Giáo án Lớp 1 - Tuần 2

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi , dấu nặng và thanh nặng

- Đọc được :bẻ, bẹ

- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK

- Từ tuần 2- 3 trở đi , GV cần lưu ý rèn tư thế đọc đúng cho học sinh

II. ĐỒ DÙNG:

- Vật mẫu, tranh minh hoạ phần luyện nói

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Tiết 1

A.Kiểm tra: HS viết bảng con dấu sắc và tiếng bé - rồi đọc

2 HS lên bảng chỉ dấu sắc trong tiếng: vó, bá, vé, bó, cá

B. Bài mới :

* HĐ1: Giới thiệu bài:

 * Dấu thanh hỏi (?)

 

doc 14 trang Người đăng honganh Lượt xem 1170Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@&?
cTuần 2d
 **************************************************************
 Thứ 2 ngày 6 tháng 9 năm 2010
Học vần(t11,12)
Bài 4: Dấu hỏi (?) ,Dấu nặng (.)
I.Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được dấu hỏi và thanh hỏi , dấu nặng và thanh nặng 
- Đọc được :bẻ, bẹ
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
- Từ tuần 2- 3 trở đi , GV cần lưu ý rèn tư thế đọc đúng cho học sinh 
II. Đồ dùng: 
- Vật mẫu, tranh minh hoạ phần luyện nói 
III. Các hoạt động dạy- học: Tiết 1
A.Kiểm tra: HS viết bảng con dấu sắc và tiếng bé - rồi đọc 
2 HS lên bảng chỉ dấu sắc trong tiếng: vó, bá, vé, bó, cá
B. Bài mới : 
* Hđ1: Giới thiệu bài: 
 * Dấu thanh hỏi (?)
+Trong tranh này vẽ ai? Vẽ gì? (thỏ, giỏ, mỏ. hổ, khỉ)
+Các tiếng trên giống nhau ở điểm nào ? (có dấu hỏi)
- GV viết dấu hỏi lên bảng nói : tên của dấu này là dấu hỏi (?)
- HS đọc đồng thanh, cá nhân 
- GV theo dõi sữa sai 
 *Dấu thanh nặng (.) 
(Tiến hành tương tự như trên )
* Hđ2: Dạy dấu thanh 
 a. Nhận diện dấu thanh:
*Dấu thanh hỏi (?)
- GV viết dấu thanh hỏi lên bảng - đưa các vật mẫu cho HS xem 
+Dấu hỏi giống cái gì?
 b. Ghép chữ và phát âm :
+Khi thêm dấu hỏi vào tiếng be ta được tiếng bẻ
- GV viết lên bảng yêu cầu HS ghép tiếng bẻ 
+ Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu?
- GV phát âm tiếng bẻ- HS đọc đồng thanh, cá nhân
- GV theo dõi sữa sai 
+HS tìm các vật, sự vật được chỉ trong tiếng bẻ ( bẻ lá, bẻ cổ áo, bẻ tay, ...)
*Dấu thanh nặng (.)
( Tiến hành tương tự như trên )
c.Hướng dẫn viết bảng con 
- GV viết mẫu lên bảng dấu hỏi, dấu nặng, bẻ, bẹ - theo quy trình 
- Hướng dẫn HS viết trên không - HS viết theo
- GV viết mẫu lên bảng - HS viết bảng con - GV theo dõi sữa sai 
Tiết 2
*Hđ3: Luyện tập 
a.Luyện đọc : 
- HS lần lượt phát âm tiếng bẻ, bẹ trên bảng
- GV theo dõi sữa sai 
b.Luyện viết: 
- Hướng dẫn HS tô vở tập viết: bẻ, bẹ
- GV theo dõi sữa sai 
- Nhận xét, chấm chữa bài
c.Luyện nói: 
+ Quan sát tranh em thấy những gì? 
+ Các bức tranh này có gì giống nhau ? khác nhau?
+ Em thích bức tranh nào nhất ? vì sao?
+ Khi đến trường em tự sửa soạn quần áo hay có ai giúp?
+ Em có thường chia quà cho mọi người không ?
+ Tiếng bẻ thường được dùng ở đâu? 
+Hãy đọc tên của bài này 
IV. Củng cố- dặn dò:
- HS đọc lại bài ở bảng
- Nhận xét tiết học
Toán(T5)
 Luyện tập
I- Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ghép các hình đã biết thành hình mới 
- Bài 1, 2 
II- Phương tiện dạy- học:
- Một số hình vuông, tam giác, hình tròn
- Que diêm
- Một số đồ vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác
III- Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra 
- GV đưa ra các loại hình- Cho HS nhận dạng các loại hình
B.Bài mới:
*HĐ1: Luyện tập
- HS làm vào vở bài tập
- GV theo dõi
*HĐ2: Thực hành xếp hình
- HS dùng que diêm xếp hình vuông, hình tam giác 
- GV theo dõi
*HĐ3: Trò chơi
- GV đưa một số đồ vật đã chuẩn bị
- HS thi đua tìm các hình
IV. Củng cố- dặn dò:
 Nhận xét giờ học
*****************************************************
 Thứ 3 ngày 7 tháng 9 năm 2010
Toán(T6)
Các số: 1, 2, 3
I- Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được về số lượng các nhóm đồ vật có 1, 2, 3 đồ vật; đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3; biết đếm 1, 2, 3 và đọc theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1 biết thứ tự của các số 1, 2, 3 
- Bài 1, bài 2, bài 3 
II- Phương tiện dạy- học:
- Các nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại
- Bộ đồ dùng học toán
III- Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra: So sánh nhóm các hình vuông, tròn, tam giác
B. Bài mới: Giới thiệu các số:1,2,3
HĐ1:Giới thiệu số 1, 2, 3:
* Hướng dẫn HS quan sát nhóm chỉ có một phần tử
Ví dụ: 1 con chim, 1 chấm tròn, 1 con bướm.
- GV: Tất cả các nhóm đồ vật trên đều có số lượng là1 ta dùng số1 để chỉ số 
lượng của các nhóm đồ vật đó
+Số1 viết bằng chữ số1- viết lên bảng 
- HS quan sát chữ số 1 in và chữ số 1 viết đều đọc là 1
b.Giới thiệu số 2,3 (tương tự trên ) 
- Hướng dẫn HS chỉ vào hình lập phương để đếm từ 1 đến 3 và ngược lại 
HĐ2: Thực hành
- HS viết bảng con các số1, 2, 3
- HS làm bài tập 1, 2, 3 vở bài tập 
- GV theo dõi chấm - chữa bài
HĐ3: Trò chơi nhận biết số lượng
IV.Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
Học vần(T13,14)
Bài 5: Dấu huyền ( \ ) - Dấu ngã( ~)
I- Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được dấu huyền và thanh huyền , dấu ngã và thanh ngã 
- Đọc được : bè, bẽ
- Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
II. Đồ dùng: 
- Bộ đồ dùng dạy học Tiếng Việt, tranh minh hoạ 
III. Các hoạt động dạy- học :Tiết 1
A.Kiểm tra: 
 - HS viết dấu hỏi, dấu nặng - đọc tiếng bẻ, bẹ
- 2 HS lên bảng chỉ vào các tiếng có dấu hỏi, nặng. Các tiếng :củ cải, nghé ọ
B. Bài mới: 
*Hđ1: Giới thiệu bài: 
* Dấu huyền (\)
+ Các bức tranh này vẽ ai? Vẽ gì?
+ Các tiếng : dừa, mèo, cò, gà giống nhau chổ nào? ( có dấu huyền)
- HS đọc đồng thanh: Dấu thanh huyền 
Tên của dấu này là: Dấu huyền
* Dấu ngã( ~) (giới thiệu tương tự như trên) 
- HS đọc đồng thanh dấu ngã
*Hđ2: Dạy dấu thanh 
 a. Nhận diện dấu 
* Dấu huyền (\)
- GV viết lên bảng và hỏi: 
+ Dấu huyền có nét gì ? (là một nét xiên trái )
- HS quan sát dấu
+ So sánh dấu \ và dấu / có gì giống và khác nhau?
- HS lấy dấu \ trong bộ chữ cái
+ Dấu huyền giống cái gì? 
*Dấu ngã ~ (tương tự như trên)
b. Ghép chữ và phát âm :
* Dấu huyền (\)
- GV: Khi thêm dấu huyền vào tiếng be ta được tiếng bè
- HD HS ghép tiếng bè
- HS nêu vị trí của dấu trong tiếng bè rồi phát âm ( cá nhân, nhóm, lớp )
+ Tìm các từ có tiếng bè ( thuyền bè, bè gỗ, ...)
- HS phát âm nhiều lần tiếng bè
* Dấu ngã( ~) ( tương tự như trên) 
 c.Hướng dẫn viết
* Dấu huyền (\) và tiếng bè
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết theo quy trình dấu \
- HS viết trên không - viết bảng con dấu \ 
- GV theo dõi sữa sai 
- GV viết mẫu và hướng dẫn viết theo quy trình tiếng bè
- HS viết trên không - viết bảng con tiếng bè
- GV theo dõi sữa sai 
* Dấu ngã (~)và tiếng bẽ ( tương tự như trên)
* Giải trí 
Tiết 2 
*Hđ3: Luyện tập
1. Luyện đọc: 
- HS phát âm tiếng bè, bẽ trên bảng 
- HS thi đua đọc ( nhóm, cá nhân) 
- GV theo dõi sữa sai 
2. Luyện viết: 
- Hướng dẫn HS tô tiếng bè, bẽ trong vở Tập viết 
- GV theo dõi chấm - chữa bài
3. Luyện nói: HS luyện nói theo chủ đề: bè
+ Trên dòng sông có gì?
+ Bè được dùng để đi trên cạn hay dưới nước ?
+ Thuyền khác bè chỗ nào? Dùng để làm gì?
+ Những người trong tranh này đang làm gì?
- HS đọc tên bài 
IV.Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học
*******************************************
 Thứ 4 ngày 8 tháng 9 năm 2010
Học vần ( T15,16)
Bài 6: Be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ
I- Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết được các âm, chữ e, b và dấu thanh : dấu sắc/ dấu hỏi/ dấu nặng / dấu huyền/ dấu ngã. 
- Đọc được tiếng be kết hợp với các dấu thanh : be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ 
- Tô được e, b, bé và các dấu thanh .
II. Đồ dùng:
- Bảng ôn
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy học :Tiết1
A.Kiểm tra:
- HS viết dấu huyền, ngã ; đọc các tiếng bè, bẽ
- Một số HS lên tìm dấu \ ,~ trong các tiếng: ngã, hè, bẽ, vẽ
B.Bài mới:
* HĐ1: Giới thiệu bài
- HS quan sát tranh 
+ Tranh vẽ ai? Vẽ gì?
- HS đọc các tiếng trên đầu bài 6
* HĐ2: Ôn tập 
1. Ghép âm chữ e, b thành tiếng be
- HS ghép tiếng be
- GV vẽ mẫu trên bảng 
 b
 e
 be
- HS đọc b-e- be, GV theo dõi sữa sai 
2. Dấu thanh và ghép tiếng be với dấu thanh thành tiếng 
- GV gắn lên bảng
- HS thảo luận rồi đọc 
+ be cô thêm dấu huyền thì được tiếng gì ? GV viết lên bảng
- 2 HS đọc be- huyền - bè, lớp đồng thanh.
- GV cho HS ghép các tiếng còn lại
- HS đọc : cá nhân, nhóm, lớp
- GV theo dõi sữa sai 
3. Các từ được tạo nên từ e, b và các dấu thanh 
- HS đọc bảng ôn: e, be be, bè bè, be bé
- HS đọc nhóm, cá nhân, lớp. GV theo dõi uốn nắn thêm 
4. Hướng dẫn HS viết bảng con 
- GV viết mẫu các tiếng trên lên bảng
- Hướng dẫn HS viết theo quy trình - trên không - bảng con 
* Giải trí
Tiết 2
* HĐ3: Luyện tập 
a. Luyện đọc
- HS lên bảng đọc lần lượt lại bài ôn( cá nhân, nhóm, lớp)
- GV theo dõi sữa sai 
- HS nhìn tranh phát biểu ý kiến của mình qua tranh 
b. Luyện viết 
- GV hướng dẫn HS tập tô trong vở Tập viết 
- GV theo dõi hướng dẫn sữa sai
c. Luyện nói
- HS quan sát tranh và phát biểu nội dung luyện nói
- Luyện nói một cách tự nhiên 
- GV theo dõi uốn nắn bổ sung thêm 
* HĐ4: Trò chơi: Đính nhanh thanh vào các tiếng rồi đọc lên 
- GV hướng dẫn cách chơi 
- HS chơi - GV theo dõi HS chơi nhắc nhở thêm 
- Nhận xét đánh giá thi đua 
IV. Củng cố - dặn dò:
- Đọc lại bài ở bảng
- Nhận xét tiết học
 Tự nhiên và xã hội(T2)
 Chúng ta đang lớn
I- Yêu cầu cần đạt
- Nhận ra sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao,cân nặng và sự hiểu biết của bản thân 
- HSKG: Nêu được ví dụ cụ thể sự thay đổi của bản thân về số đo chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết 
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình vẽ ở sgk bài 2
III. hoạt động dạy- học:
A. Khởi động : Trò chơi : “ Vật tay”
B.Bài mới:
a. HĐ1: HS chơi theo nhóm 
GV kết luận giới thiệu bài
b.HĐ2: Làm việc với SGK 
 Cách tiến hành
*Bước1: Làm việc theo cặp 
- HS quan sát tranh thảo luận 
+ Những hình ảnh nào cho biết sự lớn lên của thể bé, từ lúc còn nhỏ đến 
lúc lớn lên biết đi, biết nói, biết chơi với bạn bè ?
+ Hai bạn đang làm gì ? Các bạn đó muốn biết gì? 
+ Em bé đó bắt đầu làm gì? So với lúc biết đi em bé đó đã biết thêm gì?
*Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện nhóm nêu ý kiến của mình 
- GV kết luận 
c. HĐ3: Thực hành theo nhóm nhỏ
Cách tiến hành 
*Bước1: Mỗi nhóm 4 em đứng áp mặt vào nhau quan sát xem ai cao hơn ai 
vòng ngực ai to hơn? ai béo, ai gầy?
*Bước2: Dựa vào kết quả cho HS thấy sự lớn lên không giống nhau ở cùng một độ tuổi. Điều đó có đáng lo không ?
- HS trả lời 
- GV kết luận 
IV.Củng cố- Dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Toán(T7)
Luyện tập
I- Yêu cầu cần đạt
- Nhận biết số lượng 1, 2, 3
- Biết đọc, viết, đếm các số 1, 2,3
- Bài 1, bài 2 
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra: Viết bảng con các số 1, 2, 3
Đếm xuôi, ngược các số 1, 2, 3 ; 3, 2, 1
B. Luyện tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 
*Bài 1:
- HS đọc bài rồi nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS điền số tương ứng với số lượng
*Bài 2: Tương tự bài 1
Sau khi làm bài xong gọi HS từng dãy đọc số: Đọc xuôi, đọc ngược 
*Bài 3: HS nêu yêu cầu bài rồi làm 
*Bài 4: Hướng dẫn HS viết số theo thứ tự trong bài rồi đọc kết quả
 * Chấm chữa bài : HS nêu kết quả bài làm
* Trò chơi: “Nhận biết số lượng” 
- GV đính 1 số nhóm vật lên bảng 
- Chia lớp thành 3 tổ- phổ biến luật chơi 
- 3 tổ thi nhau chơi- GV theo dõi đánh giá 
IV. Củng cố -dặn dò:
Nhận xét giờ học 
*********************************************
 Thứ 5 ngày 9 tháng 9 năm 2010
Toán(T8)
các số 1, 2, 3, 4, 5
I- Yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết được về số lượng các nhóm đồ vật có 1 đến 5; biết đọc, viết số 4, số 5
- Biết đếm từ 1 đến 5, từ 5 đến 1; biết được thứ tự của mỗi số trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5
 - Bài 1, bài2, bài 3 
II. Đồ dùng dạy học :
- Các nhóm có đến 5 đồ vật cùng loại
- Bộ thực hành 
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra:- HS lên bảng viết và đọc các số: 1, 2, 3 ; 3, 2, 1
B. Bài mới:
* HĐ1:Giới thiệu số 4, 5
- GV đính nhóm đồ vật có số lượng là 4 và nêu : có 4 quả cam 
- HS nhắc lại 
- GV đính tiếp 4 hình tròn : 
+ Có mấy hình tròn ?
- HS nhận xét biết các nhóm đồ vật đều có số lượng là 4
- GV chỉ vào các nhóm đồ vật - HS nhắc lại 
- GV: Người ta dùng số 4 để chỉ số lượng của mỗi nhóm đồ vật đó
- Số 4 được viết bằng chữ số 4
- GVhướng dẫn HS quy trình viết số 4
- HS đọc và viết bảng con 
* Số 5 (tương tự trên) 
- Hướng dẫn HS đếm và xác đinh các số theo thứ tự từ trái sang phải
- HS quan sát và viết những số còn thiếu vào ô vuông rồi đọc : 1, 2, 3, 4, 5 và ngược lại 5, 4, 3, 2, 1
- GV theo dõi sữa sai uốn nắn thêm 
* HĐ2: Thực hành
- Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3( VBT)
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu 
- Chấm chữa bài 
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Đao đức(T2)
Em là học sinh lớp một( Tiết 2)
I- Yêu cầu cần đạt
 - Bước đầu biết trẻ em 6 tuổi được đi học
- Biết tên trường tên lớp, tên thầy cô giáo, một số bạn bè trong lớp 
- Bước đầu biết giới thiệu về tên mình , những điều mình thích trước lớp 
- HSKG: +Biết về quyền và bổn phận của trẻ em là được đi học và phải học tập tốt.
 +Biết tự giới thiệu về bản thân một cách mạnh dạn
II. Đồ dùng: 
- Vở bài tập Đạo đức
III. Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Quan sát tranh- kể chuyện theo tranh
- Hướng dẫn HS kể chuyện theo nhóm 
- Đại diện nhóm kể lại trước lớp 
- GV kể lại chuyện kết hợp tranh 
Tranh 1: Đây là bạn Mai : Mai 6 tuổi. Năm nay Mai vào lớp 1 cả nhà vui 
vẻ chuẩn bị cho Mai đi họ .
Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường .... đón em và các bạn vào lớp 
Tranh 3: ở lớp Mai được cô giáo dạy bảo bao điều mới lạ.....
Tranh 4: Mai có thêm bạn mới .....
Tranh 5: Về nhà Mai sẽ kể cho bố, mẹ nghe ......Mai đã lên lớp 1
* HĐ2: HS múa hát, đọc thơ về chủ đề “Trường em”
- GV kết luận ý chính 
* HĐ3: Trò chơi giới thiệu tên 
HS xếp thành vòng tròn rồi tự giới thiệu tên cho nhau nghe.
IV. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học 
Học vần(T17,18 )
Bài 7: ê , v
I- Yêu cầu cần đạt
- Đọc được ê, v, bê, ve; từ và câu ứng dụng: Bé vẽ bê
- Viết được : ê, v, bê, ve( viết được 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết tập 1) 
- Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Bế bé.
- HSKG: Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh minh họa ở SGK, viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1 tập 1 
II. Đồ dùng: 
- Bộ ĐDDH Tiếng việt 
- Tranh minh hoạ phần luyện nói
III. Các hoạt động dạy - học:Tiết 1
A. Kiểm tra: Đọc, viết : bè, bé
B. Bài mới: 
* HĐ1: Giới thiệu bài :
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi 
+ Các bức tranh này vẽ gì? 
+ Trong tiếng bê, ve tiếng nào đã học ? ( b, e)
- Hôm nay ta học chữ và âm mới: ê, v
- GV: Viết lên bảng ê, v- HS đọc ê - bê
 v - ve
*HĐ2: Dạy chữ ghi âm 
a. Nhận diện chữ:
- GV viết chữ ê và nói:
+ Chữ ê có gì khác (giống) với chữ e chúng ta đã học 
- HS thảo luận - so sánh e, ê
+ Dấu mũ ở trên đầu giống cái gì?
b. Phát âm và đánh vần tiếng:
- GV phát âm mẫu ê- HS phát âm GV theo dõi sữa sai 
- Đánh vần - viết lên bảng bê - Hướng dẫn HS đọc
- HS phân tích tiếng bê
- GV đánh vần : bờ - ê - bê
- HS đánh vần : cá nhân, nhóm, cả lớp 
- GV theo dõi sữa sai 
*Chữ ghi âm v (tiến hành tương tự như trên)
c. Đọc tiếng ứng dụng:
- HS đọc bài trên bảng (cá nhân, nhóm, cả lớp)
- GV theo dõi sữa sai 
d. Tập viết chữ: 
- GV viết mẫu lên bảng theo quy trình 
- HS theo dõi 
- Hướng dẫn HS viết trên không - viết bảng con 
- GV theo dõi uốn nắn sữa sai
Tiết 2
* HĐ3: Luyện tập 
a.Luyện đọc:
- HS đọc bài trên bảng ( cá nhân, nhóm, cả lớp)
- Đọc câu ứng dụng - HS thảo luận về tranh
- HS đọc - GV theo dõi sữa sai
- Tìm tiếng có chứa âm vừa học 
b. Luyện viết: Hướng dẫn HS viết bài ở vở 
- GV theo dõi uốn nắn, chấm - chữa bài 
c .Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói : bế bé
- GV nêu câu hỏi:
+ Ai bế bé, bé vui hay buồn? Tại sao?
+ Mẹ thường làm gì khi bế bé. Bé làm nũng mẹ thế nào?
- GV: Bố mẹ rất vất vả khi chăm sóc chúng ta vậy ta sẽ làm gì cho vui lòng 
bố mẹ 
*HĐ4: Trò chơi: Nhận diện dấu và chữ
Nhóm 1: Đưa bảng cài có đính chữ
Nhóm 2: Đọc và ngược lại 
(nếu đọc sai sẽ bị trừ điểm)
IV. Củng cố - dặn dò: 
- HS đọc lại toàn bộ bài SGK 
- Nhận xét - dặn dò
Thứ 6 ngày 10 tháng 9 năm 2010
Học vần(T19 )
TVT1: Tô Các nét cơ bản
I- Yêu cầu cần đạt
- Tô được các nét cơ bản theo vở Tập Viết 1 tập 1 
- HS khá, giỏi có thể viết được các nét cơ bản 
II- Hoạt động dạy- học:
1.Giới thiệu bài
2.Hướng dẫn viết 
 - GVviết mẫu từng nét vừa viết vừa giảng giải quy trình viết các nét 
 - HS viết vào bảng con
 - GV theo dõi hướng dẫn
3.HS viết vào vở tập viết 
- GVtheo dõi hướng dẫn
- Chấm - nhận xét
Học vần(T20 )
TVT2: Tập Tô e, b, bé
I-Yêu cầu cần đạt:
- Tô và viết được các chữ e, b, bé theo vở Tập Viết 1 tập 1
II. Hoạt động dạy- học : 
A. Kiểm tra : Học sinh đọc e, b, bé 
B. Bài mới:
a- Giới thiệu bài
b- Hướng dẫn viết
- Giới thiệu chữ mẫu cho HS quan sát
- Phân tích nét chữ 
- GV viết mẫu lên bảng
- Hướng dẫn quy trình viết 
- HS viết vào bảng con 
c- HS viết vào vở
- GV theo dõi 
- Chấm- nhận xét
Thủ công(T2)
Xé, dán hình chữ nhật
I- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cách xé, dán hình chữ nhật 
- Xé, dán được hình chữ nhật . Đường xé có thể chưa thẳng có thể bị răng cưa. Hình dán có thể là chưa phẳng 
* Với học sinh khéo tay : 
- Xé, dán được hình chữ nhật. Đường xé ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng 
- Có thể xé được thêm hình chữ nhật có kích thước khác nhau.
II. Đồ dùng : 
- GV chuẩn bị hình chữ nhật
- HS giấy màu, keo dán, vở thủ công 
III. Các hoạt động dạy - học :
* HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét 
- Cho HS xem hình mẫu 
- GV nêu câu hỏi: Xung quanh lớp mình có những đồ vật nào có dạng hình 
chữ nhật 
- GV nhận xét bổ sung 
* HĐ2: Hướng dẫn HS xé dán hình
a) Xé dán hình chữ nhật theo các bước 
- GV làm mẫu, HS xé dán giấy nháp
- GV theo dõi bổ sung 
 - Dán hình : Hướng dẫn HS bôi hồ gián 1 lớp mỏng, đặt cân đối trước khi dán
* HĐ3: Học sinh thực hành 
- HS xé, dán trình bày hình vào vở
- GV theo dõi bổ sung đánh giá bài làm của HS 
IV. Củng cố - dặn dò: 
Nhận xét giờ học.
Hoạt động tập thể( T2)
Sinh hoạt lớp 
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Giúp HS nhận biết được những ưu, khuyết điểm của hoạt động và học tập 
trong tuần vừa qua
- Rèn luyện kỷ năng phản xạ nhanh, chú ý tập trung 
II. Đồ dùng: 
- Tranh các con vật 
III. Các hoạt động dạy - học:
* HĐ1: Sinh hoạt lớp 
- GV nhận xét, đánh giá về nề nếp hoạt động và học tập trong tuần qua 
- Biện pháp khắc phục 
- Lên kế hoạch hoạt động cho tuần tới 
* HĐ2: Trò chơi : “Chim bay,cò bay” 
- GV giới thiệu trò chơi - cho HS xem 1 số tranh về các con vật 
- Phổ biến luật chơi 
+ Những con vật nào bay được ? ( chim, cò, ...)
+ Những con vật nào không biết bay? ( lợn, bò, ...)
- Những con vật nào bay được thì các con làm cánh( động tác bay)
- Những con vật nào không bay được thì đứng im
- HS chơi - GV theo dõi giúp đỡ- đánh giá tuyên dương 
IV. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 2(2).doc