Giáo án Lớp 1 Tuần 1 - Trần Thị Song - Trường Tiểu học Chu Điện 2

I. Mục tiêu bài học

 - Ôn định tổ chức lớp, quy định nền nếp học tập

 - Rèn kĩ năng nghe, nhớ và biết cách thực hiện các nền nếp học tập .

 - Giáo dục HS có ý thức tự giác thực hiện nền nếp .

II. Đồ dùng học tập

 Giáo viên : Bảng chữ, đồ dùng dạy học

 Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập

III. Các hoạt động dạy học

Tiết 1

 1. Kiểm tra ( 5): GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS .

 2. Bài mới ( 30) : ổn định tổ chức lớp

 - GV sắp xếp chỗ ngồi ổn định cho HS theo đúng đối tượng .

 - Bầu ban cán sự lớp : lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng .

 - Quy định nền nếp học tập : nền nếp ra vào lớp .

 - Hướng dẫn HS cách chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, cách gìn giữ sách vở. đồ dùng học tập .

 - Hướng dẫn HS tư thế ngồi học, viết, cách cầm bút, để vở, cách sử dụng đồ dùng và ghép chữ .

 

doc 18 trang Người đăng honganh Lượt xem 1312Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 Tuần 1 - Trần Thị Song - Trường Tiểu học Chu Điện 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 
Thứ hai, ngày 23 tháng 8 năm 2010
Chào cờ
Học vần
Ôn định tổ chức
I. Mục tiêu bài học
	- Ôn định tổ chức lớp, quy định nền nếp học tập
	- Rèn kĩ năng nghe, nhớ và biết cách thực hiện các nền nếp học tập .
	- Giáo dục HS có ý thức tự giác thực hiện nền nếp .
II. Đồ dùng học tập
	Giáo viên : Bảng chữ, đồ dùng dạy học
	Học sinh : Sách vở, đồ dùng học tập
III. Các hoạt động dạy học
Tiết 1
 1. Kiểm tra ( 5’): GV kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS .
 2. Bài mới ( 30’) : ổn định tổ chức lớp
	- GV sắp xếp chỗ ngồi ổn định cho HS theo đúng đối tượng .
	- Bầu ban cán sự lớp : lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng .
	- Quy định nền nếp học tập : nền nếp ra vào lớp .
	- Hướng dẫn HS cách chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, cách gìn giữ sách vở. đồ dùng học tập .
	- Hướng dẫn HS tư thế ngồi học, viết, cách cầm bút, để vở, cách sử dụng đồ dùng và ghép chữ .
Tiết 2
 3. Thực hành ( 30’)
	- HS ngồi học đúng tư thế, tự sắp xếp đồ dùng, sách vở học tập, thực hành cầm bút cho đúng cách .
	- HS tập sử dụng đồ dùng, ghép chữ .
	- Thi đua các tổ, GV quan sát uốn nắn .
 4. Củng cố dặn dò ( 5’): GV chốt lại nội dung bài học.
	- Dặn dò : HS thực hiện tốt các nền nếp, chuẩn bị giờ sau .
Toán
 Tiết học đầu tiên
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS biết được những việc thường phải làm trong các tiết học toán. Bước đầu làm quen với SGK, đồ dùng học toán, các hoạt động học tập trong giờ học toán .
2. Kỹ năng: Rèn cho HS có ý thức học tốt môn toán ngay từ bước đầu. 
3. Thái độ:
Có hứng thú trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học 
	Sách giáo khoa - Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: (5’)
Kiểm tra đồ dùng sách vở HS
 2. Dạy học bài mới
 * Hoạt động 1 ( 5’): GV hướng dẫn HS sử dụng sách toán 1. 
 -Yêu cầu HS lấy sách toán 1 và mở sách đến trang có tiết học đầu tiên. 
GV giới thiệu ngắn gọn về sách toán.
 * Hoạt động 2 ( 7’): GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập toán 1.
 * Hoạt động 3 ( 8’): GV giới thiệu với HS các yêu cầu cần đạt sau khi học môn toán 1 các em biết.
-Đếm, đọc, viết số, so sánh hai số.
- Làm tính cộng trừ. 
- Nhìn hình vẽ nêu được bài toán, rồi nêu phép tính giải toán. Biết giải các bài toán. 
-Biết đo độ dài, biết hôm nay là ngày thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hàng ngày.
 * Hoạt động 4 ( 7’): Giới thiệu bộ đồ dùng học toán của HS.
HS mở đồ dùng học toán.
 ? Em lấy đồ dùng như thế nào ?
GV yêu cầu hs nêu tên gọi của đồ dùng đó.
3. Củng cố dặn dò. (5’)
 Chuẩn bị tiết học sau về “Nhiều hơn, ít hơn”.
Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010
Sáng
toán
Nhiều hơn, ít hơn
I- Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật. 
Biết sử dụng từ “Nhiều hơn, ít hơn” để so sánh các nhóm đồ vật .
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh số lượng các đồ vật.
3. Thái độ: Yêu thích môn toán, ham mê học.
II - Đồ dùng: GV : một số nhóm các đồ vật
 HS : Sách giáo khoa - đồ dùng học toán. 
III – Các hoạt động dạy học.
Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Kiểm tra đồ dùng của hs.
2. Dạy học bài mới
a) So sánh số lượng các đồ vật ( 8’)
? Có mấy quyển vở, mấy cái bút ?
? Số vở so với số bút như thế nào ?
? Số bút so với số vở như thế nào ?
5 quyển vở, 4 cái bút
- Nhiều hơn
- ít hơn 
b) Quan sát tranh SGK.( 7’)
Giới thiệu cách so sánh số lượng 2 nhóm: Cốc - thìa 
Tương tự với đồ vật khác.
c) Luyện tập.(7’)
So sánh các đồ vật trực tiếp .
d) Trò chơi (2 nhóm bạn) (5’)
Không quá 5 em một nhóm.
So sánh số bạn trai và số bạn gái.
HS so sánh số
HS chơi
3. Củng cố - dặn dò. (3’): HS nhắc lại nội dung bài học .
 - Dặn dò HS về tìm và so sánh các đồ vật trong nhà. 
___________________________________
Học vần
Các nét cơ bản
I - Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS nhận biết và nhớ tên các nét cơ bản của môn tập viết, từ các nét cơ bản này tạo ra các con chữ tiếng Việt. 
Luyện viết được một số nét cơ bản.
2. Kỹ năng: Rèn viết đúng viết đẹp, đọc đúng các nét.
3. Thái độ: Cần cù chịu khó.
II - Đồ dùng:
 + GV : Các nét mẫu. HS : Bảng con, vở tập viết
III – Các hoạt động dạy học.
Tiết 1
1. Kiểm tra ( 5’)
GV kiểm tra đồ ding, sách vở HS
2. Dạy học bài mới
* Giới thiệu các nét cơ bản ( 20’) GV: Viết các nét lên bảng.
: Nét thẳng
: Nét ngang 
: Nét xiên phải
: Nét xiên trái
: Nét móc xuôi
: Nét móc ngược
: Nét móc hai đầu 
* GV cho HS đọc các nét.
Đọc cá nhân - đồng thanh 
* Viết bảng con( 10’).
GV hướng dẫn HS tập viết các nét trên bảng con.
HS viết đi viết lại nhiều lần.
Tiết 2
3. GV giới thiếu tiếp các nét cơ bản.
: Nét cong hở phải
: Nét cong hở trái
: Nét cong tròn khép kín 
: Nét khuyết trên
: Nét khuyết dưới 
: Nét thắt 
- HS đọc các nét: cá nhân - đồng thanh.
- Viết bảng con, GV quan sát, uốn nắn HS viết .
- GV hướng dẫn HS tập tô viết các nét cơ bản trong vở tập viết , GV uốn nắn.
4. Củng cố - dặn dò. (5’): HS đọc lại các nét cơ bản, GV dặn dò về nhà .
Đạo đức
Em là học sinh lớp một
 I - Mục tiêu:
1. Kiến thức : Giúp học sinh biết được: Trẻ em đến tuổi học phải đi học, biết tên trường, tên lớp, tên thầy cô giáo, bạn bè trong lớp . Biết tự giới thiệu về bản thân mình, những điều mình thích .
 - Là học sinh phải thực hiện tốt những quy định của nhà trường những điều giáo viên dạy bảo để học được nhiều điều mới lạ, bổ ích tiến bộ.
2. Kỹ năng:Thực hiện việc đi học hằng ngày, thực hiện yêu cầu của GV 
3. Thái độ: Vui vẻ phấn khởi, tự giác đi học.
II - Đồ dùng dạy học
Vở bài tập đạo đức, một số bài hát.
III – Các hoạt động dạy học.
 1. Bài cũ: (5’): GV kiểm tra SGK
 2. Bài mới: (25’)
*HĐ 1: Thực hiện trò chơi “Tên bạn, tên tôi”
GV: Phân nhóm: 6 - 8 em đứng thành vòng tròn hướng dẫn học sinh cách chơi.
- Em hãy giới thiệu tên của mình với các bạn trong nhóm rồi chỉ định 1 bạn bất kỳ và hỏi tên. 
? Tên bạn là gì ? tên tôi là gì ?
? Cứ như vậy cho đến hết.
? Có bạn nào cùng tên với em không ?
+ Kết luận SGV
* HĐ 2: HS kể về sự chuẩn bị vào lớp 1 của mình.
? Bố mẹ đã chuẩn bị những thứ gì khi em đi học lớp 1 ?
+ Kết luận SGV
* HĐ 3: HS kể về những ngày đầu tiên đi học.
 - 2 học sinh kể cho nhau nghe.
+ Kết luận SGV.
HS thực hiện trò chơi
HS kể
Sách, vở, cặp, quần áo, giày dép mới ...
HS hỏi - đáp 
	 3.Củng cố - dặn dò (5’)
 Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau
-----------------------------------------------
Chiều
Tự học
Ôn tiếng việt
Tập viết các nét cơ bản
I - Mục tiêu bài học
- Qua bài học HS nhận biết được các nét cơ bản
- Giúp HS rèn luyện cách viết các nét cơ bản từ đó ghép viết chữ nhanh.
- Có ý thức luyện viết cho đẹp.
II- Đồ dùng dạy học
 + GV: Viết các nét mẫu trên bảng
 + HS : Bảng con, vở ô li
III – Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 - HS luyện đọc các nét cơ bản, rèn HS yếu .
 2. Dạy học bài mới. (25’)
 * Hoạt động 1 (10’): Luyện viết bảng con.
 + GV giới thiệu và viết mẫu:
 * Hoạt động 2( 15’): Viết vở.
 - GV hướng dẫn HS cách viết.
 - HS rèn viết mỗi nét 1 dòng trong vở ô li .
 - GV quan sát, uốn nắn rèn HS yếu .
- HS đọc các nét, nêu lại cấu tạo các nét cơ bản .
 - Viết bảng con, GV uốn nắn HS .
Chú ý tư thế ngồi viết và cách cầm bút, để vở.
 3. Củng cố - dặn dò.(5’)
 - GV chấm bài - Nhận xét, hướng dẫn HS viết bài ở nhà .
Thứ năm, ngày 26 tháng 8 năm 2010
Thể dục
Sáng
Tổ chức lớp - Trò chơi vận động
 I- Mục tiêu : Giúp HS
 - Nắm được nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, biết cán sự bộ môn
 - Nắm được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
 - Bước đầu biết tham gia vào trò chơi :" Diệt các con vật có hại"
II. Địa điểm , phương tiện
 - Địa điểm: Sân trường,
 - Chuẩn bị : GV chuẩn bị còi, tranh ảnh một số con vật.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu:(5’)
 - GV cho HS tập hợp thành 3 -4 hàng dọc.sau đó quay hàng ngang.Phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học.
 - Đứng vỗ tay và hát:1-2 phút
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2,1-2...
2. Phần cơ bản ( 25’)
 + Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự lớp bộ môn : Chọn 1HS nhanh nhẹn, thông minh, hoạt bát làm lớp trưởng, và các tổ trưởng.
 + Phổ biến nội quy tập luyện: 
 - GV nêu quy định môn học:
 + Phải tập hợp ở ngoài sân
 + Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày hoặc dép có quai hậu.
 +Trong tiết học phải theo sự hướng dẫn của lớp trưởng và GV, khi ra ngoài phải xin phép.
 + Hướng dẫn HS sửa lại trang phục:
 + HS thực hành, GV sửa cho HS, hướng dẫn HS xếp dày,dép trong lớp.
 + Trò chơi: "Diệt các con vật có hại"
 - GV nêu tên trò chơi, luật chơi,cho HS kể tên một số con vật có ích, một số con vật có hại
 - Cho HS chơi thử, chơi thật, Bước đầu cho HS làm quen với cách chơi. Cách gọi tên trò chơi.
3. Phần kết thúc: ( 5’)
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
 - GV kết thúc giờ học bằng cách hô: "Giải tán!" , HS hô to: " Khoẻ".
 ---------------------------------------------
Toán
Hình vuông – Hình tròn 
I - Mục tiêu 
1. Kiến thức: HS nhận ra và nêu tên đúng của hình vuông, hình tròn.
2. Kỹ năng: Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
3. Thái độ: Hứng thú tự tin trong học tập.
II -Đồ dùng dạy học
 + GV: Các vật có hình vuông, hình tròn 
 + HS : Bộ đồ dùng toán
III – Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
 - 2 HS lấy ví dụ về nhiều hơn, ít hơn.
2. Dạy học bài mới. 
*Hoạt động 1 (12’): Giới thiệu hình vuông, hình tròn
a) Giới thiệu hình vuông
GV đưa ra hình vuông đây là hình gì ? 
- Một số HS nêu tên hình
? Hình vuông có mấy cạnh ?
b) Giới thiệu hình tròn.
? Đây là hình gì ? HS nêu tên hình
? Lấy ví dụ các hình có dạng hình tròn.
GV yêu cầu mở SGK nhận biết hình .
*Hoạt động 2 ( 12’):Thực hành
Yêu cầu làm bài tập 1, 2, 3
Hình vuông.
Lấy hình vuông.
4 cạnh - lấy ví dụ các hình có dạng hình vuông ( viên gạch hoa, khăn mặt mùi xoa ).
- Hình tròn 
- HS lấy hình tròn trong bộ đồ dùng
- Ví dụ : Cái đĩa, mâm, quả bóng ...
HS biết được yêu cầu của bài.
Tô màu bài 1, 2, 3 theo yêu cầu.
3. Củng cố - dặn dò. (3’)
Gọi hs nhắc lại tên bài vừa học.
Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau
Học vần
Bài 2 : b
I - Mục tiêu bài học : Giúp HS
 - HS nhận biết chữ và âm b. Ghép và đọc được tiếng be.
 - Trả lời 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK. 
 - HS khá, giỏi luyện nói 4 – 5 câu về chủ đề học tập qua các bức tranh sgk.
 - Có ý thức tự giác, say mê trong học tập.
II - Đồ dùng: Tranh minh hoạ SGK - Bộ đồ ding Tiếng Việt . 
III – C ác hoạt động dạy học. 
1. Kiểm tra bài cũ. (5’) - HS đọc bài e - Viết bảng con chữ e
2. Dạy học bài mới Tiết 1
a) Giới thiệu bài (1- 2’)
b) Dạy chữ ghi âm và phát âm ( 10’)
- GV đính chữ b, HS nhận biết .
? Chữ cái b được ghi bằng mấy nét, là những nét nào ? 
Chú ý: 2 môi chạm vào nhau.
? Luồng hơi phát phát ra như thế nào ? 
? b là nguyên âm hay phụ âm ?
? So sánh phát âm e và b. 
HS đọc cá nhân - đồng thanh
 2 nét - nét khuyết trên và nét thắt. 
- Bị cản.
- Phụ âm b. 
e phát âm không bị cản tự do 
b bị cản. 
c) Ghép chữ và phát âm ( 10’)
- HS nhận biết vị trí của b và e trong tiếng be 
d) Hướng dẫn viết bảng con ( 8’)
+ HS so sánh chữ b với e : Giống nhau nét thắt của e và nét khuyết trên của b, khác nhau chữ b có thêm nét thắt .
GV viết mẫu, uốn nắn HS viết rèn HS yếu . 
HS ghép b và e kết hợp đọc CN + ĐT
 HS viết trên không - viết bảng.
Tiết 2
3. Luyện đọc. (30’)
a) Luyện đọc bài trên bảng
- GV chỉ bảng theo thứ tự, bất kì cho HS đọc kết hợp nêu cấu tạo tiếng be.
b) Luyện đọc SGK
c) Luyện nói.
 5 – 6 HS đọc
 HS đọc CN + ĐT
 Một số HS yếu đọc 
Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân. Quan sát tranh.
? Chú chim non đang làm gì ?
? Chú voi đang làm gì ?
? Các bạn đang làm gì ?
? Các tranh này có gì giống và khác nhau ?
c) Luyện viết.
Hướng dẫn tập tô chữ b, be. HS viết bài trong vở tập viết.
GV uốn nắn tư thế ngồi, cách cầm bút.
4. Củng cố - dặn dò. (5’)
Đọc lại bài SGK.
Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau
Chiều Ôn Toán
Hình vuông – hình tròn
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Tiếp tục nhận biết được hình vuông, hình tròn.
- HS có kĩ năng nhận biết các hình .
- Có ý thức học tốt 
 II. Đồ dùng dạy học
 + Giáo viên : Hình vuông, hình tròn
 + Học sinh : Vở bài tập
 III. Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ (5')
 - GV đưa hình yêu cầu HS gọi tên các hình ( 4 – 5 HS )
 - HS nêu tên các vật trong thực tế có dạng là hình vuông, hình tròn .
 - GV nhận xét
 2. Dạy học bài mới (25')
 - GV yêu cầu hs mở vở bài tập toán trang 4, 5
 GV nêu yêu cầu của từng bài .
 - HS tự làm bài tập, GV quan sát, uốn nắn, chấm bài .
 GV quy định cho HS tô mỗi dạng hình là cùng một màu .
 - GV hướng dẫn chữa từng bài và lưu ý cho hs tô màu cho gọn.
 3. Củng cố- Dặn dò (5')
 - Hệ thống lại nội dung tiết học.
 Nhận xét ý thức học tập của hs. Dặn hs chuẩn bị giờ học sau.
Ôn Tiếng Việt
Bài 2 : b
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS
 - HS luyện đọc và viết bài b đã học 
 - Rèn kĩ năng đọc, viết cho hs.
 - Mạnh dạn, tự tin trong học tập.
 II. Đồ dùng dạy học: + GV : Chữ mẫu b
 + HS : Bảng con, vở ô li
 III. Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ (5')
 HS đọc lại bài b trong sgk
 2. Dạy học bài mới 
 a. Giới thiệu bài
 b. Ôn bài:
 + Hoạt động 1 ( 10’): Luyện đọc sgk.
 - GV yêu cầu hs mở sgk.
 - Gõ thước cho hs đọc bài.
 - Gọi hs đọc bài cá nhân, rèn HS đọc yếu .
 GV nhận xét cho điểm
 + Hoạt động 2 ( 15’): Luyện viết.
Yêu cầu hs lấy bảng con.
GV hướng dẫn hs viết bài : chú ý điểm đặt bút, viết đúng độ cao, độ rộng của con chữ b .
Yêu cầu hs luyện viết trên bảng con, viết vở ôli .
 GV theo dõi và giúp đỡ hs yếu.
 + Hoạt động 3 ( 7’): Trò chơi “Mở rộng vốn từ” .
 Chia lớp làm 3 dãy, yêu cầu các dãy thi tìm từ, tiếng có âm b theo hình thức nối tiếp.
 - GV tổng kết cuộc thi, dãy nào tìm được nhiều từ có chứa âm b dãy đó thắng.
 3.Củng cố- Dặn dò (3').
 Cho hs đọc lại bài
 - Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Ôn Thể dục
Tổ chức lớp - Trò chơi vận động
 I- Mục tiêu :
 Giúp học sinh : - Ôn định nền nếp, nắm được nội quy cơ bản trong giờ thể dục . 
 - Bước đầu biết tham gia vào trò chơi :" Diệt các con vật có hại"
 - Giáo dục HS có ý thức tự giác, tích cực luyện tập .
II. Địa điểm , phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường,
 - Chuẩn bị : GV chuẩn bị còi, tranh ảnh một số con vật.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản:
1. Phần mở đầu:(5’)
 - GV cho HS tập hợp thành 3 hàng dọc.sau đó quay hàng ngang.Phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học.
 - Đứng vỗ tay và hát
 - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp 1-2,1-2...
1. Phần cơ bản :(25’)
 - Biên chế tổ luyện tập, chọn cán sự lớp bộ môn 
 - Phổ biến nội quy tập luyện:
 - GV nêu quy định môn học:
 + Phải tập hợp ở ngoài sân
 + Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày hoặc dép có quai hậu.
 +Trong tiết học phải theo sự hướng dẫn của lớp trưởng và GV, khi ra ngoài phải xin phép.
 - Hướng dẫn HS sửa lại trang phục: 
 + HS thực hành, GV sửa cho HS, hướng dẫn HS yếu .
 - Trò chơi: "Diệt các con vật có hại"
 - GV nêu tên trò chơi, luật chơi,cho HS kể tên một số con vật có ích, một số con vật có hại
 - Cho HS chơi . Bước đầu cho HS làm quen với cách chơi.
3. Phần kết thúc: (5’)
 - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học.
 - GV kết thúc giờ học bằng cách hô: "Giải tán!" , HS hô to: " Khoẻ".
 - Dặn dò HS chuẩn bị cho giờ sau .
Toán
Hình tam giác
I - Mục tiêu bài học : Giúp HS
 1. Kiến thức: Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác. Bước đầu nhận ra hình tam giác từ vật thật.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết hình tam giác.
 3. Thái độ: Hứng thúc tự tin trong học tập.
II - Đồ dùng dạy học + GV : Một số vật có dạng hình tam giác, hình vuông, hình tròn .
 + HS : Bộ đồ dùng Toán
III – Các hoạt động dạy học.
 1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
GV đưa ra hình vuông, hình tròn và yêu cầu hs gọi tên từng hình 
 2. Dạy học bài mới. (25’)
 * Hoạt động 1( 12’): Giới thiệu hình tam giác.
Đưa ra hình tam giác. (Các cỡ và màu sắc khác nhau)
? Đây là hình gì ?
-Yêu cầu hs lấy bộ đồ dùng.
 * Giải lao ( 5’)
 * Hoạt động 2(10’) Thực hành.
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
Yêu cầu hs tô màu
GV theo dõi và giúp đỡ hs yếu
Hình tam giác.
Lấy hình tam giác theo yêu cầu 
Tìm đồ vật trong thực tế có dạng hình tam giác.
3.Củng cố - dặn dò. (3’)
 - Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau 
------------------------------------------------------
Học vần
Bài 3: dấu (') 
I - Mục tiêu bài học : Giúp HS
 1. Kiến thức: HS nhận biết được dấu sắc và thanh sắc ('). Biết ghép tiếng bé.
 - Đọc được : be
 - Trả lời được 2 – 3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK .
 2. Kỹ năng: Rèn viết dấu (') đọc.
 3. Thái độ: Say mê trong học tập.
II - Đồ dùng.
 + GV: Tranh minh hoạ SGK + HS : Bộ đồ dùng học vần
III – Các hoạt động dạy học.
Tiết1
 1. Kiểm tra bài cũ. (5’)
Đọc viết bảng con.
Đọc SGK
e, be
5 em 
2. Dạy học bài mới. (30’)
a) Giới thiệu bài( 2’)
* Hoạt động 1(15’) : Chữ, dấu (')
Đưa ra tiếng bé và hỏi.
? Những chữ nào đã học ?
Giới thiệu dấu (') 
Cách viết dấu (') 
? Dấu sắc gồm mấy nét ?
b) Ghép chữ và phát âm.
 bé
* Giải lao (5’)
* Hoạt động2(8’) Viết dấu sắc (') 
Giới thiệu và viết mẫu: ' , bé
e, b
Đọc dấu sắc (') 
Một nét nghiêng phải.
HS ghép tiếng bé: đánh vần phân tích đọc trơn.
HS viết trên không, bảng con : bé
Chú ý: Dấu sắc trên đầu chữ e.
Tiết 2
3. Luyện đọc. (30’)
+ Đọc bài trên bảng.
+ Đọc bài trong SGK.
+ Luyện nói: Chủ đề 
HS luyện đọc CN + ĐT
Lớp đọc ĐT, gọi HS yếu đọc
Sinh hoạt hằng ngày của bé ở tuổi đến trường.
+ HS hoạt động nhóm đôi
- Bức tranh 1 cho biết điều gì ?
- Hãy kể lại các hoạt động của các bạn ?
- Các bức tranh này có gì khác nhau ?
- Ngoài các hoạt động kể trên em còn thấy hoạt động gì khác ? 
- Em thích nhất bức tranh nào ? Vì sao ?
- Đọc tên của bài này ?
+ Một số HS trả lời ,nhận xét , GV chốt lại .
 4. Củng cố - dặn dò. (5’)
Gọi hs đọc lại bài SGK. 
Yêu cầu hs tìm dấu (') ở báo, SGK và đọc trước bài 4.
Chiều Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2010
Ôn Tiếng Việt
Bài 1, 2, 3 : e – b 
I - Mục tiêu bài học : Giúp HS
 - Củng cố âm và chữ ghi âm, dấu thanh b , bé.
 - Rèn đọc , viết chữ e, b, bé và luyện nói theo 2 chủ đề đã học.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác, tích cực học tập .
II- Đồ dùng 
 + GV: Bảng phụ viết cá chữ e, b, bé
 + HS : Bảng con, vở ô li
III- Các hoạt động dạy học.
1. Đọc. (10’)
Đọc bài SGK bài âm b và dấu (') ... đọc cá nhân ...
2. Luyện nói. (7’)
Nhìn tranh nói nội dung tranh: 5 em.
3. Luyện viết. (15’)
Bảng con: e, be, bé.
Luyện viết vở ô ly mỗi chữ 2 dòng.
Chấm bài - Nhận xét. 
 4.Củng cố – Dặn dò (5’)
 Nhận xét tiết học. Dặn hs chuẩn bị bài sau
Ôn Toán
Hình tam giác
I. Mục tiêu bài học : Giúp HS
- Nhận biết được các hình tam giác, biết tô màu đúng hình .
- HS khá, giỏi biết xếp, ghép hình vuông, hình tam giác .
- Giáo dục HS tự giác, tích cực học tập .
II. Đồ dùng dạy học
+ GV: Bài tập 9( trang 6 ) viết BP, một số hình tam giác có dạng khác nhau .
+ HS : Sáp màu, vở bài tập, que tính
III. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới
* Hoạt động 1 (10’): Nhận biết hình tam giác .
- GV đưa ra các hình cho HS nhận biết .
- HS tự nêu các vật trong thực tế có dạng hình tam giác .
* Hoạt động 2 ( 15’): Luyện vở bài tập
+ Bài 8 ( trang 5 ): GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn HS tô màu hình tam giác,
Lưu ý HS tô màu cho gọn .
+ Bài 9 ( trang 6 ): GV nêu yêu cầu bài tập, hướng dẫn HS cách tô, rèn HS yếu . - 1 HS chữa bài trên bảng phụ .
- GV chấm bài, nhận xét .
* Hoạt động 3 (7’): Luyện xếp , ghép hình ( Dành cho HS khá, giỏi ).
- GV đưa ra hình mẫu, cho HS quan sát, xếp ghép theo mẫu .
- GV quan sát, khuyến khích HS thực hành .
3. Củng cố dặn dò ( 3’)
- HS nhắc lại nội dung bài học, GV chốt lại bài .
- Dặn dò HS chuẩn bị giờ sau .
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp.
I. Mục tiờu: Giỳp HS
	- Biết tự kiểm điểm để nhận thấy ưu khuyết điểm của mỡnh trong tuần.
	- Nắm được phương hướng nhiệm vụ tuần sau.
	- Giỏo dục HS cú ý thức tự giỏc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt.
III. Cỏc hoạt động 
* Hoạt động 1 (20’): Kiểm điểm đỏnh giỏ tuần 1.
	- GV nhận xét đánh giá HS về việc thực hiện nhiệm vụ trong tuần vừa qua, GV tổng kết, đỏnh giỏ cỏc tổ.
	- Khen những HS đó thực hiện tốt.
	- Nhắc nhở những HS thực hiện chưa tốt.
	* Hoạt động 2 (5’): Phương hướng nhiệm vụ tuần 2
	- Duy trỡ nền nếp.
	- Đi học đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ sách, vở đồ dùng học tập . Học bài và làm bài tập đầy đủ .
	- Thi đua học tập, rốn chữ viết.
	* Hoạt động 3 (10’): Sinh hoạt văn nghệ
	- Cỏc tổ thi đua hỏt, mỳa, kể chuyện,
IV. Tổng kết dặn dũ (3’): GV nhận xột giờ sinh hoạt.
	- Dặn dũ HS: thực hiện tốt nhiệm vụ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 1 tuan 1 Song.doc