Giáo án lớp 1 - Tuần 21 (tiết 10)

MỤC TIÊU:

 - Đọc được vần ôp – ơp - hộp sữa – lớp học, từ và câu ứng dụng. Viết vần ôp – ơp - hộp sữa – lớp học. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Các bạn lớp em.

 - Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Các bạn lớp em.

- Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh minh họa (SGK), chữ mẫu.

 

doc 32 trang Người đăng haroro Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 21 (tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 con: 12 + 2 – 3 = 17 – 2 – 4 = 
à Nhận xét.
3. Bài mới: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
9
9
· Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ dạng 17 – 7
Mục tiêu: Biết thực hiện phép tính dạng 17 trừ đi một số.
+ Cách tiến hành:
- Cho HS lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que rời).
- Tách thành 2 nhóm.
- Cất đi 7 que rời, còn lại mấy que?
- Ta có phép trừ: 17 – 7 = 10.
Ÿ Hoạt động 2: Hướng dẫn cách đặt tính rồi tính
Mục tiêu: HS biết cách đặt tính rồi tính.
+ Cách tiến hành:
- Đầu tiên viết 17, rồi viết 7 sao cho thẳng cột với 7.
- Viết dấu trừ ở bên trái giữa hai số.
- Kẻ 1 vạch ngang dưới 2 số đó.
- Khi tính bắt đầu từ hàng đơn vị.
7 trừ 7 bằng 0, viết 0
 Hạ 1, viết 1
 Vậy 17 – 7 = 10.
- Gọi HS nhắc lại cách đặt tính.
- Cho HS thực hiện đặt tính vào bảng con.
Ÿ Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến vừa học để làm đúng các bài tập.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ?
- GV chép sẵn các bài tính lên bảng.
- Gọi HS nhắc lại cách tính.
à Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- GV viết sẵn các bài tập lên bảng 
- Để tính nhẩm được nhanh ta phải dựa vào đâu?
- Gọi vài HS nói lại cách tính nhẩm.
à Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ? 
- Nhìn tóm tắt đọc đề toán.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu cái kẹo ta làm phép tính gì ? 
- Mấy trừ mấy ?
à Nhận xét.
- HS lấy 17 que tính.
- HS tách thành nhóm 1 chục và 7 que rời.
- 10 que tính.
 17
 - 3
- HS nhắc lại cách đặt tính.
- HS thực hiện đặt tính ở bảng con.
- Tính.
- Khi tính dạng hàng dọc ta thực hiện tính từ phải sang trái.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- Tính
- Dựa vào bảng trừ các số
- HS nói lại cách tính nhẩm và thực hiện phép tính.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- Viết phép tính thích hợp.
- HS đọc phần tóm tắt.
- Có 15 cái kẹo, đã ăn 5 cái kẹo.
- Hỏi còn lại mấy cái kẹo? 
- Phép tính trừ.
- 15 – 5= 10
- 1 HS lên bảng ghi phép tính. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính dạng 17 - 7.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
	Ngày soạn: 15 / 01/ 2014	 Tuần: 21
 	Ngày dạy: 21 / 01 / 2014 Tiết: 82
I/ MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, trừ nhẩm trong phạm vi 20, viết được phép tính thích hợp với hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1,2,3), bài 2( cột 1,2,4), bài 3(cột 1,2), Bài 5.
- Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. Yêu thích môn học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ, SGK, Phiếu bài tập.
- HS: Bảng ,Vở bài tập, bộ thực hành.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)	
- Tựa.
- Cho HS làm bảng con.
 15 16 11 
 - - - 
 5 6 1 
 ...... ...... .. 
- Cho HS thực hiện ở bảng con: 12 - 2 = 19 – 9 = 17 – 4 = 13 – 2 = 
à Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức 17 - 7.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ?
- Đây là phép tính ngang, đề bài yêu cầu phải đặt tính dọc. Nêu cách đặt.
 13
-
 3
 10
à Nhận xét.
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- GV viết sẵn các bài tập lên bảng. 
- Gọi vài HS nói lại cách tính nhẩm.
à Nhận xét.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
- GV viết sẵn các bài tập lên bảng. 
- Đây là dãy tính hàng ngang, ta sẽ tính từ trái sang phải: 11 + 3 - 4 = ?
- Nhẩm 11 + 3 bằng 14, 14 trừ 4 bằng 10. Vậy 11 + 3 - 4 = 10.
- GV nhận xét – sửa bài.
Bài 4: Yêu cầu gì ? 
- GV viết sẵn các bài tập lên bảng.
- Muốn điền dấu đúng ta phải làm sao?
16 – 6 < 12
 10
- GV nhận xét – sửa bài.
Bài 5: Yêu cầu gì ?
- Gọi HS nhìn tóm tắt đọc đề toán.
- Đề bài cho biết gì ?
- Đề bài hỏi gì?
- Muốn biết có bao nhiêu xe máy ta làm phép tính gì ? 
- Mấy trừ mấy ?
- GV nhận xét – sửa bài.
- Đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính:
+ Đặt tính từ trên xuống: Viết số 13, rồi viết số 3 thẳng cột với 3.
+ Viết dấu – ở bên trái
+ Kẻ vạch ngang.
+ Tính kết quả.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm trong phiếu bài tập.
- Tính nhẩm.
- HS nói lại cách tính nhẩm.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- Tính.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- Điền dấu >, <, =.
- Tính phép tính ở vế trái rồi so sánh kết quả.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
- Viết phép tính thích hợp.
- Vài HS đọc đề toán.
- Có 12 xe máy, đã bán 2 xe máy.
- Hỏi còn lại mấy xe máy?
- Phép tính trừ.
- 12 – 2= 10
- 1 HS lên bảng ghi phép tính. HS còn lại làm SGK hoặc VBT.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay các em học bài gì ? 
- Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
IP - UP
	 Ngày soạn: 15 / 01 / 2014 Tuần: 21
 	 Ngày dạy: 22 / 01 / 2014 Tiết: 185, 186
I/ MỤC TIÊU:
 - Đọc được vần ip – up - bắt nhịp – búp sen, từ và câu ứng dụng. Viết vần ip – up - bắt nhịp – búp sen. Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
 - Rèn HS đọc to, rõ ràng, mạch lạc, viết đều nét, đẹp, đúng mẫu, đúng khoảng cách. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
- Yêu ngôn ngữ Tiếng Việt qua các hoạt động học.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Tranh minh họa (SGK), chữ mẫu.
- HS: SGK, bộ thực hành, vở tập viết.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TIẾT 1 (35 phút)
1. Khởi động: (1)
2. Kiểm tra: (4)
- Tựa ?
- Đọc bài ở SGK - kết hợp phân tích tiếng.
- Đọc câu ứng dụng.
- Viết bảng con.
- Nhận xét.
3. Bài mới: IP - UP
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
7
8
8
8
14
8
· Hoạt động 1: Học vần ip
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần ip – bắt nhịp.
+ Cách tiến hành: 
- Yêu cầu HS cài âm i đứng trước, âm p đứng sau và cho biết cài được vần gì?
- Yêu cầu HS cài âm nh đứng trước vần ip và dấu Ÿ dưới ip.
- Cho xem tranh - giảng tranh - rút ra từ: bắt nhịp. - Đọc mẫu: bắt nhịp.
- Từ bắt nhịp có mấy tiếng? 
- Tiếng nào có vần ip ?
- Đọc tổng hợp vần: ip –nhịp – bắt nhịp.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 2: Học vần up
Mục tiêu: HS đọc đúng, viết đúng vần up – búp sen.
+ Cách tiến hành: (trình tự như vần ip)
Lưu ý: So sánh up – ip.
- Đọc tổng hợp: up – búp – búp sen.
- GV đọc tổng hợp cả 2 vần.
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
· Hoạt động 3: Luyện Viết
- Viết mẫu (Nêu qui trình viết). 
- Nhận xét - sửa lỗi.
· Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng 
Mục tiêu: Đọc đúng các tiếng từ ứng dụng, mạch lạc, rõ ràng.
+ Cách tiến hành: 
- Cho xem tranh – giảng tranh - rút ra từ ứng dụng: nhân dịp chụp đèn
 đuổi kịp giúp đỡ
- Đọc mẫu từ ứng dụng. 
- Nhận xét – sửa phát âm cho HS.
- Đọc hệ thống toàn bài.
TIẾT 2 (35 phút)
· Hoạt động 5: Luyện đọc
Mục tiêu: HS đọc đúng nội dung bài trong SGK. Rèn đọc to, rõ ràng mạch lạc.
+ Cách tiến hành:
- Đọc lại bài trên bảng lớp.
- Kết hợp sửa cách phát âm.
- Cho xem tranh minh họa – giảng tranh - rút ra câu ứng dụng: Tiếng dừa làm dịu nắng trưa
 Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo
 Trời trong đầy tiếng rì rào
 Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
- Đọc câu ứng dụng.
- Tìm tiếng có vần ip trong câu ứng dụng.
Ÿ Hoạt động 6: Luyện Viết
Mục tiêu: Viết đúng vần ip – up - bắt nhịp – búp sen trong vở tập viết. 
+ Cách tiến hành: 
- Viết mẫu - hướng dẫn qui trình viết.
- GV theo dõi giúp đỡ.
Ÿ Hoạt động 7: Luyện nói
Mục tiêu: HS luyện nói theo chủ đề, phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giúp đỡ cha mẹ.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh gợi ý.
- Tranh vẽ gì ? (GV uốn nắn và hướng dẫn các em nói thành câu).
à Nhận xét – bổ sung.
- HS cài, phân tích vần ip và đánh vần: i – p – ip.
- HS cài tiếng nhịp và đánh vần: nhờ - ip – nhip – Ÿ – nhịp.
- Đọc cá nhân + ban.
- Có 2 tiếng. Tiếng bắt và tiếng nhịp.
- Tiếng nhịp.
- Đọc cá nhân + ban.
- Giống p; khác u – i.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Viết bảng con.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Đọc cá nhân + ban.
- Quan sát.
- Đọc cá nhân + ban.
- nhịp.
- HS cầm bút, ngồi đúng tư thế viết vào tập.
- Phát biểu qua gợi ý của GV. 
4/ Củng cố: (4) 
 - Cho HS đọc bài SGK.
 - Tìm tiếng có vần ip – up.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà học bài.
- Viết bài vào tập.
- Xem trước bài: Iêp - ươp.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
	Ngày soạn: 15 / 01 / 2014	Tuần: 21
 	Ngày dạy: 22 / 01 / 2014 Tiết: 83
I/ MỤC TIÊU :
- Biết tìm số liền trước, số liền sau. Biết cộng trừ các số không nhớ trong phạm vi 20. 
- Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3,Bài 4(cột 1,3), Bài 5(cột 1,3).
- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng phụ viết sẵn các bài tập.
 - HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tựa ?
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập. HS dưới lớp làm bảng con các bài trên.
 Đặt tính rồi tính: 10 + 9 19 – 9
- Cho HS thực hiện ở bảng con: 12 + 3 – 3 = 15 – 2 + 2 = 
à Nhận xét.
3. Bài mới: LUYỆN TẬP CHUNG 
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
25
· Hoạt động 1: Luyện tập
Mục tiêu: Khắc sâu các kiến thức đã học về so sánh số; cộng; trừ không nhớ trong phạm vi 20.
+ Cách tiến hành:
Bài 1: Yêu cầu gì ?
- Phát phiếu bài tập
- Cho HS lên bảng điền từ 0 đến 9.
- GV nhận xét- sửa bài.
- Cho HS lên bảng điền từ 10 đến 20. 
- GV nhận xét- sửa bài.
- Hỏi kiến thức cũ: Vạch từ 0 đến 9 gọi là gì?
Bài 2: Yêu cầu gì ?
- Muốn tìm số liền sau của 1 số ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn mẫu.
- GV nhận xét- sửa bài.
Bài 3: Yêu cầu gì ?
- Muốn tìm số liền trước của 1 số ta làm thế nào?
- GV hướng dẫn mẫu.
- Cho HS chơi trò chơi hái hoa.
- GV nêu cách chơi và cho HS chơi.
- GV nhận xét- tuyên dương.
Bài 4: Yêu cầu gì ?
- Gọi HS nêu lại cách đặt tính.
- Lưu ý HS viết số thẳng cột.
- GV nhận xét – sửa bài.
Bài 5: Yêu cầu gì ?
- Đây là dãy tính hàng ngang, ta sẽ tính từ trái sang phải: 11 + 2 + 3 = ?
- Nhẩm 11 + 2 = bằng 13, 13 cộng 3 bằng 16.
- Vậy: 11 + 2 + 3 = 16.
- Phát phiếu bài tập. Cho HS thi đua theo nhóm
- Hướng dẫn cách thi đua.
- GV nhận xét – tuyên dương.
- Điền số vào dưới mỗi vạch của tia số.
- HS làm cá nhân.
- 1 HS lên bảng làm.
- 1 HS lên bảng làm.
- Tia số 
- Trả lời câu hỏi.
- Đếm thêm 1 (cộng thêm 1).
- 1 HS hỏi – 1 HS trả lời.
- Trả lời câu hỏi.
- Bớt đi 1 (trừ đi 1).
- 1 HS hỏi – 1 HS trả lời.
- Lần lượt 4 HS lên hái hoa.
- Đặt tính rồi tính.
- HS nêu cách đặt tính.
- HS lên bảng làm. HS còn lại làm trong bảng con. 
- Tính.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm đính bảng.
4. Củng cố : (4)
- Hôm nay học bài gì?
- Tìm nhanh số liền trước, số liền sau.
à Nhận xét.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
Về nhà xem lại các bài tập. 
- Chuẩn bị: Bài toán có lời văn.
- Nhận xét tiết học.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II: KĨ THUẬT GẤP HÌNH
	 Ngày soạn: 15 / 01 / 2014 Tuần: 21
 Ngày dạy: 22 / 01 / 2014 Tiết: 21
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp giấy.
- Gấp được ít nhất một hình gấp đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Với HS khéo tay: Gấp được hai hình gấp đơn giản. Các nếp gấp thẳng, phẳng. Có thể gấp thêm những hình gấp mới có tính sáng tạo.
- Giáo dục HS yêu thích môn học, tính chính xác, khéo léo.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Các mẫu gấp của các bài 12, 14, 15 để HS xem lại.
- HS: Chuẩn bị giấy màu có kích thước và màu sắc tuỳ thuộc và sản phẩm HS sẽ chọn để làm bài kiểm tra.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tiết trước các em học bài gì?
Chấm 1 số sản phẩm của HS.
Kiểm tra dụng cụ thủ công.
Nhận xét chung.
III. NỘI DUNG KIỂM TRA.
- Bài kiểm tra: Cho HS tự chọn ra 1 trong các sản phẩm đã học (cái ví, cái quạt, mũ calô).
- GV yêu cầu HS gấp phải đúng qui trình, nếp gấp phẳng, thẳng.
- HS thực hiện gấp.
- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng.
IV. NHẬN XÉT – DẶN DÒ.
- Nhận xét về thái độ học tập và sự chuẩn bị của HS. 
- Đánh giá sản phẩm.
* Hoàn thành.
+ Gấp đúng qui định.
+ Nếp gấp thẳng, phẳng.
+ Sản phẩm sử dụng được.
* Chưa hoàn thành.
+ Nếp gấp chưa thẳng, phẳng.
+ Gấp chưa đúng qui định.
+ Sản phẩm không dùng đựơc.
* Dặn dò: Chuẩn bị giấy, kéo, bút chì.
 - Bài 17: Cắt, dán
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
BẬP BÊNH, LỢP NHÀ, XINH ĐẸP, BẾP LỬA, GIÚP ĐỠ, ƯỚP CÁ
	Ngày soạn: 15 / 01 / 2014 Tuần: 21
	Ngày dạy: 23 / 01 / 2014 Tiết: 19
I/ MỤC TIÊU:
- HS viết đúng các từ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá kiểu chữ thường, cỡ chữ theo vở tập viết 1 tập một. HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1 tập 1.
- Rèn kỹ năng viết nhanh đều, đẹp đúng các tiếng từ trên.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn ô li và chữ mẫu.
- HS: Vở, bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Nhận xét bài viết tiết trước.
- Nêu ưu khuyết điểm HS chưa viết đúng.
- Cho HS xem bài viết sạch đẹp.
3. Bài mới: BẬP BÊNH, LỢP NHÀ, XINH ĐẸP, BẾP LỬA, GIÚP ĐỠ, ƯỚP CÁ
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
8
10
Ÿ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ mẫu
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của chữ: bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem chữ mẫu trên bảng. 
- Nêu cấu tạo từ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp, bếp lửa, giúp đỡ, ướp cá.
- Những chữ nào có độ cao 2 li ?
- Những chữ nào có độ cao 4 li ?
- Những chữ nào có độ cao 5 li ?
- GV nhận xét – bổ sung.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết 
Mục tiêu: Nắm được cách viết và viết đúng các chữ vào bảng con.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu (vừa viết, vừa nói qui trình viết chữ)
Lưu ý: Nối nét giữa các con chữ.
· Hoạt động 3: Tập viết 
Mục tiêu: Viết đúng, đẹp, cẩn thận trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS viết từng hàng.
- Nêu lại quy trình viết.
- Khoảng cách giữa các tiếng cách 1 đường kẻ dọc.
- Luyện viết vào vở .
- Quan sát và theo dõi sửa cách ngồi viết cho HS.
- Quan sát.
- HS nêu cấu tạo từ.
- â, ê, n, ơ, a, x, i, e, u, ư, ơ.
- p, đ.
- b, l, h, g.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Viết vào vở tập viết. 
4/ Củng cố: (4) 
- Chọn tập viết đúng đẹp.
- Biểu dương tập viết đẹp.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà luyện viết lại các chữ cho thành thạo.
- Chuẩn bị: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiếng Việt
SÁCH GIÁO KHOA, HÍ HOÁY, KHỎE KHOẮN, ÁO CHOÀNG, KẾ HOẠCH, KHOANH TAY
	Ngày soạn: 25 / 11 / 2013 Tuần: 17
	Ngày dạy: 05 / 12 / 2013 Tiết: 16
I/ MỤC TIÊU:
- HS viết đúng các từ sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vỡ tập viết 1 tập một. HS khá giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một.
- Rèn kỹ năng viết nhanh đều, đẹp đúng các tiếng từ trên.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Bảng phụ kẻ sẵn ô li và chữ mẫu.
- HS: Vở, bảng con
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4)
- Nhận xét bài viết tiết trước.
- Nêu ưu khuyết điểm HS chưa viết đúng.
- Cho HS xem bài viết sạch đẹp.
3. Bài mới: SÁCH GIÁO KHOA, HÍ HOÁY, KHỎE KHOẮN, ÁO CHOÀNG, KẾ HOẠCH, KHOANH TAY
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
7
8
10
Ÿ Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ mẫu
Mục tiêu: Nắm được cấu tạo của chữ: sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
+ Cách tiến hành:
- Cho xem chữ mẫu trên bảng. 
- Nêu cấu tạo từ sách giáo khoa, hí hoáy, khoẻ khoắn, áo choàng, kế hoạch, khoanh tay.
- Những chữ nào có độ cao 2 li ?
- Những chữ nào có độ cao 3 li ?
- Những chữ nào có độ cao 5 li ?
- GV nhận xét – bổ sung.
· Hoạt động 2: Hướng dẫn cách viết 
Mục tiêu: Nắm được cách viết và viết đúng các chữ vào bảng con.
+ Cách tiến hành:
- Viết mẫu (vừa viết, vừa nói qui trình viết chữ)
Lưu ý: Nối nét giữa các con chữ.
· Hoạt động 3: Tập viết 
Mục tiêu: Viết đúng, đẹp, cẩn thận trong vở tập viết.
+ Cách tiến hành: 
- Hướng dẫn HS viết từng hàng.
- Nêu lại quy trình viết.
- Khoảng cách giữa các tiếng cách 1 đường kẻ dọc.
- Luyện viết vào vở.
- Quan sát và theo dõi sửa cách ngồi viết cho HS.
- Quan sát.
- HS nêu cấu tạo từ.
- s, a, c, i, o, e, ă, n, ê.
- t.
- h, g, k, y.
- Viết bảng con.
- Theo dõi.
- Nhắc lại tư thế ngồi viết.
- Viết vào vở tập viết. 
4/ Củng cố: (4) 
- Chọn tập viết đúng đẹp.
- Biểu dương tập viết đẹp.
IV/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: (1)
- Về nhà luyện viết lại các chữ cho thành thạo.
- Chuẩn bị: Tàu thuỷ, giấy pơ-luya, tuần lễ, chim khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp.
- Nhận xét tiết học. 
v Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Toán
 BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
	Ngày soạn: 15/ 01 / 2014	Tuần: 21
 	Ngày dạy: 23 / 01 / 2014 Tiết: 84
I/ MỤC TIÊU :
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điều cần tìm). Điền đúng số đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3, Bài 4.
- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. Giúp các em yêu thích môn toán.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV: Tranh minh họa để giải bài toán có lời văn, bảng phụ viết sẵn các bài tập.
 - HS: SGK, bảng con.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: (1) - Hát vui
2. Kiểm tra: (4) 
- Tiết trước các em học bài gì ?
- Đặt tính rồi tính: 17 - 3 13 + 5 11 + 3 +4 = 15 – 4 + 6 
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập. HS dưới lớp làm bảng con các bài trên.
à Nhận xét.
3. Bài mới: BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
a/ Giới thiệu: Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa bài.
b/ Các hoạt động:
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
10
15
· Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn
Mục tiêu: Hình thành nhận thức về bài toán có lời văn.
+ Cách tiến hành:
- Treo tranh SGK cho HS quan sát.
s Bạn đội mũ đang làm gì?
s Còn 3 bạn kia?
s Vậy lúc đầu có mấy bạn?
s Lúc sau có mấy bạn?
- Điền số vào chỗ chấm để được bài toán.
- Bài toán này gọi là bài toán có lời văn.
- Bài toán cho ta biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
· Hoạt động 2: Luyện tập.
Mục tiêu: Rèn cho HS kỹ năng tính nhanh, chính xác.
+ Cách tiến hành:
Bài 2: Quan sát tranh và ghi số thích hợp.
- Có  con thỏ đang đứng, có thêm  con thỏ chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
Bài 3: Quan sát tranh vẽ và đọc đề toán.
- Bài toán này còn thiếu gì?
- Ai xung phong nêu câu hỏi của bài toán?
- Các câu hỏi đều phải có từ gì ở đầu câu?
- Trong câu hỏi này đều có từ “tất cả”.
- Viết dấu “?” cuối câu.
Bài 4: (Tương tự cho bài 3)
- HS quan sát.
- Đứng chào.
- Đang đi tới.
- 1 bạn.
- 3 bạn.
- HS điền số vào chỗ trống 
- HS đọc lại đề toán.
- Có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa.
- Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
- 5 con thỏ
- 4 con

Tài liệu đính kèm:

  • docT21.doc