Giáo Án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Loan

I.MỤC TIÊU:

 -Đọc và viết được: it, iêt, trái mít, chữ viết. Đọc được từ và các câu ứng dụng.

- Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em tô, vẽ, viết.

-Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.

-Tranh minh hoạ luyện nói: Em tô, vẽ, viết

-Bộ ghép vần của GV và học sinh, bảng con, vở tập viết, vở bài tập Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 33 trang Người đăng honganh Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng:Thứ tư, ngày 15 /12/2010 
 Tiết 1 : Toán
PPCT 70 : ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I.MỤC TIÊU:	
 _ Hình thành biểu tượng về “dài hơn “ ‘ ngắn hơn” ; hình thành biểu tượng về độ dài đoạn thẳng.
 _ Biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng trực tiếp hoặc gián tiếp 
 _ Ham thích môn học, biết úng dụng thực tế.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Một vài cái bút (thước hoặc que tính) dài ngắn, màu sắc khác nhau
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Dạy biểu tượng “dài hơn, ngắn hơn” và so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng
a) GV giơ 2 cây thước (bút chì) dài ngắn khác nhau và hỏi:
_Làm thế nào để biết cái nào dài hơn, cái nào ngắn hơn?
_Cho HS thực hành so sánh
_Cho HS nhận xét hình vẽ trong SGK
b) Giúp HS có nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài nhất định
2. So sánh gián tiếp độ dài hai đoạn thẳng qua độ dài trung gian:
_GV giới thiệu: Có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay
+GV thực hành đo độ dài một đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay
_Cho HS xem SGK, nhận xét xem đoạn thẳng nào dài hơn
_GV nhận xét: Có thể so sánh độ dài hai đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó
3. Thực hành:
Bài 1: Đoạn nào dài hơn, đoạn nào ngắn hơn?
Bài 2: Ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng
Bài 3: Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
_GV hướng dẫn HS:
+Đếm số ô vuông có trong mỗi băng giấy rồi ghi số đếm được vào băng giấy tương ứng
+So sánh các số vừa ghi để xác định băng giấy ngắn nhất
+Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
4.Nhận xét –dặn dò:
_ Nhận xét tiết học
_ Dặn dò: Chuẩn bị bài 68: Thực hành đo độ dài 
_Chập hai chiếc lại sao cho chúng có một đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn
_So sánh bút chì, thước, 
_HS nhận xét độ dài của thước, đoạn thẳng
_Thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1
+Quan sát
_Đoạn thẳng ở dưới dài hơn
-HS so sánh rồi trả lời miệng
_Đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng
_So sánh độ dài từng cặp hai đoạn thẳng
_HS làm bài tập
Tiết 1 - 2 :Tiếng Việt
PPCT 159 – 160: Ôn tập
 I.MỤC TIÊU:
_ HS đọc được các vần có kết thúc bằng t, các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 68 đến bài 74. Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng. Nghe hiểu nội dung câu chuyện “Chuột nhà và chuột đồng”
_ Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Chuột đồng và chuột nhà.
_ Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 -Bảng ôn tập các vần kết thúc bằng t
 -Tranh minh hoạ các từ, câu ứng dụng, truyện kể: Chuột đồng và chuột nhà
 -Hộp HVTV, bảng con, vở Tập viết, vở bài tập Tiếng Việt.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1Ổn định:
2/KTBC : Hỏi bài trước.	
-Đọc từ và câu ứng dụng
- Viết bảng con:
GV nhận xét chung.
3/Bài mới:
GV giới thiệu bảng ôn tập gọi học sinh cho biết vần trong khung là vần gì?
*Hoạt động 1:Oân các vần đã học
GV gắn bảng ôn tập phóng to và yêu cầu học sinh kiểm tra xem đã đầy đủ các vần đã học kết thúc bằng m hay chưa.
Học sinh nêu thêm nếu chưa đầy đủ.
-Gọi học sinh lên bảng chỉ và đọc các vần đã học.
GV đọc và yêu cầu học sinh chỉ đúng các vần GV đọc (đọc không theo thứ tự).
-GV yêu cầu học sinh ghép chữ cột dọc với các chữ ở các dòng ngang sao cho thích hợp để được các vần tương ứng đã học.
-Gọi học sinh chỉ và đọc các vần vừa ghép được.
*Hoạt động2: Ghép, vần, tiếng, từ
-GV hướng dẫn HS ghép các từ ứng dụng:.
Chót vót, bát ngát, Việt Nam.
GV đưa tranh hoặc dùng lời để giải thích 
-Hs đọc lại từ các từ .
*Hoạt động3: Tập viết từ ứng dụng:
GV hướng dẫn học sinh viết từ: Chót vót, bát ngát. Cần lưu ý các nét nối giữa các chữ trong vần, trong từng từ ứng dụng
GV nhận xét và sửa sai.
Hỏi vần mới ôn.
-Tìm tiếng mang vần mới học.
Tiết 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc
-Đọc vần, tiếng, từ theo yêu của gv
- GV gt tranh rút câu ứng dụng (ghi bảng). 
“Một đànphau phau”
 -Đánh vần, dọc trơn.
* Hoạt động 2: Kể chuyện: Chuột nhà và chuột đồng.
_Gv kể lại chuyện cho hs nghe 2 lần bằng tranh.
-Gv hướng dẫn Hs tập kể lại theo từng tranh.
-Gv theo dõi.
-GV nêu ý nghĩa câu chuyện: Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra.
Hoạt động 3: Luyện viết.
Gv hướng dẫn lại cách viết, theo dõi, nhắc nhở tư thế ngồi viết, cách viết
- GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét bài viết.
*Hướng dẫn hs làm vào vở bài tập Tiếng Việt
4.Củng cố dặn dò: Gọi đọc lại bài.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương.
Về nhà học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học.
Kiểm diện
-2-4 hs đọc
Chuột nhắt, lướt ván
Học sinh nhắc lại.
Học sinh kể, GV ghi bảng.
Học sinh kiểm tra đối chiếu và bổ sung cho đầy đủ.
Học sinh chỉ và đọc 
Học sinh chỉ theo yêu cầu của GV.
Học sinh ghép và đọc, học sinh khác nhận xét.
-CN, nhóm, lớp
-Hs đọc 
-Hs viết vào vở tập viết
-Vài học sinh đọc lại bài ôn trên bảng.
-HS tìm tiếng mang vần kết thúc bằng m trong câu, đánh vần, đọc trơn tiếng , đọc câu.
-Hs nghe
Học sinh kể chuyện theo nôi dung từng bức tranh và gợi ý của GV.
Học sinh khác nhận xét.
-Hs viết vào vở.
-Hs làm vào vở bài tập Tiếng Việt
Ngày sọan: 3/12/09 	
Ngày giảng:Thứ năm, ngày 9/ 12/ 2010 
	 Tiết 1: 	 Toán
PPCT 71 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I.MỤC TIÊU:
 _Biết độ dài bằng que tính, gang tay, sải tay, bước chân
 _Thực hành đo chiều dài bảng lớp học , bàn học , lớp học . 
 _ Yêu thích môn học, biết ứng dụng thực tế.
II.ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
_Thước kẻ HS, que tính  
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu độ dài “gang tay “
 - GV nói :” Gang tay là độ dài tính từ đầu ngón tay cái tới đầu ngón tay giữa “
 - GV yêu cầu HS xác định độ dài gang tay của bản thân bằng cách chấm một điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và một điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối hai điểm để có đoạn thẳng AB .
 *Hoạt động 2: Cách đo dộ dài bằng “gang tay”
 - GV làm mẫu : đo cạnh bảng bằng gang tay
 - Đặt ngón tay cái sát mép bên trái của cạnh bảng, kéo căng ngón giữa và đặt dấu ngón giữa tại điểm nào đó trên mép bảng. Co ngón cái về trùng với ngón giữa , rồi đặt ngón giữa đến 1 điểm khác trên bảng
 * Hoạt động 3 : Cách đo bằng bước chân
_GV nói: Hãy đo chiều dài của bục giảng bằng bước chân
-GV làm mẫu: Đứng chụm hai chân sao cho các gót chân bằng nhau tại mép bên trái của bảng; giữ nguyên chân trái và bước chân phải lên phía trước- và đếm: một bước; tiếp tục như vậy cho đến mép bên phải của bục giảng thì thôi. Mỗi lần bước là một lần đếm số bước. Cuối cùng đọc to kết quả, chẳng hạn: bục giảng dài 5 bước chân
* Hoạt động 4: Thực hành 
 a) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “gang tay”
_Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng gang tay, rồi điền số tương ứng vào đoạn thẳng đó hoặc nêu kết quả
b) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “bước chân”
_Đo độ dài mỗi đoạn thẳng bằng bước chân, rồi nêu kết quả đo
c) Giúp HS nhận biết:
_Đơn vị đo là “que tính”
_Thực hành đo độ dài bàn, bảng, sợi dây bằng que tính rồi nêu kết quả đo
4. Củng cố : Học bài gì ?
 - GV nói : Ngày nay người ta không sử dụng “bước chân “ hay “ gang tay “ để đo độ dài vì đây là những đơn vị đo ” chưa chuẩn “ .
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị xem bài: Một chục - Tia số
_HS quan sát
Học sinh xác định độ dài gang tay của mình
 A B
- Học sinh quan sát 
- Thực hành đo trên cạnh bàn và đọc to kết quả đo được
- Học sinh quan sát và lên thực hành 
- Học sinh thực hành
-Hs trả lời.
 Tiết 2-3 TIẾNG VIỆT
 PPCT167-168 oc- ac 
I.MỤC TIÊU
	-Đọc và viết được: oc, ac, con sóc, bác sĩ .Đọc từ và đoạn thơ ứng dụng
	-Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vừa vui vừa học.
- Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Tranh minh hoạ từ khóa, tranh minh hoạ câu ứng dụng.
-Tranh minh hoạ luyện nói: Vừa vui vừa học.
-Bộ ghép vần của GV và học sinh.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
1/Ổn định:
2/KTBC : Hỏi bài trước.
Đọc từ và câu ứng dụng.
Viết: chót vót, bát ngát.
GV nhận xét chung.
3/Bài mới:
GV giới thiệu vần mới oc, ac - ghi bảng.
*Hoạt động1: Dạy vần oc - ac
-Phân tích vần oc.
-So sánh vần oc và vần ot
-Cài vần oc
-HD đánh vần, đọc trơn vần oc
-Có vần oc muốn có tiếng sóc ta làm thế nào? Cài tiếng sóc
-Phân tích tiếng sóc
GV hướng dẫn đánh vần, đọc trơn tiếng sóc. 
Dùng tranh giới thiệu từ “con sóc”.
Hỏi:Trong từ tiếng nào mang vần mới học
-Gọi đánh vần tiếng sóc, đọc trơn từ con sóc.
-Gọi đọc sơ đồ trên bảng.
*Vần ac (dạy tương tự )
Gọi học sinh đọc toàn bảng.
*Hoạt động2:Viết bảng con
-Gv hướng dẫn viết 
oc: Điểm đặt bút dưới dòng kẻ ngang 3 viết chữ cái o liền viết với chữ cái c
ac: Điểm đặt bút dưới dòng kẻ ngang 3 viết chữ cái a nối liền với chữ cái c.
con sóc : Viết nối liền chữ c với vần onï. Viết nối liền chữ cái s với vần oc,lia bút lên viết dấu phụ trên đầu chữ cái o.
bác sĩ : Điểm đặt viết trên dòng kẻ ngang 2 viết chữ cái b nối liền viết với vần ac, lia bút lên đầu chữ cái a viết dấu phụ. Điểm đặt bút tiếp theo trên dòng kẻ ngang 1 viết chữ cái s liền viết với chữ cái i, lia bút lên trên đầu chữ cái i viết dấu phụ.
_GV nhận xét và chữa lỗi cho HS
*Hoạt động 3:Đọc từ ứng dụng.
-Giáo viên đưa tranh, mẫu vật hoặc vật thật để giới thiệu từ ứng dụng: Hạt thóc, con cóc, bản nhạc, con vạc.
-Tìm tiếng chứa vần đã học.
-Phân tích tiếng mang vần mới học trong từ.
-Gọi hs đánh vần tiếng và đọc trơn từ.
Tiết 2
*Hoạt động1: Luyện đọc
Đọc vần, tiếng, từ theo tay chỉ của gv
Luyện câu : GT tranh rút câu ghi bảng:
“Da cóc .hòn than ”
-Tìm tiếng chứa vần vừa học.
-Hs đọc.
-GV nhận xét và sửa sai.
*Hoạt động3: Luyện viết
Luyện viết vở TV (3 phút).
GV thu vở 5 em để chấm.
Nhận xét cách viết 
*Hướng dẫn hs làm vào vở bài tập Tiếng Việt
-Chữa bài cho hs.
*Hoạt động2: Luyện nói: Chủ đề: “Vừa vui vừa học ”
GV treo tranh và hỏi:
+Các bạn trong tranh đang chơi trò gì?
+Ai là cô giáo?
+Em có thích trò chơi lớp học không? Chơi trò chơi đó có gì thú vị?
+Ở lớp em thường được chơi những trò chơi gì trong lớp học?
*Đến lớp không chỉ được học mà còn được chơi nhiều trò chơi rất vui vì thế các em hãy cố gắng đi học đều.
Nhận xét- khen ngợi
4.Củng cố: Gọi đọc bài:
Trò chơi: Thi tìm nhanh tiếng có vần oc, ac.
GV nhận xét trò chơi.
5.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm từ mang vần vừa học
Trật tự
Học sinh nêu tên bài trước.
2 -> 4 hs 
Hs viết bảng con
HS phân tích vần
Giống nhau: ân o 
Khác nhau: âm c, t
-Hs cài vần oc
-CN,nhóm,lớp
-Hs trả lời
-Âm s đứng trước vần oc đứng sau, dấu sắc trên đầu âm o.
-CN,nhóm, lớp
-Tiếng sóc.
Cn, nhóm,lớp
Hs viết bảng con
2 hs tìm vần vừa học
-Hs phân tích
-CN, tổ nhóm
-HS đọc theo yêu cầu 
-Hs tìm tiếng chứa vần
-Cn, nhóm, lớp.
-Hs viết vào vở tập viết
-Hs làm vào vở bài tập Tiếng Việt
_Hs đọc chủ đề luyện nói
-Hs quan sát tranh và trả lời.
-CN, nhóm
Đại diện 2 đội mỗi đội 5 học sinh lên chơi trò chơi. Học sinh tìm và viết lên bảng lớp.
Học sinh khác nhận xét.
 Tiết:4 Thủ công
 PPCT:17 BÀI : GẤP CÁI VÍ (Tiết 2)
I.MỤC TIÊU:	
	_ Biết tác dụng của cái ví. Biết cách gấp cái ví bằng giấy. Gấp được cái ví bằng gấy.
 _Ví có thể chưa cân đối. Các nếp gấp tương đối phẳng thẳng.
_Yêu quý và giữ gìn sản phẩm, biết thu dọn giấy vụn
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-Mẫu gấp ví bằng giấy mẫu.
- Giấy màu hình chữ nhật.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1 . Ổn định :
2 . Kiểm tra bài cũ : 
3 . Bài mới :
 Tiết này các em thực hành gấp cái ví (tiết 2)
 * Hoạt động 1 : Ôn lại quy trình gấp cái ví
 - GV gắn quy trình
 - Nêu lại các bước gấp
 - Cần lưu ý gì khi gấp ?
* Gợi ý cho HS trang trí theo cái ví mẫu, theo ý thích, như cái ví em đã từng thấy
 - GV nhận xét
 * Hoạt động 2 : Thực hành 
 - GV hướng dẫn thực hành trên giấy màu
- Với HS khéo tay :
 + Gấp được cái ví bằng giấy . Các nếp gấp phẳng , thẳng.
 + Làm thêm được quai sách và trang trí cho ví 
 * Hướng dẫn dán hình:
- Sau khi gấp xong HS tiến hành dán vào vở
-Nhận xét sản phẩm.
4. Củng cố : Học bài gì ?
5. dặn dò
 - Chuẩn bị : Gấp mũ ca lô
 - Nhận xét tiết học
- Hát
- HS nêu 3 bước gấp
 + B1: Lấy đường dấu giữa, gấp đôi tờ giấy, gấp 2 đầu giấy vào đường dấu giữa
 + B2: Gấp 2 mép ví: gấp 2 mép vào phần sau 
 + B3: Gấp túi ví
 - HS thực hành 
- Dán vào vở 
Ngày soạn: 10/12/2010	
Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 17 /12/2010
 Tiết: 1 Toán 
 PPCT: 73 MỘT CHỤC – TIA SỐ 
A . Mục tiêu :
 - Nhận biết ban đầu về 1 chục ; biết quan hệ giữa chục và đơn vị : 1 chục = 10 đơn vị 
 - Biết đọc và viết số trên tia số .
 - Ham thích học toán, biết ứng dụng trong thực tế.
B . Chuẩn bị:
 - Tranh vẽ , que tính ..
C . Các hoạt dộng dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu “ một chục”
 - Quan sát tranh, đếm số lượng quả trên cây
 - GV nói 10 quả còn gọi là 1 chục quả
 - GV yêu cầu HS lấy 10 que tính , hỏi :
 + 10 que tính còn gọi là mấy chục que tính?
 + 10 đơn vị còn gọi là mấy chục?
 - GV ghi : 10 đơn vị = 1 chục
 + 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?
 - GV ghi : 1 chục =10 đơn vị
 b) Giới thiệu tia số
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
 - GV vẽ tia số và giới thiệu trên tia số có 1 điểm gốc là 0 ( được ghi số 0 ) , các điểm (vạch) cách đều nhau ghi số theo thứ tự tăng dần ( 0 , 1 2 , 3 4 , 5 . )
 - Có thể dùng tia số để so sánh các số. Số bên trái bé hơn số bên phải , số bên phải thì lớn hơn các số bên trái nó .
 *Thực hành 
Bài 1: Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn
GV hướng dẫn đếm số chấm tròn ở hình vẽ rồi thêm vào đó cho đủ 1 chục chấm tròn
 Bài 2 : Khoanh vào 1 chục con vật
GV hướng dẫn đếm lấy 1 chục con vật ở mỗi hình rồi vẽ khoanh vào 1 chục con
 Bài 3 : Viết các số vào mỗi vạch theo thứ tự tăng dần.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
4. Củng cố : Học bài gì ?
5. Dặn dò: Chuẩn bị : “ Mười một , mười hai “
Hát
- 10 quả
- học sinh nhắc lại
- 1 chục que tính
- 1 chục
- 10 đơn vị 
- HS đọc : 1 chục =10 đơn vị
- Học sinh quan sát , đọc các số trên tia số 
- Học sinh so sánh số trên tia số
- HS nêu yêu cầu : Vẽ thêm cho đủ 1 chục chấm tròn
- HS làm bài vào sách 
- Học sinh nêu yêu cầu : Khoanh vào 1 chục con vật
- HS làm bài vào SGK
- Học sinh nêu yêu cầu : Viết các số vào mỗi vạch theo thứ tự tăng dần
- HS làm vào vở
 TIẾT 2 – 3 : TIẾNG VIỆT 
PPCT: 163 – 164 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
 I . MỤC TIÊU: 
 - Đọc và viết được các vần , từ. Đọc được từ và câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 76.
 - Đọc trôi chảy, viết liền mạch, đúng cỡ chữ. Phát triển lời nói tự nhiên theo các chủ để đã học.
 - Yêu thích môn học, tự tin trong giao tiếp. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các âm , vần đã học , bảng con 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1: Ôân âm , vần : Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng con.
 Ưu , yêu , ông , ăt , ât , iêm , yêm , uôm , ươm , ot , at 
Giáo viên nhận xét và chữa lỗi cho học sinh
HĐ 2: Ôân từ : Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở
Con bướm , ao chuôm , đèn điện , trùm khăn , trái nhót , bãi cát .
HĐ 3: Ôân câu :Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại các câu ứng dụng trong SGK .
HĐ 4: Ôân quy tắc chính tả : Giáo viên hỏi :
 + Âm g , gh , ng , ngh ghép với những âm nào ?
 + Cho học sinh trả lời.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết : gà gô, ghế gỗ , ngõ nhỏ, nghé ọ.
HĐ 5: Luyện nói được 2 – 4 câu theo các chủ đề đã học.
4. Củng cố:
-Trò chơi: Nối các từ tạo thành câu.
5. Dặn dò:
-Về nhà ôn lại các bài đã học.
Hát
-Hs viết bảng
- Hs viết vào vở. 
- CN, nhóm, lớp.
- g , ng ghép với âm : o , ô , ơ , a - gh , ngh ghép với âm : e , ê , i  
-Hs viết bảng.
-Hs suy nghĩ và trả lời một số câu hỏi của giáo viên.
-Các đội cử đại diện thi nối.
 Tiết: 4 TNXH.
 PPCT:18 CUỘC SỐNG XUNG QUANH ( tiết 1 ) 
 I. MỤC TIÊU :
 - Nêu một số nét về cảnh quan thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở. Hiểu biết về cảnh quan thiên nhiên và xã hội xung quanh.
 - Biết được những hoạt động chính ở nông thôn. Biết tìm kiếm và sử lí thông tin ( quan sát, phân tích, so sánh).
 - Biết giữ gìn vệ sinh nơi trường học, nơi mình ở. Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DÂY HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
+Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
+Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch, đẹp?
-Nhận xét
3. Bài mới : 
a. Khám phá:
* Hoạt động 1: Khởi động.
-Cho hs hát bài “Quê hương tươi đẹp”:
+Quê hương trong bài hát có gì?
+Quê hương trong đó như thế nào?
-Quê hương của các con chính là những gì đang diễn ra xung quanh các con. Vậy hôm nay lớp mình cùng tìm hiểu cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng ta.
b.Kết nối:
 * Hoạt động 1: Tham quan xung quanh khu vực xung quanh trường.
Mục tiêu : HS biết được các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình.
Bước 1: Giao nhiệm vụ:
+ Quan sát quang cảnh trên đường ( người, phương tiện giao thông )
 + Quan sát cảnh 2 bên đường:(nhà cửa, cây cối, người dân sống bằng nghề gì ?)
 - GV phổ biến nội quy: đi thẳng hàng, trật tự, không đi lại tự do , nghe hướng dẫn của GV
Bước 2: Thực hiện hoạt động:
-GV cho HS xếp hàng đi một vòng xung quanh khu vực trường.
-Gv treo dõi nhắc nhở, đặt câu hỏi gợi ý để khuyến khích các em nói trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả hoạt động:
-Đưa HS về lớp:
+ Con có thích đi tham quan không? Con nhìn thấy những gì? 
 Kết luận: Đi tham quan rất vui giúp ta biết được những gì đang diễn ra xung quanh mình.
c.Thực hành.
* Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu : Nhận ra bức tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn, thành phố. Kể về hoạt động ở nông thôn, và những hoạt động ở thành phố.
- Chia nhóm- Thảo luận câu hỏi:
+ Con nhìn thấy những gì trong bức tranh?
+ Đây là bức tranh vẽ cảnh ở đâu? Vì sao con biết?
 +Hai bức tranh có điểm nào giống và khác nhau?
-Các nhóm trình bày.
+Cuộc sống xung quanh của con gần giống với bức tranh nào?
-Gv nhận xét.
KL: Bức tranh ở trang 38,39 vẽ về cuộc sống ở nông thôn. Bức tranh ở trang 40,41 vẽ về cuộc sống ở thành phố. Dù sống ở nông thôn hay thành phố mọi người đều phải yêu mến, biết giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
*Hoạt động nối tiếp:
+Hs nêu lại tên bài học.
+Cuộc sống xung quanh có những gì?
+Nhận xét tiết học.
+Về nhà xem lại bài.
-2 HS trả lời
-Hs hát
-Hs trả lời
-Hs lắng nghe.
- HS đi theo hàng.
-Hs trả lời
- Nhóm 4 – Hs thảo luận
-Đại diện nhóm trình bày( các nhóm khác bổ sung)
SINH HOẠT TẬP THỂ
I.Nhận xét hoạt động trong bài:
.
II.Kế hoạch tuần tới:
 Đã soạn xong tuần 18
 Ngày .. tháng  năm 2010 
 Người soạn: 
 Nguyễn Thị Loan
Tổ khối duyệt
Nguyễn Thị Linh
BGH duyệt
Nguyễn Thị Hòa
SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 20
I/NHẬN XÉT TUẦN 20
*Đạo đức tác phong :
 Ổn định nề nếp, các em có cố gắng đi học đúng giờ.
 Vệ sinh lớp sạch sẽ,lớp học xung quanh lớp sân.
 Aên mặc đúng qui định gọn gàng sạch sẽ hơn.nhà trường.
 Sắp hàng ra vào lớp ngay ngắn.không còn đi trễ.
 *Học tập:
 Thuộc bài trước khi đến lớp,trừ vài em cá biệt.
 Soạn tập đúng, dụng cu, đầy đủ.
 Chú ý mạnh dạn phát biể

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan18.doc