Giáo Án Lớp 1 - Tuần 18 - Lê Thị Hồng Nam - Trường Tiểu học Quảng Sơn

I. Mục đích yêu cầu:

* Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.

- Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.

- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, đại ý, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và bài học thuộc lòng theo yêu cầu.

 - Bảng phụ kẻ sẵn bài tập 2.

III. Hoạt động dạy học:

 

doc 25 trang Người đăng honganh Lượt xem 1157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Lớp 1 - Tuần 18 - Lê Thị Hồng Nam - Trường Tiểu học Quảng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
- Đứng núi này trông núi nọ.
3. Củng cố-Dặn dò:- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các thành ngữ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi:
Thu Thảo .
Minh Anh.
Thế Anh
- Lắng nghe, nhắc lại đề.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 1 em đọc thành tiếng.
- HS tự đặt câu.
- Tiếp nối nhau đọc câu văn đã đặt.
- HS lắng nghe.
- 1 em đọc.
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- HS ghi nhớ.
********************************************
LỊCH SỬ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ.
Kiểm tra theo chỉ đạo của phòng.
********************************************
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 3)
I.Mục đích yêu cầu :
 * Nội dung : Các bài tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17, các bài học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 17.
 + Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
 + Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 * Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc, HTL.
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về 2 cách mở bài 113 và 2 cách kết bài trang 122, SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ:
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
 3.Bài mới: GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
Hoạt động1: Ôn tập đọc.
- Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa đọc.
Hoạt động 2 :Ôn luyện về các kiểu mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Yêu cầu HS đọc truyện Ông trạng thả diều.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau trả lời.
H: Thế nào là mở bài theo cách trực tiếp?
H: Thế nào là mở bài theo cách gián tiếp?
H: Thế nào là cách kết bài theo kiểu mở rộng?
H: Thế nào là cách kết bài không mở rộng?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- Gọi HS trình bày. 
- GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm HS viết tốt.
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại bài tập 2.
3 em lần lượt lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
-1em đọc đề bài .
- HS tiếp nối nhau trả lời:
+ Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
+ Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện định kể.
+ Kết bài mở rộng: sau khi cho biết kết cục của câu chuyện, có lời bình luận thêm về câu chuyện.
+ Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.
- HS viết phần mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho đề tập làm văn “ Kể chuyện ông Nguyễn Hiền”.
 3 – 5 HS trình bày.
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi nhận.
********************************************
TOÁN
DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3
I. Mục tiêu : Giúp học sinh:
 - Biết dấu hiệu chia hết cho 3.
 - Vận dụng dấu hiệu để nhận biết các số chia hết cho 3 và các số không chia hết cho 3.
 - Giáo dục HS tính toán chính xác, cẩn thận, kiên trì.
II. Các hoạt động dạy –học :
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC.
1. Ổn định: Nề nếp.
2. Bài cũ : Gọi 4 em lên làm bài tập.
Bài1: Tính:
 380 : 76 ; 24662 : 59 
Bài2: Tìm y: 
 3125 : y = 25 ; 8192 : y = 64 
3. Bài mới :Giới thiệu bài, ghi đề bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn để HS tìm ra dấu hiẹâu chia hết cho 3.
- GV cho HS nêu các ví dụ về các số chia hết cho 3, các số không chia hết cho 3.
- GV ghi thành 2 cột: Cột trái ghi phép tính chia hết cho 3, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 3.
H: Tìm và nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
 GV gợi ý: Tính tổng các chữ số của các số ở cột bên trái rồi rút ra nhận xét.
Kết luận: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Yêu cầu HS tính nhẩm tổng các chữ số ghi ở bên phải và nêu nhận xét.
Lưu ý: Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 3 thì không chia hết cho 3.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Bài 1 -Bài 2 :
- Gọi1 HS đọc yêu cầu bài 1
-GV yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vơ.û 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét , sửa bài theo đáp án:
Bài1: Các số chia hết cho 3 là:
 231; 1872; 92313
Bài2: Các số không chia hết cho 3 là:
 502; 6823; 55 553.
Bài3: - Gọi1 HS đọc yêu cầu bài 1
-GV yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vơ.û 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng
- GV nhận xét , sửa bài.
Bài4:- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 4.
Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- Chia lớp thành 2 nhóm -Yêu cầu các nhóm thi tiếp sức để điền vào ô trống.
-Sửa bài và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
561 ; 564 ; ; 795; 798; ; 2535; 2235;.
4.Củng cố – Dặn dò:
- Yêu cầu HS nêu dấu hiệu chi hết cho 3 . 
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và làm luyện tập thêm. Chuẩn bị bài sau.
- 4 em lên làm và cả lớp làm vào vở nháp.
(Phúc, Hương, Hiệp, Sơn)
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Lần lượt HS nêu ví dụ, bạn bổ sung.
- Tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3.
- Lần lượt nhắc lại.
- HS thực hiện và nhận xét.
- Vài HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
-HS nhận xét cách làm bài của bạn, sửa bài.
1 HS đọc yêu cầu bài 1
- Lớp làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm và đổi vở kiểm tra chéo bài của bạn.
- Nhận xét bài làm của bạn, sửa bài (nếu sai).
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe.
- Thực hiện thi tiếp sức( Mỗi nhóm 8 em)
Nhóm nào điền đúng ,điền nhanh nhóm đó thắng cuộc.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe.
ÂM NHẠC 
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 02 - 01 - 2007
Ngày dạy: Thứ tư ngày 03 tháng 01 năm 2007 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP (Tiết 4)
I . Mục đích yêu cầu:
* Nội dung :Ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
	+Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ / phút, biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản. 
	+Trả lời được 1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều. 
* HS có ý thức học tập nghiêm túc, xây dựng bài .
II .Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc, học thuộc lòng. 
III . Các họat động dạy –học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định: Trật tự. 
2. Bài cũ : 
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
Hoạt động1: Ôn tập đọc. 
-Gọi HS đọc và trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
-Gọi HS nhận xét bạn vừa đọc vừa trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: Nghe – viết chính tả. 
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc bài thơ Đôi que đan.
H:Từ đôi que đan và bàn tay của chị em những gì hiện ra? 
H:Theo em, hai chị em trong bài là người như thế nào? 
b)Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS tìm từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết 
-Gọi HS lên bảng, lớp viết nháp.
-Đọc cho HS viết từ khó.
-Hướng dẫn cách viết.
c) Nghe – viết chính tả.
-Đọc cho HS viết.
-Đọc cho HS soát lại.
-Yêu cầu đổi vở soát lỗi cho nhau và báo cáo.
d) Sửa lỗi và chấm bài.
4.Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét bài viết của HS.
-Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ Đôi que đan và chuẩn bị bài sau.
Hát. 
- 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
- Lắng nghe.
- Lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân nhận xét.
-Theo dõi, lắng nghe.
những đồ dùng hiện ra từ đôi que đan và bàn tay của của chị em: mũ len, khăn, áo của ba, của bé, của mẹ cha.
- Hai chị em trong bài rất chăm chỉ, yêu thương những người thân trong gia đình. 
- Cá nhân nêu. 
2 em lên thực hiện, lớp viết nháp.
- Lắng nghe, viết. 
- Nghe, viết vào vở.
- Dùng chì soát lỗi.
- Đổi vở cho nhau, báo cáo lỗi.
- Nộp bài, sửa lỗi.
- Lắng nghe. 
- Ghi nhận, chuyển tiết. 
********************************************
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5)
I.Mục đích yêu cầu:
* Tiếp tục ôn các bài tập đọc và học thuộc lòng 
 + Nội dung : Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
 + Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
 + Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
 * Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ. Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu.
* Giáo dục HS thái độ học tập ngghiêm túc.
 II.Chuẩn bị:
 - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc , học thuộc lòng (như tiết 1)
 - Bảng lớp ghi sẵn đoạn văn ở bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học: 
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC .
1.Ổn định: Trật tự. 
2. Bài cũ : 
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn tập đọc.
- Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa đọc.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: (Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn đã cho. Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng:
Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. 
 DT DT ĐT DT TT
Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé 
DT DT DT TT DT
Hmông mắt một mí, những em bé Tu Dí, 
DT DT DT DT DT 
Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ 
 DT DT ĐT DT DT TT
đang chơi đùa trước sân.
 ĐT DT
- Yêu cầu HS tự đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm.
- Gọi HS nhận xét , chữa câu cho bạn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm:
H: Buổi chiều, xe làm gì?
H: Nắng phố huyện như thế nào?
H: Ai đang chơi trước sân?
4. Củng cố -Dặn dò:
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét bạn.
- Lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cá nhân nhận xét.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS tự làm bài vào vở: viết cách dòng để gạch chân dưới DT, ĐT, TT; 1 HS làm ở bảng lớp.
- 3 HS lên bảng đặt câu hỏi. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét , chữa bài.
- Chữa bài ( nếu sai)
- Lắng nghe.
- HS lắng nghe và thực hiện.
********************************************
TOÁN
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
 - Giúp HS củng cố dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9.
 - HS vận dụng các dấu hiệu chia hết để viết số chia hết cho 2;3;5;9.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác.
II.Chuẩn bị:
 - GV: Chuẩn bị các bài tập .
 - HS: Xem trước bài. 
III.Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Ổn định : Hát
2.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
Bài1: Trong các số sau số nào chia hết cho 3?
 12365; 21456; 2346; 98751; 32158.
Bài2: Viết ba số có 4 chữ số và chia hết cho 9.
3.Bài mới:GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2; dấu hiệu chia hết 3; dấu hiệu chia hết 5 và dấu hiệu chia hết 9.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ cho từng trường hợp.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
 Bài1: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1
-GV yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vơ.û 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-GV nhận xét , sửa bài theo đáp án:
Các số chia hết cho 3 là: 4563; 2229; 3576; 66816.
Các số chia hết cho 9 là: 4563; 66816.
Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là:2229; 3576.
Bài 2, bài3: 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn bài tập 2;3 SGK, yêu cầu 1 HS đọc đề.
- Phát phiếu cho HS làm bài trên phiếu bài tập.
Bài2: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống sao cho:
945 chia hết cho 9.
22 5; 255; 285 chia hết cho 3.
 762 ; 768 chia hết cho 3 và chia hết cho 2.
Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai?
a. Số 13465 không chia hết cho 3. (Đ)
b.Số 70 009 chia hết cho 9. (S)
c.Số 78 435 không chia hết cho 9. (S)
d.Số có chữ số tận cùng là 0 thì vừa chia hết 2 vừa chia hết cho 5. (Đ)
- GV sửa bài trên bảng, yêu cầu dưới lớp đổi chéo bài chấm .
Bài 4: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 4
-GV yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vơ.û 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
-GV nhận xét , sửa bài theo đáp án:
Đáp án: Với bốn chữ số 0; 6; 1; 2.
a)Các số có ba chữ số chia hết cho 9 là: 612; 621; 126; 162; 261; 216.
b) Số có ba chữ số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 120; 102; 201; 210.
Lưu ý: Câu a HS chỉ cần viết ít nhất 3 số.
 Câu b: HS chỉ cần viết một số.
4. Củng cố-Dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2;3;5;9.
-GV củng cố bài và nhận xét tiết học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở nháp.
- Lắng nghe, nhắc lại.
- Từng cá nhân xung phong trả lời, bạn nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt lấy ví dụ cho từng trường hợp.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vơ.û 
-HS nhận xét cách làm bài của bạn, sửa bài.
1 HS đọc đề, lớp theo dõi.
- Mỗi cá nhân tự làm việc trên phiếu- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp đổi chéo bài chấm chéo.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vơ.û 
-HS nhận xét cách làm bài của bạn, sửa bài
- Vài HS nhắc lại.
- Lắng nghe.
- Ghi bài về nhà làm. 
MĨ THỂ DỤC
********************************************
THỂ DỤC
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY : TRÒ CHƠI “CHẠY THEO HÌNH TAM GIÁC”
I. Mục tiêu
+ Tiếp tục ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức độ tương đối chính xác.
 Trò chơi: “ Chạy theo hình tam giác” . Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi chủ động.
+ Rèn cho các em thói quen tập luyện.
+ Giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật.
II. Địa điểm và phương tiện
+ Vệ sinh nơi tập, còi và dụng cụ chơi trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu
+ Tập hợp lớp.
+ Khởi động
2. Phần cơ bản
a) Đội hình, đội ngũ:
b) Bài tập RLTTCB
C) Trò chơi vận động
3. Phần kết thúc
+ Hồi tĩnh.
+ Tập hợp lớp.
6 – 10 phút
18 – 22 phút
3 – 4 phút
8 – 10 phút
5 – 6 phút
4 – 6 phút
+ GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học.
+ Lớp khởi động chạy chậm 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên, sau đó tập bài thể dục phát triển chung.
+ Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, GV chia các tổ tập và theo dõi.
+ Ôn đi nhanh chuyển sang chạy, cả lớp cùng thực hiện theo đội hình hàng dọc, mỗi em cách nhau 2m
+ Tổ chức trình diễn theo 1.. 4 hàng dọc và đi chuyển hướng trái, phải.
* Trò chơi: Đi nhanh chuyển sang chạy. GV điều khiển cho HS chơi. Đảm bảo an toàn.
+ Cả lớp chạy nhẹ 1 vòng.
+ GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 03 – 01 - 2007
Ngày dạy: Thứ năm ngày 04 tháng 01 năm 2007
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6)
I.Mục đích yêu cầu: - Tiếp tục ôn tập tập đọc và học thuộc lòng 
* Nội dung : Các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 11 đến tuần 17.
 + Phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 120 chữ/ phút, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
 + Trả lời được1 – 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
* Ôn luyện về văn miêu tả đồ vật: quan sát một đồ vật, chuyển kết quả quan sát thành dàn ý. Viết mở bài kiểu gián tiếp và kết bài kiểu mở rộng cho bài văn.
 II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc , học thuộc lòng .
 - Bảng phụ ghi sẵn phần Ghi nhớ trang 145 và 170 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC .
1.Ổn định: Trật tự. 
2. Bài cũ : 
Gọi 3 HS lên bảng mỗi em đọc một đoạn trong bài tập đọc đã học và trả lời một câu hỏi trong bài.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động1: Ôn tập đọc.
- - Gọi HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Yêu cầu HS nhận xét bạn vừa đọc.
Hoạt động 2: Ôân luyện về văn miêu tả.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trên bảng phụ.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
GV lưu ý HS :
Đây là văn miêu tả đồ vật.
Hãy quan sát thật kĩ chiếc bút, tìm những đặc điểm riêng mà không thể lẫn với bút của bạn khác.
Không nên tả quá chi tiết, rườm rà.
- Gọi HS trình bày- GV ghi nhanh ý chính lên dàn ý trên bảng.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV, lớp theo dõi và nhận xét bạn.
- HS lần lượt lên đọc bài và trả lời câu hỏi.
1 HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc, lớp đọc thầm
- HS tự lập dàn ý, viết mở bài, kết thúc.
- Lắng nghe.
- 3 đếùn 5 HS trình bày.
a) Mở bài:Giới thiệu cây bút: được tặng nhân diäp năm học mới(hoặc do bạn tặng nhân dịp sinh nhật).
b)Thân bài:
Tả bao quát bên ngoài:
 + Hình dáng thon , mảnh, tròn như cái đũa,
 + Chất liệu : bằng sắt( nhựa, gỗ) rất vừa tay.
 + Màu nâu ( đen , xanh, vàng,..) không lẫn với bút của ai.
 + Nắp bút cũng bằng sắt( nhựa, gỗ), đậy rất kín.
 + Hoa văn trang trí là hình con gấu ( siêu nhân , em bé,..)
 + Cái cài bằng thép trắng ( nhựa, gỗ,..)
Tả bên trong:
 + Ngòi bút rát thanh, sáng loáng.
 + Nét trơn đều( thanh đậm)
c) Kết bài:Tình cảm của mình với chiếc bút.
- Yêu cầu HS làm phần mở bài và kết bài 
vào vở .
Lưu ý: Phải mở bài theo kiểu gián tiếp.
 Kết bài theo kiểu mở rộng.
- Gọi HS đọc phần mở bài và kết bài.GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng em.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV củng cố bài và nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà hoàn chỉnh bài văn tả cây bút.
- HS làm bài vào vở.
- Lần lượt HS trình bày.
- Lắng nghe.
- Ghi nhận.
********************************************
KHOA HỌC
KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỰ SỐNG
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS:
- Nắm được vai trò của ô-xi đối sự sống của con người.
- Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở.
- Xác định vai trò của ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống.
- Luôn có ý thức giữ gìn bầu không khí trong lành.
II. Chuẩn bị:
 - Các hình minh hoạ trong SGK trang 72,73.
 - Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi.
III. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
1 . Ổn định : Nề nếp.
2. Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Em hãy nêu vai trò của khí ô-xi và ni-tơ đối với sự cháy?
H:Làm thế nào để ngọn lửa ở bếp than và bếp củi không bị tắt?
3. Bài mới: GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của không khí đối với con người.
-GV yêu cầu HS để tay trước mũi, thở ra và hít vào rồi nêu nhận xét.
- Yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở.
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những ứng dụng của kiến thức này trong y học và đời sống.
Kêùt luận: Không khí râùt cần cho sự sống của con người, nếu thiếu không khí con người sẽ chết.
Hoạt động 2:Tìm hiểu vai trò của không khí đối với thực vật và động vật.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3; 4 trang 72 và trả lời câu hỏi
H: Tại sao sâu bọ và cây trong hình 3b và 4b bị chết?
- GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thời xưa của các nhà bác học đã làm để phát 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc