Giáo án Lớp 1 - Tuần 22

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh đọc và viết được uơ – uya, huơ vòi, đêm khuya. Nhận ra các tiếng từ có vần uơ – uya trong các từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được theo chủ đề.

- Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài: Nơi ấy trên sân. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

- Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh ảnh về vật thật. Phiếu từ.

- Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng – Đồ dùng môn Tiếng Việt.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 40 trang Người đăng honganh Lượt xem 1400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
---------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 82:	 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh bước đầu nậhn biết việc thừơng làm khi giải toán có lời văn.
Tím hiểu bài toán: Bài toán cho biết những gì? Bài toán hỏi gì?
Giải bài toán: Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi. Trình bày bài giải (nêu câu trả lời, phép tính để giải bài toán đáp số).
Kĩ năng: Bước đầu tập cho học sinh tự giải bài toán.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Sử dụng các tranh vẽ trong SGK.
Học sinh: SGK – VBT - ĐDHT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu giải bài toán và cách trình bày bài giải toán. 
- Mục tiêu: Giới thiệu dạng toán có lời văn.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán.
Bài toán cho biết những gì?
Bài toán hỏi gì?
- Giáo viên ghi tóm tắt bài toán lên bảng như SK rồi cho học sinh nêu lại tóm tắt.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài toán.
Muốn biết nhà An có tất cả bao nhiêu con gà ta làm thế nào?
- Giáo viên cho học sinh nêu lại câu trả lời.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài giải của bài toán.
Giải:
Nhà An có tất cả là:
5 + 4 = 9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà.
- Giáo viên cho học sinh đọc lại bài giải.
- Giáo viên cho vào từng phần nhấn mạnh:
Viết “bài giải”
Viết câu lời giải.
Viết phép tính (tên đơn vị đặt trong ngoặc).
Viết đáp số.
Hoạt động 2: Thực hành.
- Mục tiêu: Luyện tập dạng toán vừa học.
- Phương pháp: Thực hành.
Bài 1: Giáo viên hứơng dẫn học sinh tự nêu.
Bài 2: Học sinh thực hiện.
Bài 3: Thực hiện.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Xăng ti met – Đo dộ dài.
Hát
- Học sinh xem tranh bài toán rồi đọc bài toán
- Bài toán cho biết nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa.
- Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?
- Học sinh nêu lại tóm tắt.
- Giáo viên làm phép tính cộng lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy nhà An có 9 con gà.
- Học sinh nêu lại.
- Học sinh đọc lại.
- Viết số thích hợp vào phần tóm tắt, dựa vào tóm tắt để nêu câu trả lời cho các câu hỏi.
- Học sinh viết vào phần còn thiếu, sau đó đọc lại. 
- Học sinh tự nêu phép tính giải bài toán, tự trình bày bài giải.
- Học sinh tự giải, viết bài giải.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thể Dục
	 	 Bài 22:	 BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
Ôn 4 động tác đã học. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được 4 động tác ở mức tương đối chính xác, riêng động tác bụng chỉ yêu cầu ở mức cơ bản đúng.
Làm quen với trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”. Yêu cầu bước đầu biết cách nhảy.
Địa điểm – Phương tiện:
- Trên sân trường, dọn vệ sinh nơi tập, giáo viên chuẩn bị còi.
Nội Dung: 
Phần
Nội dung
Thời gian
Định lương
Tổ chức luyện tập
Mở đầu
- Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Đứng tại chỗ.
- Giậm chân tại chỗ.
- Đi thường.
1’ – 2’
1’- 2’ 
1’- 2’
1’- 2’
- Học sinh tập trung 4 hàng dọc
- Học sinh vỗ tay, hát.
- Học sinh đếm theo nhịp.
- Học sinh đi theo nhịp
Cơ bản
- Động tác bụng.
- Giáo viên làm mẫu. 
- Chú ý: Ở nhịp 2 và 6 khi cuối không được co chân.
- Ôn 5 động tác đã học.
Lần 1 – 2: Giáo viên hô.
Lần 3: Thi đua giữa các tổ.
- Điểm số hàng dọc.
- Giáo viên cho học sinh tập hợp rồi sau đó báo cáo sĩ số của tổ cho tổ trưởng.
- Chơi trò chơi “Nhảy đúng – nhảy nhanh”.
- Giáo viên nêu tên trò chơi.
4- 5l
2 – 3l
2 – 3’
4 – 5’
- Học sinh làm theo.
- Học sinh tập đẹp lên làm mẫu.
- Học sinh tập.
- Học sinh từng tổ cho tài.
- Học sinh tập hợp 4 hàng dọc.
- Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn trò chơi. Sau đó cho học sinh tham gia.
Kết thúc
- Đi thường theo hàng dọc.
-
 Giáo viên hệ thống bài.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Giáo viên bài tập về nhà.
- Giáo viên nhận xét và giao bài tập.
2 – 3’
2’
2’
2’
- Học sinh đi thường.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe.
- Về nhà luyện tập.
Rút kinh nghiệm:	
-------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	Môn:	 Âm Nhạc
	 	 Bài 21: ÔN TẬP TẦM VÔNG 
	Nhạc: Lê Hữu Lộc
	Lời: Theo đồng dao.
-------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 11 tháng 02 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 101: UÂT – UYÊT (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: uât, uyêt, sdản xuất, duyệt binh. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần uât, uyêt trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài “Những đêm nào trăng khuyết đi chơi”. Biết nói liên tục một số câu chủ đề “Đất nước ta tuyệt đẹp” nói về nước ta, tên một số cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê em, nói về một cảnh đẹp mà em biết.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh về sản xuất nông, công nghiệp. Những cuộc duyệt binh, đường phố nông thôn, thành thị Cảnh đẹp về các nơi du lịch.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Tìm chữ bị mất: để ôn lại cấu tạo vần: con thyền, hòa thn, qển sổ.
- Đọc trơn các từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết vần uân, uyên, quân đội, lời khuyên.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giáo viên dùng các chữ cái rời ghép vần uân rồi thay âm cuối n bằng chữ t để có vần uât.
- Giáo viên dùng chữ cái rời ghép vần uyên rồi thay âm cuối n bằng chữ t để có vần uyêt.
- Giáo viên đọc trơn: uât, uyêt.
Hoạt động 1: Dạy vần UÂT.
- Mục tiêu: Giới thiệu vần UÂT và dạy vần UÂT.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giới thiệu vần mới ở từ sản xuất.
sản xuất
- Giáo viên ghi bảng:
- Giáo viên viết vần UÂT phấn màu.
- Phân tích và ghép vần UÂT để nhớ cấu tạo vần.
- Ghép tiếng có vần UÂT.
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn.
- Giáo viên cho học sinh viết bảng.
- Giáo viên nhận xét đủ các chữ ghi vần, ghi tiếng, viết đúng mẫu chữ, biết nối nét.
Hoạt động 2: Dạy vần UYÊT.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần UYÊT.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Thực hành theo cách như đã làm khi học vần UÂT.
- Giáo viên cho học sinh so sánh UÂT – UYÊT.
Hoạt động 3: Dạy từ và câu ứng dụng.
- Mục tiêu: Luyện đọc các từ có vần UÂT, UYÊT.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc từ.
- Giáo viên dùng tranh ảnh để giải thích từ.
- Tìm tiếng có chứa vần mới.
- Lưu ý: Các tiếng quất, quyết có qu đứng đầu vần uât – uyết đứng sau. (Đánh vần quờ – uât – quât – sắc - quất). Khi viết lược bỏ một chữ u.
4. Hát chuyển tiết 2:
Hát
- Học sinh điền vào chỗ bị mất.
- 3 - 4 Học sinh đọc. 
- Học sinh viết bảng con.
- Học sinh thực hiện thay theo hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh đọc theo.
- Học sinh mở SGK chỉ vào tranh nói theo: sản xuất.
- Học sinh nhận xét tiếng sản xuất có âm x đã học vần mới: UÂT. 
- Học sinh đọc trơn: UÂT.
- Học sinh ghép vần đọc lên u – â – t - uât. Vần uât có 3 âm.
- Học sinh ghép đọc và viết tiếng, từ có vần uât. X – uât – xuât – sắc – xuất.
- Uât – xuất – sản xuất trong SGK
- Học sinh viết bảng con:
uât
xuất
sản xuất
- Học sinh đọc từ: luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, duyệt binh.
- Học sinh tìm và gạch dưới tiếng mang vần mới.
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 	 Bài 101: UÂT – UYÊT (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh đọc và viết được: uât, uyêt, sdản xuất, duyệt binh. Nhận ra các tiếng, từ ngữ có vần uât, uyêt trong các từ, câu ứng dụng, luyện nói được theo chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài “Những đêm nào trăng khuyết đi chơi”. Biết nói liên tục một số câu chủ đề “Đất nước ta tuyệt đẹp” nói về nước ta, tên một số cảnh đẹp của đất nước hoặc của quê em, nói về một cảnh đẹp mà em biết.
Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quê hương đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh về sản xuất nông, công nghiệp. Những cuộc duyệt binh, đường phố nông thôn, thành thị Cảnh đẹp về các nơi du lịch.
Học sinh: Sách giáo khoa – Bảng.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc
- Mục tiêu: Rèn kỹ năng đọc đúng nhanh các từ ngữ.
- Phương pháp: Luyện tập – Đàm thoại.
- Củng cố kết quả ở tiết 1.
- Giáo viên cho luyện đọc.
- Đọc câu và đoạn ứng dụng.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên cho học sinh đọc từng dòng thơ.
- Giáo viên cho tổ chức thi đọc tiếp nối giữa các nhóm.
- Tìm tiếng có chứa vần mới.
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Mục tiêu: Rèn viết đúng đẹp.
- Phương pháp: Thực hành.
uât uyêt
sản xuất
duyệt binh
- Giáo viên viết mẫu.
Hoạt động 3: Luyện nói.
- Mục tiêu: Luyện nói tròn câu đúng chữ.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên gợi ý:
Nước ta có tên là gì?
Em nhận ra cảnh đẹp nào trên tranh?
Em biết nước ta có những cảnh đẹp nào?
Nói về một cảnh đẹp mà em biết: tên cảnh, ở đâu, có những gì?
4. Củng cố: 
- Trò chơi: Tìm từ có chứa vần uât và vần uyêt.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Giáo viên nhận xét, sửa bài.
5. Tổng kết: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 102: UYNH – UYCH.
- Học sinh đọc trơn các từ, vần, từ khóa, từ ứng dụng đã học ở tiết 1.
- CN- ĐT – Nhóm.
- Học sinh chỉ vào chữ đọc theo giáo viên.
- Học sinh đọc CN- ĐT – Nhóm , đọc liền 2 dòng thơ, đọc cả đoạn thơ.
- Mỗi nhóm đọc 2 dòng thơ.
- Học sinh tìm trong bài.
- Học sinh lưu ý các nét nối.
- Học sinh viết vở tập viết.
- Học sinh quan sát tranh ảnh nói về cảnh đẹp.
- Học sinh thảo luận.
- Thi đua.
- Làm BT.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
---------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn:	 Toán
	 	 Bài 83:	 XĂNG TI MET – ĐO DỘ DÀI
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về độ dài, tên gọi, kí hiệu của xăngtimét (cm).
Kĩ năng: Biết đo dộ dài đoạn thẳng với đơn vị là xăngtimét trong các trường hợp đơn giải.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính nhanh, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Thước thẳng với các vạch chia thành từng xentimet..
Học sinh: Thước thẳng có vạch chia từ 0 đến 20 cm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Giải bài toán có lời văn gồm mấy phần?
- Giáo viên cho 1 bài toán: Lan có 5 qua 3 bóng, mẹ cho thêm 2 quả bóng. Hỏi lan có tất cả mấy quả bóng?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
- Giới thiệu đơn vị đo cm.
Hoạt động 1:
- Mục tiêu: Giới thiệu đơn vị đo độ dài và dụng cụ đo độ dài.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên cho học sinh quan sát thước và giới thiệu.
- Đây là cái thước có chia thành từng xentimet. Dùng thước này để đo độ dài các đoạn thẳng.
- Vạch đầu tiên là vạch 0, độ dài từ vạch 0 đến vách 1 là một xentimet.
- Giáo viên học sinh yêu cầu làm tương tự đến vạch 2, 3
- Ta nói: xăngtimet viết tắt là: cm.
- Chú ý: Thước đo độ dài thường co thêm vạch nhỏ trước vạch 0. Đề phòng nhầm lẫn vị trí của vạch 0 trùng với đầu thước.
Hoạt động 2: Giới thiệu các thao tác đo độ dài
- Mục tiêu: Thực hiện đo độ dài trên thước.
- Phương pháp: Trực quan - Đàm thoại.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đo độ dài theo 3 bước.
Đặt vạch 0 của thước trùng vào một đầu của đoạn thẳng, mép thước trùng với đoạn thẳng ấy.
Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng, đọc kèm theo tên đơn vị đo. (Xăngtimet)
- Giáo viên cho học sinh đo cụ thể vào đoạn thẳng AB, CD, MN.
Hoạt động 3: Thực hành.
- Mục tiêu: Luyện tập.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
Bài 1: Viết kí hiệu của xăngtimet.
Bài 2: Học sinh tự đọc”lệnh” rồi làm.
Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài.
- Chú ý: Sau khi chữa bài, giáo viên có thể lưu ý một số trường hợp sai do đặt thước sai.
Bài 4: Hướng dẫn học sinh đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
- Học sinh nêu cách làm.
- Học sinh giải theo các bước trên bảng.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh quan sát vạch 0.
- Học sinh dùng bút chì di chuyển theo vạch, học sinh làm và đọc lên.
- Học sinh đọc lên.
- Học sinh quan sát theo tác mẫu của giáo viên.
- Học sinh đo và nêu số đo. Viết số đo độ dài đoạn thẳng.
- Học sinh viết 1 dòng, viết đúng qui định.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh làm bài rồi sửa bài.
- Học sinh thực hành đo.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	Môn:	 Thủ Công
	 Bài: GẤP MŨ CA LÔ (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh biết cách gấp mũ ca lô bằng giấy.
Kĩ năng: Gấp được mũ ca lô bằng giấy.
Thái độ: Giáo dục học sinh khéo léo, thẩm mỹ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mũ ca lô mẫu.
Học sinh: 1 Tờ giấy màu tùy chọn, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Thực hành
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Phương pháp: Luyện tập – Thực hành.
- Giáo viên nhắc lại quy trình gấp.
- Khi đó giáo viên cho học sinh thực hành.
- Khi gấp xong mũ. Giáo viên hướng dẫn học sinh trang trí bên ngoài mũ theo ý thích.
4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm đẹp để tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị ôn lại các bài ở chương gấp.
Hát
- Học sinh nêu lại qui trình gấp.
- Học sinh thực hành trên giấy màu.
- Hoàn thành sản phẩm tại lớp.
- Học sinh dán vào vở thủ công.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
--------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 12 tháng 02 năm 2004
Tiết 1: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 102:	 UYNH – UYCH (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết đúng các vần: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch. Nhận diện được các tiếng có vần uynh – uych trong từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề các loại đèn dùng trong nhà: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, các phiếu từ, bảng ôn.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đọc và viết được: sản xuất, duyệt binh.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần uât, uyêt.
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Dạy vần UYNH.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần UYNH.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Giới thiệu vần UYNH.
phụ huynh
- Giáo viên giới thiệu vần mới ở trong từ: phụ huynh.
- Giáo viên ghi bảng:
- Vần mới UYNH, giáo viên ghi phấn màu.
- Vần UYNH gồm có mấy âm?
- Thứ tự từng âm trong vần?
- Ghép vần và đọc.
- Thêm âm h vào vần UYNH.
- Giáo viên cho đọc trơn.
- Thực hành viết.
Hoạt động 2: Dạy vần UYCH.
- Mục tiêu: Giới thiệu và dạy vần UYCH.
- Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại.
- Thực hành tương tự vần UYNH. So sánh UYNH với UYCH.
Hoạt động 3: Đọc và hiểu nghĩa từ.
- Mục tiêu: Đọc đúng các từ có vần UYNH, UYCH.
- Phương pháp: Trực quan.
- Giáo viên đưa từ:
luýnh quýnh khuỳnh tay
huỳnh huỵch uỳnh uỵch
- Giáo viên dùng động tác giải thích các từ này.
- Tìm tiếng chứa vần UYNH, UYCH.
4. Hát chuyển tiết 2.
Hát
- Học sinh viết bảng con. 
- 2 - 3 Học sinh đọc. 
- Học sinh tìm trong bài.
- Học sinh nói theo: phụ huynh.
- Học sinh nhận xét tiếng Huynh có âm h đã học.
- Học sinh đọc trơn HUYNH.
- Học sinh: có 3 âm.
- Học sinh ghép và đọc vào bảng cài.
- Uynh – huuynh – phụ huynh.
- Học sinh viết bảng con.
uynh huynh
- Học sinh đọc từ.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh tìm tiếng có từ chứa từ mới và gạch dưới.
Tiết 2: 	Môn:	 Tiếng Việt
	 Bài 102:	 UYNH – UYCH (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Đọc và viết đúng các vần: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch. Nhận diện được các tiếng có vần uynh – uych trong từ ngữ và câu ứng dụng. Luyện nói được chủ đề.
Kĩ năng: Biết đọc đúng đoạn thơ ứng dụng trong bài. Biết nói liên tục một số câu về chủ đề các loại đèn dùng trong nhà: đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang.
Thái độ: Giáo dục học sinh tính chăm chỉ.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh, các phiếu từ, bảng ôn.
Học sinh: Sách giáo khoa, bảng.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động:
2. Bài cũ:
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Mục tiêu: Rèn đọc trơn, phát âm chính xác.
- Phương pháp: Luyện tập.
- Giáo viên cho học sinh đọc trơn vần, từ khóa, câu ứng dụng.
- Đọc câu, đoạn ứng dụng.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Yêu cầu học sinh đọc ngắt nghỉ hơi ở dấu phẩy.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Tìm từ (tiếng) có chứa vần uynh – uych trong đoạn.
Hoạt động 2: Luyện viết.
- Mục tiêu: Học sinh viết đều nét, đẹp, cách nối nét.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên viết mẫu bảng lớp.
uynh uych
phụ huynh
ngã hụych
Hoạt động 3: Luyện nói theo chủ đề.
- Mục tiêu: Rèn nói đúng, đủ câu, đủ ý.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Giáo viên cho quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Tên của mỗi loại đèn?
Đèn nào dùng điện, còn loại nào dùng nguyên liệu khác để thắp sáng?
Nhà em có những loại đèn nào?
Nói về loại đèn mà em vẫn dùng để đọc sách hoặc học?
4. Củng cố:
- Đọc lại toàn bài.
- Làm BT tiếng việt. Giáo viên hứơng dẫn làm bài.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: 103.
Hát
- Học sinh đọc.
- Bạn nhận xét.
- Học sinh chỉ vào chữ.
- Học sinh đọc theo nhóm.
- Học sinh viết vở tập viết nắn nót.
- Học sinh quan sát và thảo luận.
- 1 – 2 Học sinh đọc.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
----------------------------------------------------------
Tiết 3: 	Môn: 	 Toán
	 	 Bài 84: 	 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Củng cố lại cách giải toán và trình bày bài giải..
Kĩ năng: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải toán và trình bày bài giải.
Thái độ: Giáo dục học sinh tích cực trong học tập..
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Các bó chục que tính và một số que tính rời.
Học sinh: Sách giáo khoa, que tính.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: (1’)
2. Bài cũ:
3. Các hoạt động: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài toán và giải.
Bài 1: Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu.
- Giáo viên cho nêu tóm tắt, tự điền số thích hợp vào chỗ chấm.
- Giáo viên yêu cầu đọc câu lời giải.
- Toàn bộ bài giải có thể là:
Bài giải:
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12 + 3 = 15 (cây)
Đáp số: 15 cây.
Bài 2: Tương tự bài 1.
Bài giải:
Số bức tranh trên tường có tất cả là:
14 + 2 = 16 (tranh)
Đáp số: 16 tranh.
Bài 3: Tổ chức thi đua.
Bài giải:
Số hình vuông và hình tròn có tất cả là:
5 + 4 = 9 (hình)
Đáp số: 9 hình.
4 Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
- Học sinh đọc đề toán.
- Học sinh điền số vào chỗ trống rồi nêu tóm tắt.
- Học sinh tự đọc câu lời giải.
- Học sinh viết phép tính.
- Học sinh viết đáp số.
- Học sinh các nhóm thi đua làm.
Rút kinh nghiệm:	
Phần bổ sung:	
Tiết 4: 	Môn:	 Tự Nhiên Xã Hội
	 Bài 22: CÂY RAU
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh biết kể tên một số loại cây rauvà nơi sống của chúng. Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau.
Kĩ năng: Nói được ích lợi cảu việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 22.doc