Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 đến Tuần 20 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan

I.Mục tiêu:

 1. .H hiểu :

 - Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.

 - Giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.

 2 .H có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.

II.Tài liệu,phương tiện:

 - VBT

 - Phần thưởng cho cuộc thi “xếp hàng vào lớp”

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 14 trang Người đăng honganh Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 16 đến Tuần 20 - Bùi Thị Ngọc - Tiểu học Quán Toan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: (Từ ngày 10/12 đến ngày 14/12
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
Đạo đức
bài 8: trật tự trong trường học
 (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
 1. .H hiểu :
 - Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp.
 - Giữ trật tự trong giờ học khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em.
 2 .H có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học.
II.Tài liệu,phương tiện: 
 - VBT
 - Phần thưởng cho cuộc thi “xếp hàng vào lớp”
III. Các hoạt động dạy học:
 *HĐ 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận (10’)
 1. G cho H quan sát theo nhóm 2 - Từng cặp học sinh thảo luận:
 và thảo luận về việc ra vào lớp - Tranh 1: Xếp hàng vào lớp theo trật tự
 của các bạn trong tranh. - Tranh 2: Xếp hàng không theo trật tự,
 còn chen lấn, xô đẩy nhau.
 2. Đại diện nhóm trình bày:
 3 .Cả lớp trao đổi, tranh luận
 + Em có suy nghĩ gì về việc làm - Không có trật tự.....
 của các bạn trong tranh? 
 + Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm - Xếp hàng ngay ngắn và nhắc nhở các 
 gì? bạn không đùa nghịch trong hàng.
 4 .G kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã. 
 *HĐ 2: Thi xếp hàng vào lớp giữa các tổ (25’)
 1. Thành lập ban giám khảo gồm giáo viên và các bạn cán bộ lớp.
 2. G nêu yêu cầu cuộc thi: Xếp hàng nhanh, đúng, đẹp
 - Tổ trưởng biết điều khiển các bạn (1 điểm)
 - Ra vào lớp không chen lấn, xô đẩy (1 điểm)
 - Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng (1 điểm)
 - Không kéo lê giày dép gây bụi, gây ồn (1 điểm)
 3 . Tiến hành cuộc thi:
 4 . Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ khá nhất.
---------------------------------------------------------------------- 
Thứ tư ngày 28 tháng 12 năm 2007
Tự nhiên xã hội
Bài 17: hoạt động ở lớp 
I.Mục tiêu: Giúp H biết
- Nhận biết thế nào là lớp học sạch đẹp.
- Tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
- Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp như: l bảng,bàn,quét lớp, trang trí lớp học.
II.Đồ dùng dạy học:
- 1 số đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hót rác,kéo, bút màu.
III.Các hoạt động dạy học:
 *Giới thiệu bài (2’): Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lớp học.
+ Em có yêu quý lớp học của mình không?
+ Yêu quý lớp học thì em phải làm gì?
->Hôm nay chúng ta học bài “Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”.
* HĐ 1:Quan sát theo cặp (15-17’)
1.Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch, đẹp.
2.Cách tiến hành:
a)Bước 1:G hướng dẫn H quan sát tranh ở trang 36/SGK và trả lời với bạn câu hỏi sau:
+ Trong tranh thứ 1, các bạn đang làm gì? 
 Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong tranh thứ 2, các bạn đang làm gì?
Sử dụng đồ dùng gì ?
-H làm việc theo hướng dẫn của Gv.
-Quét lớp,lau bàn ghế
-Dùng chổi, khăn lau
-Trang trí lớp bằng tranh, ảnh, báo tường..
b)Bước 2:G gọi 1 số H trả lời trước lớp.
c) Bước 3:G và H thảo luận các câu hỏi:
+ Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa?
+ Lớp em có những góc trang trí như tranh SGK/37 không?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Cặp, mũ, nón, đã để đúng nơi quy định chưa?
+ Em có viết, vẽ bẩn lên bàn ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác hay nhổ khạc bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch đẹp?
3.G kết luận:Để lớp học sạch, đẹp mỗi H phải luôn có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho lớp mình sạch đẹp.
*HĐ 2:Thảo luận và thực hiện theo nhóm (15-17’)
1.Mục tiêu:Biết cách sử dụng một số dụng cụ (đồ dùng)để làm vệ sinh lớp
2.Cách tiến hành:
 a) Bước 1: Chia nhóm theo tổ, phát cho mỗi tổ 1-2 dụng cụ.
 b) Bước 2: Mỗi tổ thảo luận theo các câu hỏi:
+ Những dụng cụ này dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào?
 c) Bước 3: G gọi đại diện nhóm lên trình bày và thực hành.
3.Kết luận:Phải biết sử dụng đồ dùng hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh tốt.
 =>Tổng kết bài học: Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp sạch, đẹp..
 Thứ tư ngày 5 tháng 12 năm 2007
Thể dục
bài 15:Thể dục rlttcb - trò chơi
I. Mục tiêu:
Tiếp tục ôn 1 số kĩ năng cụ thể RLTTCB đã học. Yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối chính xác.
Tiếp tục làm quen với trò chơi “Chạy tiếp sức”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi.
II. Địa điểm,phương tiện: 
 - Sân bãi, 3 lá cờ, kẻ sân cho trò chơi “Chạy tiếp sức”
III .Nội dung và phương pháp: 
 1.Phần mở đầu (5-7’)
 - G nhận lớp, phổ biến nội dung-Yêu cầu bài học.
*Khởi động:
 - Đứng vỗ tay, hát.
 - Chạy nhẹ nhàng 40m-50m, đi thường và hít thở sâu.
 - Trò chơi “diệt các con vật có hại”.
 *Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra động tác tư thế cơ bản, đứng đưa 1 tay sang ngang, 2 tay chống hông.
 2.Phần cơ bản (22-25’):
 Nội dung (Gv) Định lượng Phương pháp (Hs)
 - Ôn phối hợp 1-2 lần - G điều khiển,H tập
 2 x 4 nhịp + Nhịp 1: Đứng đưa chân trái ra sau, 2 
 tay giơ cao thẳng hướng
 + Nhịp 2: Về TTCB
 + Nhịp 3: Đứng đưa chân phải ra sau,2
 tay chếch chữ V
 + Nhịp 4: Về TTCB
- Ôn phối hợp: 1-2 lần - G điều khiển, H tập theo lớp (Tổ)
 2 x 4 nhịp + Nhịp 1: Đứng đưa chân trái sang 
 (5-7’) ngang, 2 tay chống hông
 + Nhịp 2: Về tư thế đứng, 2 tay chống hông 
 + Nhịp 3: Đưa chân phải sang ngang, 2 tay . 
 +Nhịp 4: Về TTCB
- Trò chơi “Chạy (6-8’) - G nhắc lại tên trò chơi, cách chơi 
 tiếp sức” - H chơi thử 1 lần
 - Chơi chính thức phân thắng thua 
 3.Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp và hát.
G cùng H hệ thống bài.
Nhận xét giờ học.
Tuần 17:(Từ ngày 17/12 đến ngày 21/12) 
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2007
Đạo đức
Bài 18:Trật tự trong trường học
(Tiết 2)
I.Mục tiêu: Giúp H nắm được
- Khi ra vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy 
 đùa nghịch.
-Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
- Giữ trật tự khi ra vào lớp và khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền 
 học tập của mình.
II. Tài liệu và phương tiện:
 - Tranh SGK/27,28
III. Các hoạt động dạy học:
 *Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Khi xếp hàng ra vào lớp,em cần phải làm gì? 
 *HĐ 1:Quan sát bài tập 3 và thảo luận:(10’)
 1.Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận: 
+ Các bạn trong tranh ngồi học như thế nào? -Trật tự nghe giảng không 
 đùa nghịch 
 2. Đại diện các nhóm H trình bày.
 3. G kết luận: H cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói chuyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
*HĐ 2:Tô màu vào tranh bài tập 4 (10’)
 1.G cho H tô màu vào quần áo các bạn giữ trật tự trong giờ học.
 2.Thảo luận:
 +Việc làm của các bạn đó đúng hay sai? -Sai, vì trong giờ học lại gây 
 vì sao? mất trật tự 
 +Mất trật tự trong lớp sẽ có tác hại gì? -Không hiểu bài ảnh hưởng 
 đến các bạn xung quanh
->G kết luận:
- Hai bạn giằng nhau quyển truyện gây mất trật tự trong giờ học
 - Tác hại của mất trật tự trong giờ học:
 + Bản thân không nghe được bài giảng dẫn đến không hiểu bài.
 + Làm mất thời gian của cô giáo. 
 + Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh..
- G cho H đọc 2 câu thơ cuối bài.
 *Củng cố (2-3’) 
 + Giữ trật tự trong giờ học em cần làm gì?
 + Giữ trật tự trong trường học em cần làm gì?
 =>G kết luận chung:
 - Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, không xô đẩy, đùa nghịch.
- Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giảng, không đùa nghịch không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu.
 - Giữ trật tự khi ra vào lớp, khi ngồi học giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình.
Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2007
Tự nhiên xã hội
Bài 17: giữ gìn lớp học sạch đẹp
I.Mục tiêu: Giúp H biết
- Nhận biết thế nào là lớp học sạch đẹp.
- Tác dụng của việc giữ lớp học sạch đẹp đối với sức khoẻ và học tập.
- Làm 1 số công việc đơn giản để giữ lớp học sạch, đẹp như: l bảng,bàn,quét lớp, trang trí lớp học.
II.Đồ dùng dạy học:
- đồ dùng và dụng cụ như: chổi có cán, khẩu trang, khăn lau, hót rác,kéo, bút màu.
III.Các hoạt động dạy học:
 *Giới thiệu bài (2’): Trong tiết học này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lớp học.
+ Em có yêu quý lớp học của mình không?
+ Yêu quý lớp học thì em phải làm gì?
->Hôm nay chúng ta học bài “Giữ gìn lớp học sạch, đẹp”.
* HĐ 1:Quan sát theo cặp (15-17’)
1.Mục tiêu: Biết giữ lớp học sạch, đẹp.
2.Cách tiến hành:
a)Bước 1:G hướng dẫn H quan sát tranh ở trang 36/SGK và trả lời với bạn câu hỏi sau:
+ Trong tranh thứ 1, các bạn đang làm gì? 
 Sử dụng dụng cụ gì?
+ Trong tranh thứ 2, các bạn đang làm gì?
Sử dụng đồ dùng gì ?
-H làm việc theo hướng dẫn của Gv.
-Quét lớp,lau bàn ghế
-Dùng chổi, khăn lau
-Trang trí lớp bằng tranh, ảnh, báo tường..
b)Bước 2:G gọi 1 số H trả lời trước lớp.
c) Bước 3:G và H thảo luận các câu hỏi:
+ Lớp học của em đã sạch, đẹp chưa?
+ Lớp em có những góc trang trí như tranh SGK/37 không?
+ Bàn ghế trong lớp có xếp ngay ngắn không?
+ Cặp, mũ, nón, đã để đúng nơi quy định chưa?
+ Em có viết, vẽ bẩn lên bàn ghế, bảng, tường không?
+ Em có vứt rác hay nhổ khạc bừa bãi ra lớp không?
+ Em nên làm gì để giữ cho lớp học sạch đẹp?
3.G kết luận:Để lớp học sạch, đẹp mỗi H phải luôn có ý thức giữ gìn lớp học sạch đẹp và tham gia vào những hoạt động làm cho lớp mình sạch đẹp.
*HĐ 2:Thảo luận và thực hiện theo nhóm (15-17’)
1.Mục tiêu:Biết cách sử dụng một số dụng cụ (đồ dùng)để làm vệ sinh lớp
2.Cách tiến hành:
 a) Bước 1: Chia nhóm theo tổ, phát cho mỗi tổ 1-2 dụng cụ.
 b) Bước 2: Mỗi tổ thảo luận theo các câu hỏi:
+ Những dụng cụ này dùng vào việc gì?
+ Cách sử dụng từng loại như thế nào?
 c) Bước 3: G gọi đại diện nhóm lên trình bày và thực hành.
3.Kết luận:Phải biết sử dụng đồ dùng hợp lý, có như vậy mới đảm bảo an toàn và giữ vệ sinh tốt.
 =>Tổng kết bài học: Lớp học sạch, đẹp sẽ giúp các em khỏe mạnh và học tập tốt hơn. Vì vậy, các em phải luôn có ý thức giữ cho lớp sạch, đẹp..
--------------------------------------------------------------
 Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Bài 16: Kiểm tra thể dục - rl tư thế cơ bản
I. Mục tiêu:
- Kiểm tra các động tác thể dục RLTTCB. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm phương tiện:
- Vẽ 5 dấu chấm thành 1 hàng ngang cách vị trí đứng của lớp từ 2-3m. Dấu nọ cách dấu kia từ 1-1,5m. Chuẩn bị cờ và kẻ sân cho trò chơi.
 III. Nội dung và phương pháp:
1.Phần mở đầu (5-7’)
 - G phổ biến nội dung, yêu cầu bài học:nội dung và phương pháp kiểm tra
 *Khởi động: - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
 - Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
 *Ôn 1-2 lần:
 + Nhịp 1: Đứng đưa 2 tay ra trước.
 + Nhịp 2: Đưa 2 tay dang ngang.
 + Nhịp 3 : Đưa 2 tay lên cao chếch chữ V.
 + Nhịp 4 : Về TTCB
 *Ôn 1-2 lần:
 +Nhịp 1 : Đứng 2 tay chống hông,đưa chân trái ra trước .
 +Nhịp 2 : Thu chân về,đứng 2 tay chống hông.
 +Nhịp 3 : Đưa chân phải ra trước,2 tay chống hông.
 +Nhịp 4 : Về TTĐCB.
 2.Phần cơ bản (22-25’)
- Nội dung kiểm tra: Mỗi H thực hiện 2 trong 10 động tác thể dục RLTTC B 
 - Tổ chức và phương pháp kiểm tra:Kiểm tra theo nhóm 3-5 H. G gọi tên những H đến lượt kiểm tra đứng vào một trong các dấu chấm (đã chuẩn bị) mặt quay về phía các bạn.
- G nêu tên động tác trước khi hô nhịp cho H thực hiện đồng loạt.
*Cách đánh giá:
 + Những H thực hiện được cả 2 động tác ở mức cơ bản đúng là đạt yêu cầu
 + Những H chỉ thực hiện được 1 hoặc không thực hiện được động tác nào 
 thì G cho kiểm tra lại.
 	* * * * * * * * * *
	* * * * * * * *
	* * * * * * * * * *
	* * * * * @
3. Phần kết thúc (4-5’):
- Đi thường theo nhịp 3 hàng dọc.
- Đứng vỗ tay hát 
- G cùng H hệ thống bài.
- G nhận xét phần kiểm tra và công bố kết qủa
Tuần 18 ( từ ngày 24/ 12 đến ngày28/12 )
Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2007
Đạo đức
thực hành kĩ năng cuối học kì I
 I.Mục tiêu:
- Củng cố lại kiến thức các bài:Em là học sinh lớp Một; Gọn gàng, sạch sẽ; giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập; Gia đình em; Lễ phép với chị, nhường nhịn em nhỏ ; Nghiêm trang khi chào cờ; Đi học đều và đúng giờ; Trật tự trong trường học.
- H có ý thức tốt.
II.Tài liệu và phương tiện: 
- Các câu hỏi và cây hoa dân chủ.
III.Các hoạt động dạy học:
* Ôn tập dưới hình thức tổ chức trò chơi “Hái hoa dân chủ”.
- G đưa ra hệ thống câu hỏi. Mỗi câu hỏi được gài vào bông hoa. Từng học
sinh lên hái hoa và trả lời câu hỏi. 
- Cả lớp nhận xét bạn trả lời đúng, sai?
-> G kết luận cho từng câu trả lời của H..
* Các câu hỏi:
1.Em có thấy vui khi đã là học sinh lớp Một không? Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp Một? 
2.Hãy hát cho các bạn nghe bài hát mà em được học ở lớp Một
3.Em có muốn mình gọn gàng sạch sẽ không ? Hãy hát bài “Rửa mặt như mèo”.
4.Em giữ gìn sách vở đồ dùng thế nào? Hãy kể cho các bạn nghe.
5.Gia đình em có những ai? Em sẽ ra sao nếu không có một mái nhà?
6.Là anh chị cần phải đối xử với em như thế nào?
7.Là em cần đối xử với anh chị ra sao ?
8.Hãy tập tư thế chào cờ cho các bạn xem.
9.Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ ?
10.Để đảm bảo trật tự trong trường học, em cần làm những gì?
----------------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2007
 Tự nhiên xã hội
Bài 18 : Cuộc sống xung quanh
I Mục tiêu: Giúp H biết 
-Quan sát và nói một số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương
- H có ý thức gắn bó yêu mến quê hương
 II, Đồ dùng dạy học; 
- Quang cảnh thực tế
 III Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài : trong tiết học này chúng ta cùng tham gia quang cảnh hoạt động sinh hoạt của nhân dân khu vực xung quanh trường.
* HĐ1: Tham quan hoạt động sinh sống của nhân dân xung quanh trường
1 Mục tiêu : h tập quan sát thực tế đường xá , nhà ở , cửa hàng các cơ quan, chợ , các cơ sở xung quanh trường.
2 . Cách tiến hành: 
a) Bước 1: G giao nhiệm vụ quan sát:
+ nhận xét về quang cảnh trên đường ( người đi lại đông hay vắng, họ đi bằng phương tiện gì?)
+ Nhận xét về quang cảnh hai bên đường:
- G phổ biến nội quy đi tham quan: 
 Bước 2 : Đưa H đi tham quan 
Bước 3 : Đưa H về lớp
- HĐ2 : Thảo luận về hoạt động sinh sống của nhân dân 
- Mục tiêu : H nói được những nét nổi bật về các công việc sản xuất, buôn bán của nhân dân địa phương.
- Cách tiến hành
- Bước 1 : thảo luận nhóm
- Bước 2: thảo luận cả lớp
=> Liên hệ : Bố mẹ em làm những công việc gì để sinh sống? 
----------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Thể dục 
Sơ kết học kì i
I . Mục tiêu:
Hệ thống những kiến thức kĩ năng đã học trong kì I . Những ưu , khuyết điểm và hướng khắc phục.
ôn trò chơi : “chạy tiếp sức”
II . Địa điểm phương tiện 
- Sân trường kẻ ô chuẩn bị cho trò chơi .
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu.(5-7’)
- G phổ biến nội dung , yêu cầu giờ học.Sơ kết học kì I.
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
Giậm chân tại chỗ , đếm theo nhịp.
Chạy nhẹ nhàng theo nhịp .
Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc . Đi thường theo 1 vòng tròn và hít thở sâu.
trò chơi “ diệt các con vật có hại .”
2. phần cơ bản:
a. Ôn tập học kì I 
- G nhắc lại những kiến thức , kĩ năng đã học về : Đội hình đội ngũ, TDRLTTCB. Trò chơi vận động.
- Cho H tập lại 1 lần những nội dung trên:
- Tập bài thể dục RLTTCB.
- Gọi 1 sỗ H tập mẫu – G nhận xét.
- G nhận xét kết quả học tập của cá nhân . Nhắc nhở một số tồn tại và hướng khắc phục.
b. ôn trò chơi chạy tiếp sức.( 8-10’)
- G cho H chơi thử 
- G cho H chơi chính thức, theo hai đội có phân theo thắng – thua.
3. Phần kết thúc: ( 5 – 7’ )
- Đứng vỗ tay hát . Đi thường theo nhịp. 2 – 4 hàng dọc.
- Chơi trò chơi : Diết các con vật có hại.
- G cùng H hệ thống bài học. - Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc16-20x.doc