Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Lệ Giang - Trường Tiểu học Rạng Đông

I.Mục tiêu:

-Học sinh nhận biết được : it, iêt, trái mít, chữ viết.

-Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng.

-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung :Em tô vẽ viết.

-HSKT :Đọc viết it, iêt.

 II.Đồ dùng dạy học:

-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: trái mít, chữ viết.

 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói.

-HS: -SGK, vở tập viết .

 

doc 26 trang Người đăng honganh Lượt xem 1000Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 - Nguyễn Thị Lệ Giang - Trường Tiểu học Rạng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều có thước và bút chì 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhận xét, bài làm trong vở Bài tập toán của học sinh 
+ Gọi vài em đọc lại bảng cộng, trừ trong phạm vi từ 2 à 10 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu điểm ,đoạn thẳng .
Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nhận biết “ điểm” , “ đoạn thẳng “ 
-Giáo viên vẽ trên bảng 2 điểm giới thiệu với học sinh khái niệm về điểm 
-Đặt tên 2 điểm là AvàB . Ta có điểm A và điểm B 
-Giáo viên dùng thước nối từ điểm A qua điểm B, giới thiệu đoạn thẳng AB 
-Giới thiệu tên bài học – ghi bảng 
Hoạt động 2 : Giới thiệu cách vẽ đoạn thẳng.
Mt : HS biết cách vẽ đoạn thẳng 
a) Giáo viên giới thiệu dụng cụ để vẽ đoạn thẳng 
-Giáo viên nói : Muốn vẽ đoạn thẳng ta dùng thước thẳng 
-Cho học sinh dùng ngón tay di động theo mép thước để biết mép thước thẳng 
b) Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng 
Bước 1 : Dùng bút chì chấm 1 điểm rồi nối 1 điểm nữa vào tờ giấy . Đặt tên cho từng điểm 
Bước 2 : Đặt mép thước qua 2 điểm A, B ,dùng tay trái giữ cố định thước. Tay phải cầm bút, đặt đầu bút tựa vào mép thước và tỳ trên mặt giấy tại điểm A , cho đầu bút trượt nhẹ trên mặt giấy từ điểm A đến điểm B.
Bước 3 : Nhấc thước ra ta có đoạn thẳng AB
Hoạt động 3 : Thực hành 
Mt :Biết kẻ đoạn thẳng qua 2 điểm và biết đọc tên các điểm , đoạn thẳng 
-Cho học sinh mở SGK . Giáo viên hướng dẫn lại phần đáy khung 
B1: Gọi học sinh đọc tên các điểm và các đoạn thẳng trong SGK 
B2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng thước và bút nối từng cặp 2 điểm để có các đoạn thẳng ( như SGK). Sau khi nối cho học sinh đọc tên từng đoạn thẳng 
-Giáo viên xem xét theo dõi học sinh vẽ hình. Hướng dẫn học sinh nối các đoạn thẳng cho sẵn để có hình có 3 đoạn thẳng, 4 đoạn thẳng , 5 đoạn thẳng , 6 đoạn thẳng 
B3: Cho học sinh nêu số đoạn thẳng và đọc tên các đoạn thẳng trong hình vẽ 
A
B
C
D
P
N
M
O
K
H
G
L
-Học sinh lặp lại : trên bảng có 2 điểm 
-Học sinh lặp lại Điểm A – Điểm B
-Học sinh lần lượt nêu : Đoạn thẳng AB 
-Học sinh lặp lại tên bài học : Điểm – Đoạn thẳng 
-Học sinh lấy thước giơ lên 
-Học sinh quan sát thước – Làm theo yêu cầu của giáo viên 
-Học sinh theo dõi quan sát và ghi nhớ 
-Học sinh Luyện Tập vẽ trên nháp 
-Giáo viên uốn nắn sửa sai cho học sinh 
-Học sinh mở sách quan sát, lắng nghe 
-Học sinh đọc : Điểm M. Điểm N – Đoạn thẳng MN 
-Học sinh nối và đọc được 
-Đoạn thẳng AB, Đoạn thẳng AC, Đoạn thẳng BC . 
-3 Học sinh lên bảng sửa bài 
-Học sinh nêu số đoạn thẳng và tên các đoạn thẳng 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Dặn học sinh tập vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng .
- Tập đếm số đoạn thẳng trong hình 
- Chuẩn bị bài hôm sau 
 ***************************************************
 MĨ THUẬT
Bài 18:
 VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG
 I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
_Nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản
_Biết vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích
 II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
 _ Một vài đồ vật: khăn vuông có trang trí, viên gạch hoa (gạch bông)
 _Một số bài mẫu trang trí hình vuông (cỡ to)
 _Một số bài vẽ trang trí hình vuông của HS các năm trước
2. Học sinh:
 _Vở tập vẽ 1
 _Màu vẽ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản:
_GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông để HS thấy được:
+Vẻ đẹp của những hình vuông trang trí
+Có nhiều cách vẽ hình và màu khác nhau ở hình vuông
_Cho HS nhận ra sự khác nhau của
+Cách trang trí ở h.1 và h.2
+Cách trang trí ở h.3 và h.4
_GV nhắc HS:
+Các hình giống nhau thì vẽ bằng nhau
+Có thể vẽ màu như hình 1, 2 hoặc như h.3, h.4
2.Hướng dẫn HS cách vẽ màu: 
_GV nêu yêu cầu bài tập:
+Vẽ hình: Vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở h.5
+Vẽ màu: Tìm chọn 2 màu để vẽ
-Màu của bốn cánh hoa
-Màu nền
*Yêu cầu: 
+Nên vẽ cùng 1 màu ở bốn cánh hoa 
+Vẽ màu cho đều, không ra ngoài hình vẽ
3.Thực hành:
_Cho HS thực hành
_GV theo dõi và giúp HS:
_Chú ý cách cầm bút, cách đưa nét (bút dạ, sáp màu)
4. Nhận xét, đánh giá:
_GV cùng HS nhận xét về:
+Cách vẽ hình (cân đối)
+Về màu sắc (đều, tươi sáng)
5.Dặn dò: 
 _Dặn HS về nhà:
_Quan sát 
_HS quan sát
+Quan sát hình 1, 2, 3, 4
_Quan sát mẫu
_Thực hành vẽ vào vở
+Vẽ hình cánh hoa sao cho đều nhau
-Vẽ theo nét chấm
-Vẽ cân đối theo đường trục
+Chọn và vẽ màu theo ý thích
-Màu của cánh hoa giống nhau
-Màu của nền là 1 hoặc 2 màu
_Chọn ra bài vẽ mà em thích
_Tìm tranh vẽ con gà
 ***************************************************
 Thø t­ ngày 29 tháng 12 năm 2010 
 Häc vÇn :
 Bài 75 : ÔN TẬP
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc và viết được chắc chắn 14 chữ ghi vần vừa học từ bài 68 đến 74
- Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng 
-Nghe và hiểu, kể lại tự nhiên truyện kể : Chuột nhà và chuột đồng.
-HSKT:Đọc được các vần kết thúc băng t.
II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Bảng ôn. Tranh minh hoạ cho câu ứng dụng.Tranh minh hoạ phần truyện kể 
-HS: -SGK, vở tập viết .
III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
 1.Khởi động : Hát tập thể
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Viết và đọc từ ngữ ứng dụng : chuột nhắt, lướt ván, trắng muốt, tuốt lúa, vượt lên, ẩm ướt
 -Đọc thuộc lòng đoạn thơ ứng dụng: 
 “Con mèo mà trèo cây cau
 Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà ..”. 
 -Nhận xét bài cũ
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành :
 -Hỏi: Tuần qua chúng ta đã học được những vần gì mới?
 -GV gắn Bảng ôn được phóng to
2.Hoạt động 2 :Oân tập:
 +Mục tiêu:Oân các chữ vàvần đã học 
 +Cách tiến hành :
-Viết sẵn 2 bảng ôn trong SGK
-GV đọc vần 
-Nhận xét 14 vần có gì giống nhau
-Trong 14 vần, vần nào có âm đôi 
 Å Giải lao
 c.Đọc từ ngữ ứng dụng:
-Viết từ lên bảng
 -GV chỉnh sửa phát âm
 -Giải thích từ: 
 chót vót bát ngát Việt Nam
 (Chót vót: rất cao . Cánh đồng bát ngát: rất rộng)
 -Đọc lại toàn bài
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Tiết 2:
1.Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2: Bài mới:
+Mục tiêu:
 - Đọc được câu ứng dụng.
-Kể chuyện lại được câu chuyện:
 Chuột nhà và chuột đồng 
+Cách tiến hành : 
 a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
 b.Đọc câu ứng dụng: 
 “Một đàn cò trắng phau phau
 Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm ?” 
 ( Là cái gì?) 
-GV chỉnh sửa phát âm cho HS
c.Đọc SGK:
 Å Giải lao
d.Kể chuyện:
+Mục tiêu: Kể lại được câu chuyện:
 “Chuột nhà và chuột đồng”
+Cách tiến hành :
-GV dẫn vào câu chuyện
-GV kể diễn cảm, có kèm theo tranh minh hoạ
Tranh1: 
 Tranh 2:
 Tranh 3:
 Tranh 4: 
+ Ý nghĩa :Biết yêu quý những gì do chính tay mình làm ra.
 e.Luyện viết:
-GV viết mẫu
-Theo dõi HS viết
3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
HS nêu 
HS viết vào vở bài tập
Viết theo dãy
Tìm và đọc tiếng có vần vừa ôn
Đọc (cá nhân - đồng thanh)
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc (cá nhân 10 em – đồng thanh)
Quan sát tranh. Thảo luận về tranh minh hoạ.
Tìm tiếng có vần vừa ôn 
HS đọc trơn (cá nhân– đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
HS đọc tên câu chuyện
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên thi tài
Viết vở tập viết
 ***************************************************
 To¸n :
 ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh :
 - Có biểu tượng về “ dài hơn – ngắn hơn “ từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính “ dài – ngắn ‘ của chúng 
 - Biết so sánh độ dài 2 đoạn thẳng tuỳ ý bằng 2 cách : so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Một số thước bút có độ dài khác nhau , màu sắc khác nhau .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng đó 
+ Học sinh dưới lớp vẽ vào bảng con 1 đoạn thẳng và đặt tên cho đoạn thẳng 
+ Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
+Giáo viên treo 1 số hình yêu cầu học sinh đếm số đoạn thẳng trong mỗi hình 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu độ dài đoạn thẳng.
Mt :Dạy biểu tượng “ dài hơn- ngắn hơn “ và so sánh trực tiếp độ dài 2 đoạn thẳng.
a) -Giáo viên giơ 2 chiếc thước (độ dài khác nhau ) Hỏi : “làm thế nào để biết cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn ? “ 
-Gọi học sinh lên so sánh 2 cây bút màu, 2 que tính 
-Yêu cầu học sinh xem hình vẽ trong SGK và nói được “ Thước trên dài hơn thước dưới , thước dưới ngắn hơn thước trên “ và “ Đoạn thẳng AB ngắn hơn Đoạn thẳng CD ”
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành so sánh từng cặp 2 đoạn thẳng trong bài tập 1 rồi nêu : “ Đoạn thẳng MN dài hơn Đoạn thẳng PQ . Đoạn thẳng PQ ngắn hơn Đoạn thẳng MN “
b) Từ các biểu tượng về “ dài hơn- ngắn hơn “ giúp học sinh rút ra kết luận 
Hoạt động 2 : So sánh độ dài đoạn thẳng.
Mt : Học sinh biết so sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng qua độ dài trung gian 
- Yêu cầu học sinh xem hình trong SGK và nói “ có thể so sánh độ dài đoạn thẳng với độ dài gang tay”. “Đoạn thẳng trong hình vẽ dài 3 gang tay nên đoạn thẳng này dài hơn 1 gang tay “ 
-Giáo viên đo đoạn thẳng vẽ sẵn trên bảng bằng gang tay để học sinh quan sát 
-Giáo viên nói : Có thể đặt 1 ô vuông vào đoạn thẳng trên – có thể đặt 3 ô vuông vào đoạn thẳng dưới nên đoạn thẳng ở dưới dài hơn đoạn thẳng ở trên 
-Giáo viên nhận xét : “Có thể so sánh độ dài 2 đoạn thẳng bằng cách so sánh số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng đó “ 
Hoạt động 3 : Thực hành 
Mt :Học sinh thực hành đo đoạn thẳng 
B1: Hướng dẫn học sinh đếm số ô vuông đặt vào mỗi đoạn thẳng rồi ghi số ô vuông thích hợp vào mỗi đoạn thẳng tương ứng 
B2 : Tô màu vào băng giấy ngắn nhất
-Hướng dẫn học sinh : Đếm số ô vuông trong mỗi băng giấy ghi số tương ứng .
-So sánh các số vừa ghi, xác định băng giấy ngắn nhất 
-Tô màu vào băng giấy ngắn nhất 
- Có thể làm bài tập trong vở Bài tập toán ( Tô màu cột cao nhất , cột thấp nhất )
-Học sinh suy nghĩ và theo hướng dẫn của giáo viên – Học sinh nêu được : chập 2 chiếc thước sao cho chiếc thước có 1 đầu bằng nhau, rồi nhìn vào đầu kia thì biết chiếc nào dài hơn 
-Học sinh nêu được : Cây bút đen dài hơn cây bút đỏ. Cây bút đỏ ngắn hơn cây bút đen 
-Học sinh nhận ra : Mỗi đoạn thẳng có 1 độ dài khác nhau. Muốn so sánh chúng ta phải đặt 1 đầu của 2 đoạn thẳng bằng nhau. Nhìn vào đầu kia sẽ biết được đoạn thẳng nào dài hơn 
-Học sinh quan sát hình vẽ tiếp sau và nêu được đoạn thẳng ở trên ngắn hơn . đoạn thẳng ở dưới dài hơn 
-Học sinh làm vào vở Btt 
-Học sinh thực hành 
4.Củng cố dặn dò : 
- Nhận xét, tiết học – Tuyên dương học sinh hoạt động tốt 
- Tập đo độ dài quyển sách , cạnh bàn , cửa sổ phòng học của em 
- Chuẩn bị bài hôm sau 
 ************************************************************
 Tù nhiªn x· héi	 
Bài 18: Cuộc sống xung quanh
I. MỤC TIÊU:
 - HS quan sát và nói 1 số nét chính hoạt động sinh sống.
- Biết được 1 số hoạt động chính của nhân dân địa phương.
- Yêu quê hương, có ý thức gắn bó quê hương
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - GV:	 
 - HS:	 SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 1. Oån định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: Để lớp học sạch đẹp em phải làm gì?	(Không vẽ bậy lên tường, Không vứt rác bừa bãi)	
 - Lớp học sạch, đẹp có lợi gì?	(Đảm bảo sức khỏe)	
 - Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
HĐ1: 
Giới thiệu bài mới: Cuộc sống xung quanh
 - Trong tiết học này và tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu “Cuộc sống xung quang của chúng ta”
HĐ1: Giới thiệu tên phường hiện các em đang sống:
Mục tiêu : HS biết được tên phường của mình đang sống.
Cách tiến hành
GV nêu một số câu hỏi
 - Tên phường các em đang sống?
 - Phường các em sống gồm khóm nào?
 - Phường các em đang sống có các khóm: Trường Sơn, Trường Đông, Trường Thọ, Trường Hải.
 - Con đường chính được rải nhựa trước cổng trường tên gì?
 - Người qua lại có đông không?
 - Họ đi lại bằng phương tiện gì?
GV hỏi: 
 - Hai bên đường có nhà ở không?
 - Chợ ở đâu? Có gần trường không?
 - Cây cối hai đường có nhiều không?
 - Có cơ quan nào xây gần đường không?
Kết luận: Con đường chính trước đường tên là Võ Thị Sáu, người qua lại đông đi bằng nhiều phương tiện khác nhau, có ít cây cối, nhà cửa san sát. Có đồn Công An, Uỷ ban phường và xí nghiệp thuỷ sản đóng gần đường
HĐ2: HĐ nối tiếp
Củng cố – Dặn dò
 - Vừa rồi các con học bài gì?
 - Phường em tên gì?
 - Có nhứng khóm nào?
 - Con đường chính tên gì?
 - Muốn cho cuộc sống xung quang em tươi đẹp em phải làm gì?
 - Cả lớp nhớ tên phường, khóm và con đường mình thường đi học
- CN + DDT
- 
Phường Vĩnh Trường
- Khóm Trường Sơn, Trường Hải, Trường Thọ, Trường Đông
- Võ Thị Sáu
- Rất đông
- Xe ô tô, xe máy, xe đạp, đi bộ
- Đồn Công an, Uỷ ban phường
 ***************************************************
Thđ c«ng :
 Bài: GẤP CÁI VÍ ( tiết 2) 
I.Mục tiêu:
-Hs biết cách gấp cái ví bằng giấy.
-Gấp được cái ví bằng giấy.
-Quí trọng sản mình làm sản phẩm.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Gv: Ví mẫu bằng giấy màu có kích thước lớn, 1 tờ giấy màu hình chữ nhật.
 -Hs: 1 tờ giấy màu hình chữ nhật, 1 tờ giấy vở, vở thủ công.
III.Hoạt động dạy và học:
1.Khởi động (1’): Ổn định tổ chức.
 2.KTBC (2’): - Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của Hs.
 - Nhận xét.
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 Giới thiệu bài (1’): Ghi đề bài.
Hoạt động1: (6’) Nhắc lại bài tiết 1:
- Mục tiêu: Hs nắm được quá trình gấp ví.
- Cách tiến hành: Gv nhắc lại quá trình gấp ví :
+ Bước 1: Lấy đường dấu giữa.
+ Bước 2: Gấp 2 mép ví.
+ Bước 3: Gấp túi ví.
- Kết luận: Nêu các quá trình để gấp ví.
NGHỈ GIỮA TIẾT (5’)
Hoạt động 2: (15’)Hs thực hành.
- Mục tiêu: Hs biết cách gấp cái ví trên giấy màu.
- Cách tiến hành: 
+ Gv theo dõi, giúp đỡ khi Hs thực hành.
® Gợi ý Hs trang trí bên ngoài ví cho đẹp.
+ Hướng dẫn HS trình bày vào vở.
+ Chấm bài nhận xét.
Hoạt động cuối (5’): Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Dặn dò: Chuẩn bị một tờ giấy màu, 1 tờ giấy vở để học bài “Gấp mũ ca lô”.
- Hs lắng nghe.
- 3 Hs nhắc lại.
- HS thực hành gấp ví trên giấy màu.
- Trình bày sản phẩm vào vở.
- Dọn vệ sinh lau tay.
 ***************************************************
 Thø n¨m ngày 30 tháng 12 năm 2010 
Häc vÇn :
 Bài 76: oc - ac 
I.Mục tiêu:
-Học sinh nhận biết được : oc, ac, con sóc, bác sĩ.
-Đọc được từ ngữ và câu ứng dụng. 
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung : Vừa học vừa chơi.
-HSKT;Đọc viết oc, ac.
 II.Đồ dùng dạy học:
-GV: -Tranh minh hoạ từ khoá: con sóc, bác sĩ.
 -Tranh câu ứng dụng và tranh minh hoạ phần luyện nói.
-HS: -SGK, vở tập viết .
III.Hoạt động dạy học: Tiết1 
 1.Khởi động : Hát tập thể
 2.Kiểm tra bài cũ :
 -Đọc và viết bảng con : chót vót,bát ngát ,Việt Nam ( 2 – 4 em)
 -Đọc SGK: “Một đàn cò trắng phau phau
 Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm ?( 2 em) 
 -Nhận xét bài cũ
 3.Bài mới :
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài :
+Mục tiêu:
+Cách tiến hành :
Giới thiệu trực tiếp : Hôm nay cô giới thiệu cho các em vần mới:oc, ac – Ghi bảng
2.Hoạt động 2 :Dạy vần:
 +Mục tiêu: nhận biết: oc, ac, con sóc, bác sĩ
 +Cách tiến hành :
 a.Dạy vần: uôt
 -Nhận diện vần:Vần oc được tạo bởi: o và c
 GV đọc mẫu
 -So sánh: vần oc và ot
 -Phát âm vần:
 -Đọc tiếng khoá và từ khoá :sóc, con sóc
-Đọc lại sơ đồ: oc
 sóc
 con sóc 
 b.Dạy vần ac: ( Qui trình tương tự)
 ac
 bác
 bác sĩ
- Đọc lại hai sơ đồ trên bảng
 Å Giải lao
c.Hướng dẫn đọc từ ứng dụng: 
 hạt thóc bản nhạc
 con cóc con vạc
d.Hướng dẫn viết bảng con :
+Viết mẫu trên giấy ô li ( Hướng dẫn qui trình đặt bút, lưu ý nét nối)
+Chỉnh sửa chữ sai
 3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Tiết 2:
1.Hoạt động 1: Khởi động
2. Hoạt động 2: Bài mới:
+Mục tiêu: Đọc được câu ứng dụng
 Luyện nói theo chủ đề
+Cách tiến hành : 
 a.Luyện đọc: Đọc lại bài tiết 1
 GV chỉnh sửa lỗi phát âm của HS
 b.Đọc câu ứng dụng: 
 “Da cóc mà bọc bột lọc 
 Bột lọc mà bọc hòn than”
 ( Là cái gì?)
 c.Đọc SGK:
 Å Giải lao
d.Luyện nói:
 +Mục tiêu:Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung 
 “Vừa chơi vừa học”.
+Cách tiến hành :
Hỏi:-Em hãy kể những trò chơi được học trên lớp?
 -Em hãy kể tên những bức tranh đẹp mà cô giáo đã cho em xem trong các giờ học?
 - Em thấy cách học như thế có vui không? e.Luyện viết:
-GVhướng dẫn học sinh viết.
-GV thu chấm 1số bài .
_GV NX chung bài viết.
 3.Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
Phát âm ( 2 em - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: oc
Giống: kết thúc bằng t
Khác: oc bắt đầu bằng o
Đánh vần ( c nhân - đồng thanh)
Đọc trơn ( cá nhân - đồng thanh)
Phân tích và ghép bìa cài: sóc
Đánh vần và đọc trơn tiếng ,từ 
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược
( cá nhân - đồng thanh)
Đọc xuôi – ngược ( cá nhân - đồng thanh)
( cá nhân - đồng thanh)
Tìm và đọc tiếng có vần vừa học
Đọc trơn từ ứng dụng:
(c nhân - đ thanh)
Theo dõi qui trình
Viết b.con: uôt, ươt, chuột nhắt,
lướt ván 
Đọc (cá nhân 10 em – đồng thanh)
Nhận xét tranh.
Tìm tiếng có vần vừa học
Đọc (cánhân – đồng thanh)
HS mở sách. Đọc cá nhân 10 em
Quan sát tranh và trả lời
Viết vở tập viết
 ***************************************************
 To¸n :
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I. MỤC TIÊU : 
 + Giúp học sinh :
 - Biết cách so sánh độ dài một số đồ vật quen thuộc như : bàn học sinh , bảng đen  bằng cách chọn và sử dụng đồ vật đo “ Chưa chuẩn “ như gang tay, bước chân , thước kẻ học sinh, que tính, que diêm  
 - Nhận biết được rằng gang tay, bước chân của 2 người khác nhau thì không nhất thiết giống nhau . Từ đó có biểu tượng về sự ‘ sai lệch “ , “tính xấp xỉ ‘ , hay “sự ước lượng” trong quá trình đo các độ dài bằng những đồ vật đo “chưa chuẩn “
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 + Bước đầu thấy được cần có 1 đơn vị đo “ chuẩn” để đo độ dài .
 + Thước kẻ học sinh , que tính. Giáo viên vẽ các hình ở bài tập 1 + 2 / 96, 97 SGK ở bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập 
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Giáo viên treo bảng phụ yêu cầu học sinh nêu tên các đoạn thẳng ở bài tập 1 rồi so sánh từng đôi 1 để nêu đoạn thẳng nào dài hơn, đoạn thẳng nào ngắn hơn 
+ Học sinh nhận xét, bổ sung cho bạn 
+ Ở hình B2 yêu cầu học sinh đếm số ô ở mỗi đoạn thẳng và cho biết đoạn thẳng nào dài nhất . Đoạn thẳng nào ngắn nhất 
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới 
 3. Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách đo độ dài.
Mt :Giới thiệu độ dài gang tay 
- Giáo viên nói : Gang tay là độ dài (khoảng cánh) tính từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay giữa. 
-Yêu cầu học sinh xác định độ dài gang tay của bản thân mình bằng cách chấm 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay cái và 1 điểm nơi đặt đầu ngón tay giữa rồi nối 2 điểm đó để được 1 đoạn thẳng AB và nói : “ độ dài gang tay của em bằng độ dài đoạn thẳng AB “
Hoạt động 2 : Nhận biết các cách đo dộ dài. 
Mt : Biết cách đo độ dài bằng gang tay 
-Giáo viên nói :“ Hãy đo độ dài cạnh bảng bằng gang tay.
-Giáo viên làm mẫu : đặt ngón tay cái sát mép bảng kéo căng ngón giữa, đặt da

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 18.doc