Giáo án lớp 1 - Phạm Thị Hiền - Trường tiểu học Hải Thái số 1

 I.MỤC TIÊU:

- HS đọc trơn toàn bài.

- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : Gương, Thê Húc, xum xuê, rêu.

- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : ươm, ươp.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A. Ổn định tổ chức:

- Cho học sinh hát.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2.Luyện đọc bài: Hồ Gươm

- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .

- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét

- GV sửa sai cho học sinh.

a) Luyện đọc tiếng , từ.

- GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: Gương, Thê Húc, xum xuê, rêu.

- HS luyện đọc – HS khác nhận xét .

b) Luyện đọc câu :

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu

- GV theo dõi sửa sai cho học sinh.

c) Luyện đọc toàn bài.

- GV gọi một vài học sinh lại toàn bài.

- HS đọc lại toàn bài tập đọc.

- Cho HS thi tìm tiếng, nói câu chứa tiếng có vần: ươm, ươp.

- HS thi tìm tiếng, nói lại câu có chứa vần ươm, ươp.

- GV nêu lại nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

C. Củng cố - dặn dò:

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt .

- Về nhà đọc lại bài.

 

doc 11 trang Người đăng honganh Lượt xem 1440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Phạm Thị Hiền - Trường tiểu học Hải Thái số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 32:
 Ngµy so¹n: 16/04/2011
 Ngµy d¹y: 18/04/2011
Thø 2:
Tiết 1:
Tiếng việt:
LUYỆN ĐỌC BÀI: HỒ GƯƠM
 I.MỤC TIÊU: 
- HS đọc trơn toàn bài.
- Phát âm đúng các tiếng, từ ngữ khó : Gương, Thê Húc, xum xuê, rêu.
- Tìm được tiếng , nói được câu chứa tiếng có vần : ươm, ươp.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
A. Ổn định tổ chức:
- Cho học sinh hát.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2.Luyện đọc bài: Hồ Gươm
- Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài .
- 1 em khá đọc toàn bài trong SGK - Lắng nghe – nhận xét 
- GV sửa sai cho học sinh.
a) Luyện đọc tiếng , từ.
- GV cho HS luyện đọc tiếng, từ khó: Gương, Thê Húc, xum xuê, rêu.
- HS luyện đọc – HS khác nhận xét .
b) Luyện đọc câu :
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- GV theo dõi sửa sai cho học sinh. 
c) Luyện đọc toàn bài.
- GV gọi một vài học sinh lại toàn bài.
- HS đọc lại toàn bài tập đọc. 
- Cho HS thi tìm tiếng, nói câu chứa tiếng có vần: ươm, ươp.
- HS thi tìm tiếng, nói lại câu có chứa vần ươm, ươp.
- GV nêu lại nội dung bài: Hồ Gươm là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Tuyên dương em có ý thức học tập tốt . 
- Về nhà đọc lại bài.
----------------@&?-----------------
Tiết 2:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: HỒ GƯƠM.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng đoạn "Nhà tôi .... long lanh".
- Làm đúng các bài trong vở BT trang 52
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết bảng đoạn "Nhà tôi... long lanh." trong bài Hồ Gươm.
- HS nhìn bảng đọc lại.
- GV chỉ các tiếng: Hà Nội, Hồ Gươm, chiếc, khổng lồ. 
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GV gọi HS nhận xét, sửa sai.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở và chữa lỗi cho nhau ra bên lề vở.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 1: Viết tiếng trong bài có vần ươm.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: Gươm.
Bài 2: Viết câu chứa tiếng có vần ươm, ươp.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở bài tập.
- HS làm bài vào vở - đọc câu vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung.
Bài 3: Ghi dấu x vào trước ý trả lời đúng.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài và hướng dẫn HS làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - Nêu câu trả lời đúng.
- GV nhận xét, chữa bài.
 + Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?
 ở TP Hồ Chí Minh ở Hà Nội ở Đà Lạt 
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm BT4 và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP 
I.MỤC TIÊU : 
- Biết xem giờ đúng; xác định và quay kim đồng hồ đúng vị trí tương ứng với giờ.
- Bước đầu nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hằng ngày.
- Làm đúng các BT trong vở BT trang 55. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Ổn định tổ chức: 
- Cho học sinh hát.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bµi 1: Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- GV nªu yªu cÇu, h­íng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT.
- HS quan sát tranh từng đồng hồ làm bài vào vở BT – nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa kết quả.
Bµi 2: Vẽ thêm kim ngắn, kim dài để đồng hồ chỉ giờ đúng.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài mẫu. 
- HS làm bài vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
Bài 3: Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp (theo mẫu).
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS quan sát lần lượt từng tranh sau đó nối với câu thích hợp.
- HS làm bài vào vở BT - Nêu kết quả.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?----------------
 Ngµy so¹n: 17/04/2011
 Ngµy d¹y: 19/04/2011
Thø 3:
Tiết 1:
Thủ công:
 CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ (Tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để cắt, dán và trang trí ngôi nhà.
- Cắt, dán, trang trí được ngôi nhà yêu thích. Có thể dùng bút màu để vẽ ngôi ngôi nhà. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng.
- HS khéo tay: Cắt, dán được ngôi nhà. Đường cắt thẳng. Hình dáng phẳng. Ngôi nhà cân đối, trang trí đẹp.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Bài mẫu trang trí ngôi nhà.
- Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán.
- 1 tờ giấy trắng làm nền.
III.Các hoạt động dạy học:
A.Ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu giáo viên dặn trong tiết trước.
- Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
- GV dán hình mẫu ngôi nhà lên bảng, hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- Học sinh quan sát ngôi nhà được cắt dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.
- Định hướng cho học sinh quan sát các bộ phận của ngôi nhà và nêu được các câu hỏi về thân nhà, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ và cắt các hình đó ra sao?
+ Thân nhà hình chữ nhật (cắt HCN)
+ Mái nhà hình thang (cắt hình thang)
+ Các cửa ra vào hình chữ nhật nhỏ (cắt HCN). Cửa số hình vuông (cắt hình vuông)
3.Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn kẻ và cắt thân nhà:
Kẻ và cắt rời hình chữ nhật dài 8 ô và rộng 5 ô ra khỏi tờ giấy màu.
- Kẻ, cắt mái nhà: Vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 HCN có cạnh dài 10 ô, cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên. Sau đó cắt thành mái nhà.
- Kẻ cắt cửa ra vào, cửa sổ:
+ Cửa sổ là hình vuông có cạnh 2 ô
+ Cửa ra vào HCN cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô.
- Cho học sinh thực hiện kẻ và cắt thân nhà, mái nhà, các cửa trên giấy trắng kẻ ô..
- GV quan sát giúp học sinh yếu hoàn thành kẻ, cắt thân nhà, mái nhà, các cửa.
D.Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt đẹp.
- Chuẩn bị bài học sau: Mang theo bút chì, thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán
----------------@&?-----------------
 Tiết 2:
Tù nhiªn vµ x· héi:
 GIÓ
I.Mục tiêu : 
- Nhận biết và mô tả cảnh vật xung quanh khi trời có gió.
- Nêu một số tác dụng của gió đối với đời sống con người. Ví dụ: Phơi khô, hóng mát, thả diều, thuyền buồm, cối xay gió,...
II.Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK.
III.Các hoạt động dạy học :
A.Ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra bài cũ: 
- Khi trời nắng bầu trời như thế nào? Nêu các dấu hiệu để nhận biết trời mưa? 
- 2HS lên bảng trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
C.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Hoạt động 1 : Quan sát tranh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát 5 hình của bài trang 66 và 67 và trả lời các câu hỏi sau: Hình nào làm cho bạn biết trời đang có gió ? Vì sao em biết là trời đang có gió? Gió trong các hình đó có mạnh hay không? Có gây nguy hiểm hay không ?
- Tổ chức cho các em làm việc theo nhóm quan sát và thảo luận nói cho nhau nghe các ý kiến của mình nội dung các câu hỏi trên.
- Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm đôi.
- Gọi đại diện nhóm lên chỉ vào từng tranh và trả lời các câu hỏi. Các nhóm khác nghe và nhận xét bổ sung.
+ Hình lá cờ đang bay, hình cây cối nghiêng ngã, hình các bạn đang thả diều.
+ Vì tạo cho cảnh vật lay động (cờ bay, cây nghiêng ngã, diều bay)
+ Nhẹ, không nguy hiểm.
- Giáo viên treo tranh ảnh gió và bão lên bảng cho học sinh quan sát và hỏi:
Gió trong mỗi tranh này như thế nào?
Cảnh vật ra sao khi có gió như thế nào?
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Giáo viên chỉ vào tranh và nói: Gió mạnh có thể chuyển thành bão, bão rất nguy hiểm cho con người và có thể làm đổ nhà, gãy cây, thậm chí chết cả người nữa.
- Giáo viên kết luận: Trời lặng gió thì cây cối đứng yên, có gió nhẹ làm cho lá cây ngọn cỏ lay động nhẹ. Gió mạnh thì nguy hiểm nhất là bão.
3.Hoạt động 2: Tạo gió.
- Cho học sinh cầm quạt vào mình và trả lời các câu hỏi sau: Em cảm giác như thế nào? 
- Học sinh thực hành và trả lời câu hỏi.
4.Hoạt động 3: Quan sát ngoài trời.
- Cho học sinh ra sân trường và giao nhiệm vụ cho học sinh.
Quan sát xem lá cây, ngọn cỏ, lá cờ  có lay động hay không?
Từ đó rút ra kết luận gì?
- HS ra sân và hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên và nêu kết quả quan sát và thảo luận ngoài sân trường.
- Tổ chức cho các em làm việc và theo dõi hướng dẫn các em thực hành.
- Tập trung lớp lại và chỉ định một số học sinh nêu kết quả quan sát và thảo luận trong nhóm.
- Giáo viên kết luận: Nhờ quan sát cây cối cảnh vật xung quanh và cảm nhận của mỗi người mà ta biết trời lặng gió hay có gió, gió nhẹ hay gió mạnh.
D.Củng cố - dăn dò: 
- Cho HS trao đổi nêu tác dụng của gió đối với đời sống con người.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: LUỸ TRE.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng khổ thơ cuối bài.
- Làm đúng các bài điền ươm hay ươp; c hay k.
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ghi bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết lên bảng khổ thơ cuối trong bài Luỹ tre.
- HS nhìn bảng đọc lại.
- GV chỉ các tiếng: trưa, nhai, bần thần.
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng, cách viết hoa
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi cho nhau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 1: Điền ươm hay ươp.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: quả mướp nườm nượp
 cướp cờ con bướm 
Bài tập 2: Điền c hay k.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài phiếu học tập theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: 
 qua cầu thước kẻ
 cái kẻng kim khâu 
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
 Ngµy so¹n: 20/04/2011
 Ngµy d¹y: 22/04/2011
Thø 6:
Tiết 1:
Đạo đức:
AN TOÀN KHI Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu:
- Ngoài giờ học các môn, học sinh biết cách sử dụng thời gian nghỉ ngơi ( giờ ra chơi) sao cho vui vẻ, mạnh khoẻ và an toàn.
- Học sinh có ý thức chơi những trò chơi có ích và không chơi những trò chơi nguy hiểm hoặc thiếu văn minh lịch sự.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sử dụng các tranh vẽ những trò chơi an toàn và không an toàn trong giờ ra chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Lớp học của em đã sạch đẹp chưa?
- Bàn ghế trong lớp xếp có ngay ngắn không? Em có viết bậy lên bàn ghế, bảng tường không?
- 2 Học sinh trả lời.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Quan sát tranh, thảo luận.
- GV đính tranh vẽ lên bảng và yêu cầu HS quan sát và thảo luận theo nhóm đôi.
- HS quan sát, thảo luận.
- Gọi HS mô tả tranh.
- HS mô tả tranh: tranh 1 tả trò chơi có ích; tranh 2 trò chơi có hại.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV cho HS quan sát các hình vẽ và TLCH:
+ Em có nhận xét gì về các hình đó?
+ Đã có khi nào em có những hành động giống như hình vẽ đó không?
+ Nếu có thì phải khắc phục như thế nào? Vì sao?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV phát phiêú học tập cho các nhóm thảo luận theo nội dung các câu hỏi sau: Giờ ra chơi, các em nên chơi những trò chơi gì? Không nên chơi những trò chơi gì?
- Đại diện của từng nhóm trình bày GV ghi lên bảng các trò chơi đó.
+ Giờ ra chơi, các em nên chơi những trò chơi: nhảy dây, kéo co, đá cầu, chơi cầu lông ...
+ Không nên chơi những trò chơi: dùng súng cao su bắn, leo trèo lên bàn ghế, trèo cây, bẻ cành cây ở sân trường ...
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 2:
Tiếng việt:
LUYỆN VIẾT BÀI: SAU CƠN MƯA.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại đúng đoạn "Từ đầu ... giội rửa".
- Làm đúng các bài điền ây hay uây; l hay n.
- GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập ghi bài tập 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Ổn định tổ chức:
- Cho HS hát.
B. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tập chép:
- GV viết bảng đoạn văn cần chép.
- HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn.
- GV chỉ các tiếng: “giận, cậu, buồn”. 
- HS đọc, đánh vần cá nhân các tiếng dễ viết sai đó, sau đó viết bảng con.
- GV gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn.
- Cho HS tập chép vào vở, GV hướng dẫn các em cách ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày cho đúng đoạn văn, cách viết hoa sau dấu chấm
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc cho HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- HS soát lỗi và chữa bài bằng bút chì trong vở.
- GV chữa trên bảng những lối khó, yêu cầu HS đổi vở cho nhau và chữa lỗi.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài tập 1: Điền ây hay uây.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài vào vở.
- HS làm bài vào vở - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: xây nhà thợ xây
 khuấy bột quây quần 
Bài tập 2: Điền l hay n.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài phiếu học tập theo nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 làm bài vào phiếu - đọc tiếng vừa viết.
- GV nhận xét bổ sung: 
 quả na nắm tay nhau lo lắng
 củ khoai lang lắng tai nghe miệng nói tay làm
D. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------
Tiết 3:
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số, so sánh hai số.
- Làm tính với số đo độ dài; giải toán có một phép tính.
- Làm đúng các bài tập trong vở BT toán tập 2 trang 58.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bút, vở bài tập. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra bài ở nhà của học sinh.
B. Dạy bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bµi 1: 
- GV nªu yªu cÇu, h­íng dÉn HS lµm bµi vµo vở BT.
- HS làm bài vào vở BT – Lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, chữa kết quả lên bảng.
<
a) 45 + 3 < 50
b) 54 - 2 < 54 + 2
>
 45 + 30 = 35 + 40
 54 - 20 > 52 - 40
=
 45 + 34 = 34 + 45
 54 - 24 > 45 - 24
Bµi 2: Điền số thích hợp vào ô trống.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài vào vở BT.
- HS làm bài vào vở BT.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài.
- GV nêu phân tích bài toán: Bài toán cho biết gì? (Hà cát 1 sợi dây, lần 1 cắt 5cm, lần 2 cắt tiếp 14cm).
+ Bài toán hỏi gì? (Hỏi sợi dây đã bị ngắn đi bao nhiêu cm?)
- GV viết tóm tắt bài toán lên bảng.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài giải:
Số xăng-ti-mét sợi dây bị ngắn đi là:
5 + 14 = 19 (cm)
 Đáp số: 19cm
Bài 4:
- HS đọc yêu cầu bài.
- GV cho HS quan sát hình và TLCH.
- GV nhận xét, kết luận.
a) Có 8 đoạn thẳng. 
b) Có 1 hình vuông
c) Có 2 hình tam giác.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.
----------------@&?-----------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN CHIEU T32 LOP 1 HT1.doc