Giáo án Lớp 1 - Tuần 12

A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :

 - Đọc được : ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ôn,ơn,con chồn,sơn ca

 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.

B. Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh: con chồn, sơn ca, các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con

- HS: Bộ ĐDHT, bảng con

C. Các hoạt động dạy học:

1. Kiểm tra bài 45: ân, ăn

- HS đọc + viết: ân-cái cân, ăn-con trăn, bạn thân-gần gũi, khăn rằn-dặn dò

 - 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/93

2.Bài mới:

a. Dạy vần mới:

* Vần ôn:

- Vần“ôn”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT

- HS phân tích vần “ôn”

- HS ghép “ôn” - GV nhận xét,sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.

- HS ghép “chồn”- GV nhận xét,sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn

- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “con chồn” - Hs đọc trơn từ mới

- HS đọc tổng hợp

* Vần “ơn” (tương tự)

* So sánh 2 vần: ôn-ơn

 

doc 10 trang Người đăng honganh Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 01 tháng 11năm 2010
	 Môn: Học vần	
	Tiêt 111+112: Bài 46: ôn-ơn	(SGK / 94,95)	
	 	 TGDK:70/
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
 - Đọc được : ôn, ơn, con chồn, sơn ca; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ôn,ơn,con chồn,sơn ca
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Mai sau khôn lớn.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh: con chồn, sơn ca, các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 45: ân, ăn
- HS đọc + viết: ân-cái cân, ăn-con trăn, bạn thân-gần gũi, khăn rằn-dặn dò
 - 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/93
2.Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần ôn:
- Vần“ôn”:GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “ôn”
- HS ghép “ôn” - GV nhận xét,sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “chồn”- GV nhận xét,sửa sa i- GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “con chồn” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần “ơn” (tương tự)
* So sánh 2 vần: ôn-ơn
b.Thư giãn
c. Đọc từ ứng dụng	.
- Giáo viên đính từ: ôn bài, khôn lớn, cơn mưa, mơn mỡn.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần ôn, ơn.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ “khôn lớn”
d. Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: ôn, ơn ,con chồn, sơn ca
 TIẾT 2
đ. Luyện đọc: Đọc lại tiết 1 
e. Đọc câu ứng dụng
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ?
- Cả nhà đang làm gì ? Ở đâu ?
- Thời gian trong tranh là vào lúc nào ?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu
g. Đọc SGK
- Học sinh nhìn SGK đọc toàn bài
h.Thư giãn
i.Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k.Luyện nói: Mai sau khôn lớn.
- Trong tranh vẽ gì ? 
- Mai sau lớn lên em thích làm gì ?
- Bố mẹ đang làm gì ? Em có thích nghề đó không ?
3. Củng cố - dặn dò:
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới.
D. Bổ sung: .
	Tiết 12:	Môn: Đạo đức	
	 Bài: Nghiêm trang khi chào cờ	 
 TGDK:35 phút
A. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
- Biết được tên nước, nhận biết được Quốc kì, Quốc ca của tổ quốc Việt Nam.
- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bỏ mũ nón, đứng nghiêm mắt nhìn quốc kì.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Lá cờ tổ quốc Việt Nam,
- HS: Vở bài tập đạo đức	
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
- Quan sát tranh bài tập 1. Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết ?
- Kết luận: Các bạn nhỏ đến từ các đất nước khác nhau, mỗi người ai cũng có một quốc tịch, quốc tịch của chúng ta là Việt Nam, chúng ta là người Việt Nam.
- GVYC HS lên tự giới thiệu về tên đất nước, về quốc tịch của mình.
	* Thư giãn.
* Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
+ Những người trong tranh đang làm gì ?
+ Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào ?
+ Vì sao họ đứng nghiêm trong khi chào cờ ?
+ Vì sao, họ lại sung sướng cùng nhau khi nâng lá cờ Tổ quốc ?
àGV chốt ý - GDHS sự tự hào dân tộc khi nâng trên tay lá cờ tổ quốc và thể hiện tư thế nghiêm trang khi chào cờ à GD ND tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh : Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện lòng tôn kính quốc kì, lòng yuê quê hương, đất nước. Bác Hồ là một tấm gương lớn về lòng yêu nước, yêu tổ quốc à GD cho các em lòng yêu tổ quốc. 
* Hoạt động 3: Trình bày ý kiến (BT3)
- HS trình bày tư thế đứng đúng khi tham gia các buổi lễ chào cờ.
- GV + HS nhận xét-kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang, không quay ngang, quay ngửa, không nói chuyện riêng.
* NX-DD:.
D. Bổ sung : ..
	Thứ ba, ngày 02 tháng 11 năm 2010
 Tiết 113+114: Môn: Học vần
 	Bài 47: 	en- ên	 (SGK/96,97)
 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
 - Đọc được: en, ên, lá sen, con nhện; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: en, ên, lá sen, con nhện.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Lá sen,áo len(thật), tranh: con nhện , các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 46:ôn,ơn.
- HS đọc + viết: ôn-con chồn, ơn-sơn ca, ôn bài-khôn lớn, cơn mưa-mơn mởn.
 - 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/95
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần en:
- Vần“en”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “en”
- HS ghép “en” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “sen” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “lá sen” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần “ên” (tương tự)
* So sánh 2 vần: en - ên
	b.Thư giãn.	
c. Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: áo len, khen ngợi, mũi tên, nền nhà.
- Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần en, ên.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: áo len
d. Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: en, ên, sen, nhện.
TIẾT 2
đ. Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Dế Mèn đang ở đâu ? Còn Sên thì ở đâu ?
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc câu, đọc 2 câu
g. Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói : Chủ đề: Bên phải, bên trên, bên dưới.
 (?) Tranh vẽ gì. Bên phải của em là bạn nào ? Bên trái của em là bạn nào? Khi xếp hàng bạn nào đứng trước, đứng sau em ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D.Bổ sung: .
 Tiết 45: Môn: Toán	
 Bài:	Luyện tập chung	SGK/	64
 TGDK: 35 phút	
A. Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Thực hiện được phép cộng , phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ với số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1,bài 2 (cột 1),bài 3 (cột 1,2),bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, bông hoa số
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài:
- 3 HS làm bài tập: 
5 + 2 – 4 = 	2 + 2 5 – 2	5 – 4  4 – 2
2 + 3 – 2 = 	3 + 1 2 + 0	5 – 2  3 - 1 
- GV nhận xét - ghi điểm
2. Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ với số 0
- Học sinh làm bài - Đọc kết quả. HS đổi vở kiểm tra.
Bài 2 (cột 1): Thực hiện dãy tính
- Học sinh làm bài – 3 HS làm bảng con. Nhận xét, sửa bài.
*Thư giãn:
Bài 3 (cột 1,2): Vận dụng được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0; phép trừ với số 0 để điền số thích hợp vào ô trống. 
- Học sinh làm bài . 2 đội 2 HS chọn số đính vào ô trống, nhận xét, tuyên dương.
Bài 4: Viết phép tính thích hợp dựa vào mô hình
- Giáo viên chuẩn bị các mô hình chia đội cho học sinh tham gia viết trực tiếp trên bảng
3. Hoạt động 3: Củng cố
- HS tự viết phép tính, đổi bảng cho bạn tính, kiểm tra, tuyên dương theo nhóm.
* NX –DD :
D.Bổ sung : ..
 Thứ tư, ngày 03 tháng 11 năm 2010
Tiết 115+116: Môn: Học vần	
 Bài 48: in - un 	 (SGK/98,99)	 TGDK: 70 phút
A. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
 - Đọc được: in, un, con giun, đèn pin; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: in, un, con giun, đèn pin.
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Nói lời xin lỗi
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV : Cái đèn pin, các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 47: en – ên
- HS đọc + viết: en, ên, lá sen, con nhện, áo len, khen ngợi, mũi tên
 - 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/97.
2. Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần in:
- Vần“in”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “in”
- HS ghép “in”- GV nhận xét,sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “pin” - GV nhận xét,sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “đèn pin” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần “un” (tương tự)
* So sánh 2 vần: in - un
	b.Thư giãn.	
c. Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: nhà in, xin lỗi, mưa phùn, vun xới
 - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần in, un.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ : xin lỗi
d. Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: in, un, đèn pin, con giun
TIẾT 2
đ. Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Có mấy chú Lợn con, chúng đang làm gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, đọc cả đoạn.
g. Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói : Chủ đề: : Nói lời xin lỗi
-Trong tranh bạn nào đang xin lỗi cô giáo ? Tại sao bạn ấy xin lỗi cô ? 
3. Củng cố - dặn dò: 
-Tổng hợp vần, tiếng, từ
-Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung : 
 Tiết 46: Môn: Toán
 Bài: Phép cộng trong phạm vi 6 ( SGK/65)
	TGDK: 35 phút
A.Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt: Thuộc bảng cộng, biết làm tính cộng trong phạm vi 6, biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 (cột 1,2,3), bài 3( cột 1,2), bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật, bảng phụ
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Luyện tập chung.
- 3 HS làm bài tập:
3 + 2 - 2 = 	1 + 4 + 0 = 	2 + 1+ 0 = 
4 – 3 + 1 = 	3 – 2 – 1 = 	3 + 2 – 1 = 
5 – 2 + 2 = 	5 – 4 + 2 = 	5 – 3 + 2 = 
2. Hoạt động 2: Hình thành bảng cộng trong phạm vi 6
- Cho học sinh lấy mẫu vật theo số lượng.
+ 1 viên sỏi thêm 5 viên sỏi (bằng 6) .
+ 2 viên bi thêm 4 viên bi (bằng 6).
+ 3 hình tròn thêm 3 hình tròn (bằng 6).
+ 4 ngòn tay thêm 2 ngón tay (bằng 6).
+ 5 bạn thêm 1 bạn (bằng 6).
- Thành lập bảng cộng trong phạm vi 6.
1 + 5 = 6	2 + 4 = 6	3 + 3 = 6	4 + 2 = 6 	5 + 1 = 6
- Tổ chức cho học sinh nhớ bảng cộng bằng nhiều hình thức (đọc thi đua nhóm, lấy bớt các thành phần trong bảng cộng).
- Cho vài học sinh ôn lại bảng cộng.
 *Thư giãn:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Biết làm tính cộng trong phạm vi 6 theo hàng dọc
- Học sinh làm bài. 1HS sửa bài bảng phụ
Bài 2 (cột 1,2,3): Biết làm tính cộng trong phạm vi 6 theo hàng ngang
- Cho cả lớp thi đua làm bài theo dãy. Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng ( chưa gọi thành tên ) 
 Bài 3 (cột 1,2):Thực hiện dãy tính
- Giáo viên phát vài tờ rơi cho một số học sinh làm, các em khác làm vở.
Bài 4: Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Cả lớp nhìn vào mô hình để làm.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.
D.Bổ sung : .
Thứ năm, ngày 04 tháng 11 năm 2010
Tiết 12: Môn: Tự nhiên – Xã hội	
	 Bài: Nhà ở	 (SGK/26	)	 TGDK :35/
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
- Nói được địa chỉ nhà ở và kể được tên một số đồ dùng trong nhà của mình.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình nhiều ngôi nhà khác nhau.
- HS: Sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
a.Mục tiêu: Học sinh biết các loại nhà khác nhau ở các vùng khác nhau.
 - Nói được địa chỉ nhà ở.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý: Ngôi nhà này ở đâu ? Em thích ngôi nhà nào ? Tại sao ?
- Giáo viên giải thích thêm về các dạng nhà: nhà ở nông thôn, thành thị, miền núi.
-> Giáo viên kết luận mỗi vùng miền có mỗi kiểu nhà khác nhau. GDHS giữ vệ sinh nhà ở sạch sẽ. -> GD tích hợp bảo vệ môi trường : Biết nhà ở là nơi sống của môi người . Sự cần thiết phải giữ sạch môi trường nhà ở. Ý thức giữ gìn nhà ở ngăn nắp, gọn gàng
 *Thư giãn:
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
a.Mục tiêu: Kể được tên một số đồ dùng trong nhà.
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu nội dung thảo luận: Kể tên các vật dụng trong gia đình em có.	
- Nhóm làm việc (2 phút) -> Đại diện nhóm lên trình bày.
-> Giáo viên kết luận trong gia đình có nhiều vật dụng cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.
- GV yêu cầu HS quan sát các tranh SGK để phân biệt một số loại đồ dùng ở những vùng miền khác nhau..
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò: 
D. Bổ sung : ..
Tiết 117+118: Môn: Học vần	
 Bài 49: iên-yên	 (SGK/100,101)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
 - Đọc được: iên, yên, đèn điện, con yến; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: iên, yên, đèn điện, con yến
 - Luyện nói từ 2-4 câu theo chủ đề: Biển cả
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Đèn điện, các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 48:in – un, đèn pin, con giun, mưa phùn, vun xới, nhà in, xin lỗi.
- 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/99.
2.Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần iên:
- Vần“iên”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “iên”
- HS ghép “iên” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “điện”-GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “đèn điện” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần “yên” (tương tự)
* So sánh 2 vần : iên - yên
	b.Thư giãn.	
c. Đọc từ ứng dụng: cá biển, viên phấn, yên vui, yên ngựa.	
- Giáo viên đính từ: - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần iên, yên.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: viên phấn
d. Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: iên, yên, đèn điện, con yến.
 TIẾT 2
đ. Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Cả nhà kiến đang làm gì ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đoc cả câu, đọc 2 câu
g. Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
i. Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói : Chủ đề: Biển cả
- Em nào đã từng ra biển ? Em nhìn thấy gì ở biển ? 
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần, tiếng, từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung: .
Tiết 47: Môn: Toán	
 Bài: Phép trừ trong phạm vi 6 SGK/66
	 TGDK: 35/
A.Mục tiêu:.
- Yêu cầu phát triển : Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 6, biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Bài tập cần làm : Bài 1, bài 2 , bài 3( cột 1,2), bài 4.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Nhóm mẫu vật, bảng con
- HS: Bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài: Phép cộng trong phạm vi 6.
- 2HS kàm bài tập
3 + 3 =	4 + 2 = 
2 + 3 <	5 + 0 <
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Hoạt động 2: Hình thành bảng trừ trong phạm vi 6
* Cho học sinh lấy mẫu vật theo số lượng.
- 6 viên sỏi bớt 1 viên sỏi (bằng 5) .
- 6 viên bi bớt 2 viên bi (bằng 4).
- 6 hình tròn bớt 3 hình tròn (bằng 3).
- 6 ngòn tay bớt 4 ngón tay (bằng 2).
- 6 bạn bớt 5 bạn (bằng 1).
* Thành lập bảng trừ trong phạm vi 6.
6 – 1 = 5	6 – 2 = 4	6 – 3 = 3
6 – 4 = 2 	6 – 5 = 1
* Tổ chức cho học sinh nhớ bảng trừ bằng nhiều hình thức (đọc thi đua nhóm, lấy bớt các thành phần trong bảng trừ).
- Cho vài học sinh ôn lại bảng trừ.
*Thư giãn:
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1: Biết làm tính trừ trong phạm vi 6 theo hàng dọc
- Học sinh làm bảng con. 1 HS làm bảng phụ, nhận xét, sửa bài.
Bài 2: Biết làm tính trừ trong phạm vi 6 theo hàng ngang
HS làm bài tập, cả lớp tự làm bài, 3 HS sửa bài trên bảng con.
GV củng cố mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ.
Bài 3( cột 1,2): Thực hiện dãy tính
- Hs thực hiện dãy tính, 2 HS đính kết quả ở bảng phụ.
- Cả lớp làm bài và đổi vở kiểm tra.
Bài 4:Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
- Học sinh nhìn mô hình để hình thành bài toán từ đó biết được phép tính cần làm.
4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: 
- HS thực hiện bảng con: 6-3= ; 6-6=
D. Bổ sung : ..
Thứ sáu, ngày 05 tháng 11 năm 2010
Tiết 119+120: Môn: Học vần	
 Bài 50: uôn-ươn	 (SGK/102,103)	 TGDK: 70 phút
A.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt : 
 - Đọc được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai.
 - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào.
B. Đồ dùng dạy học: 
- GV: Các bìa ghi từ , Bộ ĐDDH, bảng con
- HS: Bộ ĐDHT, bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài 49: iên- yên
- 4 HS đọc và viềt: iên, yên, đèn điện, con yến, cá biển, viên phấn, yên vui, yên ngựa.	
- 1 HS đọc câu ứng dụng: SGK/101.
2.Bài mới: 
a. Dạy vần mới:
* Vần uôn:
- Vần“uôn”: GVHDHS phát âm - GV đọc mẫu - HS đọc : CN-ĐT
- HS phân tích vần “uôn”
- HS ghép “uôn” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS đánh vần, đọc trơn.
- HS ghép “chuồn” - GV nhận xét, sửa sai - GV đính bảng - HS phân tích, đánh vần, đọc trơn
- GV giới thiệu tranh - giảng từ - GV đính từ “chuồn chuồn” - Hs đọc trơn từ mới
- HS đọc tổng hợp
* Vần “ươn” (tương tự)
* So sánh 2 vần: uôn- ươn 
	b.Thư giãn.	
c. Đọc từ ứng dụng:	
- Giáo viên đính từ: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn
 - Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có vần uôn,ươn.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ. Giảng từ: cuộn dây
d. Luyện viết bảng con:
- Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn khoảng cách, độ cao, cách nối nét: uôn, ươn, chuồn chuồn, vươn vai 
 TIẾT 2
đ. Luyện đọc: Học sinh đọc lại tiết 1.
e. Đọc câu ứng dụng:
- Cho học sinh xem tranh và hỏi: Tranh vẽ gì ? Chuồn chuồn bay ở đâu ? 
- Giáo viên ghi bảng câu ứng dụng.
- Học sinh đọc và tìm tiếng có vần vừa học.
- Học sinh đọc tiếng, đọc từ, đọc cả câu, đọc 2 câu.
g. Đọc SGK:HS nhìn SGK đọc trơn
h.Thư giãn
I Luyện viết vào vở tập viết:
- HS luyện viết từng dòng vào vở tập viết
k. Luyện nói : Chủ đề: Chuồn chuồn, châu chấu, cào cào. 
-Trong tranh vẽ những con gì ? Chúng có ích lợi gì, tác hại ra sao ?
3. Củng cố - dặn dò: 
- Tổng hợp vần,tiếng,từ
- Trò chơi: Tìm tiếng mới
D. Bổ sung : 
Tiết 43: Môn: Toán	
Bài: Luyện tập	SGK / 67
 TGDK: 35/
A.Mục tiêu: 
- Yêu cầu cần đạt : Thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi 6.
- Bài tập cần làm :Bài 1(dòng 1), bài 2(dòng 1) , bài 3(dòng 1) , bài 4(dòng 1), bài 5
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: bảng con
C. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS làm bài:
 2+4 =	6–3 =	5+1 =
3+36 4-23 6-52
- GV nhận xét, ghi điểm.	
2. Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1 (dòng 1): Thực hiện được phép cộng,phép trừ trong phạm vi 6 theo hàng dọc
 - Học sinh làm bài - Đọc bài làm, nhận xét kết quả
Bài 2 (dòng 1): Thực hiện dãy tính
- Học sinh làm bài – 1 học sinh làm bảng phụ. Cả lớp nhận xét, sửa bài.
.	*Thư giãn:
Bài 3 (dòng 1): Vận dụng phép cộng, trừ trong phạm vi 6 để so sánh một phép tính với một số 
- Học sinh làm bài – 3 học sinh làm bảng con - sửa bài
Bài 4 (dòng 1): Điền số vào chỗ chấm
- HS điền số vào chỗ trống, 3 HS chọn số đính vào chỗ chấm. Nhận xét, sửa bài 
Bài 5:Viết phép tính thích hợp dựa vào mô hình
- HS làm bài, HS làm bảng phụ, nhận xét
3. Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi: Thỏ ăn cà rốt
D.Bổ sung: .
.
Tiết 12: Sinh hoạt tập thể:
 Tổng kết tuần	
.
- Nhận xét các hoạt động trong tuần (nêu ưu và khuyết điểm)
- Giáo viên tuyên dương những học sinh thực hiện tốt. 
- Nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
- Bầu học sinh xuất sắc.
- Phát động phong trào thi đua học tập, chăm ngoan,l àm nhiều việc tốt mừng các thầy cô giáo.
+ GV hướng dẫn HS làm quen với các thầy cô trong trường, GDHS thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
* Cả lớp sinh hoạt trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1Tuan 12.doc