I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh :
-Nhận biết được dấu và các thanh: hỏi, nặng.
-Ghép được tiếng bẻ, bẹ.
-Biết được các dấu và thanh “hỏi, nặng” ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Hoạt động bẻ của bà mẹ, bạn gái và bác nông dân trong tranh.
II.Đồ dùng dạy học:
-Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.
-Các vật tựa hình dấu hỏi, nặng.
-Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ.
-Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô.
-Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu hỏi, nặng và tiếng học mơí.
III.Các hoạt động dạy học :
m bài mới. Cần thực hiện: Đi học đầy đủ, đúng giờ 3 em kể. Thảo luận và kể theo cặp. Đại diện một vài học sinh kể trước lớp. Lắng nghe và nhắc lại. Bạn nhỏ trong tranh tên Mai. Tranh 1: Cả nhà vui vẻ chuẩn bi cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, cô giáo tươi cười đón các em vào lớp. Tranh 3: Ở lớp, Mai được cô giáo dạy bảo nhiều điều. Tranh 4: Mai vui chơi cùng các bạn mới. Tranh 5: Mai kể với bố mẹ về trường lớp, cô giáo và trường lớp của mình. Một vài em kể trước lớp. Lắng nghe, nhắc lại. Múa hát theo hướng dẫn của GV bài: em yêu trường em. Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. Thứ ba ngày tháng năm 200 MÔN : THỂ DỤC BÀI : TRÒ CHƠI ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. I.Mục tiêu : -Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại. YC học sinh biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia được trò chơi chủ động hơn bài trước. -Làm quen với tập hợp hàng dọ, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện ở mức đúng cơ bản, có thể còn chậm. II.Chuẩn bị : -Còi, sân bãi -Tranh ảnh một số con vật. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Phần mỡ đầu: Thổi còi tập trung học sinh thành 4 hàng dọc, cho quay thành hnàng ngang. Phổ biến nội dung yêu cầu bài học. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút) Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, (2 phút) đội hình hàng ngang hoặc hàng dọc. 2.Phần cơ bản: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc (10 - 12 phút ) GV vừa hô vừa giải thích vừa làm mẫu động tác cho học sinh xem. GV hô khẩu lệnh dóng hàng dọc, nhắc học sinh nhớ bạn đứng trước và sau mình, rồi cho giải tán. Sau đó lại tập hợp lại (mỗi lần làm như vậy GV giải thích thêm). Yêu cầu các tổ tập luyện nhiều lần. Trò chơi: Diệt các con vật có hại (5 – 8 phút) GV nêu trò chơi, hỏi học sinh những con vật nào có hại, con vật nào có ích. Cho học sinh kể thêm những con vật có hại mà các em biết. Cách chơi: GV hô tên các con vật có hại thì học sinh hô diệt, tên các con vật có ích thì học sinh lặng im, ai hô diệt là sai. 3.Phần kết thúc : Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1 – 2, 1 – 2, Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. GV cùng HS hệ thống bài học. 4.Nhận xét giờ học. Hướng dẫn về nhà thực hành. GV hô “Giải tán” HS ra sân tập trung. Học sinh lắng nghe nắmYC bài học. Học sinh sửa sai lại trang phục. Ôn lại giậm chân tại chỗ do lớp trưởng điều khiển. Lắng nghe, nhắc lại. Thực hiện theo hướng dẫn mẫu của GV. Tập luyện theo tổ, lớp. Nêu tên các con vật có hại, các con vật có ích. Thực hiện theo hướng dẫn của lớp trưởng. Thực hiện giậm chân tại chỗ. Vỗ tay và hát. Lắng nghe. Học sinh hô : Khoẻ ! Môn : Học vần BÀI: THANH HUYỀN – THANH NGÃ I.Mục tiêu: Sau bài học học sinh : -Nhận biết được dấu và các thanh: huyền, ngã. -Ghép được tiếng bè, bẽ. -Biết được các dấu và thanh “huyền, ngã” ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật và các tiếng trong sách báo. -Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung: Nói về bè và tác dụng của nó trong đời sống. II.Đồ dùng dạy học: -Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. -Các vật tựa hình dấu huyền, ngã. -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bè. -Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu và chữ mới học. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Gọi 2 – 3 em viết dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng trên bảng con. Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bẻ, bẹ Gọi 3 học sinh lên bảng ghi dấu thanh đã học (sắc, hỏi, nặng) trong các tiếng: củ cải, nghé ọ, đu đủ, cổ áo, xe cộ, cái kẹo. Viết bảng con dấu hỏi, nặng. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu huyền. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh huyền trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh huyền. Hôm nay, cô sẽ giới thiệu với các em dấu huyền. GV viết dấu huyền lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu huyền. Dấu ngã. GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? GV viết lên bảng các tiếng có thanh ngã trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh ngã. Cô sẽ giới thiệu tiếp với các em dấu ngã. GV viết dấu ngã lên bảng và nói. Tên của dấu này là dấu ngã. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu huyền lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu huyền có nét gì? So sánh dấu huyền và dấu sắc có gì giống và khác nhau. Yêu cầu học sinh lấy dấu huyền ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. GV đính dấu ngã lên bảng và cho học sinh nhận diện dấu ngã (dấu ngã là một nét móc nằm ngang có đuôi đi lên). Yêu cầu học sinh lấy dấu ngã ra trong bộ chữ của học sinh. Nhận xét kết quả thực hành của học sinh. b) Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu học sinh ghép tiếng be đã học. GV nói: Tiếng be khi thêm dấu huyền ta được tiếng bè. Viết tiếng bè lên bảng. Yêu cầu học sinh ghép tiếng bè trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bè. Hỏi : Dấu huyền trong tiếng bè được đặt ở đâu ? GV lưu ý cho học sinh khi đặt dấu huyền (không đặt quá xa con chữ e, cũng không đặt quá sát con chữ e, mà đặt ở bên trên con chữ e một chút) GV phát âm mẫu : bè Yêu cầu học sinh phát âm tiếng bè. GV cho học sinh thảo luận và hỏi: Ai có thể tìm cho cô các từ có tiếng bè. GV cho học sinh phát âm nhiều lần tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Gọi học sinh đọc bè – bẽ. c) Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu huyền. Gọi học sinh nhắc lại dấu huyền giống nét gì? GV vừa nói vừa viết dấu huyền lên bảng cho học sinh quan sát. Các em viết dấu huyền giống như dấu sắc nhưng nghiêng về trái. Các em nhớ đặt bút từ trên, sau đó kéo một nét xiên xuống theo chiều tay cầm bút. Dấu huyền có độ cao gần 1 li. Các em chú ý không viết quá đứng, gần như nét sổ thẳng nhưng cũng không nên quá nghiêng về bên trái gần như nét ngang. GV viết những trường hợp không đúng lên bảng để học sinh quan sát. Yêu cầu học sinh viết bảng con dấu huyền. GV sửa cho học sinh và nhắc nhở các em viết đi xuống chứ không kéo ngược lên. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh huyền. Yêu cầu học sinh viết tiếng bè vào bảng con. Viết dấu ngã Dấu ngã có độ cao gần 1 li. Các em đặt bút ở bên dưới dòng kẻ của li, kéo đầu móc lên sao cho đuôi móc của dấu ngã lên chạm vào dòng kẻ trên của ô li. GV vừa nói vừa viết vào ô li phóng to cho học sinh quan sát . GV yêu cầu học sinh viết tiếng bẽ vào bảng con. Cho học sinh quan sát khi GV viết thanh ngã trên đầu chữ e. Viết mẫu bẽ Yêu cầu học sinh viết bảng con : bẽ Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết GV yêu cầu học sinh tập tô bè, bẽ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : GV treo tranh cho học sinh quan sát và thảo luận. Nội dung bài luyện nói của chúng ta hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống. -Trong tranh vẽ gì? -Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? -Thuyền và bè khác nhau như thế nào? -Thuyền dùng để chở gì? -Những người trong bức tranh đang làm gì? -Tại sao người ta không dùng thuyền mà dùng bè? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã trong sách báo 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS đọc bài, viết bài. Thực hiện bảng con. Mèo, gà, cò, cây dừa Đọc: Dấu huyền (nhiều em đọc). Các tranh này vẽ: Một em bé đang vẽ, khúc gỗ, cái võng, một bạn nhỏ đang tập võ Dấu ngã. Một nét xiên trái. Giống nhau: đều có một nét xiên. Khác nhau: dấu huyền nghiêng trái còn dấu sắc nghiêng phải Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Thực hiện trên bảng cài. 1 em Đặt trên đầu âm e. bè bè chuối, chia bè, to bè, bè phái Giống nhau: Đều có tiếng be. Khác nhau: Tiếng bè có dấu huyền trên đầu chữ e, còn tiếng bẽ có dấu ngã nằm trên chữ e. Học sinh đọc. Nghỉ 5 phút Một nét xiên trái. Học sinh theo dõi viết bảng con dấu huyền. Viết bảng con: bè Học sinh theo dõi viết bảng con dấu ngã. Viết bảng con: bẽ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ 5 phút Vẽ bè Đi dưới nước. Thuyền có khoang chứa người hoặc hàng hoá. Bè không có khoang chứa và trôi bằng sức nước là chính. Chở hàng hoá và người. Đẩy cho bè trôi. Vận chuyển nhiều. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. Thứ tư ngày tháng năm 200 Môn : Học vần BÀI: BE – BÈ – BÉ – BẺ – BẸ – BẼ I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Nắm vững các âm e, b và các dấu thanh đã học. -Biết ghép b với e và be cùng các dấu thanh để thành các tiếng mới. -Phân biệt được các sự vật, sự việc, người được thể hiện qua các tiếng khác nhau bởi dấu thanh. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ bảng ôn: b, e, be, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. -Tranh minh hoạ hoặc các mẫu vật của các tiếng bè, bé, bẻ, bẹ -Mẫu vật minh hoạ cho từ be, bé (quyển sổ nhỏ, bộ quần áo của trẻ nhỏ). -Các tranh minh hoạ phần luyện nói. Chú ý các cặp thanh: dê/dế, dưa/dừa, cỏ/cọ, vó/võ. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : GV cho học sinh viết bảng con (2 học sinh viết bảng lớp) dấu huyền, ngã. GV giơ bảng con viết “bè” “bẽ” rồi gọi học sinh đọc 2 học sinh lên bảng chỉ các dấu huyền, ngã trong các tiếng kẽ, bè, kè, vẽ. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: Ghi tựa Gọi học sinh nhắc lại các âm và các dấu thanh đã học. Nhắc lại các tiếng có các âm và dấu thanh đã học. GV ghi các âm, dấu thanh, tiếng học sinh đưa ra ở một bên bảng. Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ ở đầu bài và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ ai? Tranh vẽ cái gì? Gọi học sinh đọc những từ bên cạnh những hình vẽ này. 2.2 Ôn tập a) Chữ, âm e, b và ghép e, b thành tiếng be GV yêu cầu học sinh tìm trong bộ chữ b, e và ghép thành tiếng be. GV gắn bảng mẫu (hoặc vẽ) lên bảng. Yêu cầu học sinh nhìn lên bảng và đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. b) Dấu thanh và ghép be với các dấu thanh thành tiếng: GV treo bảng phụ (hoặc vẽ trực tiếp lên bảng lớp) Yêu cầu cả lớp đọc tiếng be và các dấu thanh. “be”, thêm dấu huyền thì được tiếng gì GV viết lên bảng. GV hỏi: tiếng “be” thêm dấu gì để được tiếng bé? GV cho học sinh dùng bộ chữ, ghép be và dấu thanh để được các tiếng bẻ, bẽ, be, và ghép tiếp vào bảng GV nói: chỉ cần thay đổi các dấu thanh khác nhau chúng ta sẽ được các tiếng khác nhau để chỉ các sự vật khác nhau. Gọi 2 học sinh lên bảng đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. c) Các từ tạo nên từ e, b và các dấu thanh Từ âm e, b và các dấu thanh của chúng có thể tạo ra các từ khác nhau: “be be” – là tiếng của bê hoặc dê con. “bè bè” – to, bành ra hai bên. “be bé” – chỉ người hay vật nhỏ, xinh xinh. Gọi học sinh đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. d) Hướng dẫn viết tiếng trên bảng con GV viết mẫu lên bảng theo khung ô li đã được phóng to. GV cũng có thể viết hoặc tô lại chữ viết trên bảng con, yêu cầu học sinh quan sát, viết lên không trung để định hình cách viết. GV thu một số bảng viết tốt và chưa tốt của học sinh. Gọi một số em nhận xét. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh lần lượt phát âm các tiếng vừa ôn trong tiết 1 theo nhóm, bàn, cá nhân. GV sửa âm cho học sinh. GV giới thiệu tranh minh hoạ “be bé” Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi Tranh vẽ gì? Em bé và các đồ vật được vẽ như thế nào? Thế giới đồ chơi của các em là sự thu lại của thế giới có thực mà chúng ta đang sống. Vì vậy tranh minh hoạ có tên: be bé. Chủ nhân cũng bé, đồ vật cũng bé bé và xinh xinh. Gọi học sinh đọc. GV chỉnh sửa phát âm cho học sinh. b) Luyện viết Học sinh tô các tiếng còn lại trong vở Tập viết. c) Luyện nói: các dấu thanh và sự phân biệt các từ theo dấu thanh. GV hướng dẫn học sinh quan sát các cặp tranh theo chiều dọc GV hỏi: Tranh thứ nhất vẽ gì? Tranh thứ hai theo chiều dọc vẽ gì? “dê” thêm dấu thanh gì dể được tiếng “dế” Tương tự GV hướng dẫn học sinh quan sát và rút ra nhận xét: Mỗi cặp tranh thể hiện các từ khác nhau bởi dấu thanh (dưa/ dừa, cỏ/ cọ, vó, võ). Treo tranh minh hoạ phần luyện nói. GV gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề. Gọi học sinh nhắc lại những sự vật có trong tranh. Các con đã trông thấy các con vật, cây cỏ, đồ vật, người tập võ, này chưa? Ở đâu? Cho học sinh nêu một số đặc điểm của con vật, các quả : Quả dừa dùng để làm gì? Khi ăn dưa có vị như thế nào? Màu sắc của dưa khi bổ ra sao? Trong số các tranh này con thích nhất tranh nào? Tại sao con thích? Trong các bức tranh này, bức nào vẽ người, người đó đang làm gì? Con có quen biết ai tập võ không? Con thích tập võ không? Tại sao con thích? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài. 4.Nhận xét, dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn học bài, xem bài ở nhà. Thực hiện bảng con. Học sinh đọc. Chỉ trên bảng lớp. E, b, be, huyền, sắc, hỏi, ngã ,nặng. em bé, người đang bẻ ngô. Bẹ cau, dừa, bè trên sông. Học sinh đọc. Học sinh thực hành tìm và ghép. Nhận xét bổ sung cho các bạn đã ghép chữ. Học sinh đọc. Học sinh đọc. Bè. Dấu sắc. Thực hiện trên bảng cài. Học sinh đọc bảng. Nhiều học sinh đọc lại. Nghỉ 5 phút Quan sát, viết lên không trung. Viết bảng con: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ Học sinh đọc. Em bé đang chơi đồ chơi. Đẹp, nhỏ, xinh xinh, be bé. Học sinh đọc: be bé Nghỉ 5 phút Thực hiện trong VTV Con dê. Con dế Dấu sắc. Công viên, vườn bách thú, . Ăên, nước để uống. Ngọt, đỏ, Trả lời theo ý thích. Đọc bài trên bảng. Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà. Môn : TNXH BÀI : CHÚNG TA ĐANG LỚN. I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết : -Biết sự lớn lên của cơ thể được thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. -Biết so sánh sự lớn lên của bản thân và các bạn cùng lớp. -Hiểu được sự lớn lên của mọi người là không koàn toàn giống nhau: Có người cao hơn, người thấp hơn, người béo hơn, người gầy hơnđó là điều bình thường. II.Đồ dùng dạy học: -Hình minh hoạ SGK III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập môn TNXH của học sinh. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV gọi 4 học sinh trong lớp có các đặc điểm sau lên bảng: em béo nhất, em gầy nhất, em cao nhất, em thấp nhất. GV yêu cầu học sinh nhận xét về hình dáng bên ngoài của các bạn. GV nói: “Chúng ta cùng lớa tuổi, học cùng một lớp, song lại có em béo hơn, em gầy hơn, em cao hơn, em thấp hơnHiện tượng đó nói lên điều gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó” Hoạt động 1 : Quan sát tranh: MĐ: Giúp học sinh biết sự lớn lên của cơ thể thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết. Các bước tiến hành Bước 1: GV yêu cầu học sinh quan sát hoạt đôïng của em bé trong từng hình, hoạt động của 2 bạn nhỏ và hoạt động của 2 anh em ở hình dưới. Học sinh hoạt động theo cặp, hai em ngồi cạnh nhau, lần lượt chỉ trên tranh và nói theo yêu cầu của GV. Khi em này chỉ thì em kia làm nhiệm vụ kiểm tra và ngược lại. GV chú ý quan sát và nhắc nhở các em làm việc tích cực Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động GV gọi học sinh xung phong nói về hoạt động của từng em trong hình. GV hỏi tiếp: “Từ lúc nằm ngữa đến lúc biết đi thể hiện điều gì?” GV chỉ hình 2 và hỏi: “Hai bạn nhỏ trong hình muốn biết điều gì?” GV hỏi tiếp: “Các bạn đó còn muốn biết điều gì nữa?” Kết luận:Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hằng ngày, hằng tháng về cân nặng, về chiều cao, về các hoạt động như biết lẫy, biết bò, biết đi, Về sự hiểu biết như biết nói, biết đọc, biết học. Các em cũng vậy, mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn. Yêu cầu học sinh tìm các thành ngữ nói về sự lớn lên của em bé theo tháng năm. Hoạt động 2: Thực hành đo. MĐ: Xác định được sự lớn lên của bản thân với các bạn trong lớp và thấy được sự lớn lên của mỗi người là không giống nhau. Các bước tiến hành: Bước 1 : GV chia học sinh thành các nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh và hướng dẫn các em cách đo như sau: Lần lượt từng cặp 2 em một trong nhóm quay lưng áp sát vào nhau sao cho lưng, đầu, gót chân chạm được vào nhau. Hai bạn còn lại trong nhóm quan sát để biết bạn nào cao hơn, tay bạn nào dài hơn, bạn nào béo hơn. Bước 2 : Kiểm tra kết quả hoạt động. GV mời một số nhóm lên bảng, yêu cầu một em trong nhóm nói rõ trong nhóm mình bạn nào béo nhất, gầy nhất GV hỏi: Cơ thể chúng ta lớn lên có giống nhau không? Điều đó có gì đáng lo không? Kết luận: Sự lớn lên của các em là không giống nhau, các em cần chú ý ăn uống điều độ, tập thể dục thường xuyên, không ốm đau thì sẽ chóng lớn, khoẻ mạnh. Hoạt động 3: Làm thế nào để khoẻ mạnh MĐ : Học sinh biết làm một số việc để cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh. Cách tiến hành: GV nêu vấn đề: “Để có một cơ thẻ khoẻ mạnh, mau lớn, hằng ngày các em cần làm gì?” GV tuyên dương các em có ý kiến tốt và hỏi tiếp để các em nêu những việc không nên làm vì chúng có hại cho sức khoẻ. 4.Củng cố : Hỏi tên bài: Nhận xét. Tuyên dương. 5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới. Cần giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục hằng ngày để có một cơ thể khoẻ mạnh và mau lớn. Lắng nghe và nhắc lại. Các bạn không giống nhau về hình dáng, bạn béo, bạn gầy, bạn cao, bạn thấp, Học sinh hoạt động theo cặp quan sát tranh, chỉ vào tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV Học sinh thực hiện chỉ vào tranh trên bảng và nêu. Thể hiện em bé đang lớn. Các bạn còn muốn biết chiều cao và cân nặng của mình. Muốn biết đếm. “Ba tháng biết lẫy, bẩy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Học sinh chia nhóm và thực hành đo trong nhóm của mình. Cả lớp quan sát và cho đánh giá xemkết quả đo đã đúng chưa. Không giống nhau. Học sinh phát biểu về những thắc mắc của mình. Lắng nghe. Học sinh nối tiếp trình bày những việc nên làm để cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh. Vd: Để có một cơ thể mau lớn và khoẻ mạnh hằng ngày cần tập thể dục, giữ vệ sinh thân thể, ăn uống điều độ, Tiếp tục suy nghĩ và phát biểu trước lớp. Nhắc lại tên bài. Lắng nghe. Thực hiện ở nhà. Thứ năm ngày tháng năm 200 Môn : Học vần BÀI : Ê , V I.Mục tiêu : Sau bài học học sinh có thể: -Đọc và viết được: e, v, bê, ve. -Đọc được các từ ngữ và câu ứng dụng. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bế bé. -Nhận ra được chữ ê, v trong các từ của một đoạn văn. II.Đồ dùng dạy học: -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I -Bộ ghép chữ tiếng Việt. -Tranh minh hoạ từ khoá. -Tranh minh hoạ câu ứng dụng và luyện nói. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Đọc sách kết hợp bảng con. Viết bảng con. GV nhận xét chung. 2.Bài mới: GV giới thiệu tranh rút ra âm ê, v ghi bảng. a) Nhận diện chữ: GV hỏi: Chữ ê có gì khác (giống) với chữ e chúng ta đã học. Nhận xét, bổ sung. b) Phát âm và đánh vần tiếng: -Phát âm. GV phát âm mẫu: âm ê. Lưu ý học sinh khi phát âm mở miệng rộng hơn đọc âm e. -Giới thiệu tiếng: GV gọi học sinh đọc âm ê. GV theo dõi, chỉnh sữa cho học sinh. Có âm ê muốn có tiếng bê ta là như thế nào? Yêu cầu học sinh c
Tài liệu đính kèm: