Giáo án lớp 1 - Năm học: 2011 - 2012 - Tuần học 3

Thủ công: Bài 2: XÉ DÁN HÌNH CHỮ NHẬT- HÌNH TAM GIÁC (T2)

I. Mục tiêu:

 H biết cách xé dán hình tam giác.

 Xé dán được hình tam giác theo hướng dẫn.

 Rèn H đôi tay khéo léo và ham thích học môn thủ công.

II. Chuẩn bị:

- Bài mẫu xé dán hình tam giác.

- 2 tờ giấy màu khác nhau ( không phải màu vàng )

- Giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn tay.

HS: Giấy màu thủ công, giấy nháp có kẻ ô, vở ô ly, hồ dán, bút chì, khăn lau tay.

III.Các hoạt động dạy - học:

1.Hoạt động 1: HS quan sát nhận xét.

T cho H quan sát bài mẫu và đặt câu hỏi:

T? Đồ vật nào xung quanh ta có hình tam giác?

H: Hình mái nhà, cái khăn quàng đỏ hình tam giác.

T kết luận: Xung quanh ta có rất nhiều hình tam giác.

 

doc 18 trang Người đăng hong87 Lượt xem 495Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 - Năm học: 2011 - 2012 - Tuần học 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 1 nét khuyết trên và một nét móc ngược
T? Chữ l giống chữ gì? (b)
H thảo luận so sánh chữ l và b
Bước 2: Phát âm và đánh vần đúng tiếng:
Phát âm: T đọc mẫu : “ lờ” ( lưỡi cong lên chạm lợi hơi đi ra 2 phía bên rìa lưỡi,xát nhẹ)
H phát âm : cá nhân - lớp 
-H đánh vần : Lờ-ê-lê (cá nhân) 
T? Tiếng lê chữ nào đứng trước chữ nào đứng sau?
H đọc trơn: lê
Bước 3: Hướng dẫn viết chữ
T viết mẫu : l ( vừa viết vừa nêu cách viết )
H viết trên không, trên mặt bàn
H viết bảng con: l , lê
T nhận xét tuyên dương những em viết đẹp
b. Chữ và âm h: ( Thực hiện tương tự quy trình chữ l)
Lưu ý: 
- Chữ h gồm 2 nét: nét khuyết trên và nét móc hai đầu 
So sánh chữ l và h
Phát âm : Hơi ra từ họng xát nhẹ
c. Đọc tiếng ứng dụng:
T ghi các tiếng lên bảng
H đọc : các nhân - nhóm - lớp 
T theo dõi chỉnh sữa sai cho H.
Tiếng Việt 	 BÀI 8 : L, H (T2)
 3.Hoạt động 3: Luyện tập:
	a. Bước 1: Luyện đọc 
	- Luyện đọc các âm ở tiết 1
	H lần lượt nhìn chữ trên bảng đọc :l, lê, h, hè
	T chỉnh sửa sai cho H
	H đọc từ ứng dụng : cá nhân- nhóm- lớp
	T gọi 1 vài H phân tích tiếng
	- Luyện đọc câu ứng dụng :
	T cho H xem tranh ưa thảo luận:
	? Các bạn đang làm gì?
	? Mùa nào thì có ve?
	H đọc câu ứng dụng: ve ve ve, hè về (cá nhân , lớp)
	T đọc mẫu 1 lần
	2 H đọc lại
	b. Bước 2: Luyện viết
	T viết mẫu - nhắc lại quy trình viết
	H viết lần lượt từng dòng vào vở tập viết: l, h, lê, hè.
 *H khá giỏi viết hết số dòng quy định trong vở tập viết
	T uốn nắn sửa sai cho H
	T chấm bài _nhận xét
	c. Bước 3: Luyện nói:
	H đọc tên bài luyện nói “le le”
	T quan sát tranh và hỏi
	T? em thấy gì trong tranh?(Hai con vật đang bơi.)
	T? Hai con vật đang bơi trông giống con gì?(Giống con vịt.)
	T? Vịt sống ở hồ có người nuôi, còn loại vịt sống tự do không có người nuôi gọi là vịt gì ( vịt trời)
	T: Trong tranh là con le le nó giống con vịt nhưng nhỏ hơn, có ở vài nơi ở nước ta
	d. Bước 4: Trò chơi:
	Nhận âm và chữ nhanh- 2 nhóm chơi 1 lần.
	4. Hoạt động nối tiếp: T chỉ H đọc lại bài 
	H tìm chữ vừa đọc l,h trên một tờ báo
	T dặn H Làm bài tập trong vở bài tập TV , tìm tiếng có l, h
 TN-XH: NHẬN BIẾT CÁC VẬT XUNG QUANH
 I. Mục tiêu:Giúp HS :
Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay(da) là các bộ phận giúp ta nhận biết được các vật xung quanh.
HS khá giỏi nêu được ví dụ về sự khó khăn trong cuộc sống của người có một giác quan bị hỏng.
Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận đó của cơ thể.
Giáo dục HS kĩ năng tự nhận thức.
 II. Chuẩn bị: 
 -Các hình trong bài 3 sgk .
 -Một số đồ vật như bông hoa, xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả chôm chôm... cốc nước nóng. nước đá...
 III. Các hoạt động dạy- học 
 A. Bài cũ: Để cho cơ thể chóng lớn ta phải ăn uống như thế nào?
 Sự lớn lên của mọi người có giống nhau không?
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: Tổ chức cho HS chơi trò chơi nhận biết các vật xung quanh.Sau đó T kết luận: Chúng ta biết được ngoài việc sử dụng mắt để nhận biết các vật xung quanh, còn có thể dùng các bộ phận khác của cơ thể để nhận biết sự vật và hiện tượng xung quanh. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về điều đó.
 2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1:HS quan sát các vật đã chuẩn bị.
Mục tiêu: Mô tả được một số vật xung quanh.
Cách tiến hành:
Bước 1: -Chia nhóm 2 HS
 -T hướng dẫn:Quan sát và nói về hình dáng , màu sắc, sự nóng, lạnh, trơn nhẵn hay sần sùi...của các vật mà các em đang có.
 - HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật đó.
Bước 2:
 -HS trình bày trước lớp, các em khác bổ sung.
 *Nếu HS đã nêu đầy đủ T không cần nhắc lại.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ
Mục tiêu:Biết được vai trò của các giác quantrong việc nhận biết thế giới xung quanh.
Cách tiến hành:
Bước 1:-T hướng dẫn cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm:
 + Nhờ đâu mà bạn biết được màu sắc của bông hoa?
 + Nhờ đâu mà bạn lại biết được quả bóng tròn?
 + Nhờ đâu mà bạn biết được mùi của xà phòng thơm hay mùi nước hoa?
 + Nhờ đâu mà bạn biết được thức ăn đó mặn hay ngọt...?
 + Nhờ đâu mà bạn biết được tiếng chó sủa hay tiếng chim hót?
 - Dựa vào sự hd của T, H tập đặt và trả lời câu hỏi. Các em sẽ thay nhau hỏi và trả lời.
Bước 2: -T động viên H xung phong đứng lên trước lớp để nêu một trong những câu hỏi các em đã hỏi nhau khi hoạt động nhóm và có quyền chỉ định một bạn nhóm khác trả lời. Ai trả lời đúng và đầy đủ sẽ được tiếp tục đặt ra một câu hỏi khác và có quyền chỉ định bạn khác trả lời...
Tiếp theo T nêu các câu hỏi cho cả lớp thảo luận. Khuyến khích H khá giỏi trả lời
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu mắt của chúng ta bị hỏng?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc?
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu mũi, lưỡi, da của chúng ta bị mất hết cảm giác? 
-Kết luận:Nhờ có mắt, mũi, tai, lưỡi và dầm chúng ta nhận biết được mọi vật xung quanh. Nếu một trong những giá quan đó bị hỏng chúng ta sẽ không thể biết được đầy đủ về các vật xung quanh.
Vì vậy chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn an toàn cho các giác quan của cơ thể. 
 Thứ ba ngày 10 tháng 5 năm 2011
Toán:	LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu:	Giúp HS củng cố về:
Nhận biết các số trong phạm vi 5.
Đọc, viết, đếm các số trong phạm vi 5.
Phát triển tư duy cho HS khi học toán.
 II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Bài cũ:
H: 2 em viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các số từ 1 đến 5 và các số từ 5 đến 1.
T nhận xét ghi điểm.
	2. Hoạt động 2: Thực hành nhận biết số lượng, đọc, viết số 
a. Bước 1: Hướng dẫn H làm bài tập 1
T? Nêu yêu cầu bài 1: Ta phải làm bằng cách nào? 
H tự làm bài
H đọc bài của mình
H khác và T nhận xét bài của bạn
b. Bước 2: Hướng dẫn H làm bài 2
T nêu cách làm bài 2
H tự làm rồi chữa bài : nêu từng ô trống điền số nào? Vì sao?
c. Bước 3: Hướng dẫn H làm bài 3:
H nêu cách làm 
H làm và chữa bài: Đọc từng dãy số.
d. Bước 4: H luyện viết các chữ số 1,2,3,4,5
H luyện viết vào vở
T theo dõi chỉnh sửa cho H
	3. Hoạt động nối tiếp:
T nhận xét giờ học và dặn dò : làm bài tập trong vở bài tập toán
Chuẩn bị bài sau : đồ dùng học toán: que tính, phấn bảng...
Tiếng Việt : 	Bài 9 : O, C (T1)
Mục tiêu : 
Học sinh đọc được o, c, bò, cỏ và câu ứng dụng : bò bê có bó cỏ.
Viết được o, c, bò, cỏ.
Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: vó bè.
Giáo dục HS ý thức thi đua học tập tốt và rèn tư thế đọc đúng cho HS.
II. Đồ dùng dạy_học:
1 số tấm bìa ghi tiếng
Tranh minh hoạ (sgk)
III. Các hoạt động dạy- học:
Bài cũ:
T đọc H viết vào bảng con : l, h, lê, hè
1 H đọc : ve ve ve, hè về
T nhận xét ghi điểm
B. Bài mới
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
HS quan sát tranh 2
T? Tranh vẽ gì?
T? Tiếng “bò” “cỏ” có âm gì đã học rồi? (b)
T nói : Hôm nay chúng ta học 2 âm và chữ còn lại là o, c
T ghi bảng - đọc- H đọc theo o, bó; c, cỏ.
2. Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm :
a. Âm và chữ o :
- Nhận diện chữ:
T tô lại chữ o và nói : “ Chữ o là một nét cong kín”
T? Chữ này giống vật gì? ( quả trứng)
- Phát âm và đách vần tiếng: 
Phát âm: T phát âm o ( miệng mở môi tròn)
H phát âm : lớp -cá nhân
- Đánh vần : H ghép o thêm b ở trước o 
T? ta có tiếng gì?
T? Tiếng “bò” có âm gì đứng trước âm gì đứng sau?
H nêu T ghép lên bảng lớp
H đánh vần : cá nhân-nhóm -lớp
b. Âm và chữ c: ( Thực hiện như quy trình chữ o)
Lưu ý : Phát âm : gốc lưỡi chạm vào vòm mềm rồi bật ra không có tiếng thanh.
c.Hướng dẫn H viết o,c:
T viết mẫu H viết bảng con : o, bò, c, cỏ
T uốn nắn chỉnh sửa cho H 
d. Đọc tiếng ứng dụng:
H mở sgk đọc tiếng ứng dụng : cá nhân-lớp 
H có thể đánh vàn hoặc đọc trơn
H gạch chân âm chữ vừa đọc
T đọc mẫu các tiếng đó một lần.
Tiếng Việt : 	Bài 9: O, C (T2)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bước 1: Luyện tập
+ Luyện đọc tiết 1: H lần lượt phát âm o, bò, c , cỏ
H đọc tiếng theo CN-nhóm-lớp
T nhận xét chỉnh sửa sai cho H
+ Đọc câu ứng dụng:
H thảo luận tranh minh hoạ câu “ Bò bê có bó cỏ”
T nêu nhận xét chung và H đọc câu ứng dụng (CN-nhóm)
T và H sửa sai
T đọc mẫu: bò bê có bó cỏ
2 H đọc lại 
b. Bước 2: Luyện viết
T hướng dẫn HS viết vào vở: o, c , bò, cỏ
T nhắc nhở uốn nắn chỉnh sửa sai cho HS
T chấm bài 10 em , nhận xét 
c. Bước 3: Luyện nói “Vó bè”
3 H đọc tên bài luyện nói “Vó bè”
Hướng dẫn HS quan sát tranh thảo luận:
? Em thấy gì trong tranh?
? Vó bè dùng để làm gì?
? Quê em có vó bè không?
? Em còn biết loại vó bè nào khác?
 T động viên H nói thành câu 
d. Bước 4: Trò chơi
T nêu cách chơi: Nhận diện âm , tiếng
2 nhóm/ 1 lần: Nhóm 1 đưa con chữ nhóm 2 đọc được 1 lần (1 điểm), đội 2 đọc sai đội 1 được 1 điểm
Khi có 1 đội được 3 điểm thì đổi bên 
Các tấm bìa ghi: o, cỏ, cò, cọ, bó cỏ
H và T tuyên dương những đội chơi nhanh
4. Hoạt động nối tiếp:
T chỉ bảng cho H đọc đồng thanh
 H tìm chữ vừa đọc trên một tờ báo
T nhận xét dăn dò: tìm chữ vừa đọc, ở nhà đọc bài trong SGK, xem trước BT trong VBT .
 Thứ tư 	ngày 11 tháng 9 năm 2011	
Tiếng Việt:	Bài 10: Ô, Ơ (T1)
I. Mục tiêu: 
Học sinh đọc, viết được ô, ơ, cô, cờ.
Đọc được câu ứng dụng : bé có vở vẽ.
Luyện nói 2-3 câu theo chủ đề: Bờ hồ.
Giáo dục HS yêu thích cảnh đẹp thiên nhiên và bíêt bảo vệ môi trường.Rèn tư thế đọc cho HS
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ trong SGK, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Bài cũ:
H viết bảng con (T đọc) o, c , bò, cỏ
1 H đọc bò bê có bó cỏ
T nhận xét ghi điểm
	B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài
H quan sát tranh 22, T? Ai bắt tay em bé viết? (cô)
T? Tranh vẽ gì? (cờ)
T: “ Cô”, “cờ” có âm chữ gì đã học (c) 
T: Hôm nay chúng ta học ô, ơ T viết
H đọc theo T : ô, ơ
2. Hoạt động 2: Dạy chữ ghi âm 
a. Chữ và âm ô 
- Bước 1: Nhận diện chữ
T tô lại chữ ô và nói : chữ ô gồm chữ o và dấu mũ
- Bước 2: Phát âm và đánh vần 
Phát âm: T phát âm mẫu : ô (miệng hơi mở hẹp môi tròn)
H đọc theo : ô, cá nhân _lớp
Đánh vần: H ghép ô, hướng dẫn H thêm c trước ô 
T? Ta có tiếng gì? (cô)
H: phân tích tiếng “cô”
T: ghi bảng
H: đánh vần và đọc trơn : nhóm- cá nhân- lớp.
- Bước 3: Hướng dẫn viết chữ
T viết mẫu : H viết bảng con 
T nhận xét tuyên dương những em viết đẹp
T đọc cho H viết “ cô” vào bảng con
T nhận xét sửa sai cho H 
b. Âm và chữ ơ: Thực hiện như quy trình “ô” với “ơ”
c. Đọc tiếng ứng dụng:
H đọc từ ứng dụng : cá nhân – nhóm - lớp
T nhận xét chỉnh sửa cho H tuyên dương những em đọc
Tiếng Việt:	Bài 10: Ô, Ơ (T2)
 3. Hoạt động 3: Luyện tập:
 a. Bước 1: Luyện đọc:
	- Luyện đọc các âm ở tiết 1 : ô, cô, ơ, cờ
	H lần lượt phát âm : cá nhân - nhóm- lớp
	T nhận xét tuyên dương những em học tốt
	- Đọc câu ứng dụng:
	hướng dẫn H quan sát tranh minh hoạcau ứng dụng
	T? Tranh vẽ gì? (bé vẽ.)
	H đọc: cá nhân-nhóm-lớp
	T theo dõi chỉnh sửa sai cho H
	T đọc mẫu câu ứng dụng
	H: 2 em đọc lại
b.Bước 2: Luyện viết
Hướng dãn H viết ô, ơ, cô, cờ trong vở tập viết
T chấm 1 số em và nhận xét.
 c. Luyện nói:
	H đọc tên bài luyện nói “bờ hồ”
	H quan sát trả lời câu hỏi
	T? Em thấy gì trong tranh?
	 ? Cảnh bờ hồ có những gì? Cảnh đó có đẹp không?
	 ? Các bạn nhỏ đang đi trên con đường có sạch sẽ không?
	 ? Nếu dược đi trên con đường như vậy em cảm thấy như thế nào?
Trò chơi: H thi tìm nhanh tiếng có âm đã học
T chia H thnàh 2 nhóm chơi 1 lần
 4. Hoạt động nối tiếp:
	T chỉ bảng cho H đọc toàn bài
	H tìm tiếng có ô, ơ trên 1 tờ báo
	T dặn dò: Làm bài tập trong VBT TV, tập viết ô, ơ
Toán:	BÉ HƠN- DẤU BÉ (<)
I. Mục tiêu: Giúp HS
Bước đầu biết so sánh số lượng và biết sử dụng từ “bé hơn” dấu < khi so sánh các số
Thực hành so sánh các số từ 1 đến 5 theo quan hệ bé hơn
Phát triển tư duy, ham thích học toán
II. Đồ dùng day- học:
Các nhóm đồ dung, mô hình phục vụ cho dạy học. Các tấm bìa có ghi số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu bé. 
III. Các hoạt động dạy học :	
Hoạt động 1: Bài cũ
 T ghi bảng: 1,, 3,, 5;
 , 4, , 2,
2 H lên bảng điền số vào dấu chấm. T ghi điểm H đọc lại 1 lần
2. Hoạt động 2: Nhận biết quan hệ bé hơn:
a. Bước 1: Hướng dẫn H quan sát nhận biết số lượng rồi so sánh	
- Hướng dẫn H quan sát tranh:
T? Bên trái có mấy ô tô?( 2 ô tô)
T? Bên phải có mấy ô tô? (1 ô tô)
T? so sánh 2 hình rút ra nhận xét : 1 ô tô ít hơn 2 ô tô 
T? Hình bên dưới có mấy hình vuông?
H trả lời tương tự như hình trên : 1 hình vuông ít hơn 2 hình vuông
T: Ta nói 1 bé hơn 2, viết như sau 1<2
T viết lên bảng 1<2, giới thiệu dấu <
H đọc : 1 bé hơn 2
- Hướng dẫn tương tự tranh bên trái để rút ra 2<3
b. Bước 2: T viết lên bảng
1<2, 2<5, 1<3, 3<4, 4<5
H đọc cá nhân
T lưu ý: khi viết dấu bé hơn giữa 2 chữ số đầu nhọn bao giờ cũng chỉ vào số bé hơn
3. Hoạt động 3: Thực hành:
Hướng dẫn học sinh ghép trên đồ dùng 2<5, 1<5, 3<4
Bước 1: Tập viết dấu < (bài 1)
T nêu cách viết dấu bé. H tập viết
T quan sát hướng dẫn H viết đúng
b. Bước 2: Quan sát tranh, nhận biết số lượng, so sánh ( bài 2,3)
VD: Ben trái có 3 lá cờ, bên phải có 5 lá cờ ta viết 3<5
H tự làm rồi chữa bài
c. Bước 3: So sánh 2 số: H nêu cách làm bài 4
H điền dấu vào ô trống
T gọi H đọc chữa bài: “ 1 bé hơn 2”
d. Bước 4: H nêu cách làm bài 5 ( nối ô trống với số thích hợp)
H làm bài theo mẫu 
H đổi vở chữa bài 
4. Hoạt động nối tiếp
T chấm bài nhận xét 
T tổ chức trò chơi điền số, dấu vào ô trống 
Đạo đức: 	Bài 2: GỌN GÀNG, SẠCH SẼ (T1)
I. Mục tiêu: Bước đầu giúp HS hiểu và biết:
Ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
Nêu được một số biểu hiện cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
HS biết giữ gìn VS cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ.
H khá giỏi biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ.
Yêu quý, học tập những HS gọn gàng, sạch sẽ .
II. Chuẩn bị:
Bài hát “Rửa mặt như mèo”, lược chải đầu, vở BT đạo đức, sáp màu.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Hoạt động 1: HS thảo luận.
a. Bước 1: T giao nhiệm vụ: Quan sát các bạn trong nhóm và trả lời câu hỏi: 
- Bạn nào trong nhóm có đầu tóc gọn gàng sạch sẽ?
- Bạn chưa gọn gàng sạch sẽ thì sửa lại như thế nào?
b. Bước 2: T gọi HS các nhóm báo cáo kết quả
H: Áo bẩn thì giặt sạch, áo rách thì đưa mẹ vá lại, cài cúc áo lệch thì cài lại cho ngay ngắn, Quần ống cao, ống thấp thì sửa lại cho cân đối.
c. Bước 3: T kết luận.
Phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, chải tóc sửa sang quần áo chỉnh tề khi đến lớp.
2. Hoạt động 2: HD Hs làm bài tập 2.
T nêu yêu cầu bài tập: Nối bộ quần áo đi học của bạn nam, bạn nữ cho phù hợp.
H Tự làm bài tập
H: 1 số em trình bày lựa chọn của mình.
H khác và T nhận xét.
3. Hoạt động 3: Kết luận.
T nêu: Quần áo đi học cần phẳng phiu, lành lặn, gọn gàng, không mặc quần áo nhàu nát rách tuột chỉ đứt khuy, bẩn, hôi, xộc xệch đến lớp.
4. Hoạt động nối tiếp:
T? Thế nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ? ăn mặc gọn gàng sạch sẽ có ích lợi gì?
T dặn HS: Thi đua thực hiện gọn gàng sạch sẽ hằng ngày tổ trưởng kiểm tra - T chấm điểm giữ VS ăn mặc của các em.
 Thứ năm ngày 12 tháng 9 năm 2011
Toán:	Lớn hơn - dấu lớn >
Mục tiêu: Giúp HS
Bước đầu biết so sánh số lượng và sử dụng từ “ lớn hơn”, dấu > khi so sánh các số 
Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 theo quan hệ lớn hơn
Phát triển tư duy cho HS
II. Đồ dùng dạy- học:
Các nhóm đồ vật, mô hình phù hợp với tranh vẽ trong SGK
Các tấm bìa, mỗi tấm ghi số 1, 2, 3, 4, 5 và tấm bìa ghi dấu >. 
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Bài cũ:
T gọi 2 em viết dấu < 
H làm vào bảng con điền dấu: 25; 45
T nhận xét đánh giá
 	B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Nhận biết quan hệ lớn hơn
a. Bước 1: Hd HS quan sát hình vẽ trong SGK, nhận biết từng nhóm số lượng đó
Vd: T? Bên trái có mấy con bướm? (2)
 T? Bên phải có mấy con bướm? (1)
T? 2 con bướm như thế nào với 1 con bướm? ( 2 nhiều hơn 1)
Tương tự với 2 chấm tròn nhiều hơn 1 chấm tròn 
Ta kết luận ta nói 2 lớn hơn 1 và viết như sau: “2>1”
T giới thiệu dấu lớn: Đây là dấu lớn đọc là lớn hơn
T chỉ H đọc: “ Hai lớn hơn một”
b. Bước 2: Thực hành tương tự hình vẽ 2 vơi 3>2
c. Bước 3:
T viết bảng: 2>1, 5>1, 3>1, 4>2, 3>2, 5>3
H đọc CN
T? Dấu lớn và dấu bé có gì khác nhau? (ngược nhau mũi nhọn luôn quay về số bé)
2. Hoạt động 2: thực hành
a. Bước 1: H thực hành viết dấu lớn 
b. Bước 2: H nêu cách làm bài 2; Điền dấu >, <
H tự làm – T gọi H đọc bài của mình 
Cả lớp theo dỏi nhận xét 
Bước 3: So sánh các số
H nêu cách làm: Điền dấu 
H làm rồi tự chữa bài
d. Bước 4: H chơi thi nối nhanh (bài 5)
T vẽ hình sơ đồ bài 5 (2 hình)
2 nhóm HS lên bảng thi điền nối nhanh
T nhận xét tính điểm thi đua
4. Hoạt động nối tiếp:
H tìm các sự vật so sánh về lớn hơn.
T nhận xét giờ học - dặn dò HS làm BT trong vở BT toán
Tiếng Việt:	Bài 11: ÔN TẬP (T1)
I. Mục tiêu:
HS đọc viết 1 cách chắc chắn âm chữ vừa học trong tuần: e, v, l, h, o, c , ô, ơ
Đọc đúng một cách chắc chắn âm và chữ vừa học, từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 7 đến bài 11 
Nghe, hiểu và kể lại theo tranh kể “Hổ”
Giáo dục HS biết ơn những người đã dạy dỗ mình.
II. Đồ dùng:
Bảng ôn (trang 24 SGK)
Tranh minh hoạ ứng dụng: bé vẽ cô, bé vẽ cờ. truyện kể “Hổ”
III. Các hoạt động dạy học:
	A, Bài cũ:
Hs cả ớp viết bảng con; ô, ơ, cô, cơ, hố, bổ
1 H đọc: Bé có vở vẽ
T nhận xét ghi điểm
	B,Bài mới:
1. Hoạt động 1: giới thiệu bài:
T? Tuần qua chúng học những âm gì mới?
H nêu: T ghi ở góc bảng 
T gắn bảng ôn lên bảng cho H theo dõi đã đủ chưa - nếu thiếu H phát biểu thêm
2. Hoạt động 2: Ôn tập
a. Bước 1: Các chữ và âm vừa học 
H lên bảng chỉ các âm vừa học trong tuần ở bảng ôn
T đoc – h chỉ chữ
H chỉ chữ và đọc âm
b. Bước 2: Ghép chữ thành tiếng:
H đọc thành tiếng các tiếng ghép các âm ở cột dọc với âm ở cọt ngang: CN - lớp
H đọc từ đơn (1 tiếng) do các tiếng ở cột dọc kết hợp dấu thanh ỏ dòng ngang trong bảng 2 (CN-tổ-lớp)T theo dõi chỉnh sửa phát âm cho Hs và giải thích nhanh 1 số từ đơn 
c. Bước 3: Đọc từ ngữ ứng dụng :
T ghi bảng các từ ngữ ứng dụng: lò cò, vơ cỏ 
 H tập viết vào vở đọc : CN-lớp – nhóm
T nhắc nhở uốn nắn cách ngồi viết, cầm bút đọc cho HS 
T nhận xét đọc mẫu 1 lần
d. Bước 4: Tập viết
H tập viết các từ lò cò, vơ cỏ vào vở tập viết
T nhắc nhở uốn nắn cho HS 
T chấm bài - nhận xét
Tiếng Việt:	Bài 11: Ôn tập (T2)
3.Hoạt động 3: Luyện tập
a. Bước 1: Luyện đọc 
 + H lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng (SGK) theo CN-nhóm-lớp
T chỉnh sửa sai cho HS 
 + Đọc câu ứng dụng 
T giới thiệu câu đọc
H thảo luận nhận xét về câu minh hoạ về em bé và các bức tranh do em vẽ 
H đọc câu: “ bé vẽ cô, bé vẽ cờ” CN - lớp
T chỉnh sửa sai cho H, động viên H đọc trơn
b. Bước 2: H hoàn thành bài tập viết 
c. Bước 3: kể chuyện “hổ”
H quan sát tranh – nghe T kể chuyện 1 lần 
H theo dõi
H tập kể theo nhóm 
H các nhóm cử đại diện thi tài. Nhóm nào kể hay, đúng nhóm đó thắng
(Tranh 1: Hổ xin Mèo truyền võ nghệ. Mèo nhận lời
 Tranh 2: Hằng ngày Hổ đến lớp học tập chuyên cần
 Tranh 3: 1 lần Hổ phục sẵn, khi thấy Mèo đi qua thì liền vò lấy Mèo, đuổi theo định ăn thịt Mèo 
 Tranh 4: nhân lúc Hổ sơ ý Mèo nhảy tót lên 1 cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào bất lực)
T? Con mèo là con vật như thế nào? Hổ là con vật như thế nào? 
T gợi ý H trả lời ý nghĩa câu chuyện “ Hổ là con vật vô ơn đáng khinh bỉ” 
4. Hoạt động nối tiếp:
T cho đọc lại bảng ôn 1 lần
T nhận xét giờ học, dặn HS: VN tập kể lại câu chuyện.
 Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2011
Toán:	LUYỆN TẬP
 I. Mục tiêu: Giúp học sinh
Biếtsử dụng các dấu >, < và các từ “bé hơn” “ lớn hơn” khi so sánh hai số.
Bước đầu biết diễn đạt sự so sánh theo hai quan hệ bé hơn, lớn hơn giữa hai số.
Phát triển tư duy khi học toán.
 II. Đồ dùng dạy học:
SGK toán, VBT toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Điền dấu >, <
T ghi bảng: 3 ...2, 4 ...1, 5...2, 3...5
H S làm mỗi tổ 1 bài vào bảng con 
T nhận xét ghi điểm cho từng tổ
2. Hoạt động 2: Thực hành 
 a. Bước 1: Hd HS làm BT 1
H nêu cách làm bài 1 (Điền dấu >, < vào chỗ chấm)
H làm bài đọc kết quả bài làm
T chữa bài, nói thêm: Giữa 2 số khác nhau bao giờ cũng so sánh bằng dấu > hoặc dấu <. Các em chọn dấu cho thích hợp. Bao giờ mũi nhọn của dấu đều quay về số bé hơn.
T nêu các cặp số (ghi bảng)
5  1, 2  4, 3  5, 4  1
H thi nêu nhanh dấu phải điền vào ô trống
 b. Bước 2: H tự nêu cách làm bài 2 
HS làm rồi chữa bài
T và H khác nhận xét
 c. Bước 3: Thi nối với số thích hợp 
T hd cách chơi
Sau mỗi lần cho H đọc kết quả 1<2, 1<3, 1<4, 1<5,. Mõi ô trống có thể nối với nhiều số
T tuyên dương những em nối nhanh đọc đúng 
3. Hoạt động nối tiếp:
T tổ chức HS chơi điền dấu vào ô trống theo hình thức nối tiếp ( 2 nhóm chơi 1 lần)
T nhận xét tính điểm thi đua 
T nhận xét giờ học và dặn dò làxem trước BT trong VBT toán
Tiếng Việt: 	Bài 12: I, A (T1)
 I. Mục tiêu: 
Học sinh đọc viết được i, a, bi, cá.
Đọc được câu ứng dụng : bé hà có vở ô ly.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lá cờ.
Giáo dục HS có ý thức tự giác học tập. Rèn tư thế đọc đúng cho HS. 
 II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ các từ và phần luyện nói trong SGK. 
 III. Các hoạt động dạy học:
	A. Bài cũ: 
HS cả lớp viết bảng con: lò cò, vơ cỏ.
2 H đọc: bé vẽ cô bé vẽ cờ 
T nhận xét ghi điểm 
	B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: giới thiệu bài 
HS quan sát tranh 
T? Tranh vẽ cái gì? (bi, cà)
T? Tiếng “bi”, “cà” có âm gì đã học? (b, c)
T Hôm nay chúng học 2 âm chữ mới: i , a (T ghi bảng)
T đọc – H đọc theo: i , a
2. Hoạt động 2: Dạy chữ, ghi âm
 a.Chữ, ghi âm i:
Bước 1: Nhận diện chữ
T tô chữ i đã viết trên bảng và nói: chữ I gồm 1 nét xiên và 1 nét móc ngược, trên có dấu chấm 
T? Giống chữ số nào? (số 1)
T? Chữ I có gì khác số 1? ( số 1 không có nét móc ngược và dấu chấm)
Bước 2: Phát âm và đánh vần tiếng
- Phát âm: T đọc mẫu: I (miệng mở hơi hẹp hơn khi phát âm ê)
	 H đọc; CN - lớp ( T theo dõi sửa sai)
- Đánh vần: T? Tiếng “bị” có mấy âm? Âm gì đứng trước âm gì đứng sau?
	 H trả lời
	 H ghép tiếng “bị” trên đồ dùng
	 H nhìn chữ đánh vần: bờ-i-bi (CN-lớp)
 b.Chữ ghi âm a: (Thực hiện quy trình tương tự chữ i với a, ca; so sánh i và a)
 c.Hướng dẫn H viết chữ i , a:
T viết mẫu hd quy trình viết 
H tập viết vào bảng con 
T nhận xét sửa sai cho HS 
 d.Đọc tiếng ứng dụng:
HS đọc riêng từ ứng dụng: CN-nhóm-lớp
T nhận xét chỉnh sửa sai cho HS
2-3 HS đọc các từ ngữ 
T giải thích nhanh 1 số từ: bi ve,

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 3(10).doc