Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 và Tuần 23

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn 12 vần đã học.

 Đọc đúng các từ ngữ, câu và đoạn thơ ứng dụng.

 Nghe hiểu và kể câu chuyện “Ngỗng và Tép”.

II. Chuẩn bị:

 GV: Bảng ôn.

 HS: Bộ ghép chữ.

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi “Hoa nở, hoa tàn”.

Hoạt động 2: Kiểm tra

 Đọc sgk: 8 HS.

 Bảng con: tấm liếp, giàn mướp.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Ôn tập

 Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới?  GV ghi lên góc bảng.

 GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.

 HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22 và Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa đoạn thẳng kèm đơn vị đo cm.
+ Viết độ dài đoạn thẳng.
Thư giãn: Trò chơi “Chim bay”.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Viết đơn vị đo độ dài
HS viết 1 dòng vào vở toán.
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống
GV treo tranh, HS quan sát tranh và viết kết quả vào bảng con.
Nhận xét.
Bài 3: Đúng ghi Đ, sai ghi S
GV treo tranh, HS quan sát tranh và viết kết quả vào bảng con.
Nhận xét.
Bài 4: Viết số đo độ dài
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét chung
-------------------------------------
Thứ tư ngày 07 tháng 02 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn 4 động tác thể dục đã học, học động tác Bụng. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
Làm quen với trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng hát, vỗ tay.
Chạy nhẹ trên sân.
Giậm chân tại chỗ hoặc đếm theo nhịp.
Chạy nhẹ và đi thường theo vòng tròn.
2. Phần cơ bản:
Học động tác Bụng: GV làm mẫu 3 lần; lần 4 và lần 5 chỉ hô nhịp, không làm mẫu.
Chú ý: Nhịp 2 và 6 khi cúi xuống không được co chân.
Ôn 5 động tác thể dục đã học.
HS thực hiện.
Trò chơi: Nhảy đúng, nhảy nhanh.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo 2, 4 hàng dọc.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
5 phút
25 phút
2 x 4 nhịp
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
U
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN oai - oay
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oai, oay, điện thoại, gió xoáy và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế nhựa.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Hoa nở, hoa tàn”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Đọc sgk: 10 HS.
Bảng con: hòa bình, mạnh khỏe.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần oai - oay – HS, lớp.
Dạy vần oai
HS so sánh oai và oa.
HS ghép oai, phân tích vần. Đánh vần, đọc oa.
HS ghép tiếng thoại, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ điện thoại.
HS đọc bài.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết oai, điện thoại.
HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Con chim non”
c) Vần oay giới thiệu tương tự
So sánh oai và oay?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Bắn súng”
GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh vẽ: Tranh vẽ gì? Mọi người đang làm gì?
GV ghi câu ứng dụng, HS nhẩm đọc.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết từng dòng, nêu qui trình viết.
HS viết vở tập viết bài 92.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa”.
HS thảo luận theo cặp, báo cáo. 
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dăn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng giải toán và trình bày bài toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: SGK, vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Bắc kim thang”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV vẽ vào bảng lớp 3 đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 5cm, 3cm, 9cm.
GV gọi 3 HS lên bảng thực hành đo 3 đoạn thẳng trên và nêu kết quả đo.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: 
HS đọc đề toán. 
HS quan sát tranh vẽ và điền vào chỗ chấm trong phần tóm tắt, đọc lại tóm tắt.
HS nêu lời giải, phép tính và đáp số.
Bài 2: 
GV hướng dẫn tương tự bài 1.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt
GV tổ chức thi đua giữa 2 dãy A và B.
Mỗi dãy cử 1 HS lên bảng làm bài giải.
Nhận xét
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập.
Nhận xét chung
Thứ năm ngày 08 tháng 02 năm 2007.
THỦ CÔNG
Bài: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
I. Mục tiêu:
HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
II. Chuẩn bị:
GV, HS: Bút chì, thước kẻ, kéo.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Quê hương tươi đẹp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV kiểm tra bút chì, thước kẻ, kéo của HS.
Nhận xét.
Hoạt động 3:Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các dụng cụ thủ công
GV giới thiệu các dụng cụ thủ công để HS quan sát.
GV hướng dẫn cách sử dụng bút chì: Cầm bút chì ở tay phải. Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa giữ thân bút. Các ngón còn lại ở dưới thân bút làm điểm tựa. Khoảng cách giữa tay cầm và đầu nhọn của bút khoảng 3cm.
GV hướng dẫn cách sử dụng thước kẻ, kéo.
Hoạt động 4: Thực hành
HS thực hành kẻ đường thẳng và cắt theo đường thẳng.
GV quan sát, uốn nắn.
Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà thực hành thêm.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN oan - oăn
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan trò giỏi.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Thụt thò”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đọc sgk: 10 HS.
Bảng con: khoai lang, hí hoáy
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần oan – oăn. HS, lớp.
GV ghi oan – So sánh oan và oai?
Ghép vần oan, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng khoan, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ giàn khoan.
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu oan, giàn khoan, nêu qui trình viết. 
HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần oăn:
Tương tự vần oan.
So sánh oan và oăn?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Đi học”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết từng dòng trong vở tập viết.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Quê hương tươi đẹp”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Con ngoan trò giỏi”.
HS thảo luận đôi bạn, báo cáo.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
HS rèn luyện kĩ năng giải và trình bày bài toán có lời văn.
Thực hiện phép cộng trừ với đơn vị đo xăngtimet.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập viết trên bảng phụ.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Dựa vào tóm tắt để giải bài toán:
Có: 9 con chim
Thêm: 2 con chim
Có tất cả:  con chim?
2 HS lên bảng làm bài.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: 
HS đọc nội dung bài và điền số thích hợp vào tóm tắt.
HS viết tóm tắt và bài giải vào vở toán.
GV chấm một số bài, nhận xét.
Bài 2: 
HS đọc nội dung bài.
GV hướng dẫn HS làm tóm tắt và bài giải vào vở.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt
GV tổ chức thi đua giữa hai dãy A và B.
Mỗi dãy cử 2 HS lên bảng cùng làm bài 3.
Nhận xét.
Bài 4: Tính
HS làm vào bảng con, bảng lớp.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 09 tháng 02 năm 2007.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ
Mục tiêu:
HS nhận biết đặc điểm, hình dáng, màu sắc của một vài vật nuôi trong nhà.
Biết cách vẽ con vật quen thuộc.
Vẽ được hình hoặc vẽ màu một con vật theo ý thích.
Chuẩn bị:
HS: Một số tranh.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Rửa mặt như mèo”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Giới thiệu các con vật
GV giới thiệu tranh ảnh các con vật để HS nhận ra:
+ Tên con vật.
+ Các bộ phận của chúng.
HS kể thêm một vài con vật nuôi khác.
Hoạt động 4: Thực hành
GV vẽ mẫu, HS quan sát các bước:
+ Vẽ các hình chính: đầu, mình
+ Vẽ chi tiết sau
+ Vẽ màu.
HS vẽ vào vở tập vẽ. GV theo dõi, giúp đỡ khi HS lúng túng.
HS tự chọn màu để tô.
GV kiểm tra, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Về nhà vẽ tiếp nếu chưa vẽ xong.
Nhận xét chung.
-----------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN oang - oăng
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oang, oăng, khai hoang, con hoẵng và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao choàng, áo len, áo sơ mi.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Trời mưa”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đọc bài sgk: 10 HS.
Bảng con: phiếu bé ngoan, xoắn thừng.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần oang - oăng – GV, HS, lớp.
GV ghi oang – So sánh oang và oan?
Ghép vần oang, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng hoang, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ, ghi từ khai hoang.
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu oang, khai hoang, nêu qui trình viết. 
HS tô bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
b) Dạy vần oăng:
Tương tự vần oang.
So sánh oang và oăng?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Sóng biển”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Tranh vẽ gì? Cô giáo đang làm gì? Các bạn HS ở miền núi hay miền xuôi? Vì sao em biết?
GV ghi câu ứng dụng, HS nhẩm đọc.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS viết từng dòng trong vở tập viết.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Lí cây xanh”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Ao len, áo choàng, áo sơ mi”.
HS thảo luận đôi bạn, báo cáo.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN TẬP BÀI HÁT “TẬP TẦM VÔNG” 
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu, thuộc lời ca.
Qua những ví dụ cụ thể, HS biết thế nào là chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số động tác phụ họa.
HS: Vở tập hát.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
Cá nhân, tổ, lớp hát bài “Tìm bạn thân” và bài “Sắp đến Tết rồi”.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn bài hát “Tập tầm vông”
Khởi động giọng theo nguyên âm A bài hát “Cháu lên ba”.
Ôn bài hát, kết hợp trò chơi.
Hát, vỗ tay đệm theo theo phách và đệm theo nhịp 2.
Tập tầm vông tay không tay có
	x	x	xx	x	 x	 xx
Tập tầm vông tay không tay có
	x	x	x	x
HS nghe hát, nghe nhạc để nhận ra chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
HS hát, vận động biểu diễn phụ họa.
Dặn dò về nhà hát múa cho cả nhà nghe.
Nhận xét chung.
------------------------------------------
TUẦN 23:	“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Thứ hai ngày 12 tháng 02 năm 2007.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN oanh - oach
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oanh, oach, doanh trại, thu hoạch và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nhà máy, cửa hàng, doanh trại.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Mời bạn vui múa ca”.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Đọc sgk: 10 HS.
Bảng con: liến thoắng, dài ngoẵng.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu oanh - oach – HS, lớp.
a) Dạy vần oanh
HS ghép vần oanh, phân tích oanh. 
So sánh oanh và oang? Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng doanh, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh, ghi từ doanh trại.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết oanh, doanh trại.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Sò bò cò”.
c) Vần oach giới thiệu tương tự
So sánh oanh và oach?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Dài ngắn”
HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Hát “Sắp đến Tết rồi”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 95.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Nhà máy, cửa hàng, doanh trại”.
Hướng dẫn HS thảo luận theo cặp, báo cáo.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài. 
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: VẼ ĐOẠN THẲNG CÓ ĐỘ DÀI CHO TRƯỚC
I. Mục tiêu:
HS bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng xăngtimet để vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
II. Chuẩn bị:
GV: Thước có vạch chia thành từng xăngtimet.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”
Hoạt động 2: Kiểm tra
Dựa vào tóm tắt để giải bài toán:
Có: 3 quyển vở
Thêm: 7 quyển vở
Có tất cả:  quyển vở?
GV gọi 2 HS lên bảng giải toán.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ độ dài cho trước
GV hướng dẫn HS vẽ một đoạn thẳng AB dài 4cm:
+ Đặt thước lên tờ giấy trắng.
+ Tay trái giữ thước, tay phải cầm bút chấm một điểm trùng với vạch 0, một điểm trùng với vạch 4.
+ Dùng bút nối từ điểm 0 đến điểm 4 thẳng theo mép thước.
+ Nhấc thước lên, viết A lên điểm đầu, viết B lên điểm cuối của đoạn thẳng. Ta vẽ được đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.
HS thực hành vẽ vào bảng con.
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Vẽ đoạn thẳng
HS làm trên bảng con và bảng lớp.
Nhận xét.
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt
HS đọc tóm tắt và giải bài toán vào vở.
GV chấm bài.
Bài 3: Vẽ đoạn thẳng AB và BC 
HS làm vào vở.
GV chấm bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung
--------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH
(tiết 1)
I. Mục tiêu:
HS hiểu phải đi bộ trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè thì phải đi sát lề đường.
Qua đường ở ngã ba, ngã tư phải đi theo đèn hiệu và đi vào vạch qui định.
HS thực hiện đi bộ đúng qui định.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập, đèn hiệu.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Muốn có bạn cùng học, cùng chơi em cần phải cư xử với bạn như thế nào?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Bài tập 1:
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
+ Ở thành phố đi bộ phải đi ở phần đường nào? Vì sao?
+ Ở nông thôn đi bộ phải đi ở phần đường nào? Vì sao?
HS làm bài tập, nhận xét.
Chốt: Ở nông thôn đi sát lề đường, ở thành phố cần đi trên vỉa hè.
b) Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu bài.
Làm bài tập và trình bày trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Trò chơi “Qua đường”.
Nhớ thực hiện những điều đã học.
Nhận xét chung.
----------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 02 năm 2007.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: CÂY HOA
I. Mục tiêu:
HS biết kể tên một số cây hoa và nơi số của chúng.
Quan sát, phân biệt và kể tên các bộ phận chính của cây hoa.
Nói được ích lợi của việc trồng hoa.
HS có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cây hái hoa nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
GV, HS: Một số cây hoa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Sóng biển”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Kể tên các loại rau mà em biết?
Loại rau nào ăn hoa, lá, củ?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
a) Quan sát cây hoa
GV chia nhóm thảo luận (1 bàn/ nhóm) các câu hỏi: 
+ Hãy chỉ thân, lá, rễ, hoa của cây hoa?
+ Các bông hoa thường có đặc điểm gì mà ai cũng thích ngắm nhìn?
Các nhóm báo cáo, nhận xét.
b) Quan sát tranh trong sgk
HS quan sát tranh trong sgk theo cặp và trả lời:
+ Kể tên các loài hoa có trong bài?
+ Kể tên các loài hoa khác mà em biết?
Hoa dùng để làm gì?
Chốt: Có rất nhiều loài hoa khác nhau. Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Trò chơi “Đố bạn hoa gì?”
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN oat - oăt
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Phim hoạt hình.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Tập tầm vông”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đọc bài sgk: 10 HS.
Bảng con: doanh trại, kế hoạch
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần oat - oăt – GV, HS, lớp.
GV ghi oat, phân tích vần oat. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng hoạt, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh, ghi từ hoạt hình.
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu oat, hoạt hình, nêu cấu tạo. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần oăt:
Tương tự vần oat.
So sánh oat và oăt?
HS đọc bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Cá nước”.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Lí cây xanh”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Tranh nói đến con vật nào?
GV ghi câu ứng dụng, HS đọc nhẩm.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 96.
GV theo dõi, chấm bài.
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Phim hoạt hình”.
GV hướng dẫn HS luyện nói theo cặp, báo cáo.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp hs đọc, viết, đếm các số đến 20.
Củng cố về phép cộng trong phạm vi các số đến 20.
Giải bài toán.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
4 HS lên bảng vẽ các đoạn thẳng có độ dài lần lượt là: 5cm, 7cm, 3cm, 8cm.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Điền số
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống
GV tổ chức thi đua điền số tiếp sức giữa 3 nhóm.
Nhận xét
Bài 3: 
HS đọc nội dung bài và làm vào vở.
GV theo dõi, chấm bài.
Bài 4: Điền số
GV treo bảng phụ viết sẵn bài tập 4.
GV tổ chức chơi trò chơi “Bắn tên” để điền số vào các ô còn trống.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Dặn dò về nhà làm bài trong vở bài tập toán.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 14 tháng 02 năm 2007.
THỂ DỤC
Bài: BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Học động tác Phối hợp. Yêu cầu thực hiện ở mức cơ bản đúng.
Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Giậm chân tại chỗ.
Chạy nhẹ trên sân.
Đi thường theo vòng tròn.
Trò chơi: Hát tập thể
2. Phần cơ bản:
GV giới thiệu động tác Phối hợp, nêu tên động tác, làm mẫu.
Ôn 6 động tác đã học.
Điểm số hàng dọc theo tổ.
Trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh
3. Phần kết thúc:
Đứng tại chỗ, vỗ tay hát
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
5 phút
25 phút
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x
U
x x
x x
x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
x x x x x
U
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần đã học từ bài 91 đến 96.
Đọc đúng các từ ngữ, câu và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể câu chuyện “Chú gà trống khôn ngoan”.
II. Chuẩn bị:
GV: Bảng ôn.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Hoa nở, hoa tàn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Đọc sgk: 8 HS.
Bảng con: đoạt giải, nhọn hoắt.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng.
GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.
HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.
HS đọc vần nối tiếp.
Đọc toàn bài.
Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
Luyện đọc:
GV ghi từ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng.
Đọc từ – cá nhân, đồng thanh.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết từ ngoan ngoãn, khai hoang.
HS viết bảng con.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Chú ếch con”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu, nêu qui trình viết
HS viết bài vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 3: Kể chuyện
GV giới thiệu tên truyện: Chú gà trống khôn ngoan.
GV kể 2 lần kèm tranh.
+ Đoạn 1: Cáo nhìn lên cây và thấy gì?
+ Đoạn 2: Cáo nói gì với gà trống?
+ Đoạn 3: Gà trống nói gì với cáo?
+ Đoạn 4: Nghe gà trống nói xong, cáo làm gì? Vì sao?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện kể từng đoạn
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Thi đua tìm tiếng, từ.
Đọc bài trên bảng, đọc sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về kĩ năng cộng trừ nhẩm, so sánh các số trong phạm vi 20. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Giải toán có lời văn có nội dung hình học.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:	10 + 3 – 4 = 	15 + 2 – 1 =
	16 – 3 + 2 =	19 – 2 – 2 =
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con và bảng lớp
Bài 2: Khoanh số
HS làm miệng
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 4: 
HS đọc nội dung bài, viết tóm tắt và 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22-23.doc