Giáo án lớp 1 - Tuần 1 năm 2010

I/Mục tiêu:

-Cho học sinh làm quen với nề nếp lớp.

-Biết xếp hàng theo tổ, biết các bạn trong tổ.

-Tự ứng cử và đề cử Ban Chấp hành lớp.

-Biết nội quy của trường học , lớp học.

-Kiểm tra dụng cụ học tập.

-Biết tất cả các tiết học của môn Tiếng Việt.

II/Chuẩn bị:

1) Giáo viên :-Bảng nội quy học sinh.

2) Học sinh :-Bộ sách giáo khoa lớp 1, dụng cụ học tập.

III/Các hoạt động dạy học :

 

doc 25 trang Người đăng phuquy Lượt xem 3082Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Tuần 1 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iờ học.
Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc
Nội quy tập luyện , biên chế tổ , chọn cán sự
Mỗi tổ một hàng ( đội hình hàng ngang có thể cho học sinh ngồi xuống)
x x
x x
x x
Đội hình vòng tròn
Con vật có ích như : Trâu , bò , ngan , ngỗng , lợn , bò , dê , chó
Con vật có hại như : Ruồi , muỗi , gián , kiến , mối ..
Tập hợp lại hàng ngang
TIẾNG VIỆT
CÁC NÉT CƠ BẢN(T1)
I/Mục tiêu :
-Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản.
-Rèn kỹ năng đọc và viết được các nét.
-Gọi tên đúng mỗi nét, viết thành thạo từng nét.
-Biết ghép các nét để tạo thành được chữ và từ, biết phân tích thành từng nét.
-Có ý thức viết đúng thành thạo.
II/Chuẩn bị :
1) Giáo viên : Các nét cơ bản.
2) Học sinh : Bảng con , vở.35
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 : Giới thiệu các nét cơ bản
-Giáo viên cho học sinh quan sát :
-Giới thiệu nét ngang ( - ) , nét thẳng ( | ).
-Giới thiệu nét xiên trái ( / ), nét xiên phải ( \ ).
-Giới thiệu nét cong hở phải ( C ), nét cong hở trái ( ), nét cong kín ( O ).
-Giới thiệu nét khuyết trên ( ), nét khuyết dưới ( ).
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản, lưu ý các thuật ngữ – Điểm đặt bút, điểm kết thúc, đường kẻ, dòng li.
Học sinh quan sát
Học sinh viết vào bảng con
TIẾNG VIỆT
CÁC NÉT CƠ BẢN (T2)
I/Mục tiêu :
-Học sinh làm quen và nhận biết được các nét cơ bản.
-Rèn kỹ năng đọc và viết được các nét.
-Gọi tên đúng mỗi nét, viết thành thạo từng nét.
-Biết ghép các nét để tạo thành được chữ và từ, biết phân tích thành từng nét.
-Có ý thức viết đúng thành thạo.
II/Chuẩn bị :
1) Giáo viên : Các nét cơ bản.
2) Học sinh : Bảng con , vở.35
III/Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 3 : Luyện tập
-Củng cố tên gọi các nét cơ bản
-Giáo viên hướng dẫn học sinh viết vào vở.
-Lưu ý học sinh cách cầm bút, tư thế ngồi, khoảng cách giữa các nét.
-Giáo viên quan sát theo dõi học sinh viết.
-Chấm một số tập của học sinh.
-Nhận xét tuyên dương.
 Củng cố-Dặn dò :
-Tập viết lại các nét cơ bản vào bảng con nhiều lần.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm , lớp.
Học sinh viết vào vở.
TOÁN
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I/Mục tiêu :
-Nhận biết những việc thường phải làm trong các tiết học toán.
-Yêu thích môn toán.
II/Chuẩn bị :
1) Giáo viên : -Sách toán 1 
2) Học sinh :-Sách toán 1 .Bộ đồ dùng toán 1 của học sinh.
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Kiểm tra bài cũ 
2) Bàøi mới :
Hoạt động 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách toán 1
-Giáo viên giới thiệu cho học sinh xem sách toán 1
-Hướng dẫn học sinh lấy sách toán 1 và hướng dẫn mở sách đến trang có “Tiết học dầu tiên “
-Giáo viên giới thiệu ngắn gọn về sách toán 1
-Từ bìa 1 đến “Tiết học đầu tiên”
-Sau “Tiết học đầu tiên” mỗi tiết học có một phiếu. Tên của bài học đặt ở đầu trang. Mỗi phiếu thường có phần bài học, phần thực hành ( giáo viên chỉ cho học sinh xem)
-Mỗi phiếu có phần bài tập, học sinh càng làm nhiều bài tập càng tốt.
-GV hướng dẫn học sinh thực hiện gấp, mở sách.
Hoạt động 2 : Giáo viên hướng dẫn học sinh làm quen với một số hoạt động học tâïp toán ở lớp 1.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng ảnh trong bài “Tiết học đầu tiên” rồi thảo luận xem học sinh lớp 1 có những hoạt động nào ?
-Giáo viên tổng kết theo từng ảnh
Hoạt động 3 : Giáo viên giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học toán.
Hoạt động 4 : Giáo viên giới thiệu bộ đồ dùng học tập của học sinh
-Hướng dẫn học sinh nêu tên gọi của đồ dùng.
-GV giới thiệu công , dụng cụ từng thứ đồ dùng
Học sinh quan sát sách giáo khoa toán 1
Học sinh mở sách toán 1 và quan sát các hình ở bài “Tiết học đầu tiên”
Học sinh quan sát sách giáo khoa
Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Học sinh thực hiện yêu cầu của giáo viên
Thứ tư ngày 25 tháng 8 năm 2010
TIẾNG VIỆT
E(T1)
I/Mục tiêu:
-Làm quen và nhận biết chữ có âm e.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung 
-Yêu thích lớp học, mong muốn được học tốt.
II/Chuẩn bị:
1) Giáo viên :
-Tranh minh họa trong SGK
2) Học sinh :
-Bộ đồ dùng học tập của học sinh.
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Khởi động :
B. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học tập
C. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
-Giáo viên treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận.
-Các em hãy cho cô biết trong các tranh này vẽ gì 
-Giáo viên viết lên bảng các chữ học sinh vừa nói.
-Bé, mẹ, ve, xe là các tiếng giống nhau ở chỗ đều có âm : e.
-Giáo viên chỉ e và đọc mẫu.
-Gíao viên chỉ cho học sinh đọc.
2) Dạy chữ ghi âm :
-Giáo viên viết lên bảng chữ e
Hoạt động 1 : Nhận diện chữ
-Các em thấy chữ e có nét gì ?
-Vậy bạn nào có thể cho cô biết chữ e trông giống hình cái gì ?
-Giáo viên lấy sợi dây làm mẫu chữ e.
Hoạt động 2 : Phát âm
-Giáo viên phát âm chữ e
-Hướng dẫn cách phát âm chữ e : Khi phát âm e đầu lưỡi chạm vào chân răng dưới, miệng hở hẹp và hơi nhếch ra hai bên.
-Giáo viên phát âm lại : e.
-Giáo viên theo dõi và sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết
-Giáo viên đính chữ e in, e viết giới thiệu với học sinh.
-Hướng dẫn viết chữ e viết :
-Chữ e cao 2 ô li. Khi viết chữ e ta đặt phấn trên đường kẻ thứ nhất một chút kéo lên đường kẻ thứ ba viết liền với nét cong trái. Điểm kết thúc chữ e nằm trên đường kẻ thứ 2.
-Giáo viên vừa nói, vừa tô trên chữ mẫu.
-Em nào có thể cho cô biết vị trí chỗ thắt chữ e.
D. Dặn dò :-Nhận xét tiết học.
Học sinh quan sát tranh và thảo luận
Gọi vài học sinh trả lời cá nhân : vẽ, bé, me, xe, ve.
Cá nhân, tổ, lớp.
Chữ e có một nét thắt
Học sinh trao đổi, thảo luận
Giống hình cái dây vắt chéo.
Học sinh phát âm cá nhân, tổ, lớp.
Học sinh viết trên không hoặc tô khan trên mặt bàn vài lần.
Sau đó một học sinh viết trên bảng con vài lần.
Nét thắt chữ e nằm bên dưới đường kẻ thứ 2
TIẾNG VIỆT
E(T2)
I/Mục tiêu:
-Làm quen và nhận biết chữ có âm e.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung 
-Yêu thích lớp học, mong muốn được học tốt.
II/Chuẩn bị:
1) Giáo viên :-Tranh minh họa trong SGK
2) Học sinh :-Bộ đồ dùng học tập của học sinh.
III/Các hoạt động dạy học:
Luyện tập :
Hoạt động 1 : Luyện đọc
-Giáo viên cho học sinh phát lại âm e
-Các em lấy cho cô bộ chữ và lấy ra chữ e gắn vào bảng cài xem ai sẽ là người lấy nhanh nhất và đúng nhất.
-Em nào có thể nhắc lại chữ e có nét gì ?
-Cho học sinh phát âm lại chữ e và sửa lỗi cho học sinh.
Hoạt động 2 : Luyện viết
-Cho học sinh lấy vở tập viết mở ra bài 1 : chữ e.
-Giáo viên nhắc nhở học sinh : Muốn cho chữ viết được đẹp, các em chú ý khi viết ta cần để vở sao cho dễ viết. Lưng thẳng, ngực không tì vào bàn, tay phải cầm bút tính từ đầu bút đến chỗ cầm khoảng một đốt tay trỏ của các em.
Hoạt động 3 : Luyện nói
-Giáo viên treo tranh để học sinh quan sát.
-Giáo viên chỉ lần lượt vào từng tranh và đặt câu hỏi :
-Trong tranh vẽ gì ?
-Như vậy các em đã thấy ai cũng có lớp học của mình. Vì thế các em cần phải đến lớp học tập. Trước hết phải học chữ và Tiếng việt.
-Học sinh quan sát tranh 5 và trả lời 
-Trong tranh các bạn nhỏ đang làm gì ?
-Trong 3 bạn đó có bạn nào không học bài của mình không ?
-Giáo viên nói thêm : Đi học là việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có ai thích đi học đều và chăm chỉ như các bạn trong tranh không ?
Củng cố-Dặn dò :
-Xem trước bài 2 : âm b
-Nhận xét tiết học.
Đọc cá nhân, tổ. Lớp
Học sinh lấy chữ e gắn vào bảng cài và giơ lên
Chữ e có một nét thắt
Học sinh lấy vở viết
Học sinh tô từng chữ e theo hướng dẫn giáo viên cho đến hết dòng 1. Cứ thế tiếp tục cho đến hết.
Học sinh trả lời cá nhân
Tranh 1 : Vẽ các chú chim đang học
Tranh 2 : Vẽ đàn ve đang học
Tranh 3 : Vẽ đàn ếch đang học
Tranh 4 : Vẽ các bạn học sinh đang học.
Các bạn nhỏ đang học bài
Không. Cả 3 bạn đều cùng nhau học
Học sinh thực hiện ở nhà.
TOÁN
NHIỀU HƠN , ÍT HƠN
I/Mục tiêu :
-So sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.Biết sử dụng các từ “nhiều hơn, ít hơn” 
-Giáo dục tính chính xác. Yêu thích toán học.
II/Chuẩn bị:
1) Giáo viên :-5 chiếc cốc và 4 cái thìa ; 3 lọ hoa và 4 bông hoa.
2) Học sinh :-Sách giáo khoa Toán 1
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1) Kiểm tra bài cũ :
2) Bài mới :
Hoạt động 1 : So sánh số lượng cốc và thìa :
-Giáo viên đặt 5 chiếc cốc lên bàn nói : “Cô có một số cốc”
-Giáo viên cầm thìa trên tay và nói : “Cô có một số thìa”
-Bây giờ chúng ta hãy so sánh số cốc và số thìa với nhau.
-Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đặt số thìa vào cốc
 ( Mỗi cốc đuợc đặt 1 cái thìa)
-Giáo viên hỏi : “Còn cốc nào chưa có thìa”
-Giáo viên nêu khi đặt vào mỗi cốc 1 cái thìa
 vẫn còn cốc chưa có thìa
Ta nói : Số cốc nhiều hơn số thìa
-Giáo viên gọi học sinh nhắc lại
-Giáo viên nêu : Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì không còn thìa để đặt vào cốc còn lại. Ta nói : Số thìa ít hơn cốc.
Hoạt động 2 : So sánh số lọ và số bông hoa
Hoạt động 3 : So sánh số chai và số nút chai(Tương tự như hoạt động 1)
Hoạt động 4 : Làm bài tập
3)Củng cố – Dặn dò:
-Chuẩn bị bài tiếp theo.
Học sinh quan sát
1 học sinh lên đặt số thìa vào cốc
học sinh trả lời và chỉ vào cốc chưa có thìa.
Học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”
Học sinh nêu :Số thìa ít hơn số cốc 
1 học sinh lên cắm 1 bông hoa vào 1 lọ thì vẫn còn 1 bông hoa chưa có lọ để cắm
Học sinh thực hiện yêu cầu của giá viên
Âm nhạc
 Bài 1: HỌC HÁT BÀI: QUÊ HƯƠNG TƯƠI ĐẸP
 Dân ca Nùng
I- Mục tiêu:	- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.
	- Biết hát bài "Quê hương tươi đẹp" là dân ca của dân tộc Nùng.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - Hát chuẩn gia điệu bài "Quê hương tơi đẹp", nhạc cụ , một số hình 
ảnh về dân tộc vùng núi phía Bắc.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở tập hát.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ:	
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- GV: nhận xét.
3- Bài mới: 
a- Giới thiệu bài: Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên. Vậy để thấy được quê hương có những nét tươi đẹp nào chúng ta học bài hôm nay.
b- Giảng bài.
HĐ1: Dạy hát "Quê hương tươi đẹp"
GV: Hát mẫu.
GV: Giới thiệu nội dung bài hát.
GV: Đọc lời ca cho HS đọc theo.
Dạy học sinh hát từng câu.
Cho học sinh hát nhiều lần bài hát.
HĐ2: Dạy hát kết hợp với vận động
GV: dạy học sinh một số động tác phụ hoạ cho bài hát.
Cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách.
 Quê hương em biết bao tươi đẹp
 x x x x
Gọi một số học sinh lên bảng vừa hát vừa biểu diễn.
 Khi học song bài hát con thấy quê hương minh có gì đẹp
4.Củng cố dặn dò:
Học sinh nghe.
Học sinh đọc lời ca
Học sinh hát từng câu theo giáo viên từ đầu đến hết nội dung bài hát.
Học sinh hát kết hợp với một vài động tác phụ hoạ.
Học sinh hát vỗ tay theo phách
Học sinh hát vừa biểu diễn các động tác nhún chân theo nhịp.
Học sinh trả lời.
Thứ năm ngày 26 tháng 8 năm 2010
TIẾNG VIỆT
B ( T 1 )
I/Mục tiêu :
-Làm quen và nhận biết chữ và âm b.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung bài.
-Yêu thích lớp học mong muốn được học tốt.
II/Chuẩn bị :
1) Giáo viên : Bảng nội quy học sinh
2) Học sinh : Bộ sách giáo khoa lớp 1, dụng cụ học tập.
III/Các hoạt động dạy học :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Khởi động :
B.Bài cũ :
-Giáo viên đọc lại âm e
-Gọi học sinh lên chỉ chữ e trong các tiếng : bé, me, ve, xe.
-Chữ e gồm có mấy nét ?
-Đó là những nét gì ?
C.Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
-Các em hãy quan sát và nhận xét kỹ và cho cô biết trong tranh vẽ những gì ?
-Giáo viên treo tranh.
-Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các tiếng : bé, bà, bê, bóng đều giống nhau ở âm b.
-Giáo viên giới thiệu âm và chữ mới : b
-Giáo viên viết b lên bảng
-Giáo viên đọc : b ( bờ )
2) Dạy chữ ghi âm :
-Giáo viên viết lên bảng chữ b và nói : Đây là chữ b ( bờ )
-Giáo viên phát âm b và hướng dẫn cách phát âm : bờ.
-Khi phát âm b môi ngậm lại, bật hơi ra và có tiếng thanh.
-Giáo viên phát âm mẫu : b ( bờ )
Hoạt động 1 : Nhận diện chữ
-Giáo viên giới thiệu chữ b : in và viết.
-Giáo viên tô chữ b lên bảng và nói Chữ b có một nét khuyết trên viết liền với nét thắt.
Hoạt động 2 : Ghép chữ và phát âm
-Ơû tiết trước các em đã được học âm e và chữ e. Bài này các em được học âm b và chữ b. Âm và chữ b đi với âm e ta có tiếng be.
-Giáo viên kẻ khung lên bảng để học sinh quan sát.
-Trong tiếng be có chữ nào đứng trước, chữ nào đứng sau ?
-Giáo viên phát âm mẫu : be
-Giáo viên hướng dẫn đánh vần mẫu tiếng be : bờ – e – be 
-Giáo viên đọc trơn : be.
-Giáo viên nói thêm : Tiếng be gần giống với tiếng kêu của con bê con.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn viết
-Giáo viên đính chữ b mẫu ( 5 ô li ) và hướng dẫn cách viết chữ b.
-Chữ b cao 2 ô li rưỡi gồm 5 ô li nhỏ.
-Hướng dẫn cách viết : Đặt phấn trên đường kẻ thứ 2 viết nét khuyết trên cao 3 ô li, sau đó kéo xuống đường kẻ thứ 1 viết nét thắt lên 2 ô li. Điểm kết thúc chữ b nằm trên đường kẻ thứ 2.
-Giáo viên vừa nói vừa viết mẫu
-Giáo viên nhận xét bảng con, chọn bảng đúng, đẹp cho học sinh xem.
-Hướng dẫn viết tiếng : be
-Giáo viên cho học sinh viết chữ b vào bảng con nét thắt chữ b kéo xuống đúng 1 li viết liền với chữ e để có tiếng : be
D.Dặn dò :
-Về nhà các em đọc lại bài trong sách giáo khoa.
-Tập viết nhiều lần chữ b, tiếng be vào bảng.
-Nhận xét tiết học.
4 học sinh đọc âm e
3 học sinh lên bảng lớp
1 học sinh trả lời
Tranh vẽ : bé, bà, bê, bóng
Học sinh đọc cá nhân, cả lớp
Cá nhân, tổ , lớp
Học sinh nhắc lại
Học sinh lấy đồ dùng để lên bàn.
Học sinh lấy đồ dùng và ghép lại chữ để được tiếng : be
Tiếng be có chữ b đứng trước, chữ e đứng sau
Học sinh đọc, cá nhân, tổ, lớp
Cá nhân, tổ, lớp
Đọc trơn, cá nhân, tổ, lớp
Học sinh viết trên không
Học sinh viết vào bảng con
Học sinh viết bảng con
Cả lớp viết bảng con : b, be
Học sinh thực hiện ở nhà
TIẾNG VIỆT
B ( T 2 )
I/Mục tiêu :
-Làm quen và nhận biết chữ và âm b.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung bài.
-Yêu thích lớp học mong muốn được học tốt.
II/Chuẩn bị :
1) Giáo viên : Bảng nội quy học sinh
2) Học sinh : Bộ sách giáo khoa lớp 1, dụng cụ học tập.
III/Các hoạt động dạy học :
Luyện tập :
Hoạt động 1 : Luyện đọc
-Giáo viên hỏi học sinh :
-Các em vừa học âm và chữ mới gì 
-Các em vừa ghép được tiếng gì có âm b ?
-Cho học sinh phát âm lại âm b và tiếng be
-Giáo viên chỉ bảng : b , be
Hoạt động 2: Luyện viết
Hoạt động3: Luyện nói
-Giáo viên treo tranh để học sinh quan sát
-Giáo viên chỉ lần lượt vào từng tranh và đặt câu hỏi :
-Trong tranh vẽ gì ?
-Bạn nào cho cô biết : Tại sao chú voi lại cầm ngược quyển sách ?
-Tranh 4 vẽ gì ?
-Tranh 5 vẽ gì ?
-Trong bức tranh trên, ai đang tập viết chữ e ?
-Còn ai chưa biết đọc chữ ?
-Trong các bức tranh trên có gì giống nhau ?
-Các tranh có gì khác nhau ?
Dặn dò :-Về nhà đọc và viết nhiều lần chữ b.
-Xem trước bài : Dấu /
Học âm và chữ b
Ghép được tiếng be
Cá nhân, tổ, cả lớp
Viết bài vào vở
Học sinh trả lời cá nhân
Tranh 1 : Vẽ chim non đang học bài
Tranh 2 : Vẽ chú gấu đang tập viết chữ e.
Tranh 3 : Vẽ chú voi cầm ngược quyển sách
Vì chú voi chưa biết đọc chữ
Tranh 4 : Em bé đang tập kẻ hàng trong vở.
Tranh 5 : Vẽ 2 bạn nhỏ đang cùng chơi xếp hình.
Chú gấu
Chú voi
Các bạn đều tập trung vào công việc của mình
Vẽ các con vật khác nhau và các công việc khác nhau
Học sinh thực hiện ở nhà.
TOÁN
HÌNH VUÔNG , HÌNH TRÒN
I/Mục tiêu:
-Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông , hình tròn.
-Bước đầu nhận ra hình vuông , hình tròn từ các vật thật.
-Yêu thích học toán.
II/Chuẩn bị:
1) Giáo viên :-Một số hình vuông , hình tròn bằng bìa có kích thước , màu sắc khác nhau
2) Học sinh :-Bộ đồ dùng học toán 1.
III/Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1) Kiểm tra bài cũ :
-Giáo viên dùng các tấm bìa có vẽ sẵn nội dung để kiểm tra học sinh
2) Bài mới :
Hoạt động 1 : Giới thiệu hình vuông
-Giáo viên giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem và nói : “Đây là hình vuông”
-Yêu cầu học sinh lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình vuông đặt lên bàn
Hoạt động 2 : Giới thiệu hình tròn
-Giáo viên giơ lần lượt từng tấm bìa hình tròn cho học sinh xem và nói : “Đây là hình tròn”
-Yêu cầu học sinh lấy từ hộp đồ dùng học toán tất cả các hình tròn đặt lên bàn.
Hoạt động 3 : Thực hành , luyện tập.
-Bài 1 , 2 , 3 : Tô màu.
-Bài 4 : Làm thế nào để có các hình vuông
-Giáo viên chuẩn bị cho mỗi học sinh 2 mảnh bìa như sách giáo khoa rồi hướng dẫn học sinh gấp lại để có hình vuông theo yêu cầu.
3) Củng cố - Dặn dò :
-Làm bài tập ở nhà.
Nhiều hơn, ít hơn
Học sinh nhìn hình vuông và nhắc lại “Hình vuông” 
Học sinh giơ mỗi hình vuông lên và nói “Hình vuông”
Học sinh quan sát hình tròn
Học sinh nhắc lại “hình tròn”
Học sinh lấy và giơ mỗi hình tròn lên nói :Hình tròn”
Học sinh thực hiện tô màu
Học sinh thực hiện gấp hình vuông thứ nhất chồng lên để có hình vuông thứ 2 , 3
Thủ công:
Giới thiệu một số loại giấy,
Bìa và dụng cụ học thủ công
I. MỤC TIÊU :
- Giúp HS biết một số loại giấy, bìa, và dụng cụ thủ công.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Các loại giấy màu, bìa 
- Dụng cụ học thủ công: Kéo, hồ dán, thước kẻ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu môn học
2. Bài mới:
*HĐ1: Giới thiệu giấy, bìa
- Cho HS quan sát quyển sách:
+ Bìa được đóng ở ngoài dày, giấy ở phần bên trong mỏng gọi là những trang sách
- Giới thiệu giấy màu: mặt trước là các màu: xanh, đỏ...mặt sau có kẻ ô vuông
* HĐ2: Giới thiệu dụng cụ học thủ công
- Cho HS quan sát từng loại: thước kẻ, bút chì, kéo, hồ dán. 
3. Củng cố :
 GV kiểm tra dụng cụ học thủ công của HS
4. Nhận xét, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị học về xé, dán
- Quan sát, nhận xét
- Quan sát, tìm hiểu từng loại
- Từng nhóm KT dụng cụ của bạn
- Nêu tên một số bạn còn thiếu
- Theo dõi và thực hiện
Thứ sáu, ngày 27 tháng 8 năm 2010 
 TIẾNG VIỆT
DẤU( / ) 
I/Mục tiêu: 
-Nhận biết được dấu và thanh sắc ( / )
-Ghép được tiếng bé cùng chữ b với âm e và thanh sắc.
-Phát triển lời nói tự nhiên theo nội dung bài.
-Thích tập đánh vần, làm quen với các tiếng có mang dấu sắc.
IIChuẩn bị:
1) Giáo viên :-Tranh minh họa vật thật các tiếng : lá, cá , khế , bé , chó.
2) Học sinh :-Sách Tiếng việt , vở bài tập Tiếng Việt. Bộ ghép chữ.
III/Các hoạt động dạy hoc:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
A. Bài cũ :
-Giáo viên đọc lại âm b
-Gọi học sinh lên bảng viết chữ b.
-Gọi học sinh đọc tiếng be và phân tích tiếng be.
-Gọi học sinh lên bảng chỉ chữ b trong các tiếng : bé , bê , bóng , bà.
C. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
-Trong tranh vẽ gì ?
-Các em chú ý các tiếng : bé , cá , lá , khế , chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc.
-Giáo viên giới thiệu dấu sắc và cách ghi dấu sắc trên các tiếng.
-Giáo viên viết dấu / lên bảng. Tên dấu này đọc là dấu sắc.
2) Dạy dấu thanh :
-Giáo viên ghi lên bảng dấu ( / )
Hoạt động 1 : Nhận diện dấu
-Bạn nào có thể cho cô biết dấu sắc ( / ) là nét gì ?
-Cho học sinh lấy bộ đồ dùng
-Hỏi : Trên tay cô là một cây thước kẻ, làm thế nào để nó thành dấu / ?
-Vậy dấu / giống hình gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1(3).doc