Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 và Tuần 15

I. Mục tiêu:

 Học sinh đọc và viết được eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng và câu ứng dụng.

 Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ao, hồ, giếng.

II. Chuẩn bị:

 GV: Tranh minh họa

 HS: Bộ ghép chữ

III. Những hoạt động lên lớp:

Hoạt động 1: Khởi động

 Trò chơi: “Chuyền bóng”

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ

 HS đọc viết tiếng, từ có mang vần ung, ưng.

 Đọc bảng tay, đọc sgk.

 Nhận xét.

Hoạt động 3: Bài mới

 GV giới thiệu hai vần eng - iêng – GV, HS, lớp.

 GV ghi eng – So sánh eng và ong.

 Ghép eng, phân tích. Đánh vần, đọc trơn.

 HS ghép tiếng xẻng, phân tích. Đánh vần, đọc.

 Giới thiệu tranh vẽ cái xẻng, giảng tranh  ghi từ

 HS đọc bài.

a) Luyện viết:

 GV viết mẫu eng, cái xẻng. HS viết bảng con.

b) Dạy vần iêng:

 Tương tự vần eng.

 So sánh eng và iêng?

 HS đọc bài.

 

doc 39 trang Người đăng honganh Lượt xem 992Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 14 và Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp
GV đính tranh, HS quan sát tranh và viết phép tính thích hợp vào bảng con.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV tổ chức trò chơi tiếp sức bài 5 giữa hai đội A và B.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
Thứ tư ngày 06 tháng 12 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
I. Mục tiêu:
Ôn một số động tác thể dục rèn tư thế cơ bản.
Làm quen với trò chơi: Chạy tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng hát, vỗ tay.
Tập hợp hàng dọc, hàng ngang, đứng nghỉ.
Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
2. Phần cơ bản:
Ôn phối hợp:
 + Nhịp 1: Đứng hai tay ra trước, thẳng hướng.
 + Nhịp 2: Đưa hai tay chống hông.
 + Nhịp 3: Hai tay lên cao, chếch chữ V.
 + Nhịp 4: Tư thế cơ bản.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Chạy nhẹ trên sân.
Hệ thống bài học.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
7 phút
23 phút
2 lần x 4 nhịp
5 phút
PHƯƠNG PHÁP
U
x x x x x
x x x x x
x x x
x U x
x x x 
--------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ang - anh
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ang, anh, cây bàng, cành chanh và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Buổi sáng.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ đồ dùng
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi: “Con thỏ”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết những tiếng từ có vần uông-ương?
Đọc bảng tay.
Đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ang - anh – HS, lớp.
 Dạy vần ang
HS so sánh ang và uông.
HS ghép vần ang, so sánh vần. Đánh vần, đọc ang.
HS ghép tiếng bàng, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh cây bàng à ghi từ.
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ang, cây bàng. 
GV - HS đồ bóng, viết bảng con.
Thư giãn: Hát “Mời bạn vui múa ca”
c) Vần anh giới thiệu tương tự
So sánh ang và anh?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ cá nhân - đồng thanh
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Cá nước”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. 
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 57.
HS viết vở tập viết.
GV chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Buổi sáng”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 9
I. Mục tiêu:
Gíup HS thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 9.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 9.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số đồ vật có số lượng là 9.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát, múa “Con chuồn chuồn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
4 HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 8.
Bảng con:	4  4 = 8	3  2 = 1
	8  5 = 3	6  0 = 6
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV đính 8 bông hoa: Cô vừa đính mấy bông hoa?
Cô đính thêm mấy bông hoa nữa? ( 1 )
Có tất cả mấy bông hoa? ( 9 )
Lập được phép tính gì?
HS lập phép tính vào bảng cài.
GV ghi:	8 + 1 = 9
	1 + 8 = 9
HS đọc cá nhân – đồng thanh.
Các phép tính khác lập tương tự.
HS đọc bảng cộng, GV xóa dần kết quả.
Thư giãn: Hát “Bé tập đếm”.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm trên bảng con và bảng lớp.
GV lưu ý đặt tính cần thẳng cột.
Bài 2: Tính
HS làm vào vở ( cột 1, 2 và 4 ).
GV chấm một số vở.
Bài 3: Tính
HS làm vào vở bài tập.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS quan sát tranh a, b và viết phép tính thích hợp vào bảng con.
Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc phần ghi nhớ.
Dặn dò về nhà học thuộc bảng trừ.
Nhận xét chung
Thứ năm ngày 07 tháng 12 năm 2006.
THỦ CÔNG
Bài: GẤP CÁC ĐOẠN THẲNG CÁCH ĐỀU 
I. Mục tiêu:
HS biết cách gấp và gấp được các đoạn thẳng cách đều.
II. Chuẩn bị:
GV: Mẫu gấp có kích thước lớn.
HS: Giấy màu có kẻ ô, vở thực hành thủ công.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài, ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
GV cho HS vẽ trên bảng con những dấu hiệu qui ước về gấp giấy.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát và nhận xét
GV cho HS quan sát mẫu gấp các đoạn thẳng cách đều.
GV chốt: Chúng cách đều nhau, có thể chồng khít lên nhau khi xếp chúng lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn mẫu cách gấp
Gấp nếp thứ nhất:
+ Mặt màu áp sát vào bảng.
+ Gấp mép giấy vào 1 ô theo đường dấu.
Gấp nếp thứ hai:
+ Mặt màu ở phía ngoài.
+ Gấp giống nếp gấp thứ nhất.
Gấp các nếp gấp tiếp theo:
+ Thực hiện giống như các nếp gấp trước.
+ Chú ý: Mỗi lần gấp đều lật mặt giấy và gấp vào 1 ô theo giấy kẻ ô.
Hoạt động 5: Thực hành
GV nhắc lại các nếp gấp.
HS thực hành gấp từng nếp vào giấp nháp.
GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
HS thực hành gấp trên giấy màu và dán sản phẩm.
Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò
GV giới thiệu những bài đẹp.
Dặn dò về nhà làm tiếp nếu chưa làm xong.
Nhận xét chung.
--------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN inh - ênh
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được inh, ênh, máy vi tính, dòng kênh và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát “Lí cây xanh”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết các tiếng, từ có mang vần ang, anh?
HS đọc bảng tay, đọc bài sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần inh - ênh – GV, HS, lớp.
GV ghi inh – So sánh inh và anh?.
Ghép inh, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng tính, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ máy vi tính, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu inh, máy vi tính. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần ênh:
Tương tự vần inh.
So sánh inh và ênh?
HS đọc bài.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Trò chơi “Con thỏ”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 58.
GV chấm bài.
Thư giãn: Hát “Bắc kim thang”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Máy cày, máy nổ, máy khâu, máy tính”.
Hỏi đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
---------------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 9
I. Mục tiêu:
Giúp HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9.
Biết làm tính trừ trong phạm vi 9.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 9.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chim bay”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Bảng con:	8 + 0  3 + 6
	4 + 4  8 – 2
	3 + 0  4 - 1
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
Cô đính mấy hình vuông? ( 9 )
Cô bớt mấy hình? ( 1 )
Cô còn mấy hình? ( 8 )
Lập được phép tính nào?
HS lập phép tính vào bảng cài.
GV ghi bảng: 	9 – 1 = 8
	9 – 8 = 1
HS đọc cá nhân – đồng thanh.
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng trừ, GV xóa dần
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm vào bảng con (dòng 1), bảng lớp (dòng 2).
Bài 2: Tính
HS làm vào vở ( cột 1, 2 và 3 ).
GV chấm một số bài
Bài 3: Số?
GV hướng dẫn làm câu a: Số 9 ở ô lớn là kết quả. Có 5 thêm mấy để được 9?
HS làm vào vở bài tập toán.
GV kiểm tra chấm một số bài.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp
GV cho HS quan sát tranh sgk và thi đua làm vào bảng con.
Nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
Thứ sáu ngày 08 tháng 12 năm 2006.
MĨ THUẬT
Bài: VẼ MÀU VÀO HỌA TIẾT HÌNH VUÔNG
Mục tiêu:
Giúp HS thấy được vẻ đẹp của trang trí hình vuông.
Biết cách vẽ màu theo ý thích.
Chuẩn bị:
HS: Một số vật là hình vuông đã được trang trí.
HS: Vở tập vẽ, bút màu.
Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Một số bài chưa hoàn thành ở tiết trước.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Hướng dẫn vẽ
GV giới thiệu chiếc khăn tay đã trang trí và chưa trang trí để HS so sánh.
+ Em thích chiếc khăn nào? Vì sao?
GV cho HS quan sát hình 4 trong vở tập vẽ để HS nhận ra các hình vẽ trong hình vuông:
+ Hình các lá ở 4 góc.
+ Hình thoi ở giữa hình vuông.
+ Hình tròn ở giữa hình thoi.
HS quan sát hình 3 và 4 để biết cách vẽ họa tiết và vẽ màu:
+ Bốn cái lá có thể vẽ cùng một màu.
+ Các học tiết khác vẽ khác hình lá.
+ Vẽ xung quanh trước, vẽ ở giữa sau.
+ Tô màu đều, gọn, không đậm quá hay nhạt quá.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
HS tự chọn màu để tô.
GV quan sát, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
Giới thiệu một số bài vẽ đẹp.
Về nhà vẽ tiếp nếu chưa vẽ xong.
Nhận xét chung.
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN
ÔN TẬP
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng ng và nh.
Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu và kể câu chuyện “Quạ và Công”.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Trời mưa”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết một số tiếng, từ có vần inh, ênh?
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Ôn tập
Tuần rồi cô còn dạy thêm vần gì mới? à GV ghi lên góc bảng.
GV treo bảng ôn, HS kiểm tra.
+ GV đọc âm, HS chỉ chữ.
+ HS chỉ chữ và đọc âm.
HS thảo luận ghép âm ở hàng ngang và cột dọc để tạo thành vần.
HS đọc vần.
Đọc toàn bài.
Thư giãn: Trò chơi “Đèn hiệu”.
Luyện đọc:
GV ghi từ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa ôn, gạch chân tiếng.
Đọc từ – cá nhân, đồng thanh.
Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết từ bình minh, nhà nông.
HS viết bảng con.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV gọi HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 59.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
* Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 3: Luyện nói
GV giới thiệu tên truyện: Quạ và Công.
GV kể 2 lần kèm tranh:
+ Tranh 1 : Quạ vẽ áo cho Công.
+ Tranh 2: Công xòe đuôi phơi áo cho khô.
+ Tranh 3: Công khuyên mãi chẳng được. Nó đành làm theo lời bạn.
+ Tranh 4: Bộ áo của Quạ nhem nhuốc, xấu xí.
GV gọi HS kể lại từng đoạn nối tiếp cho đến hết truyện.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Đọc bài trên bảng, đọc sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-------------------------------------
ÂM NHẠC
Bài: ÔN TẬP BÀI “SẮP ĐẾN TẾT RỒI”
I. Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời bài hát.
HS biết hát kết hợp với động tác vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số câu thơ. 
HS: Động tác phụ họa.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra
GV mời cá nhân, tổ hát bài “Sắp đến Tết rồi”.
Nhận xét.
Hoạt động 2: Ôn tập
GV treo một vài bức tranh ngày Tết cho HS nhận xét nội dung tranh.
HS kết hợp hát và vỗ tay theo phách.
HS hát kết hợp với vận động phụ họa.
GV làm mẫu 1 lần.
HS tập theo tổ, nhóm.
GV chia lớp thành 4 nhóm, 1 nhóm đọc tiết tấu, 1 nhóm gõ đệm theo bằng nhạc cụ.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Các tổ thi đua hát, múa.
Dặn dò: Về nhà hát múa cho gia đình.
Nhận xét chung.
TUẦN 15:	“Bầu ơi thương lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Thứ hai ngày 11 tháng 12 năm 2006
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN om - am
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được om, am, làng xóm, rừng tràm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Nói lời cảm ơn.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Thổi bóng”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các từ có vần ông - ăng.
Đọc bảng tay, sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu om - am – HS, lớp.
a) Dạy vần om
HS ghép vần om, phân tích om. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng xóm, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh làng xóm, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết om, làng xóm.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
c) Vần am giới thiệu tương tự
So sánh om và am?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Con chim non”.
GV mời HS đọc bài tiết 1, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh và ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Sò, bò, cò”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 60.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Nói lời cảm ơn”.
Hướng dẫn HS đối đáp theo nội dung chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài. 
Nhận xét chung.
----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng trừ trong phạm vi 9.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập toán.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động 
Trò chơi “Xây nhà”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Hai HS đọc bảng trừ trong phạm vi 9.
Bảng con:
Nhận xét.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Tính
HS làm miệng.
GV chú ý: Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.
Bài 2: Tính
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Bài 3: Tính
GV tổ chức thi đua làm bài 3 ( cột 1 và 3 ) giữa 2 dãy A và B.
Nhận xét.
Bài 5: Hình bên có mấy hình vuông?
HS làm vào vở.
GV chấm một số bài.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV treo tranh bài 4, đại diện 2 dãy lên bảng thi đua viết phép tính thích hợp.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------
ĐẠO ĐỨC
Bài: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Như tiết 1.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số câu hỏi.
HS: Vở bài tập đạo đức.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Hát múa “Tập thể dục”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Vì sao em phải đi học đều và đúng giờ?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Sắm vai
GV chia lớp thành 4 nhóm đóng vai bài tập 4.
Từng nhóm đóng vai trước lớp.
GV: Đi học đều có lợi ích gì?
Chốt: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ.
Thư giãn: Trò chơi “Con thỏ”.
Hoạt động 4: Thảo luận
GV treo tranh bài tập 5 để HS quan sát.
Trời mưa các bạn vẫn làm gì?
Em cần làm gì để đi học đều và đúng giờ?
Em chỉ nghỉ học khi nào?
Nếu nghỉ học em cần phải làm gì?
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
GV treo một số tranh, HS lên bảng phân biệt hành động đúng-sai.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
----------------------------------
Thứ ba ngày 12 tháng 12 năm 2006.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài: LỚP HỌC
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết lớp học là nơi em đến học hàng ngày.
Nói về các thành viên của lớp học và các đồ dùng trong lớp học.
Nói được tên lớp, cô giáo chủ nhiệm và một số bạn cùng lớp.
Kính trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè, yêu quí lớp học.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số bìa để ghi tên các đồ dùng trong lớp.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Đèn hiệu”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Em hãy kể tên một số vật gây cháy bỏng?
Nhận xét.
Hoạt động 3: Quan sát
GV chia lớp thành các nhóm nhỏ ( 1 bàn / nhóm ). HS quan sát tranh trang 32, 33 và thảo luận:
+ Trong lớp học có những ai và có những gì?
+ Lớp học của em giống lớp học nào trong hình?
+ Em thích lớp học nào trong hình? Vì sao?
+ Em hãy nói tên cô giáo và tên một số bạn trong lớp?
+ Trong lớp em thường chơi với ai?
+ Trong lớp có những đồ vật gì? Chúng dùng để làm gì?
GV chốt: Lớp học có thầy cô giáo và các bạn HS. Ngoài ra còn có bảng, tủ, bàn ghế.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Trường của em tên gì? Em học lớp một mấy?
Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”
Về nhà học bài và thực hiện những điều đã học.
Nhận xét chung.
---------------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ăm - âm
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ăm, âm, nuôi tằm, hái nấm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Thứ, ngày, tháng, năm.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa
HS: Bộ ghép chữ
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Dài ngắn”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
Viết các tiếng, từ có mang vần om và am?
HS đọc bảng tay, đọc bài sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV ghi hai vần ăm - âm – GV, HS, lớp.
GV ghi ăm, phân tích ăm. 
So sánh ăm và om. Đánh vần, đọc trơn.
HS ghép tiếng tằm, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh nuôi tằm, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
a) Luyện viết:
GV viết mẫu ăm, nuôi tằm, nêu cấu tạo. HS tô bóng, viết bảng con.
b) Dạy vần âm:
Tương tự vần ăm.
So sánh ăm và âm?
HS đọc bài.
* Thư giãn: Hát “Đàn gà con”.
c) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS tìm tiếng có vần vừa học.
Đọc tiếng, từ ứng dụng.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát “Lí cây xanh”.
GV gọi HS đọc bài trên bảng, đọc sgk.
GV giới thiệu tranh: Đàn dê đang làm gì? Chúng gặm cỏ ở đâu?
GV ghi câu ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. HS – lớp.
Hoạt động 2: Luyện viết
HS tập viết bài 61.
GV theo dõi, chấm bài.
Thư giãn: Trò chơi “Dài ngắn”
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề “Thứ, ngày, tháng, năm”.
HS luyện nói theo cặp.
Luyện nói theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
--------------------------------------
TOÁN
Bài: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 10
I. Mục tiêu:
Giúp hs thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 10.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 10.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số vật có số lượng là 10.
HS: Bộ đồ dùng.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Cao, thấp”.
Hoạt động 2: Kiểm tra
4 HS đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 9.
Bảng con:
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV đính 9 hình tam giác: Cô đính mấy hình?
Cô đính thêm mấy hình? ( 1 )
Cô có tất cả mấy hình? ( 10 )
Lập được phép tính nào?
HS lập phép tính vào bảng cài.
GV ghi bảng: 9 + 1 = 10 – HS đọc.
Vậy: 1 + 9 = ? – GV ghi bảng, HS đọc.
Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả của phép tính như thế nào?
Các phép tính khác giới thiệu tương tự.
HS đọc bảng cộng, GV xóa dần.
Hoạt động 4: Luyện tập
Bài 1: Tính
Bài a: HS làm vào bảng con, bảng lớp.
Bài b: HS làm vào vở ( cột 1, 2, 3).
GV chấm một số bài.
Bài 2: Số?
HS làm vào vở bài tập toán.
Bài 3: Viết phép tính thích hợp
GV treo tranh bài 3, HS thi đua viết phép tính vào bảng con.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
HS đọc lại ghi nhớ.
Dặn dò về nhà học thuộc bảng cộng.
Nhận xét chung.
Thứ tư ngày 13 tháng 12 năm 2006.
THỂ DỤC
Bài: RÈN TƯ THẾ CƠ BẢN – TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu:
Tiếp tục ôn một số động tác cơ bản.
Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức.
II. Chuẩn bị:
Sân tập.
III. Những hoạt động lên lớp:
NỘI DUNG
1. Phần mở đầu:
Tập hợp lớp, phổ biến nội dung bài học.
Đứng vỗ tay hát.
Giậm chân tại chỗ, hít thở sâu.
Trò chơi “Diệt các con vật có hại”.
2. Phần cơ bản:
Ôn phối hợp:
+ Nhịp 1: Chân trái ra sau, hai tay thẳng hướng.
+ Nhịp 2: Tư thế cơ bản.
+ Nhịp 3: Chân phải ra sau, hai tay lên cao chếch chữ V.
+ Nhịp 4: Tư thế cơ bản.
Ôn phối hợp:
+ Nhịp 1: Chân trái sang ngang, hai tay chống hông.
+ Nhịp 2: Hai tay chống hông.
+ Nhịp 3: Đổi chân, hai tay chống hông.
+ Nhịp 4: Tư thế cơ bản.
Trò chơi: Chạy tiếp sức.
3. Phần kết thúc:
Đi thường theo nhịp.
Hệ thống bài.
Nhận xét chung.
THỜI GIAN
2 phút
2 phút
2 phút
2 lần x 4 nhịp
2 lần x 4 nhịp
2 phút
2 phút
PHƯƠNG PHÁP
x x
U
x x
x x
x x
x x
U
x x
x x
x x
---------------------------------
TIẾNG VIỆT
Bài: HỌC VẦN ôm – ơm
I. Mục tiêu:
Học sinh đọc và viết được ôm, ơm, con tôm, đống rơm và câu ứng dụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Bữa cơm.
II. Chuẩn bị:
GV: Tranh minh họa.
HS: Bộ ghép chữ.
III. Những hoạt động lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động
Trò chơi “Chuyền nón”
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Viết các tiếng, từ có vần ăm, âm?
Đọc bảng tay, đọc sgk.
Nhận xét.
Hoạt động 3: Bài mới
GV giới thiệu ôm - ơm – HS, lớp.
a) Dạy vần ôm
So sánh ôm và ăm?
HS ghép vần ôm, phân tích ôm. Đánh vần, đọc.
HS ghép tiếng tôm, phân tích tiếng. Đánh vần, đọc.
Giới thiệu tranh vẽ con tôm, giảng tranh à ghi từ
HS đọc bài.
b) Luyện viết:
GV hướng dẫn HS viết ôm, con tôm.
HS đồ bóng, viết bảng con.
* Thư giãn: Trò chơi “Trời mưa”.
c) Vần ơm giới thiệu tương tự
So sánh ôm và ơm?
HS đọc bài.
d) Luyện đọc:
GV ghi từ, HS nhẩm, tìm tiếng có vần vừa học và gạch chân.
Đọc tiếng, từ.
Hoạt động 4: Củng cố
GV gọi HS đọc bài trên bảng.
Nhận xét, chuyển tiết.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Khởi động: Hát múa “Một con vịt”.
GV mời HS đọc bài tiết 1.
GV giới thiệu tranh: Các bạn đang đi đâu? Tại sao các bạn lại mặc quần áo như vậy?
GV ghi bài thơ ứng dụng.
HS tìm tiếng có vần vừa học, gạch chân tiếng.
Đọc tiếng, từ, cụm từ, câu.
Đọc bài sgk. 
Thư giãn: Trò chơi “Cao thấp”.
Hoạt động 2: Luyện viết
GV hướng dẫn HS tập viết bài 62.
HS viết vở tập viết.
GV theo dõi, chấm bài.
Hoạt động 3: Luyện nói
HS nêu tên chủ đề luyện nói “Bữa cơm”.
Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi.
Thảo luận theo tên chủ đề.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Tìm tiếng có vần vừa học?
Đọc bài sgk.
Dặn dò về nhà học bài.
Nhận xét chung.
-----------------------------------
TOÁN
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng trong phạm vi 10, viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
II. Chuẩn bị:
GV: Bài tập.
HS: Vở bài tập.
III. Những hoạt động trên lớp:
Hoạt động 1: Khở

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 14-15.doc