I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt:
Kiến thức: Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình , bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ toán.
Kĩ năng: Rèn cho HS làm quen với sách và đồ dùng học tập toán thành thạo
Thái độ: Giáo dục HS giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cẩn thận.
II.Đồ dùng dạy học:
Sách toán, vở BTT, bộ đồ dùng học toán.
III,Hoạt động dạy học:
quy , quy chế của lớp -Kiểm tra sách vở , đồ dùng học tập , trang phục. -Làm quen giữa các HS trong lớp, sắp xếp chỗ ngồi , bầu ban cán sự lớp , phân tổ *Cán sự lớp: Lớp trưởng : Nguyễn Thị Hồng Minh Lớp phó HT: Bùi Phước Hoài An Lớp phó VN: Bùi Thị Mỹ Linh *Phân tổ: Giáo viên phân lớp thành 4 tổ , mỗi tổ 9 em ,phân tổ trưởng , tổ phó -Phân lớp thành 4 sao , mỗi sao 9 em , phân sao trưởng ,sao phó. III.Phương hướng tuần tới: -Thực hiện nội quy của lớp nghiêm túc , chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, trang phục đầy đủ . -Luyện viết , luyện đọc bài ở nhà thành thạo. Chăm sóc cây xanh, nhặt rác vệ sinh lớp học sạch sẽ. Học vần. BÀI : DẤU SẮC I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: Kiến thức:Nhận biết được dấu sắc và thanh sắc, đọc được bé -Trả lời 2-3 câu hỏi đơn giản về các bức tranh trong SGK Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng nhận biết các tiếng có dấu sắc thành thạo Thái độ: Giáo dục HS luôn chơi những trò chơi bổ ích . II.Đồ dùng dạy học: -Tranh Sách Tiếng Việt 1, Tập một. - Giấy ô li phóng to hoặc bảng kẻ ô li. - Sưu tầm các tranh ảnh hoặc sách báo có các tiếng mang dấu sắc. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi 2 – 3 em đọc âm b và đọc tiếng be. 3 HS chỉ chữ b trong các tiếng: bé, bê, . Viết bảng con. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Giới thiệu tranh. Các tiếng bé, cá, lá (chuối), khế, chó giống nhau ở chỗ đều có dấu ghi thanh sắc. GV viết dấu sắc lên bảng. 2.2 Dạy dấu thanh: GV đính dấu sắc lên bảng. b)Nhận diện dấu Hỏi: Dấu sắc giống nét gì? Yêu cầu hs lấy dấu sắc ra trong bộ chữ Nhận xét kết quả thực hành của HS. Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học. Tiếng be khi thêm dấu sắc ta được tiếng bé.Viết tiếng bé lên bảng. Yêu cầu HS ghép tiếng bé trên bảng cài. Gọi HS phân tích tiếng bé. -Dấu sắc trong tiếng bé được đặt ở đâu ? GV phát âm mẫu:bé Gọi HS nêu tên các tranh, tiếng nào có dấu sắc. Hướng dẫn viết dấu thanh trên bảng con Gọi HS nhắc lại dấu sắc giống nét gì? Vừa nói vừa viết dấu sắc lên bảng Yêu cầu HS viết bảng con dấu sắc. Hướng dẫn viết tiếng có dấu thanh vừa học. Viết mẫu bé Yêu cầu hs viết bảng con : bé. Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bé Yêu cầu ghép tiếng bé trên bảng cài. Yêu cầu phân tích tiếng bé. b) Luyện viết Yêu cầu hs tập tô be, bé trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : Gợi ý bằng hệ thống câu hỏi, giúp hs nói tốt theo chủ đề. GV treo tranh và hỏi: + Trong tranh vẽ gì? + Các tranh này có gì giống nhau? khác nhau ? Em thích bức tranh nào nhất, Vì sao? Ngoài các hoạt động trên em còn có các hoạt động nào nữa ? 3.Củng cố : Gọi đọc bài Thi tìm tiếng có dấu sắc trong sách báo 4.Nhận xét, dặn dò: Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS cá nhân 4 -> 5 em Viết bảng : Viết chữ b và tiếng be. HSquan sát và thảo luận Học sinh theo dõi Nhắc lại Nét xiên phải Thực hành. Be Bé Thực hiện ghép tiếng bé. 3 em phân tích Trên đầu âm e. Cá nhân, nhóm, lớp. Học sinh nêu. Nghỉ giữa tiết. Nét xiên phải Quan sát và thực hiện viết trên bảng con. Học sinh quan sát. Viết bảng con. Học sinh đọc Học sinh ghép: bé Học sinh phân tích Tô vở tập viết Nói dựa theo gợi ý của GV. Học sinh khác nhận xét. Các bạn ngồi học trong lớp Bạn gái đang nhảy dây Bạn gái cầm bó hoa Bạn gái đang tưới rau Đều có các bạn nhỏ. Hoạt động của các bạn khác nhau. Đại diện 2 nhóm mỗi nhóm 6 học sinh lên chơi trò chơi. Nêu được tiếng và nêu được dấu sắc trong tiếng. Thực hiện ở nhà Toán. BÀI : HÌNH TAM GIÁC I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt : Kiến thức: Nhận biết đúng hình tam giác, nói đúng tên hình. Kĩ năng: Rèn cho HS nhận biết hình tam giác thành thạo II.Đồ dùng dạy học: -Một số HTG bằng bìa (hoặc gỗ, nhưạ) có kích thước, màu sắc khác nhau. -Một số vật thật có mặt là hình tam giác. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vuông , hình tròn yêu cầu học sinh chỉ và gọi đúng tên hình. 2.Bài mới : Giới thiệu bài, ghi tựa. Hoạt động 1 : Giới thiệu hình tam giác Vẽ lên bảng một hình vuông, một hình tròn và một hình tam giác yêu cầu chỉ và nói các tên hình . H.vuông H. Tròn H.Tam giác Yêu cầu chỉ và đọc đây là hình tam giác. Hoạt động 2: Thực hiện xếp hình. YC HS lấy bộ đồ dùng Toán 1các hình tròn, vuông, tam giác. Xếp và gọi tên các hình. Hướng dẫn tô hình 3.Củng cố: Cho các em xung phong kể tên các đò vật có dạng hình tam giác. 4.Nhận xét: Tuyên dương, dặn dò. Vài HS gọi tên các hình, HS khác nhận xét. Nhắc lại Quan sát trên bảng lớp, gọi tên hình. Thực hiện ghép hình theo HD của GV. Nói tên các hình vừa xếp được. Tô hình trong VBT theo hướng dẫn của giáo viên Liên hệ thực tế và kể Lắng nghe Giáo án chiều ------b&a------ Tiếng Việt T.H. LUYỆN TẬP BÀI: DẤU SẮC I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: Củng cố cho HS nắm chắc cấu tạo dấu sắc để đọc đúng , viết đúng chính tả. HS viết đúng tiếng bé.Yêu cầu em Mĩ, Nga, Thìn nhận biết được dấu sắc. Rèn cho HS tập viết đúng vị trí dấu thanh trong tiếng bé. HS nối đúng vị trí các tranh. II.Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ vở bài tập, Phiếu ghi chữ mẫu. III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài cũ: Viết bảng con: bé Phân tích tiếng bé. Nhận xét , sửa sai 2.Bài mới: *Hoạt động 1: Luyện đọc. +Mục tiêu:HS đọc đúng, thành thạo tiếng bé +Tiến hành: Viết tiếng be, bé, trên bảng lớp Đọc mẫu , hướng dẫn cách đọc Theo dõi , nhận xét sửa sai, khen những em đọc đúng to rõ ràng. *Hoạt động 2: Luyện viết. +Mục tiêu: H viết đúng các tiếng có dấu sắc biết đặt dấu sắc đúng vị trí. +Tiến hành: Hướng dẫn HS ôn lại cách viết dấu sắc. Theo dõi giúp đỡ hs viết còn chậm, Hướng dẫn HS viết tiếng bè bẽ vào vở ô li *Lưu ý nét nối giữa b và e, sắc đặt trên con chữ e Chấm 1/2 lớp , nhận xét, sửa sai. *Hoạt động 3: Làm bài tập Đính tranh lên bảng , hướng dẫn HS thảo luận nhóm 2 Hướng dẫn HS nối dấu sắc múa, chó, lá, núi. Theo dõi giúp đỡ HS còn chậm Hướng dẫn HS tô chữ bè , bẽ trong vở BT. IV.Củng cố dặn dò:Nhận xét giờ học Cả lớp viết bảng con 2 HS , lớp đọc đánh vần, đọc trơn tiếng trên. Quan sát Đọc cá nhân, tổ , lớp Thi đua giữa cá nhân, giữa các tổ Quan sát , nhắc lại cách viết Luyện viết bảng con dấu sắc. Viết vào vở ô li 2 dòng be, 2 dòng bé Quan sát tranh,thảo luận nhóm trả lời 1 hs lên bảng nối, lớp nối VBT Tô chữ vở bài tập Đọc lại dấu sắc và các tiếng . Luyện giải Toán. LUYỆN TẬP HÌNH VUÔNG , HÌNH TRÒN, HÌNH TAM GIÁC I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: Củng cố và khắc sâu về hình vuông , hình tròn , hình tam giác . Rèn cho HS có kĩ năng ghép hình , nhận diện hình đúng , nhanh. Giáo dục HS tính cẩn thận. II.Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị một số tấm bìa có dạng hình vuông, hình tròn , hình tam giác, bộ đồ dùng. III.Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Bài mới: 1. Ghép hình: Đính hình mẫu lên bảng Yêu cầu hs ghép hình vuông với hình tam giác để được hình mới như hình vẽ trên Theo dõi , giúp đỡ HS còn lúng túng 2 .Làm bài tập: HD HS mở vở bài tập toán trang 7. Hướng dẫn hs tô màu xanh hình vuông, hình tròn tô màu đỏ, hình tam giác tô màu vàng. Theo dõi giúp đỡ thêm. Thu chẫm 1/2 lớp, nhận xét 3.Trò chơi: Mục tiêu: HS kể được các đồ vật có dạng hình vuông , hình tròn có ở trong gia đình. Tiến hành: Kể 5 đồ vật trong nhà em có dạng hình vuông , hình tròn , hình tam giác IV.Củng cố dặn dò:Ôn lại các hình vuông, hình tròn , hình tam giác Nhận xét giờ học. Quan sát Yêu cầu HS đếm số hình vuông , đếm số hình tam giác. Lấy hình vuông , hình tam giác ở bộ đồ dùng Ghép hình 3 HS lên bảng thi xếp hình, lớp theo dõi nhận xét. Quan sát các hình vẽ ở bài tập 1 Thực hành tô Chú ý tô phẳng , đều , không bị chờm ra ngoài Nối tiếp thi kể như: mâm, dĩa , bánh xe.... khăn tay, gạch men.... Nhắc lại hình vuông, hình tròn , hình tam giác. An toàn giao thông AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM (T1) I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức :Hs nhận biết những hành động, tình huống nguy hiểm hay an toàn, ở nhà, ở trướng . 2. Kỹ năng : Nhớ , kể lại các tình huống làm em bị đau, phân biệt các hành vi và tình huống an toàn, không an toán. 3. Thái độ :Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểmở nhà, trường và trên đường đi.Chơi những trò chơi an toàn ( ở những nơi an toàn ) II Chuẩn Bị : Tranh hai em nhỏ đang chơi với búp bê. Các em nhỏ đang chơi nhảy dây trên sân trường. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của học sinh I. Ồn định tổ chức : II.Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên kiểm tra lại dụng cụ học tập và tài liệu học tập an toàn giao thông lớp 1. III. Bài mới : GV nêu các khái niệm của đề bài. Học sinh nhớ các nội dung trình bày. + Hoạt động 1 :Giáo viên giới thiệu bài học An toàn và nguy hiểm. - HS quan sát tranh vẽ. - HS thảo luận nhóm đôi chỉ ra tình huống nào, đồ vật nào là nguy hiểm. - Một số nhóm trình bày - Nhìn tranh : Em chơi với búp bê là đúng hay sai + Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không ? + Hoạt động 2: Nhìn tranh vẽ trả lời câu hỏi. Cầm kéo dọa nhau là đúng hay sai? Có thể gặp nguy hiểm gì ? + Em và các bạn có cầm kéo dọa nhau không? + GV hỏi tương tự các tranh còn lại. GV kẻ 2 cột : An toàn Không an toàn Chơi với búp bê Cầm kéo dọa nhau Học sinh nêu các tình huống theo hai cột. + Kết luận : Chơi với búp bê là an toàn. Dùng kéo dọa nhau như thế là nguy hiểm. - Tránh tình huống nói trên là bảo đảm an toàn cho mình và những người xung quanh. 3. Củng cố : - Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần: +Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè). 4.Dặn dò: Thực hiện như bài học - Hát - học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên + Cả lớp chú ý lắng nghe – theo dõi SGK - Học Sinh lắng nghe - Cả lớp theo dõi quan sát tranh . Cầm kéo dọa nhau là sai. - sẽ gặp nguy hiểm vì kéo là vật bén , nhọn . - học sinh trả lời HS trả lời. HS nêu. - HS lắng nghe HSlắng nghe. Nhắc lại kết luận của giáo viên - Học sinh lắng nghe Thực hiện ở nhà TUẦN 2 -------b&a------ Ngày soạn: Ngày 28 tháng 8 năm 2011 Ngày giảng:Thứ hai ngày 29 tháng 8 năm 2011 Toán. BÀI : LUYỆN TẬP I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt : - Giúp học sinh củng cố về nhận biết hình vuông, tròn, tam giác. - Biết tô màu đúng hình. - Yêu thích môn học. II.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ vẽ sẵn 1 số hình vuông, hình tròn, hình tam giác và phấn màu. -Mỗi học sinh chuẩn bị 1 hình vuông, 2 hình tam giác nhỏ như SGK. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi tên một số vật có mặt là hình vuông, hình tròn, hình tam giác. 2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi tựa. 3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: Nêu yêu cầu bài toán: Cho HS dùng bút chì màu khác nhau để tô vào các hình (mỗi loại hình mỗi màu khác nhau) Bài 2: Thực hành ghép hình: Cho HS sử dụng các hình vuông, tam giác mang theo để ghép thành các hình như SGK. 3.Củng cố: Trò chơi: Kết bạn. Mỗi em cầm 1 loại hình (5 em hình vuông... Các em đứng lộn xộn không theo thứ tự. Khi hô kết bạn thì những em cầm cùng một loại hình nhóm lại với nhau. 4.Dặn dò: Làm bài tập ở nhà, chuẩn bị bài sau. Nhận diện và nêu tên các hình. Nhắc lại. Thực hiện ở VBT. Thực hiện ghép hình từ hình tam giác, hình tròn thành các hình mới. Hình mới Chia lớp 3 nhóm, mỗi nhóm 5em Thực hiện theo hướng dẫn của GV Học vần. BÀI: DẤU HỎI – DẤU NẶNG I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: - Học sinh nhận biết được dấu ?, . biết ghép tiến bẻ, bẹ. - Biết được dấu thanh chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề, hoạt động bẻ của bài. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: giỏ, khỉ, thỏ, mỏ, vẹt, cọ, cụ, nụ. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bẻ cổ áo, bẻ bánh đa, bẻ ngô. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Gọi 3 em lên chỉ dấu sắc trong các tiếng: ù, lá tre, vé, bói cá, cá trê. 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu hỏi. Treo tranh để HS QS và thảo luận. Các tranh này vẽ ai và vẽ những gì? Viết các tiếng có thanh hỏi và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh hỏi. Viết dấu hỏi và nói: dấu này là dấu hỏi Dấu nặng. Thực hiện tương tự. 2.2 Dạy dấu thanh: Đính dấu hỏi . Nhận diện dấu Hỏi: Dấu hỏi giống nét gì? YC HS lấy dấu hỏi ra trong bộ chữ Nhận xét kết quả thực hành của HS. Dấu nặng thực hiện tương tự. Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học. Tiếng be thêm dấu hỏi được tiếng bẻ. Viết tiếng bẻ lên bảng. Gọi HS phân tích tiếng bẻ. Hỏi: Dấu hỏi trong tiếng bẻ được đặt ở đâu? GV phát âm mẫu : bẻ HS thảo luận và nói : tìm các hoạt động trong đó có tiếng bẻ. Ghép tiếng bẹ tương tự tiếng bẻ. So sánh tiếng bẹ và bẻ. Gọi học sinh đọc bẻ – bẹ. HD viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu hỏi Gọi HS nhắc lại dấu hỏi giống nét gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu hỏi. HD viết tiếng có dấu thanh hỏi. Viết mẫu bẻ. Sửa lỗi cho học sinh. Viết dấu nặng Dấu nặng giống vật gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu nặng. HD viết tiếng có dấu thanh nặng. Viết mẫu bẹ Sửa lỗi cho học sinh.Nhận xét , khen những HS viết đúng , đẹp. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi HS phát âm tiếng bẻ, bẹ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết Yêu cầu HS tập tô bẻ, bẹ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho học sinh. c) Luyện nói : Treo tranh Nội dung bài luyện nói hôm nay là bẻ. -Trong tranh vẽ gì? -Các tranh này có gì khác nhau? -Các bức tranh có gì giống nhau? +Tiếng bẻ còn dùng ở đâu? Nhận xét phần luyện nói của học sinh. 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu hỏi, nặng trong sách báo bọ, lọ, cỏ, nỏ, lạ..... 4.Nhận xét, dặn dò:Học bài, xem bài ở nhà. HS đọc bài, viết bài. Viết bảng con dấu sắc Học sinh trả lời: Khỉ trèo cây, cái giỏ, con hổ, mỏ chim. Dấu hỏi Giống 1 nét móc, móc câu để ngược. Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng học tập. Thực hiện trên bảng cài HS ghép tiếng bẻ trên bảng cài. 1 em Đặt trên đầu âm e. Đọc lại. Bẻ cây, bẻ củi, bẻ cổ áo, bẻ ngón tay,.. HS So sánh tiếng bẹ và bẻ. Học sinh đọc. Nghỉ giữa tiết Giống một nét móc. Học sinh theo dõi viết bảng con HS viết tiếng bẻ vào bảng con Giống hòn bi, giống dấu chấm, Viết bảng con dấu nặng. Viết bảng con: bẹ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Quan sát và thảo luận. Các người trong tranh khác nhau: me, bác nông dân, bạn gái. Hoạt động bẻ. Bẻ gãy, bẻ ngón tay, Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. Ngày soạn: Ngày 28 tháng 8 năm 2011 Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 8 năm 2011 Thể dục. Bài 2: TRÒ CHƠI – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. I. Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: Ôn trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”.Yêu cầu HS biết thêm một số con vật có hại, biết tham gia vào trò chơi chủ động hơn bài trước Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, có thể còn chậm II. Địa điểm - phương tiện: Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập. GV chuẩn bị 1 còi, tranh, ảnh một số con vật. III. Nội dung: Nội dung Tổ chức luyện tập 1. Phần mở đầu: - Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học - Khởi động: + Đứng vỗ tay, hát. + Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. 2. Phần cơ bản: a) Tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc: Tập hợp hàng dọc: + Khẩu lệnh: “ Thành 4 hàng dọc tập hợp!” -Tổ trưởng tổ 1 chạy đến đứng đối diện và cách GV khoảng cách 1 cánh tay. Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt đứng bên trái tổ trưởng tổ 1, và cách nhau 1 khuỷu tay. Dóng hàng dọc: + Khẩu lệnh: “ Nhìn trước thẳng!” - Tổ trưởng tổ 1 làm chuẩn . - Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4 lần lượt chống tay phải vào hông sao cho khuỷu tay vừa chạm vào người đứng bên phải mình, đồng thời chỉnh hàng cho thẳng. - Các tổ viên tổ 2, 3, 4 nhìn các tổ viên tổ 1 để dóng hàng ngang và nhìn người đứng trước để dóng hàng dọc. Khẩu lệnh: “ Thôi!” * Sau mỗi lần cho HS tập hợp hàng dọc, dóng hàng dọc GV nhận xét tuyên dương, giải thích thêm b) Chơi trò chơi: “ Diệt các con vật có hại”: + Cho HS chơi thử để các em nhớ lại và nắm vững cách chơi. Cho HS chơi chính thức Phần 3. Phần kết thúc: Thả lỏng Nhận xét -Lớp tập hợp thành 4 hàng dọc, quay thành hàng ngang - Ôn trò chơi và làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. -Trước khi hô khẩu lệnh, GV có thể thổi 1 hồi còi hoặc hô to: “cả lớp chú ý!” - Buông tay xuống (tổ 1) tất cả về tư thế đứng tự nhiên - Thực hiện 2-3 lần - Tập hợp đội hình hàng ngang - GV cùng HS hệ thống bài -Khen những học sinh tập tốt, ngoan. Học vần. BÀI: DẤU HUYỀN – DẤU NGÃ I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: - Nhận biết dấu huyền, ngã, ghép được tiếng bè, bẻ. - Biết được dấu huyền, ngã ở tiếng chỉ đồ vật, sự vật. - Phát triển lời nói tự nhiên: nói về bè( bè gỗ, bè tre nứa) và tác dụng của nó trong cuốc sống. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa hoặc các vật thật các tiếng: dừa, mèo, gà, cò, vẽ, gỗ, võ, vòng. -Tranh minh họa cho phần luyện nói: bè. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC : Hỏi bài trước. Viết dấu sắc, dấu hỏi, dấu nặng trên bảng con. Gọi 3 – 5 em đọc tiếng bẻ, bẹ 2.Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài Dấu huyền. Treo tranh để HS quan sát và thảo luận. Các tranh này vẽ những gì? Viết các tiếng có thanh huyền trong bài và nói, các tiếng này giống nhau ở chổ đều có dấu thanh huyền. GV viết dấu huyền lên bảng và giới thiệu. Dấu ngã. Thực hiên tương tự. 2.2 Dạy dấu thanh: Đính dấu huyền lên bảng. Nhận diện dấu Hỏi: Dấu huyền có nét gì? So sánh dấu huyền , dấu sắc có gì giống và khác nhau. Yêu cầu HS lấy dấu huyền trong bộ chữ Đính dấu ngã và cho HS nhận diện dấu ngã . Yêu cầu HS lấy dấu ngã ra trong bộ chữ b) Ghép chữ và đọc tiếng Yêu cầu HS ghép tiếng be đã học. Yêu cầu HS ghép tiếng bè trên bảng cài. Gọi học sinh phân tích tiếng bè. Dấu huyền trong tiếng bè đặt ở đâu ? GV phát âm mẫu : bè YC tìm các từ có tiếng bè. Sửa lỗi phát âm cho học sinh Ghép tiếng bẽ tương tự tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Gọi học sinh đọc bè – bẽ. c) HD viết dấu thanh trên bảng con: Viết dấu huyền. Gọi HSnhắc lại dấu huyền giống nét gì? Yêu cầu HS viết bảng con dấu huyền. HD viết tiếng có dấu thanh huyền. Yêu cầu HS viết tiếng bè vào bảng con. Viết dấu ngã Yêu cầu HS viết tiếng bẽ vào bảng con. Viết mẫu bẽ. Sửa lỗi cho học sinh. Tiết 2 2.3 Luyện tập a) Luyện đọc Gọi học sinh phát âm tiếng bè, bẽ Sửa lỗi phát âm cho học sinh b) Luyện viết YC HS tập tô bè, bẽ trong vở tập viết. Theo dõi và uốn nắn sửa sai cho HS. c) Luyện nói : GV treo tranh Nội dung bài luyện nói hôm nay là bè và tác dụng của nó trong đời sống. -Trong tranh vẽ gì? -Bè đi trên cạn hay đi dưới nước? -Thuyền và bè khác nhau như thế nào? -Thuyền dùng để chở gì? 3.Củng cố : Gọi đọc bài trên bảng Thi tìm tiếng có dấu huyền, ngã trong sách... 4.Nhận xét, dặn dò:Học bài, xem bài ở nhà. Học sinh nêu tên bài trước. HS đọc bài, viết bài. Viết bảng con dấu hỏi, nặng. Quan sát và thảo luận. Mèo, gà, cò, cây dừa Đọc: Dấu huyền (nhiều em đọc). Một nét xiên trái. So sánh Thực hiện trên bộ đồ dùng. Thực hiện trên bộ đồ dùng Thực hiện trên bảng cài. Tiếng be thêm dấu huyền được tiếng bè. Đặt trên đầu âm e. HS phát âm tiếng bè. bè chuối, chia bè, to bè, bè phái phát âm nhiều lần tiếng bè. So sánh tiếng bè và bẽ Học sinh đọc. Một nét xiên trái. Theo dõi viết bảng con dấu huyền. Viết bảng con: bè HS theo dõi viết bảng con dấu ngã. Viết bảng con: bẽ Học sinh đọc bài trên bảng. Viết trên vở tập viết. Nghỉ giải lao. Quan sát và thảo luận Vẽ bè Đi dưới nước. Thuyền có khoang chứa người, bè không có khoang chứa ... Chở hàng hoá và người. Đại diện mỗi nhóm 3 em thi tìm tiếng giữa 2 nhóm với nhau. L.G Toán. Bài: LUYỆN TOÁN VỀ NHIỀU HƠN ÍT HƠN. I.Mục tiêu, yêu cầu cần đạt: Giúp HS nắm chắc hơn về khái niệm nhiều hơn ít hơn II. Yêu cầu cần đạt: HS nắm chắc về khái niệm nhiều hơn, ít hơn. Biết so sánh và diễn đạt. III .Đồ dùng dạy học: VBT. IV.Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC: Đưa ra một số hình vuông, hình tròn, hình tam giác, cho HS gọi tên hình. Nhận xét KTBC 2.Bài mới: Giới thiệu bài và ghi tựa. Hoạt động 1: So sánh số bông hoa và quả cam. GV treo hình vẽ 4 bông hoa và 3 quả cam .Yêu cầu HS so sánh. GV hỏi HS “Còn quả cam nào để nối với bông hoa không?” - Khi nối bông hoa và quả cam với nhau thì vẫn còn 1 bông hoa nên ta nói “số hoa nhiều hơn số quả”. Khi nối bông hoa và quả cam với nhau thì không còn quả cam để nối ta nói: “Số quả cam ít hơn số bông hoa” Hoạt động 2: So sánh số cốc và số thìa. Thực hiện tương tự như trên. Luyện cho HS TB và yếu phát biểu nhiếu hơn. Hoạt động 2: So sánh số số mũ và bạn gái, chim và thuyền, ngôi sao và bóng, chấm tròn trắng và chấm đen. Thực hiện tương tự như trên.Cho HS nối rồi so sánh. Luyện HS TB và yếu phát biểu nhiếu hơn. 3.Củng cố: Hỏi tên bài. 4.Nhận xét, dặn dò:Học bài, xem bài ở nhà. Cho HS gọi tên Nhắc lại HS so sánh, phát biểu. HS khác nhận xét. HS nhắc lại. HS nhắc lại. HS so sánh như trên. Thực hiện ở nhà. Giáo án chiều ------b&a------ Luyện giải toán BÀI: NHIỀU HƠN – ÍT HƠN I.Mục tiêu: - Giúp học sinh biết so sánh số lượng hai nhóm đồ vật. - Biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh số lượng. - Yêu thích môn học. II.Đồ dùng dạy - học: - GV: Sử dụng tranh sách giáo khoa, các đồ vật trong bộ đồ dùng - HS: Bộ đồ dùng học toán. III.Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra bài cũ: GV: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh. B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Nâng cao kiến thức mới: a. So sánh số lượng cốc, thìa GV: Sử dụng 1 số thìa, 1 số cốc đặt lên bàn giáo viên. GV đưa ra số thìa và số cốc bàng nhau, yêu cầu HS cất bớt hoặc lấy thêm để thưc hiện yêu cầu Gv đưa ra: Làm cho số thìa nhiều hơn số cốc. Làm cho số cốc nhiều hơn số thìa. Làm cho số thìa ít hơn số cốc. Làm cho số cốc ít hơn số thìa. b. Thực hiện tương tự với sách vở, bút thước c. Thực hiện nối, vẽ thêm hoặc gạch xoá bớt trên bảng. GV vẽ lên bảng hoa và quả cam 3.
Tài liệu đính kèm: