Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Sáu

Mục tiêu:

-đọc được :uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván: từ và đoạn thơ ứng dụng .

-Viết được : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.

-Luyện nói được 2-4 câu theo chủ đề: Chơi cầu trượt

-HSKG nói được từ 4-5 câu theo chủ đề

II. Đồ dùng dạy - học:

Bộ đồ dùng học TV 1.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 12 trang Người đăng honganh Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 18
 Thứ 2 ngày 21 tháng 12 năm 2009
 Học vần : Bài 74:uôt, ươt
Mục tiêu:
-đọc được :uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván: từ và đoạn thơ ứng dụng .
-Viết được : uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván.
-Luyện nói được 2-4 câu theo chủ đề: Chơi cầu trượt
-HSKG nói được từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ 
HS viết và đọc các từ: con vịt, đông nghịt, thời tiết, hiểu biết. 
2 HS đọc bài trong SGK. 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy vần: 
uôt
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu ghi bảng: uôt. HS nhắc lại: uôt. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: uôt. HS phát âm: uôt. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
 HS phân tích vần uôt (uô đứng trưuớc âm t đứng sau). HS đánh vần: uô - t - uôt (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: uôt (cá nhân; nhóm). 
 GV ghi bảng: chuột. (GV đọc mẫu và cho HS đọc theo lớp, nhóm , cá nhân)
 HS phân tích tiếng chuột : (âm ch đứng trước vần uôt đứng sau dấu nặng dưới ô). 
HS đánh vần: chờ - uôt - chuốt - nặng - chuột (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: chuột (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
 HS ghép: chuột. HS nêu. 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (vẽ chuột nhắt)
GVgiới thiệu và ghi từ: chuột nhắt, HS đọc: chuột nhắt (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: uôt - chuột - chuột nhắt. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
 ươt
Quy trình tương tự vần: uôt. 
 Lưu ý ươt được tạo nên từ ươ và t. 
HS so sánh vần ươt với vần uôt: 
 + Vần ươt và vần uôt giống nhau điểm gì? Khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng t
Khác nhau: ươt bắt đầu bằng ươ)
. Đánh vần: ươ- t - ươt, lờ- ươt - lướt - sắc - lướt; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
. Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: uôt, ươt, chuột nhắt, lướt ván. HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: 
 Trắng muốt: Rất trắng. 
 ẩm ướt: Không khô ráo; chứa nhiều nước; hơi nước. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh 
 + Bức tranh vẽ gì? (vẽ cây cau, chú mèo)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Con mèo mà trèo cây cau 
 Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
 Chú chuột đi chợ đường xa
 Mua mắm, mua muối giỗ cha chú mèo. 
HS đọc nhẩm. Nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Luyện nói: 
GV ghi chủ đề luyện nói lên bảng: Chơi cầu trượt. 
HS đọc tên bài luyện nói. 
GV gợi ý: 
+ Tranh vẽ gì?
+ Qua tranh em thấy nét mặt của các bạn thế nào?
+ Khi chơi các bạn đã làm gì để không xô đẩy làm ngã nhau?
+ Các em đã làm được như các bạn chưa?
Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, bổ xung. 
 4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
Toán: Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
-Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10 ; thực hiện được cộng, trừ, so sánh các số trong phạm vi 10; Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ ; nhận dạng hình tam giác.
-Làm được bài tập , bài 1; bài 2( dòng 1) ; bài 3; bài 4 
II. Các hoạt đọng dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ: 
 Bài cũ học bài gì? (Luyện tập chung) 1HS trả lời.
 Làm bài tập 1: (Tính) (1 HS nêu yêu cầu).
 0  1 ; 3 + 2  2 + 3 ; 5 - 2  6 - 2
 10  9 ; 7 - 4  2 + 2 ; 7 + 2  6 + 2 
 3 HS làm bảng lớp - cả lớp làm bảng con : (Đội a: làm cột 2; Đội b: làm cột 3).
 GV Nhận xét, ghi điểm. Nhận xét KTBC:
 B. Bài mới:
 GV
 HS 
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập: 
*Bài tập1: HS làm bảng con 
 Yêu cầu HS viết thẳng cột dọc.
+1b.Cho HS tính ( theo thứ tự từ trái sang phải).Khuyến khích HS tính nhẩm. 
GV chấm điểm, nhận xét bài làm của HS.
*Bài 2( dòng 1):
 HS làm ở vở ô ly :
GV chấm điểm và nhận xét . 
*Bài 3:HS trả lời miệng.
Hỏi : Trong các số 6, 8, 4, 2, 10 số nào lớn nhất? Số nào bé nhất?
GV nhận xét.
Bài 4: 4HS ghép bìa cài.
HD HS nhìn vào tóm tắt tự nêu bài toán. Chẳng hạn :
” Có 5 con cá, có thêm 2 con cá nữa. Hỏi có tất cả
mấy con cá?”:
4.Củng cố, dặn dò: NHận xét giờ học và HD học ở nhà
 1HS nêu yêu cầu bài tập1:“ Tính”
 cả lớp làm ở bảng con 
1b. HS tính nhẩm rồi viết kết quả phép tính 
rồi đổi vở chữa bài, đọc kết quả tính,
 chẳng hạn: 8 - 5 - 2 = 1 đọc là:
 “Tám trừ năm trừ hai bằng một”
1HS đọc yêu cầu bài 2:” Điền số”. 
3HS làm bài trên bảng rồi chữa bài. 
Đọc kết quả vừa làm được :
 8 = 3 + 5 ; 9 = 10 - 1 ; 7 = 0 + 7 
HS nghỉ giải lao 5’
1HS nêu yêu cầu bài tập 3:” 
Trong các số 6, 8, 4, 2,10; Số nào lớn nhất. 
Số nào bé nhất’”
“Số 10 lớn nhất , số 2 bé nhất”.
1HS nêu yêu cầu bài tập 4:
”Viết phép tính thích hợp”.
HS nhìn tóm tắt nêu bài toán 
rồi ghép phép tính ứng với bài toán: 
 5 + 2 = 7
ĐạO ĐứC
Thực hành kỹ năng giữa học kỳ I
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập để chúng bền đẹp giúp cho các em học tập thuận lợi.
- Biết bảo quản, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập hàng ngày.
-Yêu quý sách vở đồ dùng học tập.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV: Vở bài tập đạo đức
HS: VBT đạo đức
III.Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Cách thức tiến hành
.Bài mới:
 1,Giới thiệu bài: 
 2, Nội dung
a. Nêu lợi ích của việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập 
 b. Thi sách vở, đồ dùng ai đẹp nhất
3.Củng cố – dặn dò: 
- Cho HS nêu lợi ích của việc giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập
GV yêu cầu HS cả lớp sắp xếp sách vở của mình lên bàn 
- Thực hành theo HD của GV
-GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu 4 nhóm trưởng đi chấm và chọn những bộ sách vở và đồ dùng ai đẹp nhất. sau đó GV cho thi vòng 2 để chọn ra 2 bộ đẹp nhất lớp
 Cả lớp bình chọn bạn thực hiện tốt nhất
HS+GV: Nhận xét, bổ sung
GV: Kết luận
GV: Chốt nội dung bài
HS: Cần giữ gìn sách vở đồ dùng cho gọn gàng, sạch đẹp.
 Thứ 3 ngày 21 tháng 12 năm 2009
 Học vần : Luyện tập tổng hợp 
I. Mục tiêu:
-Đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 75
-Viết được các vần và từ ứng dụng từ bài 68 đến bài 75 
II.Các hoạt động dạy học: 
1.giới thiệu bài :
2.luyện đọc:
 GV ghi bảng:
-ot, at, ăt, ât, ôt, ơt, et, êt, ut, ưt, it, iêt, uôt, ươt,
sọt rau, mụn nhot, mát rượi, san sát, nhặt rau, thân mật, sốt vang, rơi rớt, cây mét, vơ vét, đứt tay, nhiệt tình, thẳng đuột, bánh mướt.
 Con mèo mà trèo cây cau 
 Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắn nhà 
 Chú chuột đi chợ đường xa 
 Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo 
- HS đọc cá nhân ,nhóm ,lớp 
3.Luyện viết :
it, iêt, uôt, ươt, thân mật, sốt vang, rơi rớt, cây mét, vơ vét
 -HS viết ở vở ô ly: 
4.Làm bài tập ở VBT 
5.Củng cố dặn dò:nhận xét giờ học 
 Toán: Luyện tập
 I.Mục tiêu: 
-Nhận biết được điểm, đoạn thẳng ; đọc tên điểm , đoạn thẳng ; kẻ được đoạn thẳng 
II.Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện tập:
Bài 1:
Làm bài 183 ở sách toán hay và khó 
Bài 2:
Làm bài 184 ở sách toán hay và khó 
Bài 3: Dùng thước thẳng và chì để nối thành 
a. 4 đoạn thẳng b. 3 đoạn thẳng
A. .B .
C. . D . .
3. Củng cố dặn dò:
-Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 4 ngày 23 tháng 12 năm 2009
 Học vần : Bài 76:oc, ac
Mục tiêu:
-đọc được : oc, ac, con sóc, bác sĩ ; từ và các câu ứng dụng .
-Viết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ 
-Luyện nói được 2-4 câu theo chủ đề: Vừa vui vừa học
-HSKG nói được từ 4-5 câu theo chủ đề
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bộ đồ dùng học TV 1. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Tiết 1
A. Kiểm tra bài cũ 
HS viết và đọc các từ: chót vót, bát ngát. 
2 HS đọc bài trong SGK. 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
2. Dạy vần: 
 oc
. Nhận diện vần: 
GV giới thiệu ghi bảng: oc. HS nhắc lại: oc. 
GV giới thiệu chữ in, chữ thường. 
 GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: oc. HS phát âm: oc. 
. Đánh vần và đọc tiếng từ: 
HS phân tích vần oc (o đứng trước âm c đứng sau). HS đánh vần: o- c - oc (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: oc (cá nhân; nhóm). 
GV ghi bảng: Sóc( GV đọc mẫu HS đọc theo lớp, nhóm, cá nhân )
HS phân tích tiếng: sóc (âm s đứng trước vần oc đứng sau dấu sắc trên o). HS đánh vần: sờ - oc - sóc - sắc - sóc (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: sóc (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS ghép: Sóc.
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? 
GVgiới thiệu và ghi từ: Con sóc. HS đọc: con sóc (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
HS đọc: oc - sóc - con sóc. 
 + Vần mới vừa học là vần gì?
 + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?
HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. 
 ac
Quy trình tương tự vần: oc
 Lưu ý: ac được tạo nên từ a và c 
HS so sánh vần oc với vần ac: 
 + Vần ac và vần oc giống nhau điểm gì? Khác nhau điểm gì?
 (Giống nhau: Kết thúc bằng 
Khác nhau: ac bắt đầu bằng a)
. Đánh vần: a - c - ac, bờ- ac - bác - sắc - bác; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. 
Giải lao
. Luyện viết: 
GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: oc, ac, con sóc, bác sĩ. 
 HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. 
c. Đọc từ ứng dụng: 
GV ghi từ ứng lên bảng: Hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc. 
HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GVgạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: con vạc: con vạc gần giống như con cò. 
GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). 
Tiết 2
3. Luyện tập : 
 a. Luyện đọc: 
. HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. 
. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). 
. Đọc câu ứng dụng: 
GV cho HS quan sát tranh. 
 + Bức tranh vẽ gì? (vẽ chùm nhãn)
GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Da cóc mà bọc bột lọc
 Bột lọc mà bọc hòn than. 
HS đọc nhẩm. Hêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. . GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). 
Giải lao
b. Luyện viết: 
GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm và nhận xét bài của HS. 
c. Luyện nói: 
GV ghi tên bài luyện nói lên bảng: Vừa vui vừa học. 
HS đọc tên bài luyện nói. 
GV gợi ý: 
+ Bức tranh vẽ?
+ Em hãy kể những trò chơi được học trên lớp?
+ Em hãy kể những tranh vẽ đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học?
+ Em thấy cách học như thế có vui không?
 HS thảo luận nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm trình bày. HS nhận xét. 
4. Củng cố, dặn dò : 
HS đọc lại toàn bài 1 lần. 
Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. 
Nhắc HS yếu về đọc, viết vần, tiếng, từ đã học. HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. 
 Toán : Độ DàI ĐOạN THẳNG
I. MụC TIÊU:
-Có biểu tượng về " dài hơn ", "ngắn hơn" ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng ; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp 
- Làm bài 1; bài 2; bài 3
II. Đồ DùNG DạY HọC:
 - GV: Một vài cái bút (thước hoặc que tính ) dài ngắn, màu sắc khác nhau.
 - HS: Bút chì, thước kẻ.
III. CáC HOạT ĐộNG DạY- HọC :
A. Kiểm tra bài cũ: -Bài cũ hôm trước học bài gì? -1HS trả lời: “Điểm, đoạn thẳng”
GV gọi 2 HS lên bảng vẽ 2 đoạn thẳng và đọc tên đoạn thẳng của mình vừa vẽ. Cả lớp lấy 
ĐDHT ra để GV KT. 2 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng lớp. GV nhận xét ghi điểm.
Nhận xét KTBC:
B. Bài mới: 
 HOạT ĐộNG CủA GV 
 HOạT ĐộNG CủA HS
1. Giới thiệu bài.
2. Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng. (10 phút).
GV giơ 2 thước kẻ dài ngắn khác nhau và hỏi: ”Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?”
GV gợi ý HS biết so sánh trực tiếp bằng cách chập hai chiếc thước sao cho chúng có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn, chiếc nào ngắn hơn.
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK:
“ Thước nào dài hơn, thước nào ngắn hơn?”.” Đoạn thẳng nào dài hơn , đoạn thẳng nào ngắn hơn ?”
KL: Từ các biểu tượng về “dài hơn và ngắn hơn” nói trên HS nhận ra rằng: “Mỗi đoạn thẳng có độ dài nhất định”.
+ So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian.
Đoạn thẳng AB, CD đoạn thẳng nào dài hơn đoạn thẳng nào ngắn hơn?
GV nhận xét:”Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó”.
3. Thực hành 
Bài 1:HS trả lời miệng.
a. Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn?
b.c. d. (Hỏi tương tự như trên)
 Nhận xét và cho điểm.
 +Bài 2:Làm phiếu học tập.
GV HD:
 GV cho HS so sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng hoặc nhận xét xem, trong các đoạn thẳng của bài 2, đoạn thẳng nào dài nhất đoạn thẳng nào ngắn nhất.
-Kiểm tra và nhận xét.
+Bài 3: GV nêu nhiệm vụ bài tập:“Tô màu vào băng giấy ngắn nhất “:
HD HS làm 
Nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố, dặn dò : Xem lại các bài tập vừa làm được. 
2 HS nhắc lại đề bài:” Độ dài đoạn thẳng”
HS quan sát GV so sánh.
1HS lên bảng so sánh 2 que tính có màu sắc và độ dài khác nhau. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS quan sát hình vẽ SGK và trả lời câu hỏi của GV
HS xem hình vẽ SGK và nói :” Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài 1 gang tay”. HS quan sát tiếp hình vẽ sau và trả lời câu hỏi của GV
HS nghỉ giải lao 5 phút
1HS nêu yêu cầu bài 1:” Đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn”
a.Trả lời:” Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD. Đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB”.
b. c. d.( Tương tự như trên).
-đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thăng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn tương ứng.
HS thực hành so sánh : “ Trong các đoạn thẳng của bài 2 đoạn thẳng dài 6ô dài nhất, đoạn thẳng dài 1ô ngắn nhất.”
+ Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng. 
+ So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất.
+ Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
HS tự làm bài và chữa bài.
 Toán : Luyện tập
I. MụC TIÊU:
-Có biểu tượng về " dài hơn ", "ngắn hơn" ; có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng ; biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp 
II. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1:
-Làm bài 3 ở VBT
Bài 2:
-Làm bài 6 ở sách toán hay và khó trang 32
Bài 3:
-Làm bài 7 ở sách toán hay và khó trang 33
3.Củng cố dặn dò:
-NHận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thứ 5 ngày 24 tháng 12 năm 2009
 Học vần : Ôn tập 
I. Mục tiêu: 
-đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Viết được vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Nói được từ 2-4 câu theo các chủ đề đã học
-HSKG nói được 4-5 theo chủ đề
II.Các hoạt đọng dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2.Ôn tập : Tiết 1:
a. Luyện đọc: 
-GV lần lượt cho HS ôn đọc từ bài 1 đến bầi 76 
 Mỗi HS đọc trong một phút , mỗi em đọc một bài 
Lưu ý: những em không đọc trơn được nên cho các em đánh vần trước đọc trơn sau
 Tiết 2:
b. Luyện viết:
 GV chép lên bảng cho HS viết vào vở ô ly
thuổi thơ, cây khế, khăn rằn, buôn làng, dòng kênh
c.Luyện nói:
Cho HS ôn luyện nói các chủ đề đã học như: nhà trẻ, vừa vui vừa học
3.Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học và HD học ở nhà 
 Thứ 6 ngày 25 tháng 12 năm 2009
 Học vần : Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
-Học sinh đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Viết được vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Nói được từ 2-4 câu theo các chủ đề đã học
-HSKG nói được 4-5 theo chủ đề
II.Các hoạt đọng dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2.Ôn tập : Tiết 1:
a. Luyện đọc: 
-GV lần lượt cho HS ôn đọc từ bài 1 đến bầi 76 
 Lưu ý: Cho những em chưa đọc được đọc . những em không đọc trơn được nên cho các em đánh vần trước đọc trơn sau
 Tiết 2:
b. Luyện viết:
 GV chép lên bảng cho HS viết vào vở ô ly
tiết kiệm, thẳng đuột, ý muốn, bánh tét, đột ngột, chủ nhật
c.Luyện nói:
Cho HS ôn luyện nói các chủ đề đã học như: Những người bạn tốt ; điểm mười .
3.Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học và HD học ở nhà 
Toán : Luyện tập
I. Mục tiêu:
-Biết đo độ dài bằng gang tay , que tính, sải tay, bước chân; thực hành đo chiều dài phòng học 
II.Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
Bài 1: Thực hành đo 
-Đo độ dài bàn học bằng gang tay
-Đo độ dài bàn học bằng que tính
Bài 2: Thực hành đo 
-Đo độ dài phòng học bằng sải tay
-Đo độ dài phòng học bằng bước chân
3.Củng cố dặn dò:
Nhận xét giờ học và HD học ở nhà
 Thể dục: Đội hình độ ngũ
I. Mục tiêu:
-Biết được những kiến thức , kĩ năng cơ bản trong học kỳ I (có thể còn quên một số chi tiết ) và thực hiện được cơ bản đúng những kĩ năng đó .
-Biết cách chơi và tham gia chơi được
-Lưu ý: Sơ kết học kỳ I . HS thực hiện được cơ bản đúng những động tác đã học trong học kỳ I.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu:
-GV phổ biến nội dung bài học 
-Đứng tại chỗ , vỗ tay và hát
-Chơi trò chơi diệt các con vật có hại
2.Phần cơ bản:
-Sơ kết học kỳ I
GV và HS nhắc lại những kiến thức, kỹ năng đã học về đội hình đội ngũ , RLTTCB, trò chơi vận động
Xen kẽ , GV gọi vài HS lên làm mẫu các động tác 
GV đánh giá kết quả học tập của HS 
-Cho HS ôn lại toàn nội dung học kỳ I
-Trò chơi : Chạy tiếp sức 
3. Phần kết thúc :
-Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
-GV và HS hệ thống bài học
GV nhận xét và giao bài tập về nhà
 Học vần : Ôn tập tổng hợp
I. Mục tiêu:
-Học sinh đọc được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Viết được vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
-Kể chuyện : Cây khế
II.Các hoạt đọng dạy học: 
1. Giới thiệu bài : 
2.Ôn tập : Tiết 1:
a. Luyện đọc: 
-GV lần lượt cho HS ôn đọc từ bài 1 đến bầi 76 
 Lưu ý: Cho những em chưa đọc được đọc . những em không đọc trơn được nên cho các em đánh vần trước đọc trơn sau
 Tiết 2:
b. Luyện viết:
 GV chép lên bảng cho HS viết vào vở ô ly
cây bàng, cành chanh, buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành, buổi sáng, cá biển, viên phấn, yên ngựa, yên vui
c .Kể chuyện : Cây khế
3.Củng cố dặn dò: nhận xét giờ học và HD học ở nhà 
 Thủ công: Gấp cái ví (T1)
I. Mục tiêu:
-Biết cách gấp cái ví bằng giấy.
-Gấp được cáI ví bằng giấy. Ví có thể chưa cân đối . Các nếp gấp tương đối phẳng , thẳng. 
-Với HS khéo tay : Gấp được cái ví bằng giấy . Các nếp gấp thẳng , phẳng
-Làm thêm được quai xách và trang trí cho ví
B. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, một tờ giấy màu HCN để gấp ví.
2. Học sinh:	- Một tờ giấy HCNđể gấp ví.
	- Một tờ giấy vở học sinh.
	- Vở thủ công.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. giới thiệu bài.
2. HD HS quan sát và nhận xét.
- Cho HS quan sát mẫu và nhận xét
- Ví có mấy ngăn.
- Được gấp bằng khổ giấy nào?
3. GV hướng dẫn mẫu.
- GV HD kết hợp làm mẫu.
Bước 1: Lấy đương dấu giữa.
- Đặt tờ giấy HCN để dọc giấy mặt mầu ở dưới, gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa, sau khi lấy dấu ta mở tờ giấy ra như ban đầu
Bước 2 : Gấp hai mép ví.
- Gấp mép hai đầu tờ giấy vào khoảng ô li như hình vẽ 3 sẽ được hình 4.
Bước 3: Gấp ví
- Gấp tiếp hai phần ngoài vào trong, sao cho 2 miệng ví sát vào vạch dấu giữa.
- Lật ra sau theo bề ngang gấp 2 phần ngoài vào trong sao cho cân đối giữa về dài và bề ngang của ví.
- Gấp đôi theo đường dấu giữa ta được cái ví hoàn chỉnh.
4. Thực hành:
- Yêu cầu HS nhắc lại học sinh các bước gấp.
- GV cho học sinh thực hành gấp ví trên giấy HS
- GV theo dõi và HD thêm những HS còn lúng túng.
5. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét thái độ học tập và sự chuẩn bị của học sinh cho tiết học
- Ôn lại cách gấp
- Chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 18 sau da sua.doc