Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Lê Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh

I.Mục tiêu:

Kiến thức: Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình , bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ toán.

Kĩ năng: Rèn cho HS làm quen với sách và đồ dùng học tập toán thành thạo

Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận.

II.Đồ dùng dạy học:

Sách toán, vở BTT, bộ đồ dùng học toán.

III,Hoạt động dạy học:

 

doc 22 trang Người đăng honganh Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 - Lê Thị Thu Hà - Trường Tiểu học Số 1 Hải Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từng nét 2 - 3 lần
2.Hướng dẫn cách viết các nét cơ bản.
+Nét ngang: Minh hoạ bằng đồ dùng trực quan 
-Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
+.Các nét dọc , xiên phải , xiên trái, nét móc hai đầu, móc ngược , móc xuôi
Vừa viết mẫu vừa hướng dẫn cách viết các nét đều cao 2 ô li.
Nhận xét ,sửa sai, chọn bảng viết đẹp đưa mẫu
Tiết 2
+.Các nét cong hở phải,cong hở trái, cong khép kín , nét khuyết trên, khuyết dưới, nét thắt.
Viết mẫu và hướng dẫn cách viết
Nhận xét ,sửa sai, chọn bảng viết đẹp đưa mẫu
IV.Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học
Đọc và viết thành thạo các nét cơ bản ở nhà
Quan sát theo GV viết mẫu
Đọc đồng thanh , nối tiếp cá nhân
Quan sát, viết bảng con
Quan sát, viết bảng con
Viết lại các nét cơ bản đúng , thành thạo.
Quan sát, viết bảng con
Đọc các nét cơ bản thành thạo
Đọc lại toàn bộ các nét cơ bản thành đồng thanh.
L.G Toán. Bài: LÀM QUEN BỘ ĐỒ DÙNG HỌC TOÁN
I.Mục tiêu:
Kiến thức: Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình , bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ toán.
Kĩ năng: Rèn cho HS làm quen với sách và đồ dùng học tập toán thành thạo
Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
Sách toán, vở BTT, bộ đồ dùng học toán.
III,Hoạt động dạy học:
Hoạt động của HS
Hoạt động của HS
1.Hướng dẫn HS sử dụng sách toán.
Hướng dẫn HS mở sách toán đến trang có bài"Tiết học đầu tiên"
Hướng dẫn thực hành cách mở sách , gấp sách , cách sử dụng sách toán.
2.Hướng dẫn HS làm quen một số hoạt động học tập toán.
Hướng dẫn HS quan sát từng tranh và thảo luận xem lớp 1 có những hoạt động nào, sử dụng những đồ dùng nào?
Theo dõi giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
Hướng dẫn trình bày, Nêu tóm tắt chung
*Giới thiệu các yêu cầu cần đạt khi học toán và sau khi học toán.
3.Giới thiệu bộ đồ dùng học toán.
Hướng dẫn mở bộ đồ dùng
Lấy và nêu tên từng đồ dùng 
Nêu cho HS biết đồ dùng đó dùng để làm gì?
Hướng dẫn cách mở đóng bộ đồ dùng nhanh và nhẹ nhàng.
IV.Củng cố dặn dò:
Chuẩn bị đầy đủ sách toán, vở BTT, đồ dùng học tập.
Nhận xét giờ học.
Lấy sách toán và mở sách 
Quan sát theo từng phần giáo viên giới thiệu, thực hành
HS mở sách
Thảo luận nhóm 2, (5 phút)
Trình bày trước lớp
Đếm , đọc , viết so sánh số, làm tính cộng trừ, giải toán có lời văn, biết đo độ dài......
Nhóm khác nhận xét bổ sung
Lấy và mở bộ đồ dùng
Thực hành 2- 3 lần.
Giáo án chiều
------b&a------
Toán NC.	Bài: KHẢO SÁT
I.Mục tiêu:
Khảo sát trình độ học toán của học sinh .
Qua tiết khảo sát, nắm trình độ của HS để có kế hoạch dạy học.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Hát.
2.Khảo sát trình độ học toán của HS .
GV phát cho mỗi học sinh một tờ giấy kiểm tra để khảo sát 
3.Nội dung khảo sát.
Bài 1: 
GV đọc chậm các chữ số từ 0 – 10
Mỗi số một hàng.
Bài 2: 
Học sinh làm vào giấy. Yêu cầu chỉ ghi kết quả đúng. 
1 + 1 = 1 + 2 = 2 + 2 = 2 + 3 = 
4 + 0 = 5 + 1 = 5 + 2 = 4 + 4 =
Bài 3: 
GV đọc số, HS vẽ chấm tròn theo số lượng.
 7: ;8: ;5: 4: 3:
Bài 4: Tô màu xanh vào hình tròn, màu đỏ vào
hình vuông 
IV.Củng cố dặn dò:
Chuẩn bị đầy đủ sách toán, vở BTT, đồ dùng học tập.
Nhận xét giờ học.
HS viết vào giấy theo yêu cầu của giáo viên.
Lắng nghe
Thủ công. Bài: GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI GIẤY, BÌA 
 VÀ DỤNG CỤ HỌC THỦ CÔNG
I.Mục tiêu:	
Kiến thức: Giúp HS biết một số loại giấy bìa và dụng cụ học thủ công.
Kĩ năng : Rèn cho HS nhận biết loại giấy thủ công và dụng cụ học thủ công thành thạo.
Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận cho HS
II.Đồ dùng dạy học: 
GV chuẩn bị các loại giấy màu, bìa và dụng cụ để học thủ công là kéo, hồ dán, thước kẻ
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC: KT dụng cụ học tập môn thủ công của học sinh.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài học và ghi tựa.
Hoạt động 1
*Giới thiệu giấy, bìa.
Cho học sinh thấy một quyển sách và giới thiệu giấy là phần bên trong của quyển sách, mỏng; bìa được đóng phía ngoài và dày hơn. Các lọai giấy và bìa được làm từ bột của nhiều loại cây như : tre, nứa, bồ đề
Giới thiệu tiếp giấy màu để học thủ công có nhiều màu sắc khác nhau, mặt sau có kẻ ô.
Hoạt động 2
Giới thiệu dụng cụ học thủ công.
- Thước kẻ: giới thiệù thước kẻ được làm bằng gỗ hay nhựa dùng thước để đo chiều dài. Trên mặt thước có chia vạch và đánh số.
 - Kéo, hồ dán : Giới thiệu tương tự.
4.Củng cố:
Hỏi tên bài, nêu lại công dụng và cách sử dụng cụ học môn thủ công.
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em học tốt.
Chuẩn bị: giấy màu, hồ , thước , chì .
Đưa đồ dùng để trên bàn cho HS kiểm tra.
HS quan sát nhận xét giấy và bìa khác nhau như thế nào, công dụng của giấy và bìa.
HS quan sát lắng nghe
HS nêu các dụng cụ học thủ công và công dụng của nó.
Tiếng Việt TH. Bài: CÁC NÉT CƠ BẢN
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo các nét cơ bản để nhận diện đúng , viết đúng ,đẹp các chữ theo mẫu.
II.Đồ dùng dạy học: Phiếu ghi chữ mẫu.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Viết bảng con: GV đọc các nét cơ bản
Nhận xét , sửa sai
2.Bài mới:
*Hoạt động 1:Luyện đọc.
+Mục tiêu:HS đọc đúng, thành thạo các nét cơ bản.
+Tiến hành:
Viết các nét cơ bản trên bảng lớp
Đọc mẫu , hướng dẫn cách đọc
Theo dõi , nhận xét sửa sai, khen những em đọc đúng to rõ ràng.
*Hoạt động 2: Luyện viết.
+Mục tiêu: H viết đúng các nét cơ bản.
+Tiến hành:
Hướng dẫn HS ôn lại cách viết các nét cơ bản.
Theo dõi giúp đỡ hs viết còn chậm,
IV.Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học
 Cả lớp viết bảng con
Quan sát
Đọc cá nhân, tổ , lớp
Thi đua giữa cá nhân, giữa các tổ
Quan sát , nhắc lại cách viết 
Luyện viết bảng con .
Đọc lại các nét cơ bản.
Ngày soạn: Ngày 16 tháng 8 năm 2009 
Ngày giảng:Thứ tư ngày 18 tháng 8 năm 2009
Thể dục.	Bài: ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC – TRÒ CHƠI.
I. Mục tiêu:
- Phổ biến nội quy tập luyện, biên chế tổ học tập, chọn cán sự bộ môn.Yêu cầu HS biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
- Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu bước đầu tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường .
GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật.
III. Nội dung: 
NỘI DUNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.(2 phút)
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
+ Đứng vỗ tay, hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. 
2/ Phần cơ bản: 
a) Biên chế tổ tập luyện, chọn cán sự bộ môn: 
 + Cán sự bộ môn là lớp trưởng .
 + Tổ luyện tập là tổ học tập, tổ trưởng .
b) Phổ biến nội quy tập luyện: 
GV nêu ngắn gọn những quy định khi học tiết Thể dục:
 + Tập hợp dưới sự điều khiển của cán sự.
 + Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày hoặc dép có quai hậu.........
c) HS sửa lại trang phục:
d) Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
 + GV nêu tên trò chơi.
 + Hỏi để HS trả lời: những con vật nào có hại? Có ích? 
_Cách chơi: 
 + Khi GV gọi tên các con vật có ích như: trâu, bò, lợn, gà, ngan, ngỗng, v.vthì lớp im lặng. Nếu em nào hô “ diệt” là bị phạt.
 + Khi GV gọi tên các con vật có hại: ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến, mối.v.v thì cả lớp đồng thanh hô: “ Diệt! Diệt! Diệt!” và tay giả làm động tác đập muỗi, ruồi.
3/Phần kết thúc: Đứng vỗ tay và hát
 Củng cố
 Nhận xét
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
-Đội hình hàng ngang.
-Đội hình hàng ngang
GV sửa trang phục cho một số HS, chỉ dẫn cho HS thế nào là trang phục gọn gàng.
Tập hợp HS thành 4 hàng dọc rồi quay thành hàng ngang. Cho HS ngồi
-GV cùng HS hệ thống lại bài
-GV hô: “Giải tán”.HS hô : “ Khỏe”
Tiếng Việt. BÀI : ÂM E
I.Mục tiêu : 
Kiến thức: Nhận biết được chữ và âm e , Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
Kĩ năng: Rèn cho HS đọc và viết âm e thành thạo
Ghi chú: HS khá giỏi luyện nói 4-5 câu xoay quanh chủ đề học tập qua các bức tranh trong SGK
II.Đồ dùng dạy học: 
-Bộ ghép chữ tiếng Việt.-bảng phụ viết chữ e để treo bảng (phóng to)
-Tranh minh hoạ luyện nói: “Lớp học”
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
KT việc chuẩn bị Đồ dùng học tập của học sinh về môn học Tiếng Việt.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài:
GV treo tranh để học sinh quan sát và thảo luận:
Các tranh này vẽ gì nào?
GV viết lên bảng các chữ và giới thiệu cho học sinh thấy được các tiếng đều có âm e.
Đọc âm e và gọi học sinh đọc lại.
2.2 Dạy chữ ghi âm:
GV viết bảng âm e
Nhận diện chữ e:
Chữ e có nét gì? Chữ e giống hình cái gì?
- Chữ e giống hình sợi dây vắt chéo.
Phát âm e
GV phát âm mẫu
Gọi học sinh phát âm và sữa sai cho học sinh về cách phát âm.
HD viết chữ trên bảng con
Treo khung chữ e lên bảng để HS QS.
HD HS viết bảng con nhiều lần để nắm được cấu tạo và cách viết chữ e.
Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc:
Gọi học sinh phát âm lại âm e
Tổ chức cho các em thi lấy nhanh chữ e trong bộ chữ và hỏi: Chữ e có nét gì?
b) Luyện viết:
Hướng dẫn các em tô chữ e trong vở tập viết và hướng dẫn để vở sao cho dễ viết cách cầm bút và tư thế ngồi viết
GV theo dõi uốn nắn và sữa sai.
c) Luyện nói:
Treo tranh, gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh nói tốt theo chủ đề.
Trong tranh vẽ gì?
GV kết luận: Đi học là công việc cần thiết và rất vui. Ai cũng phải học tập chăm chỉ. Vậy lớp ta có thích đi học đều và chăm chỉ học tập không?
.Củng cố: Hỏi tên bài. Gọi đọc bài.
Nhận xét tiết học, tuyên dương.
Dặn học bài, xem bài ở nhà.
Học sinh thực hành quan sát và thảo luận.
(bé, me, xe, ve)
Nhiều học sinh đọc lại.
Có 1 nét thắt, .
Nhắc lại.
Học sinh phát âm âm e (cá nhân, nhóm, lớp)
Nghỉ giữa tiết.
Quan sát và thực hành viết bảng con.
Đọc âm e cá nhân , nhóm , lớp 
Thực hành.
Viết trong vở tập viết.
Nghỉ giữa tiết.
Học sinh nêu:
Học sinh nêu và bổ sung hoàn chỉnh cho học sinh.
Học sinh lắng nghe, thực hành ở nhà.
Toán : BÀI : NHIỀU HƠN, ÍT HƠN.
I.Mục tiêu :
Kiến thức:Biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật , biết sử dụng từ nhiều hơn , ít hơn để so sánh các nhóm đồ vật
Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng so sánh đồ vật thành thạo .
Bổ sung:Biết sử dụng các từ "Nhiều hơn, ít hơn"khi so sánh về số lượng.
Đồ dùng dạy học:
-5 chiếc cốc, 4 chiếc thìa ,3 lọ hoa, 4 bông hoa.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định tổ chức:Hát
2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa.
Hoạt động 1:So sánh số lượng cốc và thìa: 
Gọi một học sinh lên đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa rồi hỏi cả lớp “Còn chiếc cốc nào không có thìa không?”.
 Nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì vẫn còn một chiếc cốc chưa có thìa, ta nói số cốc nhiều hơn số thìa”. Yêu cầu học sinh nhắc lại “Số cốc nhiều hơn số thìa”.
GV nêu “Khi đặt vào mỗi chiếc cốc một chiếc thìa thì không còn thìa để đặt vào chiếc cốc còn lại, ta nói số thìa ít hơn số cốc”. HS nhắc lại “Số thìa ít hơn số cốc”.
Hoạt động 2: So sánh số chai và số nút chai 
Treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 nút chai rồi nói: Có một số nút chai và một số cái chai bây giờ các em so sánh số nút chai và số cái chai bằng cách nối 1 nút chai và 1 cái chai.
Các em có nhận xét gì?
Hoạt động 3: So sánh số thỏ và số cà rốt:
Tương tự như so sánh số chai và số nút chai.
Hoạt động 4: So sánh số nồi và số vung:
Tương tự như so sánh số thỏ và số cà rốt.
4.Củng cố : Hỏi tên bài.
5.Dặn dò : 
Về nhà làm bài tập ở VBT, học bài, 
Nhận xét giờ học.
Nhắc lại
Học sinh quan sát.
Thực hiện và trả lời .
Nhắc lại:Số cốc nhiều hơn số thìa.
Nhắc lại
Số thìa ít hơn số cốc.
Thực hiện và nêu kết quả:
Số chai ít hơn số nút chai.
Số nút chai nhiều hơn số chai.
Quan sát và nêu nhận xét:
Số thỏ nhiều hơn số cà rốt
Số cà rốt ít hơn số thỏ
Quan sát và nêu nhận xét:
Nhiều hơn- ít hơn
HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày 17 tháng 8 năm 2010
Ngày giảng:Thứ năm ngày 19 tháng 8 năm 2010
Thể dục.	ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC – TRÒ CHƠI.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố nội quy tập luyện, Yêu cầu HS nắm chắc những quy định cơ bản để thực hiện trong các giờ thể dục.
 - Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu bước đầu tham gia được vào trò chơi.
II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường .
 - GV chuẩn bị 1 còi .
III. Nội dung: 
NỘI DUNG
TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
1/ Phần mở đầu: 
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số.(2 phút)
-Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học
+ Đứng vỗ tay, hát.
+ Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. 
2/ Phần cơ bản: 
a) Phổ biến nội quy tập luyện: 
GV gọi HS nêu ngắn gọn những quy định khi học tiết Thể dục.
b) HS sửa lại trang phục.
c) Cán sự lớp tập tập hợp lớp.
d) Chơi trò chơi: Diệt các con vật có hại.
 + GV nêu tên trò chơi.
Gọi HS nêu lại cách chơi.
 Cho HS chơi nhiều lần, Cho một số em thử tổ chức trò chơi.
3/Phần kết thúc: Đứng vỗ tay và hát
 Củng cố
 Nhận xét
-Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang
-Đội hình hàng ngang.
-Đội hình hàng ngang
+ Tập hợp dưới sự điều khiển của cán sự.
 + Trang phục phải gọn gàng, nên đi giày hoặc dép có quai hậu.........
Cán sự lớp tập tập hợp lớp nhiều lần.
HS nêu lại cách chơi.
Một số em thử tổ chức trò chơi.
-GV cùng HS hệ thống lại bài
-GV hô: “Giải tán”.HS hô : “ Khỏe”
Tiếng Việt. Bài : ÂM B
I.Mục tiêu : 
Kiến thức: Nhận biết được chữ và âm b, đọc được tiếng be
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
Kĩ năng: Rèn cho HS đọc và viết chữ và âm b , be thành thạo
Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập như các bạn trong bài.
II.Đồ dùng dạy học: 
 -Sách TV1 tập I, vở tập viết 1 tập I, -Bộ ghép chữ tiếng Việt.
 -Giấy ô li viết chữ b để treo bảng (phóng to)
 -Tranh minh hoạ các vật thật các tiếng bé, bê, bà, bóng .-Tranh minh hoạ luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : Đọc sách kết hợp bảng con.
Viết bảng con âm e và các tiếng khóa.
Chữ e có nét gì?
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài Giới thiệu tranh rút ra tiếng có âm b, ghi bảng.
2.2 Dạy chữ ghi âm
Viết lên bảng chữ b , nói đây là b (bờ)
Phát âm mẫu .
Gọi học sinh phát âm b.
Nhận diện chữ
Tô lại chữ b và nói : Chữ b có một nét viết liền nhau mà phần thân chữ b có hình nét khuyết, cuối chữ b có nét thắt.
Gọi học sinh nhắc lại.
Ghép chữ và phát âm
Yêu cầu HS lấy ra chữ e và chữ b để ghép thành be.
YC phân tích.
GV phát âm mẫu be
GọiHS phát âm theo cá nhân, nhóm, lớp.
C.Hướng dẫn viết chữ trên bảng con
Viết b trước sau đó viết e (be)
Yêu cầu học sinh viết bảng con be.
GV theo dõi sửa chữa cách viết cho HS. Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh phát âm lại âm b, tiếng be
Sửa lỗi phát âm cho học sinh.
b) Luyện nói
Chủ đề: Việc học tập của từng cá nhân.
GV treo tranh và hỏi:
Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao chú voi lại cầm ngược sách ?
Ai đang tập viết chữ e ?
Ai chưa biết đọc chữ?
Vậy các con cho cô biết các bức tranh có gì giống nhau? Khác nhau?
3.Củng cố : Trò chơi: Thi tìm chữ
Chuẩn bị 12 bông hoa, viết các chữ khác nhau, trong đó có 6 chữ b. gắn lên bảng.
Nêu luật chơi: Mỗi nhóm 3 em, thi tiếp sức giữa 2 nhóm tìm âm b. Nhóm nào tìm nhanh và đúng nhóm đó sẽ thắng.
4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà, tự tìm chữ đã học trong sách báo.
HS cá nhân 3 -> 4 em
e, bé, me, xe, ve.
Sợi dây vắt chéo.
Học sinh theo dõi.
Âm b (bờ)
Nhắc lại.
Học sinh ghép be
B đứng trước, e đứng sau.
Học sinh phát âm be.
Nghỉ giữa tiết
HS theo dõi và lắng nghe.
Viết trên không trung và bảng con
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Nghỉ giữa tiết.
Chim non đang học bài
Chú gấu đang tập viết chữ e......
Tại chú chưa biết chữ . Tại không chịu học bài.
Chú gấu, Voi.
Giống nhau là đều tập trung vào công việc của mình, khác nhau là các công việc khác nhau.
Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 3 học sinh lên chơi trò chơi.
Học sinh khác nhận xét.
Thực hành ở nhà.
Toán. Bài: HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I.Mục tiêu: 
Kiến thức: Nhận biết được hình vuông ,hình trò ,nói đúng tên hình
Kĩ năng; Rèn cho HS có kĩ năng nhận biết hình vuông,hình tròn thành thạo
II.Đồ dùng dạy học: Hình mẫu:Hình vuông, hình tròn, đồng hồ, khăn tay.
Bộ đồ dùng học toán.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động H
1. Bài cũ: So sánh và nêu kết quả của hai nhóm đồ vật : 3 que tính và 2 bút chì, 4 cốc và 2 thìa, 5 quyển sách và 4 quyển vở.
Nhận xét , sửa sai.
2.Bài mới:
a)Giới thiệu hình vuông.
Đưa các hình mẫu cho HS quan sát , sau mỗi lần đưa thì nêu " Đây là hình vuông"
Đưa từng tấm hình vuông
Hướng dẫn nhận diện hình 
Theo dõi nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều 
b)Giới thiệu hình tròn.
Đưa các hình mẫu cho HS quan sát , sau mỗi lần đưa thì nêu " Đây là hình tròn"
Hướng dẫn nhận diện hình 
Theo dõi nhận xét , tuyên dương nhóm tìm được nhiều 
c) Thực hành:
Bài 1:Tô màu hình vuông.
Hướng dẫn HS tô hình vuông cùng một màu ,hình tam giác tô cùng một màu
Các bài 2, 3 làm tương tự bài 1.
Nhận xét , sửa sai.
Bài 4: Tổ chức trò chơi :Thi tìm hình vuông có ở trong và ngoài lớp học 
IV.Củng cố dặn dò:
Tìm ở nhà những đồ vật có dạng hình vuông , hình tròn 
Nhận xét giờ học
4 HS so sánh
Quan sát hình vuông
Quan sát và nêu tên hình 
HĐN2(3 phút) Tìm và nói với nhau những đồ vật có dạng hình vuông ở trong lớp.
Quan sát hình tròn 
Quan sát và nêu tên hình 
HĐN2(3 phút) Tìm và nói với nhau những đồ vật có dạng hình tròn ở trong lớp.
Theo dõi , tô màu vào vở bài tập 
Tìm cá nhân
Nêu tên hình đã học
Giáo án chiều
 ------b&a------
Tiếng Việt T.H. Bài: ÂM E - ÂM B
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo âm e, âm b để đọc đúng , viết đúng chính tả.
HS tô đẹp các âm e .Yêu cầu em Chung, Tý, T Nga nhận biết được .
Rèn cho HS nối đúng vị trí các tranh.
II.Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Viết bảng con: e, b.
Nhận xét , sửa sai
2.Bài mới:
*Hoạt động 1:Luyện đọc.
+Mục tiêu:HS đọc đúng, thành thạo các tiếng âm.
+Tiến hành:
Viết âm e, b trên bảng lớp
Theo dõi , nhận xét sửa sai, khen những em đọc đúng to rõ ràng.
*Hoạt động 2: Làm bài tập
Đính tranh lên bảng , hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2 
Hướng dẫn HS nối âm e với xe, tre, đe ,nối Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm
Hướng dẫn HS tô âm e trong vở BT.
Chấm 1/3 lớp , nhận xét, sửa sai
IV.Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học
 Cả lớp viết bảng con
2 HS , lớp đọc 2 âm trên.
Quan sát
Đọc cá nhân, tổ , lớp
Thi đua giữa cá nhân, giữa các tổ
Quan sát tranh,thảo luận nhóm trả lời 
1 hs lên bảng nối, lớp nối VBT
Tô chữ vở bài tập
Tiếng Việt NC. Bài: ÂM E - ÂM B
I.Mục tiêu:
Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo âm e, âm b để đọc đúng , viết đúng chính tả.
HS tô đẹp các âm e, âm b .Yêu cầu em Chung, Tý, T Nga nhận biết được, viết được tiếng be.
Rèn cho HS nối đúng vị trí các tranh.
II.Đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ: Viết bảng con: e, b.
Nhận xét , sửa sai
2.Bài mới:
*Hoạt động 1:Luyện viết.
+Mục tiêu:HS viết đúng âm e, b, tiếng be
+Tiến hành:
GV đọc e, b HS viết vào bảng con. 
Theo dõi , nhận xét sửa sai, khen những em viết đúng, đẹp, rõ ràng và tiến bộ.
GV đọc: be. YC HS đánh vần, phân tích, viết vào bảng con.
*Hoạt động 2: Làm bài tập
Đính tranh lên bảng , hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2 
Hướng dẫn HS nối âm b với búa, bí, bò, .
Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm
Hướng dẫn HS tô âm b trong vở BT.
Chấm 1/3 lớp , nhận xét, sửa sai
IV.Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học
 Cả lớp viết bảng con
2 HS , lớp đọc 2 âm trên.
HS viết bảng
Quan sát tranh,thảo luận nhóm trả lời 
1 hs lên bảng nối, lớp nối VBT
Tô chữ vở bài tập
Ngày soạn: Ngày 19 tháng 8 năm 2010 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 20 tháng 8 năm 2010 
Sinh hoạt. SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
HS nắm được nội quy , quy chế của trường lớp đề ra, biết được tổ của mình và các thành viên trong tổ 
Giáo dục HS biết giữ gìn sách vở.
II, Sinh hoạt lớp.
Gv biên chế lớp học, phổ biến nội quy , quy chế của lớp
-Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , trang phục.
-Làm quen giữa các HS trong lớp, sắp xếp chỗ ngồi , bầu ban cán sự lớp , phân tổ
*Cán sự lớp: Lớp trưởng : Võ Châu Cẩm Tú
 Lớp phó HT: Nguyễn Trọng Nhật Minh
 Lớp phó VN: Nguyễn Lê Hiếu Nhi
*Phân tổ: Giáo viên phân lớp thành 4 tổ , mỗi tổ 9-10 em ,phân tổ trưởng , tổ phó
-Phân lớp thành 6 sao , mỗi sao 6-7 em , phân sao trưởng ,sao phó.
 III.Phương hướng tuần tới:
-Thực hiện nội quy của lớp nghiêm túc , chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, trang phục đầy đủ . 
-Luyện viết , luyện đọc bài ở nhà thành thạo.
Chăm sóc cây xanh, nhặt rác vệ sinh lớp học sạch sẽ.
Tiếng Việt. BÀI : DẤU SẮC
I.Mục tiêu: 
Kiến thức:Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc, đọc được bé 
-Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK
Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng nhận biết các tiếng có dấu sắc thành thạo	
Thái độ: Giáo dục HS luôn chơi những trò chơi bổ ích .
II.Đồ dùng dạy học: -Tranh Sách Tiếng Việt 1, Tập một.
-Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li.
-Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu sắc.
III.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.KTBC : 
Gọi 2 – 3 em đọc âm b và đọc tiếng be.
 3 HS chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, .
Viết bảng con.
2.Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
Giới thiệu tranh.
Các tiếng bé, cá, lá (chuối), khế, chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc. GV viết dấu sắc lên bảng.
2.2 Dạy dấu thanh:
GV đính dấu sắc lên bảng.
b)Nhận diện dấu
Hỏi: Dấu sắc giống nét gì?
Yêu cầu hs lấy dấu sắc ra trong bộ chữ 
Nhận xét kết quả thực hành của HS.
Ghép chữ và đọc tiếng
Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học.
Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng bé.Viết tiếng bé lên bảng.
Yêu cầu HS ghép tiếng bé trên bảng cài.
Gọi HS phân tích tiếng bé.
-Dấu sắc trong tiếng bé được đặt ở đâu ?
GV phát âm mẫu:bé 
Gọi HS nêu tên các tranh, tiếng nào có dấu sắc.
Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con
Gọi HS nhắc lại dấu sắc giống nét gì?
Vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng 
Yêu cầu HS viết bảng con dấu sắc.
Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học.
Viết mẫu bé
Yêu cầu hs viết bảng con : bé.
Sửa lỗi cho học sinh.
Tiết 2
2.3 Luyện tập
a) Luyện đọc
Gọi học sinh phát âm tiếng bé
Yêu cầu ghép tiếng bé trên bảng cài.
Yêu cầu phân tích tiếng bé.
b) Luyện viết
Yêu cầu hs tập tô be, bé trong vở tập viết.
Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh.
c) Luyện nói :
Gợi ý bằng hệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoanlop1tuan12 buoi Fon times New Roman.doc