Giáo án Lớp 1 từ tuần 1 đến tuần 8

I. Mục tiêu:

- HS được làm quen với SGK, chương trình và cách học môn Tiếng Việt.

II. Đồ dùng dạy học:

-GV: SGK, bộ ghép chữ lớp 1.

- HS : như GV.

III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:

1. Ổn định tổ chức: HS hát tập thể

2. Kiểm tra: Kiểm tra sĩ số học sinh

3. Dạy bài mới:

 

doc 153 trang Người đăng honganh Lượt xem 1511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 từ tuần 1 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chào mừng ngày 15/ 10.
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Hưng, Thuỷ Tiên, Nhi, Yừn, Trung, Hải Anh, Khánh.
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, có nhiều tiến bộ: Hà, Linh Chi, Mai Chi, Quế Anh, Lan Anh.
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Duy, Thắng, Duyên, Huy a, Đức, Hiếu.
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Tưởng, Huy Anh.
- Còn có bạn đi học muộn: Đức, Tú.
II. Phương hướng tuần tới: 
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 15/ 10.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
Tuần: 5
Thứ hai ngày 3 tháng 10 năm 2007
Tiếng Việt
Bài 19: s, r.(T40)
I.Mục tiêu: 
- HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “s,r”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa âm mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: rổ, rá.
- Bồi dưỡng cho HS tình yêu Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: x,ch.
- đọc SGK.
- Viết: x, ch, xe, chó.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 10’)
- Ghi âm: “s”và nêu tên âm.
- theo dõi.
- Nhận diện âm mới học.
- cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “sẻ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “” trong bảng cài.
- thêm âm e đằng sau, thanh hỏi trên đầu âm e.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- sẻ.
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Âm “r”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: chữ số, cá rô.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “s,r”, tiếng, từ “sẻ, rễ”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- các bạn đang học.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: rõ, số.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- cái rổ.
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- rổ, rá.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố – dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm mới học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: k, kh.
Toán
 	 Tiết 17: Số 7 (T28).
I. Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về số 7, biết vị trí số 7 trong dãy số từ 1 đến 7.
- Đọc, viết số 7, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7, nhận biết số lượng trogn phạm vi 7.
- Hăng say học tập môn toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 7.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc và viết số 6.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Lập số 7 (10’).
- hoạt động cá nhân.
- Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?
- Yêu cầu HS lấy 6 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?
- Tiến hành tương tự với 7 que tính, 7 chấm tròn.
- 6 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 7 bạn.
- là 7 hình tròn
- tự lấy các nhóm có 7 đồ vật.
Chốt: Gọi HS nhắc lại.
- 7 bạn, 7 hình vuông, 7 chấm tròn
4. Hoạt động 4: Giới thiệu chữ số 7 (5’).
- hoạt động theo 
- Số bảy được biểu diễn bằng chữ số 7.
- Giới thiệu chữ số 6 in và viết, cho HS đọc số 7.
- theo dõi và đọc số 7.
5. Hoạt động 5: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1;2;3;4;5;6;7. (4’)
- Cho HS đếm từ 1 đến 7 và ngược lại.
- Số 7 là số liền sau của số nào?
- đếm xuôi và ngược.
- số 6.
5. Hoạt động 5: Làm bài tập (13’).
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài viết số 7.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Có mấy bàn là xanh? Mấy bàn là trắng? Tất cả có mấy bàn là?
- Vậy 7 gồm mấy và mấy?
- Tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- có 6 bàn là xanh, 1 bàn là trắng, tất cả có 7 bàn là .
- 7 gồm 6 và 1.
- 7 gồm 3 và 4, 5 và 2.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- đếm số ô trống rồi điền số ở dưới.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Chốt: Gọi HS đọc lại các số xuôi và ngược. Số lớn nhất trong các số em đã học là số nào?
- đọc cá nhân.
- số 7.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- điền số thích hớp vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm đồ vật có số lượng bằng 7.
Chuẩn bị giờ sau: Số 8.
Đạo đức
Bài 3 : Giữ gìn sách vở đồ dùng học tập (Tiết1).
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu trẻ em có quyền được học hành, biết giữ gìn sách vở giúp các em thực hiện tốt quyền được học của mình.
- HS biết yêu quý và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập của mình. .
- Có ý thức giữ gìn sách vở .
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ bài tập 1.
- Học sinh: Bài tập đạo đức.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trong lớp ta hôm nay ai đáng khen vì gọn gàng sạch sẽ?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập 1 (8’).
- hoạt động theo cặp.
Mục tiêu: Nhận biết đồ dùng học tập
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp tìm ra những đồ dùng học tập để tô màu.
- thảo luận và tô màu theo cặp.
Chốt: Nêu tên những đồ dùng học tập?
- sách, vở, bút, cặp sách, thước kẻ.
4. Hoạt động 4: Làm bài tập 2 (8’).
- hoạt động cặp.
Mục tiêu: Biết giới thiệu về đồ dùng của mình.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trao đổi giới thiệu với bạn trong bàn về đồ dùng học tập của mình theo nội dung: Tên đồ dùng, để làm gì? Cách giữ gìn?
- Gọi một vài nhóm lên giới thiệu trước lớp.
- tiến hành giới thiệu về đồ dùng của mình và tác dụng cũng như cách giữ gìn đồ vật đó.
Chốt: Tại sao ta phải giữ gìn đồ dùng học tập?
- đồ dùng học tập giúp ta học được tốt hơn....
5. Hoạt động 5: Làm bài tập 3 (8’)
- hoạt động cá nhân.
- Nêu yêu cầu bài tập 3, sau đó cho HS làm rồi lên chữa bài.
- tự tìm tranh mình cho là đúng, là sai và giải thích trước lớp về quan điểm của mình.
Chốt: Nêu những việc nên tránh để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập?
- không vẽ bậy ra sách, không xé vở
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Nêu lại phần ghi nhớ.
- Về nhà học lại bài, chuẩn bị tiết sau thi “ Sách vở ai đẹp nhất”.
 Tự nhiên - xã hội
 Bài 5: Giữ vệ sinh thân thể (T12).
 I. Mục tiêu:
- HS hiểu thân thể khoẻ mạnh sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, tự tin.
- HS biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh, làm vệ sinh cá nhân hằng ngày.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Tranh vẽ minh hoạ SGK.
- Học sinh: xà phòng, khăn mặt, bấm cắt móng tay
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Hãy nêu những việc không nên làm và việc nên làm để bảo vệ mắt và tai?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài - HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3: Khởi động (3’).
- hoạt động tập thể.
Mục tiêu: Gây hứng thú học tập.
- Cả lớp hát bài “ Khám tay”.
4. Hoạt động 4: Suy nghĩ về việc mình đã làm (6’).
- hoạt động cá nhân.
Mục tiêu: tự liên hệ đến việc mình đã làm để giữ vệ sinh cá nhân.
Cách tiến hành:
- Yừu cầu HS tự suy nghĩ lại những việc mình đã làm để giữ vệ sinh cá nhân, sau đó lên kể trước lớp
- rửa mặt, tắm, gội đầu
Chốt: Nêu những việc HS làm đúng.
- theo dõi.
5. Hoạt động 5: Làm việc với SGK (6’).
- hoạt động cặp.
Mục tiêu: Nhận ra việc nên làm và không nên làm.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát SGK và trao đổi để tìm ra những việc làm đúng, việc làm sai, vì sao?
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- cắt móng tay giữ tay sạch
Chốt: Nêu lại những việc làm đúng.
- theo dõi.
6. Hoạt động 6: Thảo luận cả lớp. (10’)
- hoạt động cả lớp.
Mục tiêu: Biết được trình tự việc làm vệ sinh và thời gian thích hợp để vệ sinh cơ thể.
Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: Nêu các việc cần làm khi tắm gội? Nên rửa tay chân khi nào?
- Gọi HS trả lời GV ghi bảng và bổ sung dần cho đầy đủ.
Chốt: Nên tránh ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất
- trước khi tắm phải chuẩn bị quần áo, nước tắm
- nhận xét và bổ sung ý kiến của mình.
7. Hoạt động7 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi xem ai sạch sẽ.
- Về nhà học lại bài, xem trước bài: Chăm sóc và bảo vệ răng.
 Thứ ba ngày 4 tháng 10 năm 2007
Tiếng Việt
Bài 20: k, kh.(T42)
I.Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của âm, chữ “k, kh”, cách đọc và viết các âm, chữ đó.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, chữ đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa âm mới.Phát triển lời nói theo chủ đề: ù ù, vo vo, vù vù, tu tu.
- Bồi dưỡng tình cảm chị em.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ từ khoá, từ ứng dụng, câu, phần luyện nói.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: s, r.
- đọc SGK.
- Viết: s, r, sẻ, rổ.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Dạy âm mới ( 10’)
- Ghi âm: “k” và nêu tên âm.
- theo dõi.
- Nhận diện âm mới học.
- cài bảng cài.
- Phát âm mẫu, gọi HS đọc.
- cá nhân, tập thể.
- Muốn có tiếng “kẻ” ta làm thế nào?
- Ghép tiếng “kẻ” trong bảng cài.
- thêm âm “e” đằng sau, thanh hỏi trên đầu âm e.
- ghép bảng cài.
- Đọc tiếng, phân tích tiếng và đánh vần tiếng.
- cá nhân, tập thể.
- Treo tranh, yêu cầu HS nhìn tranh xác định từ mới.
- kẻ
- Đọc từ mới.
- cá nhân, tập thể.
- Tổng hợp vần, tiếng, từ.
- cá nhân, tập thê.
- Âm “kh”dạy tương tự.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm mới, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: 
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (2’)
- Hôm nay ta học âm gì? Có trong tiếng, từ gì?.
- âm “k, kh”, tiếng, từ “kẻ, khế”.
2. Hoạt động 2: Đọc bảng (4’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc câu (4’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- chị giúp em kẻ vở.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm mới, đọc tiếng, từ khó.
- luyện đọc các từ: kẻ, kha.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
4. Hoạt động 4: Đọc SGK(6’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Luyện nói (5’)
- Treo tranh, vẽ gì?
- máy say lúa, con ong, tàu
- Chủ đề luyện nói? ( ghi bảng)
- tiếng kêu.
- Nêu câu hỏi về chủ đề.
- luyện nói về chủ đề theo câu hỏi gợi ý của GV.
6. Hoạt động 6: Viết vở (5’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
7.Hoạt động7: Củng cố – dặn dò (5’).
- Chơi tìm tiếng có âm mới học.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: Ôn tập.
Toán
 	 Tiết 18: Số 8 (T30).
I. Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về số 8, biết vị trí số 8 trong dãy số từ 1 đến 8.
- Đọc, viết số 8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 8, nhận biết số lượng trogn phạm vi 8.
- Hăng say học tập môn toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 8.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc và viết số 7.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Lập số 8 (10’).
- hoạt động cá nhân.
- Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?
- Yêu cầu HS lấy 7 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?
- Tiến hành tương tự với 8 que tính, 8 chấm tròn.
- 7 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 8 bạn.
- là 8 hình tròn
- tự lấy các nhóm có 8 đồ vật.
Chốt: Gọi HS nhắc lại.
- 8 bạn, 8 hình vuông, 8 chấm tròn
4. Hoạt động 4: Giới thiệu chữ số 8 (5’).
- hoạt động theo 
- Số bảy được biểu diễn bằng chữ số 7.
- Giới thiệu chữ số 6 in và viết, cho HS đọc số 7.
- theo dõi và đọc số 8.
5. Hoạt động 5: Nhận biết thứ tự của số 8 trong dãy số 1;2;3;4;5;6;7;8. (4’)
- Cho HS đếm từ 1 đến 7 và ngược lại.
- Số 8 là số liền sau của số nào?
- đếm xuôi và ngược.
- số 7.
5. Hoạt động 5: Làm bài tập (13’).
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài viết số 8.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Có mấy chấm tròn, thêm mấy chấm tròn? Tất cả có mấy chấm tròn ?
- Vậy 8 gồm mấy và mấy?
- Tiến hành tương tự với các hình còn lại.
- có 7 chấm tròn thêm 1 chấm tròn, tất cả có 8 chấm tròn .
- 8 gồm 7 và 1.
- 8gồm 3 và 5, 4 và 4, 2 và 6, 1 và 7.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Bài 3 : Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- tự nêu yêu cầu của bài.
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- đếm số ô trống rồi điền số ở dưới.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
Chốt: Gọi HS đọc lại các số xuôi và ngược. Số lớn nhất trong các số em đã học là số nào?
- đọc cá nhân.
- số 8.
Bài 4: 
- Giúp HS nắm yêu cầu.
- điền số thích hợp vào ô trống.
- Yêu cầu HS làm vào vở, quan sát giúp đỡ HS yếu.
- làm bài.
- Gọi HS chữa bài.
- theo dõi, nhận xét bài bạn.
6. Hoạt động6 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đếm đồ vật có số lượng bằng 8.
- Chuẩn bị bài sau: Số 9.
Đạo đức(T)
 Ôn bài : Giữ sách vở đồ dùng học tập.
 I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Củng cố kĩ năng về giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
- Có ý thức tự giác giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống câu hỏi và bài tập. 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Sách vở đồ dùng học tập bao gồm những gì?
- Vì sao phải giữ gìn sách vở đồ dùng học tập?
2.Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu bài học- ghi đầu bài 
- HS đọc đầu bài.
3. Hoạt động 3:Trả lời câu hỏi (10’)
- Để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em cần làm những việc gì?
- Để giữ gìn sách vở đồ dùng học tập em cần tránh làm những gì?
4. Hoạt động 4: Xử lí tình huống (15’)
- Bạn Lam bị điểm kém bèn xé bài điểm kém đó đi, theo em bạnlàm thế là đúng hay sai? Vì sao?
- Bạn Minh muốn gấp máy bay bén xé vở ra gấp là đúng hay sai, vì sao?
- Bạn Hà tay đang nghịch bẩn liền chạy vào viết bài là đúng hay sai, vì sao?
- Bạn Lan khi học xong thường thu dọn bút cất vào hộp là đúng hay sai? Vì sao?
*Câu hỏi nâng cao ( dành cho HS khá giỏi):
- Em sẽ khuyên bạn như thế nào nếu thấy bạn làm quăn mép vở?
- Bạn quăng cặp sách xuống đất em sẽ nhắc nhở bạn như thế nào?
5. Hoạt động5 : Củng cố- dặn dò (5’)
- Đọc lại ghi nhớ của bài.
Toán (T)
Ôn tập về số 7;8.
 I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về khái niệm số 7;8.
- Củng cố kĩ năng đọc, viết số 7;8, đếm và so sánh các số trong phạm vi 7;8, vị trí của số 7;8 trong dãy số tự nhiên.
- Yêu thích học toán.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đếm từ 1 đến 8 và ngược lại. 
2. Hoạt động 2: Ôn và làm bài tập trong VBT trang 20 (20’) 
Bài 1: 
- Yêu cầu HS viết các số từ 1 đến 8 và ngược lại.
- Cho HS đọc xuôi, ngược.
Bài 2: Điền dấu?
	76	76	88	
	85	28	47
	46	75	36
	68	38	77
Chốt: Trong các số từ 1 đến 8 số nào lớn nhất?
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm và chữa bài.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức cần thiết.
Bài 3: Điền số?
	5 
	6 
	4 	7 = 
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm và chữa bài.
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức cần thiết.
*Bài 4 ( dành cho HS khá giỏi): Điền số thích hợp vào ô trống?
1
3
5
7
2
4
8
8
7
2
6
3
1
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc viết số nhanh.
Tiếng Việt(T)
Ôn tập về âm : s,r, k, kh.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc và viết âm, chữ “s,r, k, kh”.
- Củng cố kĩ năng đọc và viết âm, chữ, từ có chứa âm, chữ “s,r, k, kh”.
- Bồi dưỡng tình yêu với Tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Hệ thống bài tập.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc: bài s, r, k, kh.
- Viết : s, r, k, kh, sẻ, rổ, kẻ, khế.
2. Hoạt động 2: Ôn và làm bài tập (20’) 
Đọc: 
- Gọi HS yếu đọc lại hai bài : s, r, k, kh.
- Cho HS đọc thêm: su su, lò so, ro ro, cá rô, kỉ, khỉ, ê ke, khá, kho cá
Viết:
- Đọc cho HS viết: chữ số, su su, rổ rá, rò, rỉ
*Tìm từ mới có âm cần ôn ( dành cho HS khá giỏi):
- Yêu cầu HS tìm thêm những tiếng, từ mới có âm s,r, k, kh, sau đó ghi bảng.
- Gọi em khác đọc.
Cho HS làm vở bài tập trang 21:
- HS tự nêu yêu cầu rồi làm bài tập nối từ và điền âm.
- Cho HS đọc lại các từ vừa điền và nối, GV giải thích một số từ mới: kì đà, bó kê.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò (5’)
- Thi đọc tiếng, từ nhanh.
 Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2007
Tiếng Việt
Bài 21: Ôn tập .(T44)
I.Mục tiêu:
- HS nắm được cấu tạo của các âm, chữ : x, k, r, s, ch, kh.
- HS đọc, viết thành thạo các âm, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “ thỏ và sư tử” theo tranh.
- Yêu quý nhân vật thỏ bé nhỏ nhưng nhanh trí.
II. Đồ dùng:
-Giáo viên: Tranh minh hoạ câu chuyện: thỏ và sư tử.
- Học sinh: Bộ đồ dùng tiếng việt 1.
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc bài: k, kh.
- đọc SGK.
- Viết: k, kh, kẻ, khế.
- viết bảng con.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Giới thiệu và nêu yêu cầu của bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Ôn tập ( 12’)
- Trong tuần các con đã học những âm nào?
- âm: x, k, r, s, ch, kh.
- Ghi bảng.
- theo dõi.
- So sánh các âm đó.
- đều là phụ âm, có âm cao có âm thấp
- Ghi bảng ôn tập gọi HS ghép tiếng.
- ghép tiếng và đọc.
4. Hoạt động 4: Đọc từ ứng dụng (4’)
- Ghi các từ ứng dụng, gọi HS xác định âm đang ôn, sau dó cho HS đọc tiếng, từ có âm mới.
- cá nhân, tập thể.
- Giải thích từ: xe chỉ, kẻ ô.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
5. Hoạt động 5: Viết bảng (6’)
- Đưa chữ mẫu, gọi HS nhận xét về độ cao, các nét, điểm đặt bút, dừng bút.
- quan sát để nhận xét về các nét, độ cao
- Viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết.
- tập viết bảng.
Tiết 2
1. Hoạt động 1: Đọc bảng (5’)
- Cho HS đọc bảng lớp theo thứ tự, không theo thứ tự.
- cá nhân, tập thể.
2. Hoạt động 2: Đọc câu (5’)
- Treo tranh, vẽ gì? Ghi câu ứng dụng gọi HS khá giỏi đọc câu.
- xe chở thú.
- Gọi HS xác định tiếng có chứa âm đang ôn, đọc tiếng, từ khó.
- tiếng: xe, chở, khỉ, sư, thú.
- Luyện đọc câu, chú ý cách ngắt nghỉ.
- cá nhân, tập thể.
3. Hoạt động 3: Đọc SGK(7’)
- Cho HS luyện đọc SGK.
- cá nhân, tập thể.
* Nghỉ giải lao giữa tiết.
4. Hoạt động 4: Kể chuyện (10’)
- GV kể chuyện hai lần, lần hai kết hợp chỉ tranh.
- theo dõi kết hợp quan sát tranh.
- Gọi HS nêu lại nội dung từng nội dung tranh vẽ.
- tập kể chuyện theo tranh.
- Gọi HS khá, giỏi kể lại toàn bộ nội dung truyện.
- theo dõi, nhận xét bổ sung cho bạn.
5. Hoạt động 5: Viết vở (6’)
- Hướng dẫn HS viết vở tương tự như hướng dẫn viết bảng.
- tập viết vở.
6.Hoạt động6: Củng cố – dặn dò (5’).
- Nêu lại các âm vừa ôn.
- Về nhà đọc lại bài, xem trước bài: p, ph, nh.
Toán
 	 Tiết 19: Số 9 (T32).
I. Mục tiêu:
- Có khái niệm ban đầu về số 9, biết vị trí số 9 trong dãy số từ 1 đến 9.
- Đọc, viết số 9, đếm và so sánh các số trong phạm vi 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: Các nhóm đồ vật có số lượng bằng 9.
- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán.
III. Hoạt động dạy- học chủ yếu: 
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đọc và viết số 8.
2. Hoạt động 2: Giới thiệu bài (2’)
- Nêu yêu cầu giờ học, ghi đầu bài.
- nắm yêu cầu của bài.
3. Hoạt động 3: Lập số 9 (10’).
- hoạt động cá nhân.
- Treo tranh yêu cầu HS đếm có mấy bạn đang chơi? Mấy bạn đến thêm ? Tất cả là mấy bạn?
- Yêu cầu HS lấy 8 hình tròn, thêm 1 hình tròn, tất cả là mấy hình tròn?
- Tiến hành tương tự với 9 que tính, 9 chấm tròn.
- 8 bạn đang chơi, 1 bạn đến thêm, tất cả là 9 bạn.
- là 9 hình tròn
- tự lấy các nhóm có 9 đồ vật.
Chốt: Gọi HS nhắc lại.
- 9 bạn, 9 hình vuông, 9 chấm tròn
4. Hoạt động 4: Giới thiệu chữ số 9 (5’).
- hoạt động theo 
- Số bảy được biểu diễn bằng chữ số 9.
- Giới thiệu chữ số 6 in và viết, cho HS đọc số 9.
- theo dõi và đọc số 9.
5. Hoạt động 5: Nhận biết thứ tự của số 7 trong dãy số 1;2;3;4;5;6;7; 8; 9. (4’)
- Cho HS đếm từ 1 đến 9 và ngược lại.
- Số 9 là số liền sau của số nào?
- đếm xuôi và ngược.
- số 8.
5. Hoạt động 5: Làm bài tập (13’).
Bài 1: Gọi 

Tài liệu đính kèm:

  • docCac mon Lop 1 Tuan 18.doc