm vào vở bài tập
	- Học sinh điền số tiếp sức
	- Giáo viên nhận xét, sửa bài
Bài 5: Vẽ đoạn thẳng dài 6 cm
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh vẽ vào bảng con, giáo viên nhận xét
- Học sinh làm vào vở bài tập
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Giáo viên dặn học sinh về nhà luyện tập thêm
---------------------------------------
Học vần
Bài 96: oat - oăt
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc được oat, oăt, họat hình, loắt choăt, các từ ngữ,câu ứng dụng.
 - HS viết được oat, oăt, họat hình, loắt choăt
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề Phim hoạt hình
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ, vật thật: quạt giấy, quả khô
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- Học sinh chơi trò chơi “ Tìm chữ bị mất”
d. trại	kế h ..	đ . đ ..
l  quanh	l . x .	ngã h.
mới t 	k  bánh	
 -Học sinh đọc các từ trên bảng
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: oat - oăt
	Học sinh đọc oat - oăt
b, Dạy vần 
oat
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần oat gồm o, a và t
- Học sinh so sánh oat và oanh
	- Học sinh trả lời và ghép vần oat vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: oat
	- Học sinh đánh vần: o-a-tờ-oat; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh ghép tiếng hoạt
- Học sinh phân tích tiếng hoạt
- Học sinh đánh vần: hờ-oat-hoat-nặng-hoạt. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá hoạt hình – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	o-a-tờ-oat
hờ-oat-hoat-nặng-hoạt 
hoạt hình
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu oat, hoạt hình vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
oăt
Quy trình tương tự
	- Vần oăt gồm: o, a và t
- So sánh oăt và oat
- Đánh vần và đọc trơn
	o-ă-tờ-oăt
	chờ-oăt-choăt-sắc-choắt
	loắt choắt
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	lưu loát	chỗ ngoặt
	đoạt giải	nhọn hoắt
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
* Luyện đọc
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng
Thoắt một cái, Sóc Bông đã leo lên ngọn cây. Đó là chú bé hoạt bát nhất của cánh rừng.
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng - Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: oat, hoạt hình, oăt, loắt choắt
	- Học sinh viết vào vở tập viết
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Giáo viên treo tranh minh hoạ
- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Phim hoạt hình
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi:
Em thấy cảnh gì trong tranh?
Trong cảnh đó em thấy những gì?
Có ai ở trong cảnh, họ đang làm gì?
Nói về bộ phim hoạt hình em đã xem?
- Học sinh trình bày trước lớp
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
3. Củng cố, dặn dò
	- Giáo viên chỉ bảng học sinh đọc lại bài.
	- Học sinh thi tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài
Thứ 4 ngày 18 tháng 02 năm 2009
Học vần
Bài 97: Ôn tập
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 91- 97
 - HS viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 91- 97
- Nghe, hiểu và kể lại được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chú gà trống khôn ngoan
- HS khá giỏi: kể lại được 2-3 đoạn truyện theo tranh
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết bảng con: chỗ ngoặt, lưu loát, đoạt giải, nhọn hoắt
- 1 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Dạy - học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	- Giáo viên giới thiệu khung đầu bài
	- Học sinh kể tên các vần đã học. Giáo viên ghi lên góc bảng
	- Giáo viên giới thiệu bài, gắn bảng ôn
b, Ôn tập
* Các vần đã học
	Học sinh lên bảng chỉ các vần vừa học
	- Giáo viên đọc âm học sinh chỉ chữ
	- Học sinh chỉ chữ và đọc âm
* Ghép âm thành vần
	- Học sinh ghép âm ở cột dọc với âm ở các dòng ngang
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm - giải nghĩa từ
* Đọc từ ngữ ứng dụng: 
	khoa học	ngoan ngoãn	khai hoang
	- Học sinh đọc các từ ngữ ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm và giải thích một số từ ngữ
	- Học sinh tìm tiếng chứa các vần trên
* Viết
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh qui trình viết
- Học sinh viết bảng con
- Giáo viên giúp đỡ học sinh viết, lưu ý cỡ chữ, vị trí dấu thanh, chỗ nối và khoảng cách giữa các chữ.
- Giáo viên nhận xét
Tiết 2
c, Luyện tập
* Luyện đọc
- Học sinh nhắc lại bài ôn ở tiết 1
- Học sinh lần lượt đọc bảng ôn, từ ứng dụng
- Giáo viên chỉnh sửa phát âm
 Đọc câu ứng dụng
	- Giáo viên giới thiệu tranh – học sinh nhận xét
	- Giáo viên giới thiệu câu thơ ứng dụng
	- Học sinh đọc câu ứng dụng. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
	Hoa đào ưa rét
	Lấm tấm mưa bay
	Hoa mai chỉ say
	Nắng pha chút gió
	Hoa đào thắm đỏ
	Hoa mai dát vàng
	- Giáo viên đọc mẫu - học sinh đọc
* Luyện viết 
	- Học sinh viết vào vở tập viết 
	- Giáo viên quan sát, giúp đỡ thêm
* Kể chuyện: Chú Gà trống khôn ngoan
Giáo viên giới thiệu câu chuyện: Chú Gà trống khôn ngoan
- Học sinh đọc tên câu chuyện
- Giáo viên kể chuyện kết hợp tranh minh hoạ
- Giáo viên kể chuyện kết hợp hỏi học sinh
Con Cáo nhìn lên cây và thấy gì?
Con Cáo nói gì với gà trống?
Gà trống nói gì với Cáo?
Nghe Gà trống nói xong Cáo đã làm gì? Vì sao Cáo lại như vậy?
- Học sinh thảo luận nhóm 4, kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện giữa đại diện các nhóm.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong VBT
3. Củng cố 
- Giáo viên chỉ bảng ôn, học sinh đọc lại
- Học sinh tìm tiếng chứa các vần đã học
- Giáo viên nhận xét giờ học. Dặn học sinh về nhà học bài và kể chuyện cho người thân nghe.
-----------------------------------------
Toán
Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt
	 - Thực hiện được cộng, trừ nhẩm, so sánh các số dến 20
 - Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Biết giải bài toán có nội dung hình học. Bài tập cần làm: Bài1, 2, 3, 4. HS khá giỏi hoàn thành tất cả các bài tập VBT
II. Đồ dùng dạy học
	- Băng giấy 
	- bảng phụ
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
	- Yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào vở nháp
12
4
1
7
5
2
0
16
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy - học bài mới 
* Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong VBT
Bài 1: Tính
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Học sinh nêu cách làm bài
- Học sinh làm vào VBT
- 4 học sinh làm bài a, 3 học sinh làm bài b
- Giáo viên nhận xét
- Gọi học sinh đọc bài trên bảng
a, 11 + 8 = 19	14 + 2 = 16	7 + 3 = 10	12 + 5 = 17
 19 - 8 - 11	16 - 2 = 14	10 - 3 = 7	17 - 5 = 12
b, 12 + 3 - 2 = 13	18 - 4 - 1 = 13	15 - 5 + 7 = 10
Bài 2:
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập, làm bài
	- Học sinh làm bài vào vở bài tập
	- Giáo viên gọi 2 học sinh thi khoanh nhanh, khoanh đúng
	- Học sinh nhận xét, đọc lại kết quả
a, Khoanh vào số bé nhất: 16, 12, 10, 18
b, Khoanh vào số lớn nhất: 15, 11, 17, 14
Bài 3: Gọi học sinh đọc bài
	- Học sinh thực hành đo theo nhóm 2 và ghi kết quả vào giấy nháp
	- Gọi đại diện nhóm đọc kết quả
	- Giáo viên nhận xét
Bài 4: Học sinh đọc bài toán
	- Học sinh nêu tóm tắt, giáo viên viết bảng
Tóm tắt
Tổ 1 trồng	: 10 cây
Tổ 2 trồng	: 8 cây
Tất cả có	: .cây?
	- Học sinh giải vào giấy nháp
	- 1 học sinh làm vào bảng lớp
	- Giáo viên và cả lớp nhận xét, chữa bài
Bài giải
Cả hai tổ trồng được số cây là:
10 + 8 = 18 (cây)
Đáp số: 18 cây
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Giáo viên dặn học sinh về nhà luyện tập thêm
-----------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Cây hoa
I. yêu cầu cần đat
	- Nêu tên và nêu lợi ích của 1 số cây hoa. Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của cây hoa.
- Kể về 1 số cây hoa theo mùa: ích lợi, màu sắc, hương thơm.
- Kĩ năng sống : + Kĩ năng tư duy phê phán : hành vi bẻ cây, hái hoa nơi công cộng
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cây hoa
II. Đồ dùng dạy học
	- Vật mẫu: cây hoa
	- Khăn bịt mặt, tranh ảnh
III. Hoạt động dạy - học
1. Khám phá
	2 học sinh nói tên cây hoa và nơi sống của cây rau mình mang đến lớp
	Giáo viên giới thiệu bài - ghi bảng, 2 học sinh nhắc lại tên bài
2. Kết nối
Hoạt động 1: Quan sát cây hoa 
Mục tiêu: Học sinh biết tên các bộ phận của cây hoa và phân biệt được loại hoa này với hoa khác.
Cách tiến hành
	- Giáo viên chí lớp theo nhóm 4, hướng dẫn học sinh quan sát cây hoa và trả lời các câu hỏi:
	Hãy chỉ các bộ phận của cây hoa?
	Cây hoa có đặc điểm gì mà ai cũng thích?
	So sánh các cây hoa trong nhóm
	- Các nhóm thoả luận
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên kết luận: Cây hoa đều có rễ, thân, lá và hoa. Có nhiều loài hoa khác nhau, mỗi loại có màu sắc hương thơm và hình dáng khác nhau. Có loài hoa có màu sắc rất đẹp, có loài hoa lại rất thơm 
Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa 
Mục tiêu: Học sinh biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên hình ảnh trong sách giáo khoa. Biết lợi ích của việc trồng hoa
Cách tiến hành
	- Học sinh làm việc với sgk theo nhóm 2
	- Học sinh quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi
	- Giáo viên quan sát, giúp đỡ cho học sinh
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
	- Hoạt động cả lớp:
	Kể tên các loài hoc có trong bài 23 sgk?
	Kể tên các loài hoa khác mà em biết?
	Hoa được dùng để làm gì?
Giáo viên kết luận: Các loài hoa có trong bài: hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
Một số hoa ở địa phương: hoa huệ, hoa hoa phong lan, hoa hướng dương .
Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí và làm nước hoa
Hoạt động 3: Trò chơi “ Đó bạn hoa gì?” 
Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức về các loại hoa
Cách tiến hành: Mỗi tổ cử 3 bạn tham gia chơi
Bịt mắt một học sinh, đưa cây hoa cho học sinh sờ, ngắy lá, ngửi  và đoán xem đó là hoa gì?
	Học sinh nào đoán nhanh, đúng là học sinh thắng cuộc
	Cả lớp vỗ tay khen bạn
* Củng cố, dặn dò 
	- Giáo viên nhận xét tiết học
	- Dặn học sinh về nhà quan sát cây gỗ
Thứ 5 ngày 19 tháng 02 năm 2009
Toán
Các số tròn chục
I. yêu cầu cần đạt
	Bước đầu giúp học sinh:
	- Nhận biết về số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 10 đến 90
	- Biết so sánh các số tròn chục
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng học toán
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động 1: Giới thiệu các số tròn chục (từ 10 đến 90) 
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 1 bó chục que tính và nói: “có 1 chục que tính”
	Một chục còn gọi là bao nhiêu? - mười
	- Giáo viên viết số 10 lên bảng
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy 2 bó, mỗi bó 1 chục que tính và nói: có 2 chục que tính
	Hai chục còn gọi là bao nhiêu? - hai mươi
	- Giáo viên viết số 20 lên bảng
	- Học sinh lấy 3 bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và nói: có 3 chục que tính
	Ba chục còn gọi là ba mươi - Học sinh nhắc lại
	- Giáo viên viết bảng - ba mươi viết như sau: viết 3 rồi viết 0
	- Học sinh đọc: ba mươi
	- Các số 40, 50, 60 . làm tương tự
	- Học sinh đếm theo chục: từ 1 chục đến 9 chục và ngược lại
	- Học sinh đếm theoc các số tròn chục từ 10 đến 90 và ngược lại
	- Giáo viên giới thiệu: các số tròn chục từ 10 đến 90 là các số có hai chữ số. Các số tròn chục bao giờ cũng có số 0 ở cuối
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1: Viết (theo mẫu)
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	- Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập 1
	- Giáo viên hướng dẫn: bài tập yêu cầu chúng ta viết số và cách đọc các số. Ví dụ: đọc: hai mươi - viết: 20
	 Viết : 30 - đọc: ba mươi
	- Học sinh làm bài, yêu cầu 3 học sinh lên bảng làm bài
	- Cả lớp nhận xét, giáo viên chữa bài
Bài 2: Số tròn chục?
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	- 2 học sinh đọc lại các số tròn chục theo thứ tự từ 10 - 90 và ngược lại
	- Học sinh làm bài, 2 học sinh làm bảng lớp
	- Giáo viên nhận xét, chữa bài
	- 3 học sinh đọc lại kết quả đúng
Bài 3: >, <, =?
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	- Giáo viên gợi ý học sinh dựa vào BT2 để điền cho nhanh
	- Học sinh làm bài
	- Học sinh đọc kết quả theo dãy
	- Giáo viên lưu ý học sinh các trường hợp:
	80 > 50	50 < 80
Bài 4: Nối ô trống với số thích hợp
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập
	- Học sinh làm theo tổ
	- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi “Nối nhanh, nối đúng”
	- Giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
	- Học sinh đọc lại các số tròn chục
	- Giáo viên viết các số: 10, 15, 19, 30, 8 .. số nào là số tròn chục?
	- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà ôn bài
Học vần
Bài 98: uê - uy
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu, các từ ngữ, câu ứng dụng.
 - HS viết được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu
 - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề : Tàu hỏa, tàu thủy, ô tô, máy bay.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ, vật thật: bông huệ, huy hiệu
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Học viết bảng con: khai hoang, khoa học, ngoan ngoãn
- 2 Học sinh đọc bài trong sgk
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: uê - uy
	Học sinh đọc uê - uy
b, Dạy vần 
uê
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần uê gồm u và ê
	- Học sinh trả lời và ghép vần uê vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: uê
	- Học sinh đánh vần: u-ê-uê; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh ghép tiếng huệ
- Học sinh phân tích tiếng huệ
- Học sinh đánh vần: hờ-uê-huê-nặng-huệ. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá bông huệ – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	u-ê-uê
hờ-uê-huê-nặng-huệ 
bông huệ
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu uê, bông huệ vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
uy
Quy trình tương tự
	- Vần uy gồm: u và y
- So sánh uy và uê
- Đánh vần và đọc trơn
	u-y-uy
	hờ-uy-huy
	huy hiệu
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	cây vạn tuế	tàu thuỷ
	xum xuê	khuy áo
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
* Luyện đọc 
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu thơ ứng dụng
	Cỏ mọc xanh chân đê
	Cây xum xuê nương bãi
	Cây cam vàng thêm trái
	Hoa khoe sắc nơi nơi
- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng - Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: uê, bông huệ, uy, huy hiệu
	- Học sinh viết vào vở tập viết
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Giáo viên treo tranh minh hoạ
- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Tàu thuỷ, tàu hoả, ô tô, máy bay 
- Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm 4: Em biết gì về phương tiện nói trên?
- Học sinh trình bày trước lớp về một phương tiện giao thông:
Phương tiện đó hoạt động ở đâu?
Nêu hình dáng, đặc điểm của phương tiện đó
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi
3. Củng cố, dặn dò 
	- Giáo viên chỉ bảng học sinh đọc lại bài.
	- Học sinh thi tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Dặn học sinh về nhà đọc bài lại bài
Thứ 6 ngày 20 tháng 02 năm 2009
Học vần
Bài 99: uơ - uya
I. yêu cầu cần đạt
- Đọc và viết được uơ, huơ vòi, uya, đêm khuya
 - Đọc được từ và câu ứng dụng trong bài.
- Phát triển lời nói TN theo chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ
- Trò chơi “Tìm chữ bị mất”
tàu th y	cố đô H.
ng  hiểm	trí t..
- Học sinh viết: xum xuê, khuya áo
- 1 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy - học bài mới
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 1(2).doc