Giáo án lớp 1 - Tuần 22 (tiết 12)

Đọc được các vần có kết thúc bằng p, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.

- Viết được các vần có kết thúc bằng p, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90. Nghe hiểu và kể lại được một số đoạn truyện theo tranh kể chuyện: Ngỗng và Tép. HS khá giỏi kể được 2 - 3 đoạn truyện theo tranh.

- Giáo dục tính trung thực, thật thà, yêu thích môn Tiếng Việt.

 

doc 33 trang Người đăng haroro Lượt xem 1036Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 22 (tiết 12)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 số vào tóm tắt.
- Dựa vào tóm tắt để trả lời các câu hỏi:
 s Bài toán cho biết gì?
 s Bài toán hỏi gì?
- Dựa vào bài giải cho sẵn để viết các phần còn thiếu.
 Bài giải
Số quả bóng cả hai bạn có là:
..................= ......(quả bóng)
 Đáp số: ..... quả bóng
à Nhận xét.
Bài 2, 3 ( Thực hiện tương tự như bài 1).
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng khi viết bài giải.
à Nhận xét.
- HS xem tranh và đọc đề toán.
- Nhà An có 5 con gà, Mẹ mua thêm 4 con gà nữa
- Hỏi nhà An có tất cả bao nhiêu con gà?
- Gọi vài HS đọc lại tóm tắt.
- Phép tính cộng: 5 + 4 = 9.
- Học sinh theo dõi.
 Bài giải
Số con gà nhà An có là:
5 + 4 = 9 (con gà)
 Đáp số: 9 con gà.
- HS đọc bài toán.
 Tóm tắt:
An có: 4 quả bóng.
Bình có: 3 quả bóng
Cả 2 bạn có:  quả bóng?
- An có 4 quả bóng. Bình có 3 quả bóng.
- Hỏi cả 2 bạn có mấy quả bóng?
 Bài giải
Số quả bóng cả hai bạn có là:
4 + 3 = 7 (quả bóng)
 Đáp số: 7 quả bóng
- Gọi 3 HS đọc đề.
- 1 HS lên bảng ghi tóm tắt.
- 1 HS lên bảng ghi bài giải.
- HS còn lại tự giải và viết bài giải vào SGK hoặc VBT.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Nêu cách trình bày 1 bài giải: Bài giải - Lời giải - Phép tính(tên đơn vị) - Đáp số.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà xem lại bài và tập đọc lại các đề toán rồi tự nêu lời giải và giải.
- Chuẩn bị: Xăngtimet – đo độ dài.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
	Ngày soạn: 05 / 02/ 2014	 Tuần: 22
 	Ngày dạy: 11 / 02 / 2014 Tiết: 86
I/ MỤC TIÊU:
- Biết xăng – ti – mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là cm. Biết dùng thước có chia vạch cm để đo độ dài đoạn thẳng.
- Biết vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng - ti - met trong các trường hợp đơn giản.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Thước, một số đoạn thẳng (bằng gỗ hoặc bìa) đã tính thước độ dài.
- HS: Thước kẻ có vạch chia từ 0 đến 20 cm, SGK, giấy nháp bút chì.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)	
- Tựa.
- Nêu cách trình bày 1 bài giải: Bài giải - Lời giải - Phép tính(tên đơn vị) - Đáp số.
à Nhận xét.
3. Bài mới: XĂNG – TI – MÉT. ĐO ĐỘ DÀI
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
8
8
9
· Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài (thước thẳng có các vạch chia thành từng cm)
Mục tiêu: Biết được các dụng cụ đo độ dài.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát thước có vạch cm và giới thiệu: Đây là các thước có chia thành từng cm
- Dùng thước này đo độ dài các đoạn thẳng.
- Vạch đầu tiên là vạch 0, từ 0 à 1 là 1 cm.
- Độ dài từ vạch 1à 2 cũng bằng 1 cm.
- Làm tương tự với các độ dài từ vạch
 2 à 3.
- Xăng ti mét viết tắt cm.
- Viết lên bảng cm chỉ vào rồi gọi HS đọc.
* Chú ý: Trước vạch 0 thường có 1 đoạn nhỏ nên chú ý để tránh nhằm lẫn.
· Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác đo độ dài.
Mục tiêu: Biết cách đo độ dài.
+ Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS đo độ dài theo 3 bước:
 s Bước 1: Đặt vạch 0 của thước trùng vào đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng.
 s Bước 2: Đọc số ghi ở vạch thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo (cm).
 s Bước 3: Viết số đo độ dài đoạn thẳng vào chỗ thích hợp.
· Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng để đo độ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăng ti met trong các trường hợp đơn giản.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ? 
- Cho HS viết kí hiệu xăng – ti - met (cm) 1 dòng vào SGK hoặc vở BT.
Bài 2: Yêu cầu gì ? 
à Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ? 
à Nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu gì ? 
- HDHS dùng thước có chia vạch cm đo rồi ghi kết quả vào chổ chấm.
à Nhận xét.
- Cầm thước trước mặt.
- Nhìn vào vạch 0.
- Dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 à 1 trên mép thước. Khi đầu chì đến 1 thì nói “một xăng – ti – mét”.
- HS làm tương tự như trên.
- Đọc: Xăng – ti – met.
- Thực hiện theo hướng dẫn của GV rồi đọc kết quả đo được ở các hình trong SGK và đọc lên AB dài 1 cm, CD dài 3 cm, MN dài 6 cm.
- Viết các số 1, 3, 6 vào các ô trống.
-Viết.
- Viết 1 dòng cm đúng qui định vào SGK hoặc VBT.
- Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc số đo: 3 xăng – ti – mét, bốn xăng – ti – met, năm xăng – ti – met.
- Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm vào SGK hoặc VBT.
- Đo độ dài mỗi đoạn thẳng rồi viết các số đo.
- HS lên bảng làm. HS còn lại thực hiện đo ở SGK hoặc VBT.
- 6 cm, 4cm, 9cm, 10 cm.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Xăng ti mét viết tắt bằng chữ gì? (cm)
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Phép trừ dạng 17 – 3.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
OAI - OAY
	 Ngày soạn: 05 / 02 / 2014 Tuần: 22 
 	 Ngày dạy: 12 / 02 / 2014 Tiết: 193, 194
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được vần oai – oay – điện thoại – gió xoáy, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần oai – oay – điện thoại – gió xoáy. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
* BVMT: Chim sâu có ích cho môi trường thiên nhiên và cuộc sống.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: OAI - OAY
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần oai
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oai - điện thoại.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm i đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm th đứng trước vần oai và dấu Ÿ dưới oai.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: điện thoại - Đọc mẫu: điện thoại.
- Từ điện thoại có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần oai ?
- Đọc tổng hợp vần: oai – thoại – điện thoại.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần oay
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oay – gió xoáy.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần oai)
Lưu ý: So sánh oay – oai.
- Đọc tổng hợp: oay – xoáy – gió xoáy.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: quả xoài hí hoáy
 khoai lang loay hoay.
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: 
 Tháng chạp là tháng trồng khoai
 Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà
 Tháng ba cày vỡ ruộng ra
 Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần oai trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần oa – oe – họa sĩ – múa xòe trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần oai và đánh vần: o – a – i – oai.
- HS cài tiếng thoại và đánh vần: thờ - oai – thoai – Ÿ – thoại.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng điện và tiếng thoại.
- Tiếng thoại.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống oa; khác i – y.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- khoai.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần oai – oay.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Oan – oăn
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 05 / 02 / 2014	Tuần: 22
 	Ngày dạy: 12 / 02 / 2014 Tiết: 87
I/ MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK.
 - HS: SGK, VBT, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tựa ?
- Xăng – ti – met viết tắt bằng chữ nào ? 
- Nêu cách đo độ dài 1 đoạn thẳng bằng thước có chia vạch cm.
à Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25
· Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: HS củng cố kiến thức đã học về giải toán có lời văn.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Cho học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho gì?
- Bài toán hỏi gì?
- GV ghi tóm tắt:
Có: 12 cây chuối.
Trồng thêm: 3 cây chuối
Có tất cả: .. cây chuối?
à Nhận xét.
Bài 2: Tiến hành như bài 1
à Nhận xét.
Bài 3: Tương tự như bài 1, 2
à Nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối.
- Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ? 
- Gọi 1 HS lên bảng giải. HS khác ghi phép tính giải vào bảng con.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
 Bài giải
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
 14 + 2 = 16 (bức tranh)
 Đáp số: 16 bức tranh
- Các em khác ghi phép tính giải vào bảng con.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
 Bài giải
Số hình vuông và hình tròn có tất cả là:
 5 + 4 = 9 (hình)
 Đáp số: 9 hình
- Các em khác ghi phép tính giải vào bảng con.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Nêu các bước làm 1 bài toán giải.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
	 Ngày soạn: 05 / 02 / 2014 Tuần: 22
 Ngày dạy: 12 / 02 / 2014 Tiết: 22
I/ MỤC TIÊU :
- Biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. Sử dụng được bút chì, thước kẻ, kéo.
- HS biết cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, ý thức yêu thích lao động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở HS.
- HS: Bút chì, thước kẻ, kéo, 1 tờ giấy vở HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
Kiểm tra dụng cụ thủ công.
Nhận xét chung.
3. Bài mới: CÁCH SỬ DỤNG BÚT CHÌ, THƯỚC KẺ, KÉO
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
· Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: Biết được dụng cụ để học thủ công.
+ Cách tiến hành: 
- Cho HS quan sát từng dụng cụ.
- Nêu công dụng của kéo, thước, bút chì.
- Hướng dẫn sử dụng:
s Bút chì: Dùng để kẻ, vẽ, viết. Cầm bút tay phải các ngón cái, trỏ, giữa giữ bút, các ngón còn lại làm điểm tựa, khoảng cách tay cầm và đầu nhọn 3 cm. Khi sử dụng ta đưa đầu nhọn bút lên giấy và di chuyển theo ý muốn. 
s Thước: Kẻ đường thẳng. Tay trái cầm thước, tay phải cầm bút. Kẻ đường thẳng ta đặt thước trên giấy, đưa bút chì theo cạnh của thước, di chuyển nhẹ từ trái sang phải.
s Kéo: Cắt giấy, chú ý cầm kéo tay phải, ngón cái cho vào vòng thứ nhất, ngón giữa cho vào vòng thứ hai, ngón trỏ ôm lấy phần dưới của vòng hai. Khi cắt tay trái cầm giấy, tay phải cầm kéo, mở rộng lưỡi kéo, cắt theo đường
· Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: Biết cách dùng bút, thước kẻ đường thẳng.
+ Cách tiến hành: 
- GV quan sát, uốn nắn HS còn lúng túng khi cầm kéo, nhắc nhở HS cầm kéo sử dụng cẩn thận.
- HS quan sát.
- Theo dõi.
- Thực hành kẻ đường thẳng cắt theo đường kẻ.
4. Củng cố: (4)
- Hôm nay các em học bài gì?
- Nhận xét thái độ học tập về sự chuẩn bị của HS.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà xem lại bài.
- Chuẩn bị: Thước kẻ, bút chì, giấy để học bài “Kẻ các đoạn thẳng cách đều”.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết học thư viện
BÀI 11: TRẺ ĐỌC ĐỂ HỌC CÁCH TỰ LẬP VÀ TỰ GIỮ AN TOÀN
CHO BẢN THÂN
Ngày soạn: 05 / 02 / 2014 Tuần: 22
Ngày dạy: 12 / 02 / 2014 Tiết: 11
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp trẻ tiếp cận những kĩ năng sống cơ bản và cần thiết nhất.
- Giúp trẻ nhận biết những biện pháp an toàn trong từng tình huống.
- Trẻ thấy được lợi ích của việc đọc sách.
- Trẻ yêu thích đọc sách.
II/ CHUẨN BỊ:
- Bộ sách: Em luôn an toàn.
- Tranh minh họa truyện kể.
- Một số truyện có thể cung cấp cho trẻ những biện pháp an toàn trong từng tình huống.
- Địa điểm: Trong thư viện trường.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT SINH HOẠT:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
18
10
1.Trước khi kể:
- Gợi ý tranh minh họa tên truyện.
- Quan sát tranh em thấy gì? 
- Dựa vào hình ảnh trong tranh em hãy đoán xem hôm nay cô sẽ kể chuyện gì?
- Giới thiệu truyện: giới thiệu tên câu chuyện sắp kể.
 2. Trong khi kể:
- Kể truyện kết hợp tranh minh họa.
3. Sau khi kể: 
- Cô vừa kể chuyển gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Giao việc
- Đến trò chuyện cùng HS.
- Tặng thẻ đánh dấu sách cho những HS trình bày rõ ràng, đúng nội dung câu truyện.
- Gợi ý.
* Liên hệ giáo dục:Giới thiệu một số câu truyện có thể cung cấp cho trẻ những biện pháp an toàn trong từng tình huống. 
* Cả lớp
- Quan sát tranh. 
- Nêu những hình ảnh có trong tranh.
- Phỏng đoán tên câu truyện.
* Cả lớp
- Nghe - xem tranh.
* Cả lớp – đôi bạn
- Nhắc tên câu truyện GV vừa kể.
- Kể các nhân vật trong truyện.
- Đôi bạn trò chuyện: chuyện gì đã xảy ra cho bạn nhỏ? Trong tình huống đó bạn nhỏ đã làm gì để giữ an toàn cho bản thân mình?
- Một số HS trình bài trước lớp.
- Rút ra bài học cho bản thân.
- Sau tiết học HS chọn và mượn một quyển về nhà tự đọc, hoặc nhờ cha mẹ anh chị đọc cho nghe.
Tiếng Việt
OAN - OĂN
	 Ngày soạn: 05 / 02 / 2014 Tuần: 22
 	 Ngày dạy: 12 / 02 / 2014 Tiết: 195, 196
I/ MỤC TIÊU:
- Đọc được vần oan – oăn – giàn khoan – tóc xoăn, các từ ứng dụng và câu ứng dụng. Viết được vần oan – oăn – giàn khoan – tóc xoăn. Luyện nói từ 2 – 3 câu theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
- Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
- HS yêu thích môn Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa ( SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: OAN - OĂN
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần oan
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oan - giàn khoan.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm o đứng trước, âm a đứng giữa, âm n đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm kh đứng trước vần oan.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: giàn khoan - Đọc mẫu: giàn khoan.
- Từ giàn khoan có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần oan ?
- Đọc tổng hợp vần: oan – khoan – giàn khoan.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần oăn
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần oăn – tóc xoăn.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần oan)
Lưu ý: So sánh oăn – oan.
- Đọc tổng hợp: oăn – xoăn – tóc xoăn.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: phiếu bé ngoan khỏe khoắn
 học toán xoắn thừng.
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: 
 Khôn ngoan đối đáp người ngoài
 Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần oan trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần oan – oăn – giàn khoan – tóc xoăn trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần oan và đánh vần: o – a – n – oan.
- HS cài tiếng khoan và đánh vần: khờ - oan – khoan.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng giàn và tiếng khoan.
- Tiếng khoan.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống o; khác ăn – an.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- ngoan
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV.
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần oan – oăn.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Oang – oăng.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 05/ 02 / 2014	Tuần: 22
 	Ngày dạy: 13 / 02 / 2014 Tiết: 88
I/ MỤC TIÊU :
- Biết giải bài toán và trình bày bài giải. Biết thực hiện cộng, trừ các số đo độ dài.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ, SGK.
 - HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tiết trước các em học bài gì ?
- Nêu các bước giải 1 bài toán có lời văn.
à Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: Phép trừ, phép cộng các số đo độ dài với đơn vị đo xăng – ti – mét.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: GV hướng dẫn HS tự giải bài toán.
- Gọc HS đọc đề
- An có mấy quả bóng xanh?
- Có mấy quả bóng đỏ?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS đọc lại tóm tắt.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng giải. HS khác ghi phép tính giải vào bảng con.
à Nhận xét.
Bài 2: Thực hiện tương tự như bài 1
à Nhận xét.
Bài 3: Thực hiện tượng tự như bài 1
à Nhận xét.
Bài 4: Yêu cầu gì ? 
- Hướng dẫn HS cách cộng (trừ) 2 số đo độ dài rồi thực hiện cộng (trừ) theo mẫu như SGK.
 2 cm + 3 cm = 5 cm
- Cộng 2 + 3 = 5 viết 5 sau đó ghi tên đơn vị sau kết quả.
à Nhận xét.
- 2 HS đọc đề.
- Có 4 bóng xanh.
- Có 5 bóng đỏ.
- Hỏi có tất cả mấy quả bóng?
- HS đọc tóm tắt:
Có : 4 bóng xanh
Có : 5 bóng đỏ
Có tất cả: ..... quả bóng?
- 1 HS lên bảng giải.
 Bài giải
Số bóng của An có tất cả là:
 4 + 5 = 9 (quả bóng)
 Đáp số: 9 quả bóng
- HS làm bài trên bảng. HS còn lại làm vào SGK hoặc VBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc