Giáo án Lớp 1 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn

A. YÊU CẦU:

- Củng cố kỹ năng thực hành ứng xử cho HS.

- HS biết ứng xử trong các tình huống.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Dạy - học bài mới:

* Hoạt động1: Giới thiệu bài:

* Hoạt động2: Hướng dẫn thực hành kỹ năng:

Tình huống 1: GV nêu tình huống - HS thực hành ứng xử.

- Là HS lớp 1: khi đi học, em phải ăn mặc, đầu tóc như thế nào ?

Tình huống 2: HS mở bài tập 2: bảo vệ sách vở, đồ dùng bền đẹp.

- Hãy nêu tên các đồ dùng, cho biết đồ dùng đó để làm gì ?

Tình huống 3: Tập ứng xử với mọi người trong gia đình.

- GV chia nhóm HS, phân vai

- HS đóng vai, trình diễn

- GV nhận xét.

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 1211Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Thanh Mai - Trường Tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Học sinh ghép vần ưu trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần ưu có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh ưu với iu
+Giống: kết thúc bằng u
+ Khác: ưu bắt đầu bằng ư, iu bắt đầu bằng i
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ưu
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần ư - u - ưu
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng lựu và đọc lựu 
- Học sinh đọc lựu và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng lựu viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
	 ư - u - ưu 
 lờ - ưu - lưu - nặng - lựu 
 	trái lựu 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ưu, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ưu
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: lựu và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: lựu 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
ươu (Dạy tương tự như ưu)
- Giáo viên: vần ươu được tạo nên từ ươ và u
- Học sinh thảo luận: So sánh ươu với ưu
+ Giống: kết thúc bằng u
+ Khác: ươu bắt đầu bằng ươ, ưu bắt đầu bằng ư
- Đánh vần: ươ - u - ươu
 hờ - ươu - hươu 
 hươu sao 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : chú cừu bầu rượu
	 mưu trí bướu cổ
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ưu, lựu, trái lựu và ươu, hươu, hươu sao 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
+ Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
* Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
* Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Trong tranh vẽ những con vật gì? 
+ Những con vật này sống ở đâu?
+Trong những con vật này, con nào ăn thịt, con nào ăn cỏ?
+ Con nào thích ăn mật ong?
+ Con nào hiền lành nhất?
+ Em đã được nhìn thấy tận mắt những con vật này chưa?
+ Ngoài ra em còn biết những con vật nào nữa sống trong rừng?
+ Trong những con vật trong tranh, em thích con vật nào nhất? Vì sao?
* Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 43
- GV nhận xét giờ học 
________________________________________________________
 Ngày soạn: 15/11/ 2009
 Ngày giảng: Thứ tư 18/11/ 2009
TOÁN: 	SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ
A. YÊU CẦU:
- Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ; 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau. một số trừ đi 0 bằng chính nó. Biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa trong sách giáo khoa 
- Sử dụng bộ đồ dùng học toán
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm: 5 - 1 = 4 - 3 = 5 - 4 = 
- Cả lớp làm bảng con: 5 - 3 = 3 - 1 =
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1 : Giới thiệu phép trừ 2 số bằng nhau
a.Giới thiệu phép trừ 1 - 1 = 0 
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ 1 trong sách giáo khoa và nêu bài toán
''Trong chuồng có 1 con vịt, 1 con vịt chạy ra khỏi chuồng. Hỏi trong chuồng còn lại mấy con vịt ?''
- Gọi học sinh nêu lại bài toán
- Giáo viên gợi ý để học sinh nêu ''1 con vịt bớt 1 con vịt, còn lại 0 con vit''
- Gọi học sinh nhắc lại
+ 1 trừ 1 bằng mấy ? (0)
- Giáo viên viết bảng: 1 - 1 = 0
- Gọi học sinh đọc phép tính trên
b. Tương tự như vậy với phép trừ 3 - 3 = 0
- Gọi học sinh đọc: 1 - 1 = 0
3 - 3 = 0 
c. Giáo viên viết bảng rồi gọi học sinh lên làm: 2 - 2 = 
4 - 4 = 
- Học sinh và giáo viên nhận xét, chữa bài
+ Một số trừ đi số đó cho kết quả như thế nào ?
(Một số trừ đi số đó thì bằng không)
- Gọi học sinh nhắc lại
*Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 1 số trừ đi 0 
a. Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4
- Hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ và nêu bài toán: ''Tất cả có 4 hình vuông, không bớt đi hình vuông nào. Hỏi còn lại mấy hình vuông ?''
(Giáo viên nêu: Không bớt hình vuông nào là bớt không hình vuông)
+ 4 hình vuông bớt 0 hình vuông còn mấy hình vuông ? (4 hình vuông)
+ 4 trừ 0 bằng mấy ? (4)
- Giáo viên ghi bảng: 4 - 0 = 4
- Gọi học sinh đọc 
b. Gới thiệu phép trừ 5 - 0 = 5 (Tương tự như trên)
c. Giáo viên nêu 1 số phép trừ, học sinh trả lời
+ 1 trừ 0 bằng mấy ?
+ 2 trừ 0 bằng mấy ?
+ 5 trừ 0 bằng mấy ?
- Giáo viên giúp học sinh nhận xét: ''Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó''
- Gọi học sinh nhắc lại
*Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: ( Hoạt động cá nhân )
- Học sinh nêu cách làm bài rồi làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi 3 học sinh lên bảng chữ bài
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
Bài 2: ( Hoạt động nhóm )
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán (tính)
- HS làm bài, GV quan sát và giúp đỡ HS yếu
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- HS chữa bài, cả lớp nhận xét
- GV nhận xét chung
Bài 3: ( Hoạt động cả lớp )
- Học sinh quan sát tranh, nêu bài toán
- Học sinh viết phép tính ứng với tình huống vào ô trống
- 2 học sinh lên bảng làm bài
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Một số trừ đi chính số đó thì kết quả như thế nào ?
+ Một số trừ đi 0 cho ta kết quả như thế nào ?
Về nhà ôn lại bài, làm bài tập trong vở bài tập.
_________________________________
TIẾNG VIỆT: 	 BÀI 44: ON - AN
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn;
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề Bé và bạn bè
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, tranh minh họa phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: ao bèo, T2: cá sấu, T3: kì diệu.
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng:Nhà Sáo Sậu ở sau dãy núi. Sáo ưa nơi khô ráo, có nhiều châu chấu, cào cào. 
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên: Hôm nay, chúng ta học vần mới: on, an 
- Giáo viên viết lên bảng: on - an
- Học sinh đọc theo giáo viên: on, an
*Hoạt động 2: Dạy vần 
on
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần on trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần on có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh on với oi
+Giống: bắt đầu bằng o
+ Khác: on kết thúc bằng n, oi bắt đầu bằng i
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: on
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần o - n - on
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng con và đọc con 
- Học sinh đọc con và trả lời câu hỏi
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng con viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 o - n - on 
 cờ - on- con 
 mẹ con 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: on, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: on
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: con và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: con 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
an (Dạy tương tự như on)
- Giáo viên: vần an được tạo nên từ a và n
- Học sinh thảo luận: So sánh an với on
+ Giống: kết thúc bằng n
+ Khác: an bắt đầu bằng a, on bắt đầu bằng o
- Đánh vần: a - n - an
 sờ - an - san - huyền - sàn 
 nhà sàn
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : rau non thợ hàn
 hòn đá bàn ghế
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: on, con, mẹ con và an, sàn, nhà sàn. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: on, an, mẹ con, nhà sàn 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Bé và bạn bè. 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Trong tranh vẽ những ai? 
+ Các bạn của em là những ai? Họ ở đâu?
+ Em có quý các bạn của em không?
+ Các bạn ấy là những người như thế nào?
+ Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì?
+ Em có mong muốn gì đối với các bạn?
*Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo
- Học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 45
- GV Nhận xét giờ học 
_____________________________
TN & XH: 	GIA ĐÌNH
A. YÊU CẦU:
- Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bài hát ''Cả nhà thương nhau''
- Các hình vẽ trong bài 11 sách giáo khoa 
- Vở bài tập TN & XH
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Muốn cho cơ thể khỏe mạnh em phải làm gì ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá 
 2. Dạy - học bài mới: 
Khởi động: Cả lớp hát bài ''Cả nhà thương nhau'' 
*Hoạt động 1:Quan sát theo nhóm nhỏ 
Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em 
Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Chia nhóm 3 - 4 học sinh 
- Quan sát các hình trong bài 11 sách giáo khoa 
- Từng nhóm trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa:
+ Gia đình Lan có những ai ? Lan và những người trong gia đình đang làm gì ?
+ Gia đình Minh có những ai ? Minh và những người trong gia đình đang làm gì ? 
 Bước 2: 
- Đại diện các nhóm chỉ vào hình và kể lại gia đình Lan, gia đình Minh
- Giáo viên kết luận 
*Hoạt động 2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp 
Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình mình 
Cách tiến hành:
- Từng học sinh vẽ vào vở bài tập về những người thân trong gia đình
- Từng đôi một kể với nhau về những người thân trong gia đình 
ð Giáo viên kết luận 
*Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp
Mục tiêu: Mọi người được kể và chia xẻ với các bạn trong lớp về gia đình mình 
Cách tiến hành:
- Từng học sinh dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những người thân trong gia đình mình
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những ai ?
+ Em muốn thể hiện điều gì trong tranh ?
ð Giáo viên kết luận 
3. Củng cố, dặn dò: 
+ Gia đình em có những ai ? Bố mẹ em làm nghề gì ?
- Giáo viên chốt lại ý chính của bài 
- Về nhà ôn lại bài, làm theo bài học, xem trước bài ''Nhà ở''.
- Nhận xét giờ học.
____________________________________
THỦ CÔNG: 	XÉ DÁN HÌNH CON GÀ CON(T 2)
A. YÊU CẦU:
- Biết cách xé, dán hình con gà
- Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
1. Giáo viên: - Bài mẫu về xé, dán con gà, có trang trí cảnh vật
2. Học sinh: - 1 tờ giấy thủ công màu vàng, giấy nháp có kẻ ô vuông.
 - Hồ dán, bút chì, vở thủ công, khăn lau tay.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát mẫu .
- Giáo viên cho học sinh quan sát lại mẫu bài ''Xé dán hình con gà'' 
- Gọi học sinh nhắc lại các bước xé ở tiết 1 
- Giáo viên nhận xét, bổ sung 
*Hoạt động 2: Thực hành 
-Giáo viên yêu cầu học sinh lấy giấy màu vàng, đặt mặt kẻ ô lên
- Lần lượt đếm ô, đánh ấu vẽ các hình chữ nhật cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 8 ô, hình vuộng cạnh 5 ô, hình tam giác trên hình vuông cạnh 4 ô
- Xé rời các hình ra khỏi tờ giấy màu
- Lần lượt xé thân gà, dầu gà, đuôi gà theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đi từng bàn giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Học sinh xé tiếp hình mỏ, mắt và chân gà
- Hướng dẫn học sinh dán hình vào vở, dán theo thứ tự 
- Giáo viên khuyến khích học sinh dùng bút màu để trang trí cảnh vật cho sinh động 
- Dán xong, thu giấy thừa và lau sạch tay 
3. Củng cố dặn dò: 
1. Nhận xét chung giờ học
2. Đánh giá sản phẩm
- Giáo viên chấm, nhận xét tuyên dương những bài làm đẹp
3. Dặn dò: Về nhà chuẩn bị giấy màu, chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________________
 Ngày soạn: 16/11/ 2009
 Ngày giảng: Thứ năm 19/11/ 2009
THỂ DỤC: 	 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TTCB - TRÒ CHƠI
( Có GV bộ môn)
_______________________________
TIẾNG VIỆT: 	 BÀI 45: ÂN - Ă, ĂN
A. YÊU CẦU:
- Đọc được: ân, ăn, cái cân, con trăn; từ và các câu ứng dụng
- Viết được: ân, ăn, cái cân, con trăn;
- Luyện nói từ 2 - 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh minh họa các từ khóa, câu ứng dụng, phần luyện nói.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh viết bảng con: T1: rau non, T2: hòn đá, T3: thợ hàn 
- 1 học sinh lên bảng viết: bàn ghế
- 1 học sinh đọc câu ứng dụng:
Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.
2. Dạy - học bài mới:
TIẾT 1
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- GV: Bạn nào cho cô biết chữ nào không đi một mình, chỉ xuất hiện khi
đi với chữ khác để thể hiện vần mà chúng ta đã học? ( â )
- GV: Hôm nay, chúng ta sẽ biết thêm một con chữ nữa cũng không đi một mình. Đó là chữ ă. GV viết bảng: ă, đọc là: á
- Học sinh đọc theo giáo viên: á 
- Giờ học hôm nay, chúng ta học thêm 2 vần mới đó là: ân, ăn
- GV viết bảng: ân - ăn
- Cả lớp đọc đồng thanh: ân, ăn
*Hoạt động 2: Dạy vần 
ân
a. Nhận diện vần:
- Học sinh ghép vần ân trên đồ dùng và trả lời câu hỏi:
+ Vần ân có mấy âm, đó là những âm nào ?
- So sánh ân với an
+Giống: kết thúc bằng n
+ Khác: ân bắt đầu bằng â, an bắt đầu bằng a
b. Đánh vần:
Vần 
- Giáo viên phát âm mẫu: ân
- Học sinh nhìn bảng phát âm, giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh 
- Hướng dẫn học sinh đánh vần: ớ - nờ -ân
- Học sinh đánh vần: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Tiếng khóa, từ ngữ khóa:
- Giáo viên viết bảng cân và đọc cân 
- Học sinh đọc cân và trả lời câu hỏi:
+ Vị trí các chữ và vần trong tiếng cân viết như thế nào ?
- Học sinh tự đánh vần tiếng và đọc trơn từ ngữ khóa: 
 ớ - nờ - ân 
 cờ - ân - cân 
 cái cân 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho học sinh 
c. Viết:
Vần đứng riêng
- Giáo viên viết mẫu: ân, vừa viết vừa nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: ân
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
Viết tiếng và từ ngữ
- Giáo viên viết mẫu: cân và nêu qui trình viết
- Học sinh viết bảng con: cân 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh 
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa sai cho học sinh 
ăn (Dạy tương tự như ân)
- Giáo viên: vần ăn được tạo nên từ ă và n
- Học sinh thảo luận: So sánh ăn với ân
+ Giống: kết thúc bằng n
+ Khác: ăn bắt đầu bằng ă, ân bắt đầu bằng â
- Đánh vần: á - nờ - ăn 
 trờ - ăn - trăn 
 con trăn 
d. Đọc từ ngữ ứng dụng: 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc các từ ứng dụng : bạn thân khăn rằn
 gần gũi dặn dò
- Giáo viên giải thích các từ ngữ trên 
- Giáo viên đọc mẫu các từ ứng dụng và gọi 2 - 3 học sinh đọc lại 
TIẾT 2
*Hoạt động 1: Luyện đọc 
Luyện đọc lại các âm ở tiết 1
- Học sinh lần lượt phát âm: ân, cân, cái cân và ăn, trăn, con trăn. 
- Học sinh đọc các các từ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp
- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa lỗi phát âm cho học sinh 
Đọc câu ứng dụng:
- Học sinh nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng
- Giáo viên cho học sinh đọc câu ứng dụng: cá nhân, nhóm, cả lớp
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh 
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng 
- Gọi 2 - 3 học sinh đọc lại câu ứng dụng
*Hoạt động 2: Luyện viết 
- Học sinh lần lượt viết vào vở: ân, ăn, cái cân, con trăn. 
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết vào vở tập viết 
- Giáo viên quan sát, uốn nắn cho học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm, nhận xét 
*Hoạt động 3: Luyện nói 
- Học sinh đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi 
- Học sinh quan sát tranh và nói theo gợi ý sau: 
+ Trong tranh vẽ các bạn nhỏ đang làm gì? 
+ Nặn đồ chơi có thích không?
+ Em hãy kể về công việc nặn đồ chơi cho cả lớp cùng nghe?
+ Đồ chơi thường được nặn bằng gì?
+ Trong số đồ chơi mà em đã nặn, em thích nhất con vật gì?
+ Sau khi nặn đồ chơi, em phải làm gì?
+ Em đã bao giờ nặn đồ chơi để tặng ai chưa?
Trò chơi 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo viên chỉ bảng, học sinh đọc theo, học sinh tìm vần vừa học
- Về nhà ôn lại bài, xem trước bài 46
- Nhận xét giờ học.
________________________________
TOÁN: 	LUYỆN TẬP
A. YÊU CẦU:
- Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm: 3 - 3 = 2 - 0 = 5 - 5 = 
- Cả lớp làm bảng con: 4 - 0 = 1 - 1 = 
2. Dạy - học bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: ( Làm việc cá nhân )
- Học sinh tự nêu yêu cầu rồi làm bài 
- Lưu ý: viết các số thẳng hàng
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh yếu 
- Gọi học sinh đọc kết quả của bài làm 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2: (Hoạt động cả lớp)
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài toán (tính)
- HS làm bài, 3 HS lên bảng làm bài
- GV quan sát và giúp đỡ HS làm chậm
- HS chữa bài trên bảng, GV nhận xét chung.
Bài 3: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
- HS đổi chéo bài kiểm tra lẫn nhau
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi HS nhận xét bài trên bảng 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 4: ( Hoạt động nhóm )
- Học sinh quan sát tranh và nêu bài toán
- Học sinh viết phép tính ứng với tình huống trong tranh 
- 2 học sinh lên bảng chữa bài 
- Cả lớp nhận xét và chữa bài 
*Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' 
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
- Giáo viên phát phiếu bài tập cho từng dãy 
- Học sinh thi đua làm bài 
- Giáo viên chấm, nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập 
- Nhận xét giờ học.
________________________________________________________
 Ngày soạn: 17/11/ 2009
 Ngày giảng: Thứ sáu 20/11/ 2009
TOÁN: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
A. YÊU CẦU:
- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học; phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 
- 3 học sinh lên bảng làm: 	3 + 2 = 5 - 0 = 4 - 4 = 
- Cả lớp làm bảng con: 	2 - 2 = 
2. Dạy - học bài mới: 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Gọi học sinh tự nêu yêu cầu của bài 
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính theo hàng dọc 
- Học sinh làm bài, giáo viên quan sát giúp đỡ học sinh yếu 
- Gọi 2học sinh lên bảng làm bài 
- Học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài 
- Học sinh tự làm bài, giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi học sinh chữa bài, giáo viên nhận xét chung 
- Học sinh đổi bài chéo cho nhau để kiểm tra 
- Gọi học sinh đọc bài làm của bạn và nhận xét 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
Bài 3: Điền dấu >, <, =
- Học sinh nêu yêu cầu của bài rồi tự làm bài 
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
- Gọi 3học sinh lên bảng làm, học sinh khác nhận xét bài làm của bạn 
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm 
Bài 4: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài quan sát tranh rồi nêu bài toán 
- Học sinh tự làm bài, viết phép tính ứng với tình huống trong tranh
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài 
- Học sinh và giáo viên nhận xét
*Hoạt động 2: Trò chơi ''Làm tính tiếp sức'' 
- Giáo viên nêu yêu cầu của trò chơi
- Học sinh thực hiện trò chơi 
- Học sinh và giáo viên nhận xét, tuyên dương 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà ôn lại bài đã học và làm bài tập trong vở bài tập 
- GV nhận xét giờ học. 
___________________________________
TẬP VIẾT: 	TẬP VIẾT TUẦN 9
A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo,... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1, tập 1. 
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn các chữ mẫu 
- Vở tập viết của học sinh .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh viết bảng con: tươi cười, ngày hội 
2. Dạy - học bài mới: 
 *Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Giáo viên cho học sinh quan sát chữ mẫu và giới thiệu
- Cho học sinh đọc lại các từ cần viết 
+ Khoảng cách giữa các tiếng viết như thế nào ?
*Hoạt động 2: Luyện viết
Học sinh luyện viết trên bảng con
- Giáo viên viết mẫu từng từ và nói cách đặt bút và kết thúc 
- Học sinh viết lần lượt từng từ vào bảng con.
- Giáo viên nhận xét, sửa sai cho học sinh 
Hướng dẫn học sinh viết trong vở tập viết.
- Giáo viên viết mẫu từng dòng, học sinh viết lần lượt từng dòng theo mẫu trong vở tập viết.
- Giáo viên quan sát, giúp đỡ học sinh viết chậm 
- Giáo viên chấm và nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập viết vào bảng con nhiều lần.
- GV nhận xét giờ học.
__________________________________
TẬP VIẾT: 	TẬP VIẾT TUẦN 10
A. YÊU CẦU:
- Viết đúng các chữ: chú cừu, rau non, thợ hàn, dặn dò... kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở Tập viết 1,

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 1Tuan 11(1).doc