Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

- Trẻ em có quyền học tập, được vui chơi, có quyền kết giao bạn bè

- Cần phải đoàn kết thân ái với bạn

*Hình thành cho học sinh:

- Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khách khi học, khi chơi với bạn.

- Hành vi cư xử đúng đắn với bạn khi học, khi chơi

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

*Hoạt động 1: Học sinh chơi trò chơi "Tặng hoa"

- Cách chơi: Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích. Viết tên bạn và bỏ vào lẵng. Giáo viên theo đó mà tặng hoa cho các bạn.

Khen ngợi những bạn đựơc tặng nhiều hoa

*Hoạt động 2: Đàm thoại

+ Em có muốn được bạn tặng nhiều hoa không ?

+ Tại sao bạn A, bạn B được tặng nhiều hoa hơn?

Các nhóm thảo luận - đại diện các nhóm lên trình bày

- Giáo viên kết luận: SGV

*Hoạt động 3: Học trinh quan sát tranh làm bài tập 2 và đàm thoại

+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?

+ Chơi và học có bạn vui hơn hay một mình vui hơn

+ Muốn có nhiều bạn em phải đối xử với bạn như thế nào ?

- Giáo viên kết luận: SGV

- Dặn dò: thực hành nghiêm túc theo bài học.

 

doc 16 trang Người đăng honganh Lượt xem 1094Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 21 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
 	 Ngày soạn: 29/01/ 2010
 Ngày giảng: Thứ hai 01/02/ 2010
ĐẠO ĐỨC: EM VÀ CÁC BẠN (T1)
A. YÊU CẦU:
- Trẻ em có quyền học tập, được vui chơi, có quyền kết giao bạn bè
- Cần phải đoàn kết thân ái với bạn
*Hình thành cho học sinh:
- Kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khách khi học, khi chơi với bạn.
- Hành vi cư xử đúng đắn với bạn khi học, khi chơi
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
*Hoạt động 1: Học sinh chơi trò chơi "Tặng hoa"
- Cách chơi: Mỗi học sinh chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích. Viết tên bạn và bỏ vào lẵng. Giáo viên theo đó mà tặng hoa cho các bạn.
Khen ngợi những bạn đựơc tặng nhiều hoa
*Hoạt động 2: Đàm thoại
+ Em có muốn được bạn tặng nhiều hoa không ?
+ Tại sao bạn A, bạn B được tặng nhiều hoa hơn?
Các nhóm thảo luận - đại diện các nhóm lên trình bày
- Giáo viên kết luận: SGV
*Hoạt động 3: Học trinh quan sát tranh làm bài tập 2 và đàm thoại
+ Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
+ Chơi và học có bạn vui hơn hay một mình vui hơn
+ Muốn có nhiều bạn em phải đối xử với bạn như thế nào ?
- Giáo viên kết luận: SGV
- Dặn dò: thực hành nghiêm túc theo bài học.
_____________________________
TIẾNG VIỆT: 	 BÀI 86: ÔP - ƠP
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được: ôp, ơp, hộp sữa, lớp học
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Các bạn cùng lớp 
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: gặp gỡ, T2: ngăn nắp, T3: tập múa. 
- 1 học sinh lên bảng viết: bập bênh.
- 1 HS đọc câu ứng dụng của bài 85.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ôp - ơp
- Giáo viên viết lên bảng: ôp - ơp
- Học sinh đọc theo giáo viên: ôp, ơp.
* Hoạt động 2: Dạy vần 
ôp 
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần ôp trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần ôp có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh ôp với âp
+ Giống: đều kết thúc bằng p
+ Khác: ôp bắt đầu bằng ô, âp bắt đầu bằng â.
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ôp
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần ô - pờ - ôp
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng hộp và đọc hộp. 
- Học sinh đọc hộp và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng hộp viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 ô - pờ - ôp
 hờ - ôp - hôp - nặng - hộp 
 hộp sữa. 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
ơp (Dạy tương tự như ôp)
- Giáo viên: vần ơp được tạo nên từ ơ và p 
- Học sinh thảo luận: So sánh ơp với ôp
+ Giống: kết thúc bằng p
+ Khác: ơp bắt đầu bằng ơ , ôp bắt đầu bằng ô.
- Đánh vần: ớ - pờ - ơp
 lờ - ơp - lơp - sắc - lớp
 	 lớp học.
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu ôp, ơp vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ôp, ơp.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: hộp, lớp và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: hộp, lớp. 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : 	tốp ca 	hợp tác
 	bánh xốp lợp nhà
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ôp, hộp, hộp sữa và ơp, lớp, lớp học. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: : ôp, ơp, hộp sữa, lớp học 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Các bạn lớp em. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Bức tranh vẽ cảnh gì? 
+ Lớp em có bao nhiêu bạn?
+ Lớp em có bao nhieu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?
+ Trong lớp các em có chơi thân thiết với các bạn không?
+ Các bạn trong lớp có chăm chỉ học hành không?
+ Em chơi thân với bạn nào nhất? Vì sao?
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 87.
- Nhận xét giờ học 
___________________________________________________________
 Ngày soạn: 30/01/ 2010
 Ngày giảng: Thứ ba 02/02/ 2010
 MĨ THUẬT: VẼ MÀU VÀO HÌNH VẼ PHONG CẢNH 
 (Có GV bộ môn)
______________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 87: EP - ÊP
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ep, êp, cá chép, đèn xếp; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được : ep, êp, cá chép, đèn xếp;
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Xếp hàng vào lớp
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: tốp ca, T2: bánh xốp, T3: hợp tác. 
- 1 học sinh lên bảng viết: lợp nhà.
- 1 HS đọc câu ứng dụng của bài 86.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: ep - êp
- Giáo viên viết lên bảng: ep - êp 
- Học sinh đọc theo giáo viên: ep, êp.
* Hoạt động 2: Dạy vần 
ep 
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần ep trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần ep có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh ep với ôp
+ Giống: đều kết thúc bằng p
+ Khác: ep bắt đầu bằng e, ôp bắt đầu bằng ô.
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ep
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần e - pờ - ep 
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng chép và đọc chép. 
- Học sinh đọc chép và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng lịch viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
	 e - pờ - ep
 chờ - ep - chep - sắc - chép 
 	 cá chép
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
êp (Dạy tương tự như ep)
- Giáo viên: vần êp được tạo nên từ ê và p 
- Học sinh thảo luận: So sánh êp với ep
+ Giống: kết thúc bằng p
+ Khác: êp bắt đầu bằng ê , ep bắt đầu bằng e.
- Đánh vần: ê - pờ - êp
 xờ - êp - xêp - sắc - xếp
 	 đèn xếp.
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu ep, êp , vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ep, êp
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: chép, xếp và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: chép, xếp. 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : 	lễ phép gạo nếp
 	xinh đẹp bếp lửa
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ep, chép, cá chép và êp, xếp, đèn xếp. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: : ep, êp, cá chép, đèn xếp. 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Xếp hàng vào lớp . 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Các bạn trong tranh đang làm gì? 
+ Khi xếp hàng ra vàp lớp, chúng ta xếp hàng như thế nào?
+ Khi xếp hàng em phải chú ý những gì?
+ Xếp hàng ra vào lớp có ích lợi gì?
+ Em hãy kể lại việc xếp hàng vào lớp?
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 88.
- Nhận xét giờ học 
______________________________
 TOÁN: PHÉP TRỪ DẠNG 17 - 7
A. YÊU CẦU:
- Biết làm các phép trừ, biết trừ nhẩm dạng 17 - 7; viết được phép tính thích hợp với hình vẽ
- Làm các bài tập 1 (cột 1,3,4), bài 2 (cột 1,3), bài 3 SGK
- HS say mê, tích cực tính toán
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng cài, que tính
	- Học sinh: Que tính, sách giáo khoa.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng làm bài: 	17	19 	14
- 	- 	-
 3 	 5 	 2
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy học bài - mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 17 - 7
- HS lấy 17 que tính (gồm 1 bó chục que tính và 7 que tính rời) và trả lời :
+ Tất cả có bao nhiêu que tính? ( 17 que tính)
- HS đặt bó 1 chục que tính ở bên trái và 7 que tính rời bên phải. GV thể hiện trên bảng
	+ Có 1 chục que tính, viết 1 ở cột chục
	+ 7 que tính rời, viết 7 ở cột đơn vị
- GV yêu cầu HS cất 7 que tính rời và hỏi:
+ Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
- GV thể hiện trên bảng
- Hướng dẫn cách đặt tính (từ trên xuống dưới)
	+ Viết 17 rồi viết 7 sao cho 7 thẳng cột với 7 (ở cột đơn vị)	 17
	+ Viết dấu - ở giữa 2 số.	 +
	+ Kẻ vạch ngang dưới 2 số thay cho dấu bằng.	 7
	- Tính (từ phải sang trái)	
 17	* 7 trừ 7 bằng 0, viết 0.
	 -	* Hạ 1, viết 1
	 7
	 10
	Vậy: 17 - 7 = 10
	- Gọi HS nhắc lại các bước trên.
* Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: ( cột 1,3,4) 
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài	
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS chữa bài đọc kết quả của từng phép tính.
- HS và GV nhận xét.
	Bài 2: (cột 1,3) 
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột.
- HS nhận xét và chữa bài (nếu sai)
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét chung.
	Bài 3: Hoạt động cá nhân
- GV 2 HS đọc bài toán theo tóm tắt
- HS làm bài vào vở, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài
- HS và GV nhận xét, HS chữa bài (nếu sai)
	3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại cách thực hiện phép tính 17 - 7
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập trong VBT.
	- Nhận xét giờ học
_______________________________________________________
 Ngày soạn: 01/02/ 2010
 Ngày giảng: Thứ năm 4/02/ 2010
THỂ DỤC: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN VÀ VẶN MÌNH
CỦA BÀI TDPTC - ĐIỂM SỐ HÀNG DỌC THEO TỔ
(Có GV bộ môn)
____________________________
TIẾNG VIỆT: BÀI 89: IÊP - ƯƠP
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: iêp, ươp tấm liếp, giàn mướp; từ và đoạn thơ ứng dụng
- Viết được: iêp, ươp tấm liếp, giàn mướp; 
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Nghề nghiệp của cha mẹ
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Tranh minh họa các từ khóa, đoạn thơ ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: nhân dịp, T2: đuổi kịp, T3: chụp đèn.
- 1 HS lên bảng viết: giúp đỡ.
- 1 HS đọc câu ứng dụng của bài 83.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: iêp - ươp
- Giáo viên viết lên bảng: iêp - ươp 
- Học sinh đọc theo giáo viên: iêp, ươp
*Hoạt động 2: Dạy vần 
iêp 
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần iêp trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần iêp có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh iêp với up:
+ Giống: kết thúc bằng p
+ Khác: iêp bắt đầu bằng iê, up bắt đầu bằng u.
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: iêp
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần iê - pờ - iêp 
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng liếp và đọc liếp. 
- Học sinh đọc liếp và trả lời câu hỏi
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng liếp viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 iê - pờ - iêp
 lờ - iêp - liêp - sắc - liếp 
 tấm liếp. 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
ươp (Dạy tương tự như iêp)
- Giáo viên: vần ươp được tạo nên từ ươ và p
- Học sinh thảo luận: So sánh ươp với iêp
+ Giống: kết thúc bằng p
+ Khác: ươp bắt đầu bằng ươ , iêp bắt đầu bằng iê.
- Đánh vần: ươ - pờ- ươp
 mờ - ươp - mươp - sắc - mướp 
 giàn mướp
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu iêp, ươp vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: iêp, ươp 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: liếp, mướp và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: liếp, mướp. 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : 	rau diếp ướp cá
 	tiếp nối nườm nượp
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: iêp, liếp, tấm liếp và ươp, mướp, giàn mướp. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: : iêp, ươp, tấm liếp, giàn mướp. 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Nghề nghiệp của cha mẹ. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Bức tranh vẽ những gì? 
- GV yêu cầu HS giới thiệu nghề nghiệp của cha mẹ mình trong nhóm 2.
- GV đi đến các nhóm và gợi ý thêm cho những nhóm còn lúng túng.
- Gọi HS lên giới thiệu trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương những HS nói to rõ ràng.
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 90.
- Nhận xét giờ học 
______________________________
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
A. YÊU CẦU:
- Biết tìm số liền trước, số liền sau
- Biết cộng, trừ các số (không nhớ) trong phạm vi 20
- Làm các bài tập 1,2,3, 4 (cột 1,3), bài 5 (cột 1,3)
- HS say mê, tự giác tính toán
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Bảng cài, que tính
	- Học sinh: Que tính, sách giáo khoa.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng : Đặt tính rồi tính:	12 + 3 	14 + 5 	11 + 7
15 - 3 	19 - 5 	18 - 7
- Cả lớp viết bảng con : 15 - 2 	 ;	14 - 4 
- GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy học bài - mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu yêu cầu của tiết học
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: (Hoạt động cả lớp)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài	
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi HS chữa bài đọc kết quả của từng phép tính.
- HS và GV nhận xét.
	Bài 3: (Hoạt động nhóm)
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS chậm.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em 1 cột.
- HS nhận xét và chữa bài (nếu sai)
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau.
- GV nhận xét chung.
Bài 4: (cột 1,3) (Hoạt động cá nhân)
	- HS tự nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
	- GV quan sát và giúp đỡ HS chậm
	- Gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm 1 cột.
	- HS cùng GV nhận xét và chữa bài.
	Bài 5: (cột 1,3) (Làm việc cá nhân)
- HS tự nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài.
	- GV quan sát và giúp đỡ HS chậm
	- Gọi 3 HS lên bảng mỗi em làm 1 cột.
	- HS cùng GV nhận xét và chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
* Trò chơi “Tiếp sức” (Bài 1)
- GV yêu cầu 2 tổ, mỗi tổ cử đại diện 3 bạn lên chơi trò chơi.
- GV nêu yêu cầu của trò chơi, HS thực hiện trò chơi
- Cả lớp cổ vũ cho bạn chơi của mình.
- HS và GV nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
* Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập 3 trong SGK.
	- Nhận xét giờ học
________________________________________________________
 Ngày soạn: 02/02/ 2010
 Ngày giảng: Thứ sáu 5/02/ 2010
TOÁN: 	BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
A. YÊU CẦU:
- Bước đầu nhận biết bài toán có lời văn gồm các số (điều đã biết) và câu hỏi (điềnu cần tìm). Điền đúng số, đúng câu hỏi của bài toán theo hình vẽ.
- Làm 4 bài toán trong bài đã học
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Sách toán lớp 1 và vở bài tập toán 1 tập 2.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
 - 2 HS lên bảng tính: 	15 - 3 + 4 = ; 	11 + 6 + 2 =
 - Cả lớp làm bảng con: 	18 - 7 + 4 =
 2. Dạy - học bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán có lời văn
 Bài 1:
 - Gọi HS nêu yêu cầu của bài (Điền số thích hợp vào ô trống)
 - GV hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
 + Bạn đội mũ đang làm gì?
 + Còn 3 bạn kia làm gì?
 + Vậy lúc đầu có mấy bạn?
 + Sau đó thêm mấy bạn?
 - HS làm bài, GV gọi 1 HS lên bảng viết, GV đi quan sát và giúp đỡ HS.
 - GV nhận xét và chữa bài trên bảng lớp.
 - GV hỏi:
 + Bài toán cho biết gì? (Có 1 bạn, thêm 3 bạn nữa)
 + Bài toán có câu hỏi như thế nào? (Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?)
 * Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
 - HS nêu yêu cầu của bài rồi làm
 - GV theo dõi, giúp đỡ H yếu.
 - HS đổi chéo bài để kiểm tra kết quả của nhau
 - GV cùng H chữa bài, nhận xét.
 Bài 3: ( Hoạt động cá nhân )
 - HS nêu yêu cầu bài 
 - HS làm bài, GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi HS lên bảng chữa bài, các HS khác nhận xét và bổ sung
 - GV nhận xét và chữa bài (nếu sai)
 Bài 4: ( Hoạt động cá nhân )
 - HS tự đọc yêu cầu rồi làm bài
 - HS làm bài, GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu.
 - Gọi HS chữa miệng, cả lớp theo dõi và nhận xét
 - GV nhận xét và chữa lại bài (nếu sai).
 3. Củng cố, dặn dò:
+ Bài toán có lời văn thường có những gì?
Về nhà học bài và làm bài.
Nhận xét giờ học.
_______________________________
TIẾNG VIỆT: 	TẬP VIẾT TUẦN 19
 A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các chữ bập bênh, lợp nhà, xinh đẹp ... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập hai
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bộ chữ mẫu.
 - H có vở tập viết.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh đọc các từ: cá diếc thước kẻ
 công việc cái lược 
2. Dạy - học bài mới: 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu
- Cho học sinh đọc lại các từ cần viết 
+ Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ?
*Hoạt động 2: Luyện viết
* Học sinh luyện viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
* Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
Nhận xét giờ học.
______________________________
TIẾNG VIỆT: 	 TẬP VIẾT TUẦN 20
A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các chữ đã học từ tuần 1 đến tuần 19 kiểu chữ viết thường, cỡ vừa.
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ giữ vở
B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bộ chữ mẫu.
- H có vở tập viết.
	C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- Học sinh đọc các từ: 	 con vịt thời tiết
	 chim cút nét chữ 
	2. Dạy - học bài mới: 
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu
- Cho học sinh đọc lại các từ cần viết 
+ Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ?
* Hoạt động 2: Luyện viết
Học sinh luyện viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- Nhận xét giờ học.
_____________________________
SINH HOẠT: SINH HOẠT LỚP
A. YÊU CẦU:
- Nhận xét đánh giá tình hình hoạt động tuần qua
- Kế hoạch tuần tới.
- Sinh hoạt tập thể.
	B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. Nhận xét,đánh giá.
- Đi học đầy đủ đúng giờ.
- Nề nếp duy trì tốt .Không có trường hợp nói tục .
- Trang phục một số em còn luộm thuộm,vệ sinh cá nhân không được sạch sẽ như: 
- Trong giờ học một số em sôi nổi tham gia xây dựng bài như: 
- Tham gia sinh hoạt sao đều
2. Kế hoạch tuần tới.
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ.
- Tăng cường các buổi sinh hoạt sao.
- Tham gia đầy dủ các buổi sinh hoạt khác.
- Duy trì nề nếp và sĩ số lớp học.
3. Sinh hoạt tập thể.
- Lớp ra sân sinh hoạt múa hát do các anh chị phụ trách.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn dò về nhà.
—————————————

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 21.doc