I. Mục tiêu
- Củng cố những kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17.
- HS ôn tập và thực hành một số kĩ năng từ tuần 1 đến tuần 17.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập
III. Hoạt động dạy học
Tuần 18 Ngày soạn: 8/12/2010 Ngày giảng: Thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 2010 Chào cờ Tập trung toàn trường ______________________ Đạo đức Thực hành kĩ năng cuối kì I I. Mục tiêu - Củng cố những kiến thức đã học từ tuần 1 đến tuần 17. - HS ôn tập và thực hành một số kĩ năng từ tuần 1 đến tuần 17. II. Đồ dùng dạy học Phiếu bài tập III. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS Hoạt động 1: Thảo luận Em là học sinh lớp mấy? Em làm gì để đồ dùng trong nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ? Em phải làm gì để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập? Gia đình em có những ai? Kể tên một số thành viên trong gia đình em? Làm thế nào để đi học đều và đúng giờ? Trong lớp học em cần làm gì để nghe giảng tốt? Hoạt động 2: Xử lí tình huống Nêu tình huống cho HS thảo luận và nêu cách giải quyết TH1: Nam đang chơi bóng, em của Nam đòi quả bóng, nếu là Nam em sẽ làm gì? TH2: Cô giáo đang giảng bài nhưng các bạn Hà và Xa cứ nói chuyện. Em sẽ khuyên 2 bạn ấy điều gì? Em là học sinh lớp 1 Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên Học xong bài dọn dẹp ngăn nắp Để chuông báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ Không mất trật tự, nói chuyện riêng, làm việc riêng Thảo luận và trình bày Tiếng Việt ai Buổi chiều - Toán - Tiếng Việt + Yêu cầu HS đọc bài buổi sáng - HS làm bài tập 4 – 3 = 9 – 5 = 10 – 7 = - HS đọc bài ai, viết chính tả ********************************* Ngày soạn: 8/12/2010 Ngày giảng: Thứ ba ngày 14 tháng 12 năm 2010 Toán Điểm. Đoạn thẳng I. Mục tiêu - HS nhận biết được “điểm” “đoạn thẳng”, biết kẻ đoạn thẳng qua hai điểm, biết đọc tên các điểm và đoạn thẳng. II. Đồ dùng dạy học Thước kẻ III. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: 3. Dạy bài mới a. GT bài- ghi đầu bài b. Giới thiệu “điểm” “đoạn thẳng” - Yêu cầu HS chấm 1 điểm vào bảng con và viết chữ A - GV giới thiệu: điểm A - Vẽ 2 điểm trên bảng và giới thiệu cho HS: điểm A và điểm B - Yêu cầu HS vẽ 2 điểm vào bảng con và nối 2 điểm AB - Giới thiệu doạn thẳng AB - Hướng dẫn HS đọc c. Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng * Giới thiệu dụng cụ vẽ đoạn thẳng là thước thẳng - Yêu cầu HS lấy thước quan sát mép thước và dùng ngón tay di động theo mép thước để biết thước thẳng * Hướng dẫn HS vẽ qua các bước - B1: Dùng bút chấm 1 điểm rồi chấm 1 điểm nữa vào tờ giấy, đặt tên cho từng điểm. - B2: nđặt mép thước qua điểm A và điểm B dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tì vào mép thước và tì lên mặt giấy tại điểm A, cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ mặt A đến mặt B. - B3: nhấc thước và bút ra trên mặt giấy có đoạn thẳng AB d. Thực hành * Bài 1: Cho HS đọc tên các điểm và đoạn thẳng * Bài 2: Hướng dẫn HS làm phiếu bài tập * Bài 3: Hướng dẫn HS đếm số đoạn thẳng và trả lời câu hỏi 4.Củng cố dặn dò - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học - VN học bài HS vẽ Điểm A, điểm B Đoạn thẳng AB HS thao tác Điểm M, điểm N, điểm P, điểm K, điểm H... Đoạn thẳng MN, đoạn thẳng PQ, đoạn thẳng XY, đoạn thẳng HK, đoạn thẳng CD HS nối trên phiếu có kẻ ô + 4 đoạn thẳng, 3 đoạn thẳng, 6 đoạn thẳng Tiếng Việt ay, ây Buổi chiều - Toán - Tiếng Việt - HS làm bài tập + - - + - HS viết chính tả bài: Bé ở nhà *********************************** Ngày soạn: 8/ 12/ 2010 Ngày giảng: Thứ tư ngày 15 tháng 12 năm 2010 Toán Độ dài đoạn thẳng I. Mục tiêu - HS có biểu tượng về “ dài hơn- ngắn hơn” từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua dặc tính của chúng. Biết so sánh độ dài đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách: so sánh trực tiếp hoặc gián tiếp qua độ dài trung gian. II. Đồ dùng dạy học Thước, bút, que tính có độ dài ngắn khác nhau. III. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10 3. Dạy bài mới a. GT bài- ghi đầu bài b. Dạy biểu tượng “dài hơn- ngắn hơn” và so sánh độ dài trực tiếp - Giơ bút chì và thước kẻ và yêu cầu HS cho biết làm thế nào để biết cái nào ngắn hơn cái nào dài hơn - Yêu cầu HS tự lấy thước kẻ và que tính để so sánh c. So sánh độ dài đoạn thẳng qua độ dài trung gian - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời: có thể so sánh độ dài đoạn thẳng bằng gang tay - Nhận xét: Có thể so sánh đọ dài các đoạn thẳng bằng cách đếm số ô vuông trong đoạn thẳng đó. d. Thực hành * Bài 1: Hướng dẫn HS đặt thước và đo độ dài các đoạn thẳng và cho biết đoạn thẳng nào ngắn hơn, đoạn thẳng nào dài hơn * Bài 2: Hướng dẫn HS làm phiếu bài tập * Bài 3: Hướng dẫn HS dùng thước đo độ dài băng giấy và tô màu 4.Củng cố dặn dò - HS đọc lại bài - Nhận xét giờ học - VN học bài đo độ dài bằng thước Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD Đoạn thẳng MN dài hơn đoạn thẳng PQ Đoạn thẳng UV ngắn hơn đoạn thẳng RS Đoạn thẳng HK dài hơn đoạn thẳng LM HS đếm số ô vuông và ghi số thích hợp Tô màu băng giấy thứ hai Tiếng Việt ao Buổi chiều - Ôn tập - HS luyện viết và làm bài tập 2 trang 95 - HS đọc bài buổi sáng *********************************** Ngày soạn: 8/12/ 2010 Ngày giảng: Thứ năm ngày 16 tháng 12 năm 2010 Toán Thực hành đo độ dài I. Mục tiêu - Biết cách so sánh một số độ dài quen thuộc như: bàn HS, bảng, bàn ghế bằng cách sử dụng đơn vị đo chưa chuẩn như gang tay, bước chân, thước kẻ HS, que tính, que diêm. - Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau. Từ đó có biểu tượng về sự sai lệch, tính xấp xỉ hay sự ước lượng trong quá trình đo. - Bước đầu thấy sự cần thiết phải có một đơn vị đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học Bộ đồ dùng III. Hoạt động dạy học Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1. ổn định tổ chức 2. KTBC: HS đọc bảng cộng trong phạm vi 10 3. Dạy bài mới a. GT bài- ghi đầu bài b. Giới thiệu độ dài gang tay - Gang tay là khoảng cách tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. - Yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của mình. * Hướng dẫn cách đo độ dài bằng gang tay - Hãy đo cạnh bảng bằng gang tay - Yêu cầu HS đọc kết quả đo * Hướng dẫn cách đo đo độ dài bằng bước chân - Đo chiều dài bục giảng bằng bước chân - Chú ý bước các bước chân không cần gắng sức, bước thoải mái c. Thực hành - Thực hành đo độ dài bằng gang tay, bằng bước chân, bằng que tính - Thực hành đo và nêu kết quả đo 5. Củng cố dặn dò: - Nêu cách đo độ dài đoạn thẳng? - NX chung giờ học - Thực hành đo độ dài ở nhà HS thực hành đo độ dài bằng gang tay đo độ dài bằng bước chân Thực hành đo bảng, bàn ghế, sách Toán, sách Tiếng Việt Tiếng Việt au, âu *************************************************** Ngày soạn: 8/12/2010 Ngày giảng: Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010 Toán Một chục tia số I. Mục tiêu: - Nhận biết được 10 đơn vị hay còn gọi là 1 chục - Biết được tia số, đọc và ghi số trên tia số II. Đồ dùng dạy – học - Tranh vẽ cây trong SGK, que tính III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu bài 2. KTBC: không KT 3. Dạy học bài mới: a Giới thiệu một chục - Cho HS xem tranh đếm số lượng quả trên cây - Trên cây có mấy qủa - GV nêu: 10 quả hay còn gọi là một chục - Vậy trên cây có bao nhiêu quả - GV ghi bảng: - Có 10 quả - Có 1 chục quả - GV yêu cầu HS lấy ra 10 que tính và hỏi 10 que tính hay còn gọi là mấy que tính ? - GV ghi: 10 đơn vị bằng 1 chục - Vậy 1 chục = mấy đơn vị - Cho HS nhắc lại: 10đơn vị = 1 chục b. Giới thiệu “tia số” - GV vẽ lên bảng tia số và nói: Đây là tia số, trên tia số có một điểm gốc là o ( được ghi = số o). Các điểm vạch cách đều nhau được ghi số . Mỗi điểm mỗi (vạch) ghi một số theo thứ tự tăng dần (0,1,2,3,4.) và tia số này còn keó dài nữa để ghi các số tiếp theo đầu tia số được đánh mũi nhọn ( mũi tên) - Nhìn vào tia số em có so sánh gì giữa các số. c.Thực hành luyện tập * Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề bài - Yêu cầu HS trước khi vẽ phải đếm trong mỗi ô vuông có bao nhiêu chấm tròn nữa thì vẽ cho đủ 1 chục - GV theo dõi Kt và chỉnh sửa * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Cho HS làm và đổi vở KT chéo * Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Các em phải viết số theo thứ tự như thế nào. - Giao việc 4- Củng cố – Và dặn dò: + Trò chơi nhốt con vật vào chuồng - GV treo hai tờ bìa mỗi tờ vẽ khoảng 15-20 con vật nhỏ. Hai học sinh cầm bút màu. Bao giờ GV hô, mưa rồi nhốt gà (vịt) vào chuồng mỗi chuồng nhốt 10 con. 2 HS đó phải nhanh chóng đếm đúng 10 con vật khoanh tròn lại rồi tiếp tục - Nhiều khoanh đúng là thắng cuộc - NX chung giờ học - Xem trước bài tiết 83 - 10 quả - 1chục quả -10 que tính hay còn gọi là 1 chục que tính -1 chục -1 chục =10 đơn vị - HS nhắc lại - HS theo dõi và nghe -Số ở bên trái bé hơn số ở bên phải - số ở bên phải lớn hơn số ở bên trái - Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn -HS làm bài tập theo hướng dẫn - 1 HS đọc - HS đếm trước khi khoanh 1 chục con vật - HS đọc đề bài -Viết theo thứ tự từ lớn đến bé - HS làm bài và nêu miệng - 2HS lên bảng chơi dưới lớp vỗ tay cổ vũ Tiếng Việt Mối liên hệ giữa các vần _____________________________ Tự nhiên xã hội Cuộc sống xung quanh I.Mục tiêu 1- Kiến thức : - Tìm hiểu 1 số nét chính về HĐG sinh sống của người dân địa phương và hiểu với mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ người khác 2- Kĩ năng : - Biết được những hành động chính ở nông thôn 3- Thái độ : ý thức gắn bó và yêu mến quê hương II. Đồ dùng dạy học -Các hình ở bài 18 trong SGK - Bức tranh cánh đồng gặt lúa III.Các hoạt động dạy – học Giáo Viên Học Sinh 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ - Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp - Em đã làm gì để giữ lớp học sạch đẹp - GV nhận xét đánh giá và cho điểm 3. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Cho HS tham quan khu vực quanh trường * Mục tiêu : HS tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình * Cách tiến hành: B1: Giao nhiệm vụ - Nhận xét về quang cảnh trên đường - Nhà ở cây cối, ruộng vườn? - Người dân địa phương sống = nghề gì ? - Phổ biến nội quy: ( đi thẳng hàng; trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV) B2: Kiểm tra kết quả hoạt động: - Em đi tham quan có thích không ? - Em nhìn thấy những gì? Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Nhận ra đây là bức tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn kể được 1 số hoạt động ở nông thôn * Cách tiến hành: B1: Giao việc và thực hiện hoạt động - Em nhìn thấy những gì trong bức tranh? - Đây là bức tranh vẽ cuộc sống ở đâu ? vì sao con biết? B 2: Kiểm tra kết quả hoạt động - Theo em bức tranh có cảnh gì đẹp nhất ? vì sao em thích? - GV chú ý hình thành cho các em về cuộc sống xung quanh không cần nhớ nhiều. c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm * Mục tiêu : HS biết yêu quý gắn bó với quê hương mình * Cách tiến hành: B1: Chia nhóm 4 HS và giao việc - Các em đang sống ở vùng nào? - Hãy nói về cảnh nơi em đang sống ? B2: Kiểm tra kết quả hoạt động - GV gọi các nhóm phát biểu - GV giúp HS nói về tình cảm của mình 4. Củng cố – dặn dò - GV khen ngợi HS tích cực xây dựng bài NX chung giờ - hát. - 2 – 3 học sinh trả lời - HS đi theo hàng quan sát và rút ra nhận xét khi quan sát - 1 vài HS kể trước lớp về những gì mình quan sát được - Bưu điện, trạm y tế, trường học, cánh đồng. - ở nông thôn vì có cánh đồng - HS suy nghĩ và trả lời - HS thảo luận nhóm theo câu hỏi của GV - Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận - HS khác nhận xét và bổ xung Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 18 Tỉ lệ chuyên cần đạt 93% Trong lớp chú ý nghe giảng và hăng hái xây dựng bài: Học sinh có tiến bộ về chữ viết: Học sinh đọc chậm: Vệ sinh cá nhân còn bẩn: Giờ thể dục còn không tập trung:
Tài liệu đính kèm: