I/ Yêu cầu cần đạt :
- Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Viết được các vần, từ ngữ ứng dụng từ bài 84 đến bài 90.
- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: “Ngỗng và Tép ”
- HSKG: Kể được 2- 3 đoạn truyện theo tranh.
II/ Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa từ khóa.
- Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói
- SGK, vở tập viết, bảng con.
III/ Các họat động dạy học :
uy định. -----------------------------¯------------------------------ ÂM NHẠC Ôn tập bài hát:Tập tầm vông Phân biệt các chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang. -----------------------------¯------------------------------ * Học vần: Ôn luyện thêm cho HS. - HS viết vở 5 ô li bài ôn tập buổi sáng . - HS làm vở bài tập: GV h/dẫn chung HS làm CN HS yếu - Hd các em đánh vần từng từ đọc, tìm tranh nối thích hợp. - Đánh vần từ, chọn vần thích hợp điền. - HS đọc SGK bài cũ, bài mới. Hd các em phát âm đúng các tiếng có vần đã học. -----------------------------¯------------------------------ Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010 HỌC VẦN oa – oe I/ Y/C cần đạt: - Học sinh đọc được : oa, họa sĩ, oe, múa xòe ; Từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: oa, họa sĩ, oe, múa xòe . - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề : Sức khỏe là vốn quý nhất . * Lồng GDBVMT vào bài ứng dụng. II/ Đồ dùng dạy học : - Tranh minh họa từ khóa. - Tranh minh họa câu ứng dụng và phần luyện nói - SGK, vở tập viết, bảng con. III/ Các họat động dạy học : Tiết 1 1/ Ổn định : Kiểm diện 2 / Bài cũ : Ôn tập - Gọi 1HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con: đầy ắp, đón tiếp, ấp trứng - 2-3 em đọc bài SGK. GV hỏi lại vần, tiếng, từ. HSNX. GV Nhận xét chung 3/ Dạy học bài mới a/ Giới thiệu bài : GV giới thiệu vần: oa, oe GV viết bảng HS đọc theo GV b/ Dạy vần mới: *Vần oa : . Nhận diện, phân tích , so sánh: - GV viết vần oa gọi HS nhận xét: Vần oa có 2 âm: o và a. o trước, a sau. HS yếu nhắc lại - GV: So sánh oa và ot - HS: + Giống nhau : o trước + Khác nhau : oa có a sau, ot có t sau. HS yếu nhắc lại . Đánh vần đọc – ghép tiếng: - Em nào có thể đánh vần được cho cô? - GV: h/d đánh vần oa : o- a – oa. - HS: CN – N –L. - GV, HS chỉnh sửa cách đánh vần. - GV: Cho HS lấy vần oa từ bộ chữ. - HS: oa - GV: Thêm h, dấu nặng tạo tiếng mới. - HS: họa GV ghi bảng. - GV: Kiểm tra bảng cài, yêu cầu HS phân tích tiếng họa - HS: tiếng họa có h trước vần oa sau, dấu nặngdưới o. HS yếu nhắc lại - GV: H/d HS đánh vần đọc, đọc mẫu ( hờ - oa – hoa – nặng – họa ) - HS: CN – N –L. - GV đưa tranh vẽ họa sĩ và hỏi tranh vẽ gì ? : - GV rút từ họa sĩ giảng GD HS . - HS đọc: họa sĩ . - GV đọc: oa - hờ - oa – hoa – nặng – họa – họa sĩ - HS đọc cá nhân, tập thể. *Vần oe : Nhận diện, phân tích , so sánh: - GV viết vần oe gọi HS nhận xét: Vần oe có 2 âm: o và e . o trước , e sau. HS yếu nhắc lại - GV: So sánh oa và oe - HS: + Giống nhau : o trước + Khác nhau : oe có e sau, oa có a sau. Đánh vần đọc – ghép tiếng: - Em nào có thể đánh vần được cho cô? - GV: h/d đánh vần oe : o- e - oe - HS: CN – N –L. - GV, HS chỉnh sửa cách đánh vần. - GV: Cho HS lấy vần oe từ bộ chữ. - HS: oe - GV: Thêm x , dấu huyền tạo tiếng mới. - HS: xòe GV ghi bảng. - GV: Kiểm tra bảng cài, yêu cầu HS phân tích tiếng xòe - HS: tiếng xòe có x trước vần oe sau , dấu huyền trên e - HS yếu nhắc lại - GV: H/d HS đánh vần đọc, đọc mẫu ( xờ - oe – xoe – huyền – xòe ) - HS : CN – N –L. - GV đưa tranh vẽ múa xòe và hỏi tranh vẽ gì ? - GV rút từ mùa xòe giảng GD HS . - HS đọc: múa xòe. - GV đọc: oe - xờ - oe – xoe – huyền – xòe – múa xòe. - HS đọc lại 2 vần cá nhân, tập thể c / Luyện viết : - GV viết mẫu trên bảng : oa , họa sĩ , oe , múa xòe. - HS viết bảng con, GV quan sát và sửa lỗi cho HS. Giúp đỡ HS yếu. d/ Đọc từ ngữ ứng dụng : - GV viết bảng các từ ngữ ứng dụng. - HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới học - 2-3 em đọc tiếng mới. - 2-3 em đọc từ ngữ ứng dụng phân tích tiếng mới - GV giải thích đọc mẫu. - HS cá nhân, đồng thanh. Củng cố: Gọi 4 HS đọc bài tìm tiếng có vần vừa học p/tích. Nhận xét tiết 1. Tiết 2 * Luyện đọc: HS yếu đánh vần, đọc. - HS đọc từng phần, đọc toàn bài trên bảng tiết 1 theo: cá nhân, nhóm, lớp. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. a/Đọc câu ứng dụng : - GV đưa tranh hỏi HS tranh vẽ gì ? - GV chốt lại nội dung và đưa câu ứng dụng: Hoa ban xòe cánh trắng - HS đọc thầm tìm tiếng có vần mới - 2-3 em đọc tiếng mới, 2-3 em đọc câu ứng dụng - GV đọc mẫu - HS đọc cá nhân, tập thể. - Em có nên bẻ cành ngắt lá, hoa không? Vì sao? b/ Luyện đọc SGK : - GV đọc mẫu tòan bài – HS đọc cá nhân - Gọi HS yếu đọc cá nhân, lớp đồng thanh c/ Luyện nói : - HS đọc chủ đề luyện nói: Sức khoẻ là vốn quý - HS q/sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì? Các bạn trong tranh đang làm gì? + Em kể cho các bạn nghe hằng ngày em đã tập thể dục vào lúc nào? + Tập thể dục giúp ích gì cho cơ thể ? - Một số HS trình bày trước lớp. - GV giáo dục HS Tập thể dục đều sẽ có sức khoẻ tốt. d/ Luyện viết : - GV cho HS viết vào vở tập viết: oa, họa sĩ, oe, múa xòe . HS yếu GV theo dõi giúp đỡ. - GV chấm điểm 1 số bài, NX. 4/ Củng cố : - Gọi HS đọc bài, tìm tiếng có vần oa, oe trong bài và phân tích. 5/ Nhận xét- dặn dò: - Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. - Dặn dò : học và làm bài tập. chuẩn bị bài sau: “oai- oay” -----------------------------¯------------------------------ TOÁN XĂNG -TI- MÉT, ĐO ĐỘ DÀI I/ Y/C cần đạt : Làm bài tập 1,2 3,4. - Biết xăng- ti- mét là đơn vị đo độ dài, biết xăng-ti- mét viết tắt là cm. - Biết dùng thước có vạch xăng- ti- mét để đo độ dài đoạn thẳng. II/ Đồ dùng dạy học: - GV và HS đều có thước thẳng với các vạch chia thành từng xăng ti mét. - Sử dụng thước có vạch chia từ 0 đến 20 cm III/ Các hoạt động dạy học : 1/ Ổn định: Hát 2/ Kiểm tra: Giải toán có lời văn - Gọi 3 HS nêu các bước khi giải toán có lời văn. GV nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài : GV vào bài và ghi tựa bài , HS nhắc lại . b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài (cm) và dụng cụ đo độ dài. - GV h/dẫn hs quan sát thước và giới thiệu. - đây là thước có vạch chia thành từng xăng-ti - mét. Dùng thước này để đo các đoạn thẳng. Vạch đầu tiên là vạch 0 ( HS kết hợp nhìn vào thước của mình ) đến vạch 1 là 1 xăng-ti-met HS dùng đầu bút chì di chuyển từ 0 đến 1 . Độ dài từ 1 đến 2 cũng là 1 xăng-ti-met. Tương tự từ vạch 2 đến vạch 3. - Xăng ti mét viết tắt là cm - HS viết bảng con và đọc . c/ Giới thiệu thao tác đo độ dài : - GV h/dẫn đo theo 3 bước: *Bước 1 : Đặt vạch 0 của thước trùng với 1 đầu đoạn thẳng mép thước trùng với đoạn thẳng. *Bước 2 : Đọc số ghi ở vạch của thước, trùng với đầu kia của đoạn thẳng đọc kèm theo tên đơn vị (xăng ti mét). VD: Ta có đoạn thẳng AB dài 1xăng- ti- mét; đoạn thẳng CD dài 3 xăng-ti mét, đoạn thẳng MN dài 6 xăng- ti -mét . *Bước 3 : Viết số đo độ đai đoạn thẳng ( vào chỗ thích hợp ) - Chẳng hạn viết 1cm ngay dưới đoạn thẳng AB; viết 3cm ngay dưới đoạn thẳng CD; viết 6 cm ngay dưới đoạn thẳng MN . d/ Thực hành. * Bài 1 : Viết kí hiệu của xăng ti mét: cm. - HS viết 1 dòng cm vào trong Sgk cách 1 ô viết chữ . - GV q/sát nhận xét . * Bài 2 : Viết số thích hợp vào ô trống rồi đọc to . - HS tự đọc lệnh rồi làm bài tập - Chữa bài: Gọi 3 HS đọc số đo và nêu cách đo: 3cm ,4cm ,5cm. - GV, HS nhận xét * Bài 3: Đặt thước đúng ghi đ, sai ghi s - Học sinh tự làm - Gọi HS đứng tại chỗ nêu và giải thích. * Bài 4 : Đo độ dài đoạn thẳng rồi viết số đo - GV nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng theo 3 bước đã nêu. - HS đo và nêu số đo, cách đo – HS, GVNX. 4/ Củng cố: - GV : Khi đo độ dài đoạn thẳng phải thực hiện qua mấy bước ? Gọi 3 HS lên đo đ/thẳng GV vẽ trên bảng . 5/Nhận xét dặn dò: - Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. - Xem trước bài: Luyện tập. Xem lại bài học. Chiều làm vở bài tập. -----------------------------¯------------------------------ * Toán: ôn đo độ dài. - HS làm vở 5 ô li bài 1 và 2, 3 SGK. GV theo dõi giúp đỡ HS yếu - HS làm vở bài tập: GV h/dẫn chung HS làm CN HS yếu GV h/dẫn cụ thể từng bài: GV gọi HS nhắc lại các bước đo độ dài. -----------------------------¯------------------------------ BUỔI CHIỀU MĨ THUẬT VẼ VẬT NUÔI TRONG NHÀ I/ Y/C cần đạt: - Nhận biết hình dáng, đặc điểm, màu sắc vẻ đẹp một số con vật nuôi trong nhà. - Biết cách vẽ con vật quen thuộc. - Vẽ được hình và vẽ màu 1 con vật theo ý thích - HSKG vẽ được con vật có đặc điểm riêng. II/ Đồ dùng dạy học: -Gv: Một số tranh ảnh con gà, con mèo, con thỏ. Tranh vẽ các con vật quen thuộc. - Hs: Bút chì màu, chì đen, vở tập vẽ. III/ Các họat động dạy học: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Kiểm tra ĐDHT của hs 3/ Bài mới: Giới thiệu bài học. a/ Quan sát các con vật: - Tên các con vật. - Các bộ phận của chúng. b/ Hướng dẫn cách vẽ con vật: - Gv giới thiệu cách vẽ. - Vẽ các hình chính: đầu, mình vẽ trước - Vẽ các chi tiết: tai, mắt, mũi, miệngvẽ sau . - Vẽ màu theo ý thích - Gv cho hs tham khảo 1 số bài vẽ các con vật cuûa hs naêm tröôùc c/Thực hành: - Gv gợi ý cách làm bài: -Vẽ 1 hoặc 2 con vật nuôi theo ý thích của mình. - Vẽ con vật có dáng khác nhau. - Có thể vẽ thêm 1 vài hình khác.(HSKG vẽ được con vật có đặc điểm riêng). - Vẽ to, vừa phải so với khổ giấy - Vẽ màu theo ý thích. 4/ Đánh giá: - Gv thu và đánh giá một số bài. - Nhận xét caùc bài vẽ về: hình dáng, màu sắc con vật. - Chọn ra những bài đẹp cho hs tham quan, hoïc hoûi. - Hs tìm ra bức tranh mình thích nhất. 5/ Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh các con vật - Chuẩn bị bài tuần sau: Xem tranh caùc con vaät -----------------------------¯------------------------------ *Nghệ thuật: Ôn gấp hình. - GV cho HS ôn gấp những hình mà các em thích. - Em thích những hình gấp nào? - HS gấp GV theo dõi, giúp đỡ. - Với HS khéo tay có thể gầp được thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo. - Gv thu sản phẩm, nhận xét đánh giá. -----------------------------¯------------------------------ *Học vần: Ôn luyện thêm cho HS. - HS viết vở 5 ô li bài oa, oe . - HS làm vở bài tập: GV h/dẫn chung HS làm CN HS yếu:- Hd các em đánh vần từng cụm từ đọc, nối thành câu có nghĩa . - Xem tranh vẽ gì chọn vần thích hợp điền. - HS đọc SGK bài cũ, bài mới: Hd các em phát âm đúng các tiếng có vần đã học. -----------------------------¯------------------------------ Thứ tư ngày 20 tháng 01 năm 2010 HỌC VẦN oai – oay I/ Yêu cầu cần đạt: - HS đọc được : oai , oay , điện thoại , gió xoáy; Từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: oai, oay, điện thoại, gió xoáy. - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Ghế đẩu , ghế xoay, ghế tựa. II/ Đồ dùng dạy học: - SGK, tranh minh hoạ các phần SGK, bảng con , vở tập viết. III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1/ Ổn định : Kiểm diện. 2/ Kiểm tra: oa- oe. - 1 HS viết bảng lớp, cả lớp viêt bảng con: họa sĩ , hòa bình , chích chòe , mạnh khỏe - 2 HS đọc bài SGK. GV hỏi lại vần, tiếng, từ bất kỳ. NX ghi điểm. GV Nhận xét chung 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài : GV nêu y/cầu ghi bảng tên bài , HS nhắc lại b/ dạy vần mới: * Vần oai Nhận diện , phân tích , so sánh : - GV viết vần oai HS nhận xét: Vần oai có 3 âm: o, a và i. o trước a giữa i sau. - HS so sánh oai- oa . + Giống : đều có o + Khác : oai có ai sau, oa có a sau. HS yếu nhắc lại. Đánh vần , ghép tiếng: - Em nào có thể đánh vần được cho cô? - 1 HS đánh vần đọc – HS nhận xét nhắc lại. - GV hướng dẫn đánh vần đọc : oa trước i sau: o - a - i – oai. - HS đánh vần – đọc : CN - N - L - HS cài vần oai bảng cài. - GV: Thêm âm th dấu nặng để tạo tiếng mới( thoại) - HS phân tích : th trước oai sau dấu nặng dưới a. HS yếu nhắc lại. - GV hướng dẫn đánh vần: thờ – oai - thoai - nặng - thoại - HS đánh vần : CN –N - L . - HS quan sát tranh SGK rút từ khoá: điện thoại - 2 HS đọc. - GV đọc mẫu: - oai - thờ – oai - thoai - nặng - thoại - điện thoại - HS đọc CN - N - L * Vần oay : Quy trình tương tự . - Vần oay có 3 âm: o,a và y, o trước, a giữa, y sau. - HS so sánh oay, oai: + Giống : có oa trước + Khác : oai kết thúc bằng i, oay kết thúc bằng y. HS yếu nhắc lại. - Đánh vần ,đọc: oay - xờ – oay – xoay – sắc - xoáy – gió xoáy - HS đọc 2 vần CN- N - L . c/ Luyện viết - GV viết mẫu nói quy trình : oai , oay , điện thoại , gió xoáy - HS lần lượt viết bảng con. - GV nhận xét , chỉnh sửa . d/ Từ ngữ ứng dụng: - GV viết từ ngữ ứng dụng sgk - HS đọc thầm tìm tiếng mới, gạch chân. - HS đọc từ phân tích tiếng mới. - GV đọc mẫu giải thích( tranh, lời) - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Củng cố : Gọi 3 HS đọc bài tìm tiếng có vần vừa học p/tích . Nhận xét: Tiết 2 *Luyện đọc: Hs yếu nhẩm đánh vần. - HS đọc từng phần, đọc toàn bài trên bảng tiết 1theo: CN- N- L. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. a/ Luyện đọc bài ứng dụng: - HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì ? - GV tóm lại nội dung tranh và ghi bảng câu ứng dụng SGK. - HS đọc thầm tìm tiếng mới – phân tích. - 1 HS đọc – HS nhận xét bạn đọc. - GV hướng dẫn đọc : đúng , hay , diễn cảm . Đọc mẫu. - HS đọc: CN - N - L . b/ Luyện đọc SGK : - GV đọc mẫu- HDHS đọc. - HS đọc CN - N - L . c/ Luyện nói: - HS đọc chủ đề luyện nói : Ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa. - HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì ? (Hs chỉ từng tranh) + Em hãy chỉ và GT trong lớp có những loại ghế nào? + Hãy nói với bạn tên loại ghế nhà mình có. - Một số HS trình bày trước lớp . - GV giáo dục HS biết biết giữ gìn bàn ghế . d/Luyện viết: - HS viết vở tập viết: oai, oay, điện thoại, gió xoáy. - 1 HS nhắc tư thế ngồi viết. HS viết bài, GV theo dõi , chỉnh sửa . - Chấm một số vở - trả bài - nhận xét 4/ Củng cố: - Gọi HS đọc bài tìm thêm tiếng mới có vần vừa học. 5/ Nhận xét – dặn dò : - Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. - Dặn dò : học và làm bài tập. chuẩn bị bài sau: “ oan , oăn” -----------------------------¯------------------------------ * Toán: Ôn giải toán có lời văn. - GV cho HS làm 2 bài toán: + bài toán1: Bạn Mai hái được 19 bông hoa, bạn Mai cho bạn Hà 6 bông hoa. Hỏi bạn Mai còn lại bao nhiêu bông hoa? - 2 HS đọc đề toán. GV hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán y/c làm gì? + Muốn biết bạn Mai còn lại bao nhiêu bông hoa ta làm phép tính gì? - 1HS lên bảng làm,cả lớp làm vở. + Bài toán 2: Nhà Tùng nuôi 10 con gà, nhà Hải nuôi 8 con gà. Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? - GV HD tương tự bài trên. - HS làm bài, GV theo dõi giúp đỡ HS yếu- GV thu bài chấm nhận xét. -----------------------------¯------------------------------ *Tự chọn: Ôn học vần. Gv cho HS đọc lại các bài đã học: HS đọc theo nhóm đôi. - Các nhóm đọc xong báo cáo kết quả đọc của nhóm mình. - Những em nào đọc sai GV HD các em đọc lại cho đúng và cho các em so sánh với các vần mà các em hay nhầm lẫn. -----------------------------¯------------------------------ BUỔI CHIỀU Tự nhiên và xã hội CÂY RAU I/ Y/C cần đạt: - Kể được tên và nêu ích lợi của một số cây rau. - Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau. - HSKG kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, ăn củ, ăn quả, rau ăn hoa, II /Đồ dùng dạy học: - Cây rau thật. - Hình ảnh các cây rau trong bài 22 SGK. III/ Các họat động dạy học: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: + Trên đường đi học không có vỉa hè em đi như thế nào? + Em có chạy giỡn ngòai đường không? Vì sao? 3/ Bài mới: a/Giới thiệu bài: Gv và hs giới thiệu cây rau của mình. Nói tên cây rau và nơi sống của chúng. b/ Các hoạt động *Họat động 1: Quan sát cây rau: - Mục tiêu: Biết tên các bộ phận của cây rau. Biết phân biệt lọai rau này với rau khác - Bước 1: Chia lớp làm 8 nhóm (mỗi bàn 1 nhóm) + Hs quan sát cây rau: chỉ rễ, thân , lá của cây rau. + Bộ phận nào ăn được? + Em thích loại rau nào? - Bước 2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Gv kết luận: SGK *Họat động 2: Làm việc với SGK - Bước 1: Chia nhóm 2 em: quan sát tranh hỏi và trả lời - Bước 2: Một số cặp hỏi và trả lời: + Ăn rau có lợi như thế nào? + Trước khi dùng rau ta caàn phải làm gì? + Em thường ăn rau nào? - Bước 3: Gv kết luận: - Ăn rau có lợi cho sức khỏe giúp ta tránh táo bón tránh bị chảy máu chân răng. - Rau được trồng ở trong vườn, ngòai ruộng dính nhiều đất, bụi nên trước khi ăn phải rửa sạch *Hoạt động 3: Trò chơi: đố bạn rau gì? - Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về cây rau - Luật chơi: HD hs cách chơi theo SGK Hs chơi trò chơi 4/ Củng cố: Hỏi HS: + Cây rau có những bộ phận nào? + Rau được trồng ở đâu? + Ăn rau có lợi gì? - HSKG kể tên các loại rau ăn lá, rau ăn thân, ăn củ, ăn quả, rau ăn hoa, 5/ Nhận xét –dặn dò - Tuyên dương những em học tốt. - Dặn dò: Ăn rau thường xuyên, rửa sạch rau trước khi ăn. - Chuẩn bị bài: Cây hoa -----------------------------¯------------------------------ *Học vần: Ôn luyện thêm cho HS. - HS viết vở 5 ô li bài oai, oay . - HS làm vở bài tập. GV h/dẫn chung HS làm CN HS yếu: Hd các em đánh vần từng cụm từ đọc, nối thành câu có nghĩa . - Xem tranh vẽ gì chọn vần thích hợp điền. - HS đọc SGK bài cũ, bài mới: Hd các em phát âm đúng các tiếng có vần đã học. -----------------------------¯------------------------------ *Tập viết: Luyện viết thêm. - GV cho HS viết vở tập trắng các từ: gió xoáy, công việc, lớp học, thiếp mời, diễn kịch, lếch thếch, mèo mướp, đôi guốc, tốp ca - HS viết bảng con- GV chỉnh sửa - HS viết tập trắng- GV theo dõi giúp đỡ. -GV thu bài chấm nhận xét. - Gọi một số em viết sai lên viết lại cho đúng. -----------------------------¯------------------------------ Thứ năm ngày 21 tháng 01 năm 2010 HỌC VẦN oan – oăn I/ Yêu cầu cần đạt: - HS đọc được : oan, oăn , giàn khoan , tóc xoăn; Từ ngữ và câu ứng dụng. - Viết được: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn. - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Con ngoan, trò giỏi II/ Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ các phần SGK, bảng con , vở tập viết. III/ Các hoạt động dạy học: Tiết 1 1/Ổn định : Kiểm diện. 2/Kiểm tra : oai, oay - 1HS lên bảng viết từ, cả lớp viết bảng con: oai, oay, quả xoài, khoai lang, hí hoáy, loay hoay, - 2 HS đọc bài SGK. GV nhận xét ghi điểm. 3/Bài mới : a/ Giới thiệu bài : GV vào bài ghi tựa bài , HS nhắc lại . b/ Dạy vần mới. * Vần oan Nhận diện, phân tích , so sánh : - GV viết vần oan, HS nhận xét:Vần oan có 3 âm: oa và n- o trước a giữa n sau . - HS so sánh oa- oan: + Giống : đều có oa + Khác: oan có n sau. HS yếu nhắc lại. Đánh vần , ghép tiếng: - Em nào có thể đánh vần được cho cô? - 1 HS đánh vần đọc – HS nhận xét nhắc lại . - GV hướng dẫn đánh vần đọc oa trước n sau: o - a - n – oan. - HS đánh vần – đọc : CN - N - L - HS cài vần oan bảng cài. - GV: Thêm âm kh để tạo tiếng mới ( khoan) - HS phân tích : kh trước oan sau. HS yếu nhắc lại. - GV hướng dẫn đánh vần : khờ – oan – khoan . - HS đánh vần: CN –N -L - HS quan sát tranh SGK rút từ khoá: giàn khoan - 2 HS đọc. - GV đọc: - oan - khờ –oan – khoan - giàn khoan - HS đọc CN - N -L * Vần oăn : Quy trình tương tự - Vần oăn có 3 âm: oă và n. o trước ă giữa n sau. HS yếu nhắc lại - So sánh oăn- oan . Giống: o trước n sau Khác : oăn có ă, oan có a giữa. HS yếu nhắc lại - Đánh vần, đọc: oăn - xờ - oăn – xoăn - tóc xoăn - HS đọc 2 vần : CN - N - L . c/ Luyện viết : - GV viết mẫu nói quy trình , oan , oăn , giàn khoan , tóc xoăn. - HS lần lượt viết bảng con .GV nhận xét , sửa cách viết d/ Từ ngữ ứng dụng - GV viết từ ngữ ứng dúng Sgk - HS đọc thầm tìm tiếng mới , gạch chân - HS đọc từ phân tích tiếng mới . - GV đọc mẫu giải thích( tranh, lời ) - HS đọc cá nhân, đồng thanh. Củng cố : Gọi 3 HS đọc tìm tiếng có vần vừa học p/tích . Nhận xét : Tiết 2 *Luyện đọc: Hs yếu nhẩm đánh vần. - HS đọc từng phần, đọc toàn bài trên bảng tiết 1theo: CN- N- L. GV chỉnh sửa phát âm cho HS. a/ Luyện đọc bài ứng dụng: - HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì ? - GV tóm lại nội dung tranh và ghi bảng câu ứng dụng SGK - HS đọc thầm tìm tiếng mới –phân tích . - 1 HS đọc – HS nhận xét đọc lại. - GV hướng dẫn đọc : đúng , hay, diễn cảm. Đọc mẫu. - HS đọc : CN - N - L. b/ Luyện đọc Sgk : - GV đọc mẫu HDHS đọc. - HS đọc CN - N - L . c/ Luyện nói: - HS đọc đề tài: Con ngoan trò giỏi - HS quan sát thảo luận nhóm đôi tranh vẽ gì? ( HS trả lời từng tranh) - Sau đó kể cho bạn nghe ở lớp, ở nhà mình đã làm gì để giúp đỡ cha, mẹ ? - Người HS như thế nào sẽ trở thành con ngoan trò giỏi ? - Một số HS trình bày trước lớp. - GV giáo dục HS ngoan, học giỏi biết vâng lời cha mẹ và thầy cô giáo. d/Luyện viết: - HS viết vở tập viết: oan, oăn, giàn khoan, tóc xoăn. - 1 HS nhắc tư thế ngồi viết, HS viết bài , GV theo dõi, chỉnh sửa . - GV chấm một số vở - trả bài - nhận xét. 4/Củng cố : - Gọi HS đọc bài tìm thêm tiếng mới có vần vừa học. 5/ Nhận xét – dặn dò : - Tuyên dương những HS học tốt, những em có tiến bộ. - Dặn dò : học và làm bài tập. chuẩn bị bài sau: “ oang , oăng” -----------------------------¯------------------------------ TOÁN LUYỆN TẬP I/ Y/C cần đạt: Làm bài tập1,2,3. - Biết giải bài toán có lời văn và trình bày bài giải. II/ Đồ dùng dạy học: SGK, tranh các bài tập. III/ Các hoạt động dạy học : 1/Ổn định: HS Hát 2/ Kiểm tra: Xăng- ti- mét. Đo độ dài. - HS lên bảng kẻ các đoạn thẳng dài : 3cm , 5cm , 2cm , 7cm ,9cm. - Nhận xét ghi điểm. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài : GV vào bài và ghi tựa bài , HS nhắc lại . b/Hướng dẫn HS làm bài tập : * Bài 1 : HS tự đọc bài toán - Cho HS quan sát tranh vẽ .GV ghi tóm tắt lên bảng . - Sau đó dựa vào tranh vẽ để điền số vào tóm tắt . HS yếu đọc lại tóm tắt . - Gọi 2 HS nhắc lại các bước giải bài toán. HSyếu nhắc lại - HS nêu miệng câu lời giải và bài giải - HS giải vở trắng - một em lên bảng . Chữa bài GV , HS nhận xét * Bài 2 : HS tự đọc bài toán - Cho HS quan sát tranh vẽ. - HS nêu tóm tắt - điền số vào tóm tắt. - HS nêu câu giải - giải vở trắng - một em lên bảng HS yếu nhắc lại các bước giải * Bài 3 : Gv gắn hình - ghi tóm tắt - HS nêu bài toán . - GV h/dẫn HS tìm lời giải . Để tìm lời giải cho bài toán thì ta dựa vào ý thứ ba của bài là : " Có tất cả : .hình vuông và hình tròn ? " - Ghi là " Số hình vuông và hình tròn là " hoặc " Có tất cả hình vuông và hình tròn là " - HS tự giải vở. - HS nêu lại bài vừa làm , GV , HS nhận xét . 4/ Củng cố: - Gọi HS nêu các bước giải toán và giải miệng bài tóm tắt sau: Tóm tắt Có: 3 lá cờ Thêm: 2 lá cờ Có tất cả : .lá cờ ? 5 /Nhận xét dặn dò: - Tuyên dương
Tài liệu đính kèm: