Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường Tiểu học Đức Yên

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS đọc được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca; các từ và câu ứng dụng trong bài.

-Viết được: ôn, ơn, con chồn, sơn ca;

- Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bộ thực hành

- Tranh minh hoạ ở SGK

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ1. Kiểm tra bài cũ

- Học sinh cả lớp viết bảng con: ao bèo, cá sấu.

- Gọi 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa

- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.

HĐ 2. bài mới

 

doc 19 trang Người đăng honganh Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12 - Nguyễn Thị Minh Nguyệt - Trường Tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: ôn, con chồn, ơn, sơn ca
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Mai sau khôn lớn
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	Bức tranh vẽ gì? 
	 Sau này lớn lên em thích làm gì?
	 Vì sao em thích nghề đó?
	Bố mẹ em làm nghề gì?
	Muốn trở thành người như em muốn, bây giờ em phải làm gì?
HĐ 3. Củng cố, dặn dò 
	 - Dặn học sinh về nhà tập viết và đọc bài lại bài.
Toán
Tiết 45: Luyện tập chung
I. yêu cầu cần đạt
-Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS cả lớp : Bài1, 2 (cột 1), 3 (cột 1, 2), 4.
- HS khá giỏi làm làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
Bộ đồ dùng dạy học toán 1
Que tính
 III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 - 4 HS lên bảng làm . Học sinh cả lớp làm vào vở nháp
	4 – 2 = 	 2 + 1 =
	3 + 0 = 	 3 – 3 =
	- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 2: Dạy bài mới 
GV Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính
	 - Tiếp sức nhau lên làm vào bảng.
	- Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài
	4 + 0 = 4	5 – 3 = 2	5 + 0 = 5	3 – 3 = 0	2 – 2 = 0
	1 + 4 = 5	5 – 2 = 3	4 – 2 = 2	4 – 0 = 4	3 – 1 = 2
Bài 2: Tính
	- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
	- Học sinh làm vào vở bài tập 
	- Gọi học sinh đọc kết quả, học sinh khác nhận xét
	- Học sinh đổi vở kiểm tra
	2 + 1 + 1 = 4	3 + 2 + 0 = 5	4 – 2 – 1 = 1
	5 – 2 – 2 = 1	4 – 0 – 2 = 2	5 – 3 – 2 = 0
	- Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Điền số
	- Học sinh nêu cách làm – Giáo viên hướng dẫn thêm
	- 2 học sinh làm vào bảng phụ. Còn lại làm vào vở bài tập
	- Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Viết phép tính thích hợp
	- Học sinh nêu bài toán – Giáo viên nhận xét
	- Học sinh nêu phép tính, học sinh khác nhận xét
Bài 5: Số? 
- Học sinh nêu bài toán – Giáo viên bổ sung
- Giáo viên hướng dẫn: 5 – 0 bằng mấy?- học sinh 5 – 0 = 5
5 bằng mấy cộng mấy? 4 + 1, 1 + 4, 2 + 3, 3 + 2, 5 + 0
- Học sinh làm vào vở bài tập
- Gọi học sinh đọc kết quả. HS nhận xét.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
Thứ 3 ngày 23 tháng 11 năm 2010
 ( cô Giang dạy)
Thứ 4 ngày 24 tháng 11 năm 2010
Học vần
Tiết 115 - 116: in – un
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc được: in, un, đèn pin, con giun các từ và câu ứng dụng trong bài.
- Viết được: in, un, đèn pin, con giun 
 - Luyên nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi 
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ SGK
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh cả lớp viết bảng con khen ngợi, nền nhà 
- 2 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
HĐ2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: in - un
b, Dạy vần 
in
* Nhận diện vần
	- Giáo viên hỏi vần in được cấu tạo bởi mấy âm, là những âm nào?
- Học sinh so sánha in và en
	- Học sinh trả lời và ghép vần in vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: in
	- Học sinh đánh vần:i-nờ-in; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Giáo viên giới thiệu tiếng mới: pin
- Học sinh phân tích tiếng pin
- Yêu cầu học sinh cài tiếng pin
	- Học sinh đánh vần: pờ-in-pin. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá đèn pin – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	i-nờ-in
	pờ-in-pin
	đèn pin
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
un
Quy trình tương tự
	- So sánh un và in
	Giống nhau: kết thúc bằng âm n
	Khác nhau: un bắt đầu bằng âm u, in bắt đầu bằng i
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	nhà in	mưa phùn
	xin lỗi	vun xới
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu in, đèn pin, un con giun
 vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
 - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
* Luyện đọc 
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ đoạn thơ ứng dụng
	ủn à ủn ỉn
	Chín chú lợn con
	Ăn đã no tròn
	Cả đàn đi ngủ
	- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: in, đèn pin, un, con giun
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Nói lời xin lỗi
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	 Bức tranh vẽ gì? 
	Em có biết vì sao bạn nhỏ trong tranh lại buồn như vậy không?
	Khi làm bạn ngã em có nên xin lỗi bạn không?
	Khi không học thuộc bài em có nên xin lỗi cô không?
	Em đã từng nói xin lỗi cô, xin lỗi bạn chưa?
3. Củng cố, dặn dò
	- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học yêu cầu HS về đọc bài. 
Toán
Tiết 46: Phép cộng trong phạm vi 6
I. yêu cầu cần đạt
- Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6; biết viết làm phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Bài tập cần làm: bài1, 2 (cột 1, 2, 3), 3 (cột 1, 2), 4.
- HS khá giỏi hòan thành tất cả các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng dạy học toán 
	- 6 bông hoa, 6 hình tròn, 6 hình vuông 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : GV kiểm tra VBT của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6 
a, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 5 + 1 = 6 và 1 + 5 = 6
	- Giáo viên dán bảng phụ vẽ như sách giáo khoa trang 65
	- Học sinh quan sát bảng phụ và nêu bài toán
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số bông hoa cả hai nhóm rồi nêu câu trả lời: 5 bông hoa và một bông hoa là sáu bông hoa 
	- Giáo viên gợi ý học sinh nêu: năm và một là sáu
	- Giáo viên viết 5 + 1 = 6
	- Học sinh quan sát và nhận xét: năm bông hoa và một bông hoa cũng như một bông hoa và năm bông hoa. 
	- Do vậy 5 + 1 = 1 + 5
	- Giáo viên viết 1 + 5 = 6
	- Học sinh đọc 1 + 5 = 6 5 + 1 = 6
b, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 4 + 2 = 6 ; 2 + 4 = 6 ; 3 + 3 = 6
 Hướng dẩn như trên.
c, Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 6
Hoạt động 3: luyện tập thực hành 
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính (cột dọc)
	- Lưu ý học sinh viết thẳng cột dọc
	- Học sinh làm vào vở bài tập, 4 học sinh lên bảng làm
	- Giáo viên, học sinh chữa bài. Đổi vở kiểm tra
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Tính
	- Học sinh làm bài, 4 học sinh lần lượt làm vào bảng phụ
	- Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài
	5 + 1 = 6	4 + 2 = 6	3 + 3 = 6	6 + 0 = 6
	1 + 5 = 6	2 + 4 = 6	2 + 2 = 4	0 + 6 = 6
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: 5 + 1 = 1 + 5
	 4 + 2 = 2 + 4
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính
	- Học sinh nêu cách làm – làm vào vở bài tập
	- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn.
	- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp
	- Học sinh làm việc theo nhóm 2 và nêu bài toán – phép tính
	- Giáo viên gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả
	- Học sinh làm vào vở bài tập
	- Giáo viên chữa bài
	4 + 2 = 6	3 + 3 = 6
Bài 5: Giáo viên nêu yêu cầu: Vẽ thêm số chấm tròn thích hợp
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài
	- 2 học sinh làm vào bảng lớp, còn lại làm vào vở
	- Học sinh nhận xét - đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò
	- Trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng” – học sinh thi nhau nhớ bảng cộng trong phạm vi 6.
	- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
	Tự nhiên - Xã hội
	Tiết 12: Nhà ở
I. yêu cầu cần đạt
	Giúp học sinh biết các kiến thức về:
- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
- HS khá giỏi nhận biết được nhà ở và các đồ dùng trong gia đình phổ biến ở vùng nông thôn, thành thị, miền núi.
II. Đồ dùng dạy học
Tranh, ảnh về nhà ở 
Bút màu
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Khám phá : 
Nhà em ở vùng nào ?( nông thôn hay thành phố)
HS QS tranh : Vậy trong bức tranh này thì vẽ ngôi nhà ở đâu ?
 Giới thiệu bài mới 
Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét 
Mục tiêu: Học sinh biết được các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau.
Cách tiến hành: 
	- Giáo viên nêu yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận nhóm đôi: Ngôi nhà này ở đâu? Bạn thích ngôi nhà nào, tại sao?
	- Học sinh làm việc theo nhóm 2
	- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
	- Giáo viên giải thích cho học sinh về các dạng nhà: nhà ở nông thôn, nhà tập thể ở thành phố, các dãy phố, nhà sàn ở miền núi 
	Nếu không có nhà mọi người ở đâu?
Giáo viên kết luận
Hoạt động 3: Quan sát và thảo luận nhóm
Mục tiêu: Học sinh kể được các đồ dùng phổ biến trong nhà.
Cách tiến hành:
	- Giáo viên phân nhóm, mỗi nhóm 4 học sinh và giao nhiệm vụ:
	Mỗi nhóm quan sát một hình trong trang 27 và nói tên đồ dùng được vẽ trong hình.
	- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ thêm
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. Yêu cầu học sinh kể thêm vài đồ dùng mà trong hình không có.
	- Giáo viên kết luận: Mỗi gia đình đều có những đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Hoạt động 4: Vẽ tranh 
Mục tiêu: Học sinh biết vẽ ngôi nhà mình và giới thiệu cho các bạn trong lớp 
Cách tiến hành: Học sinh vẽ tranh
	- Học sinh vẽ ngôi nhà mình
	- Học sinh giới thiệu với bạn bên cạnh về ngôi nhà của mình
	- Gọi 2 học sinh giới thiệu ngôi nhà mình cho cả lớp
	Nhà em rộng hay hẹp?
	Nhà em có sân vườn không?
	Nhà em ở xóm mấy, nhà xây hay nhà gỗ?
Giáo viên kết luận: 
 HĐ5: Củng cố, dặn dò 
	- Giáo viên và học sinh hệ thống lại bài
Giáo viên nêu lại kết luận: Mỗi người đều có mơ ước có nhà tốt và đầy đủ những đò dùng sinh hoạt cần thiết. Nhà ở của mỗi bạn khác nhau. Mỗi bạn cần nhớ địa chỉ nhà ở của mình. Phải yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hàng ngày với những người ruột thịt yêu.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
Thứ 5 ngày 25 tháng 11 năm 2010
Học vần
	Tiết 117 - 118: iên – yên
I. yêu cầu cần đạt
Sau bài học giúp học sinh:
- HS đọc được: iên, yên, đèn điện, con yến các từ và câu ứng dụng trong bài.
- Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến
- Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề: Biển cả. 
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ SGK
- Bộ thực hành
III. Hoạt động dạy - học
HĐ1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết bảng con : con giun, xin lỗi
- 3 học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: iên – yên
b, Dạy vần 
iên
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần iên (gồm iê và n)
- Học sinh so sánh iên và ên
	- Học sinh trả lời và ghép vần iên vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: iên
	- Học sinh đánh vần:i-ê-nờ-iên; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh tìm âm đ và dấu nặng để ghép tiếng điện
- Học sinh phân tích tiếng điện: âm đ đứng trước, vần iên đứng sau, dấu nặng dưới âm e.
- Học sinh đánh vần: đờ-iên-điên-nặng-điện. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoá đèn điện – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	i-ê-nờ-iên
	đờ-iên-điên-nặng-điện
	đèn điện
yên
Quy trình tương tự
	- Vần yên gồm: y, ê và n
- So sánh yên và iên
- Đánh vần và đọc trơn
	y-ê-nờ-yên
	yên-sắc-yến
	con yến
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	cá biển	yên ngựa
	viên phấn	yên vui
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu iên, đèn điện, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
 - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
Tiết 2
* Luyện đọc 
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng
	- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: iên, yên, đèn điện, con yến
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- HS làm BT vào VBT
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
* Luyện nói 
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: Biển cá
- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	 Bức tranh vẽ gì? 
	Em có biết gì về biển?
	 Trên bãi biển thường có những gì?
	Nước biển mặn hay ngọt? Người ta dùng nước biển để làm gì?
	Em có thích biển không? Em đã được đi biển lần nào chưa, hãy kể cho các bạn nghe.
3. Củng cố, dặn dò
	- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học yêu cầu HS về đọc bài. 
 	Toán
Tiết 46: Phép trừ trong phạm vi 6
I. yêu cầu cần đạt
	Giúp học sinh:
- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6, biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- HS cả lớp làm bài tập : 1, 2, 3 (cột 1, 2), 4.
-HS khá giỏi làm thêm các BT còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bộ đồ dùng dạy học toán 1
	-6 bông hoa, 6 hình tròn, 6 hình vuông 
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài củ : GV kiểm tra VBT của HS.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6
a, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức 6 – 1 = 5 và 6 – 5 = 1
	- Giáo viên dán bảng phụ vẽ như sách giáo khoa trang 66
	- Học sinh quan sát bảng phụ và nêu bài toán
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm số hình vuông cả hai nhóm rồi nêu câu trả lời: 6 hình vuông bớt một hình vuông còn năm hình vuông 
	- Giáo viên gợi ý học sinh nêu: sáu bớt một còn năm
	- Giáo viên viết 6 – 1 = 5, học sinh đọc.
	- Học sinh quan sát, nhận xét: 6 – 5 = 1
	- Học sinh đọc lại 2 công thức: 6 – 1 = 5 ; 6 – 5 = 1
b, Hướng dẫn học sinh thành lập công thức: 6 – 2 = 4; 6 – 4 = 2 ; 6- 3 = 3
làm tương tự như trên.
c, Hướng dẫn học sinh ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 6
Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu: Tính (cột dọc)
	- Lưu ý học sinh viết thẳng cột dọc
	- Học sinh làm vào vở bài tập, 2 học sinh lên bảng làm
	- Giáo viên, học sinh chữa bài. Đổi vở kiểm tra
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
	- Học sinh tiếp sức nêu.
	- Học sinh nhận xét, giáo viên chữa bài
	5 + 1 = 6	4 + 2 = 6	3 + 3 = 6	
	1 + 5 = 6	2 + 4 = 6	2 + 2 = 4	
	6 – 5 = 1	6 – 2 = 4	6 – 3 = 3
	6 – 1 = 5	6 – 4 = 2	6 – 3 = 3
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng cột, củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu bài tập: Tính
	- Học sinh nêu cách làm – làm vào vở bài tập
	- Gọi học sinh nối tiếp đọc kết quả, học sinh khác lắng nghe và nhận xét bài làm của bạn.
	- Giáo viên nhận xét.
Bài 4: Học sinh nêu yêu cầu: Viết phép tính thích hợp
	- Học sinh làm và nêu bài toán – phép tính
	- 2 học sinh làm vào bảng phụ
	- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét.
Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu: Điền dấu >, <, =
	- Học sinh nêu cách làm bài
	- 3 học sinh làm vào bảng lớp, còn lại làm vào vở
	- Học sinh nhận xét - đổi vở kiểm tra bài làm của bạn.
	6 – 5 < 6	6 – 1 = 4 + 1
	6 – 4 > 1	5 – 3 < 5 – 2
	5 – 2 = 3	6 – 3 < 6 - 2
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò 
- Trò chơi “ Ai nhanh, Ai đúng” – học sinh thi nhau nhớ bảng trừ trong phạm vi 6.
	- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
Đạo đức
Nghiêm trang khi chào cờ
 I. yêu cầu cần đạt
 Giúp HS hiểu
- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của tổ quốc Việt Nam.
 -Nêu được : Khi chào cờ cần bỏ mũ nón, đứng nghiêm, mắt nhìn Quốc kì.
- Thực hiện nghiêm trang khi chào cờ đầu tuần.
- Tôn kính Quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
- Biết nghiêm trang khi chào cờ là thể hiện lòng tôn kính quốc kì và yêu quý tổ quốc Việt Nam.
II- Phương tiện dạy- học:
- Lá cờ tổ quốc.
III- Hoạt động dạy - học:
 A- Bài mới:
HĐ1 : Giới thiệu bài:
HĐ2: Quan sát tranh bài tập 1
+ Các bạn đang làm gì?
+ Các bạn này là người nước nào? Vì sao em biết?
Kết luận : Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản, trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam.
HĐ3:HS quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại.
1. Gv chia HS thành các nhóm nhỏ Yêu cầu HS quan sát tranh cho biết những người trong tranh đang làm gì?
2. HS quan sát tranh theo nhóm
3.Đàm thoại theo các câu hỏi:
+ Những người trong tranh đang làm gì?
Tư thế của họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ?
+ Vì sao họ lại sung sớng khi nâng lá cờ Tổ quốc?
4. GV kết luận: - Quốc kì tượng trng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ.
- Khi chào cờ cần phải:
+ Bỏ mũ, nón.
+ Sửa sang lại đầu tóc, quần áo chỉnh tề.
+ Đứng nghiêm.
+ Mắt hướng nhìn quốc kì
- Phải ngjhiêm trang klhi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với tổ quốc Việt Nam.
HĐ4: HS làm bài tập 3
HS làm theo nhóm.
HS trình bỳ ý kiến.
GV kết luận:Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng.
Liên hệ thực tế:
Phải thực hiện tốt như bài học.
Nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 26 tháng 11 năm 2010
Học vần
	tiết 119 – 120: uôn – ươn
I. yêu cầu cần đạt
- HS đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai các từ và câu ứng dụng trong bài.
- Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai 
- Luyên nói 2- 4 câu theo chủ đề : Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
II. Đồ dùng dạy học
- Bộ thực hành
- Tranh minh hoạ
III. Hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Học sinh viết bảng con: cá biển, viên phấn, yên ngựa.
 - 3học sinh đọc bài trong sách giáo khoa
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy – học bài mới 
Tiết 1
a, Giới thiệu bài
	Giáo viên giới thiệu bài và ghi bảng: uôn – ươn
b, Dạy vần 
uôn
* Nhận diện vần
	- Yêu cầu học sinh phân tích vần uôn (gồm uô và n)
- Học sinh so sánh uôn và iên
	- Học sinh trả lời và ghép vần uôn vào bảng cài
* Đánh vần
	- Giáo viên phát âm mẫu: uôn
	- Học sinh đánh vần: u-ô-nờ-uôn; cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên kết hợp chỉnh sửa cho học sinh
* Tiếng và từ khoá
	- Học sinh tìm âm ch và dấu huyền để ghép tiếng chuồn
- Học sinh phân tích tiếng chuồn: âm ch đứng trước, vần uôn đứng sau, dấu huyền trên đầu âm ô.
- Học sinh đánh vần: chờ-uôn-chuôn-huyền-chuồn. Giáo viên chỉnh sửa
	- Giáo viên giới thiệu từ khoộnhuồn chuồn – qua tranh minh hoạ
	- Học sinh đánh vần, đọc trơn (cá nhân, nhóm, lớp)	
	u-ô-nờ-uôn
	chờ-uôn-chuôn-huyền-chuồn
	chuồn chuồn
	- Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
ươn
Quy trình tương tự
	- Vần ươn gồm: ươ và n
- So sánh ươn và uôn
- Đánh vần và đọc trơn
	ư-ơ-nờ-ươn
	vờ-ươn-vươn
	vươn vai
* Đọc từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên gọi 3 học sinh đọc từ ngữ ứng dụng.
	- Yêu cầu học sinh đọc tiếng ứng dụng theo cá nhân, nhóm, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm trong quá trình học sinh đọc.
	- Học sinh tìm tiếng chứa vần vừa học
	- Giáo viên giải thích một số từ ngữ ứng dụng
	- Giáo viên đọc mẫu
	- Học sinh đọc trơn từ ngữ ứng dụng.
* Hướng dẫn viết
- Giáo viên viết mẫu uôn, chuồn chuồn, vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết. 
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. Giáo viên bao quát và giúp đỡ các em trong quá trình viết
	- Học sinh giơ bảng con, giáo viên nhận xét, tuyên dương những học sinh viết đúng, đẹp.
Tiết 2
c, Luyện đọc 
* Luyện đọc
	- Yêu cầu học sinh đọc lại các vần, tiếng, từ ngữ đã đọc ở tiết 1
	- Học sinh đọc theo hình thức nhóm, cá nhân, lớp. Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh
Đọc câu ứng dụng
- Gọi học sinh nhận xét về tranh minh hoạ câu ứng dụng
	Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.
	- Yêu cầu học sinh đọc câu ứng dụng theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp – Giáo viên kết hợp chỉnh sửa phát âm cho học sinh. Học sinh tìm tiếng chứa âm vừa học.
	- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng
- Gọi 2, 3 học sinh đọc câu ứng dụng – Giáo viên nhận xét
* Luyện viết 
	- Học sinh đọc các vần, từ cần viết: uôn, chuồn chuồn, ươn, vươn vai
	- Học sinh viết vào vở tập viết
	- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình viết.
 -HS làm BT vào vở BT.
* Luyện nói
	- Gọi học sinh đọc tên bài luyện nói: 
	- Giáo viên gợi các câu hỏi như:
	 Bức tranh vẽ những con gì? 
	 Nêu tên những loại chuồn chuồn em biết?
	Châu chấu, cào cào, chuồn chuồn sống ở đâu, nó có đặc điểm gì giống nhau?
	 Vào mùa nào thì nhiều châu chấu, cào cào?
	 Em có nên ra bắt chuồn chuồn, châu chấu, cào cào giữa trưa nắng không? Vì sao?
3. Củng cố, dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1tuan12.doc