Giáo án lớp 1 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 4

I / MỤC TIÊU: Sau bài học:

· HS đọc được n , m, nơ, me và câu ứng dụng. HS giỏi đọc trơn.

· Viết được n, m, mơ me.

· Nói được 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ, ba ma.

· Giáo dục HS có ý thức học tập tốt. Yêu quý bố mẹ.

· II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : GV: - Bộ ghép chữ Tiến Việt.một cái nơ, vài quả me, bảng cài

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói.

· HS: bộ ghép chữ tiếng việt, sgk , vở bài tập tiếng việt.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 25 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 949Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 - Năm học: 2009 - 2010 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
> < khi mũi nhọn của dấu luôn quay về số bé hơn.
- Điền dấu = khi 2 số giống nhau.
HS làm từng cột và đọc kết quả.
 Xem tranh, so sánh số bút máy với số bút chì theo mẫu: 
3 > 2, 2 4	4 < 5
So sánh số áo với số quần: 3 = 3.
So sánh số mũ với số bạn: 5 = 5
Học sinh đổi bài, nhận xét.
Học sinh quan sát bài mẫu.
Làm cho số hình vuông trắng = số hình vuông xanh.
Học sinh nối và đọc kết quả.
4 = 4	5 = 5
@&?
Buổi chiều:
BDHS Giỏi : Toán: Bằng nhau- Dấu bằng = 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết sử dụng từ “ bằng nhau- dấu =” để so sánh.
Rèn kỹ năng viết đúng dấu lớn và biết so sánh các số từ 1 đến 5.
Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài.
 II/ Các hoạt đôïng dạy học:
 1/ Giới thiệu bài: GV GT ghi tên bài, HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Nhận biết bằng nhau, dấu =.
GV dùng bộ ghép toán dụng các mô hình có số lượng là 1, 2, 3,4,5.GV giơ hình, HS so sánh để nhận biết lớn hơn.
GV ghi bảng dấu > ,nhắc lại cách viết.
HS thực hành viết dấu lớn trên bảng con .
Lớp nhận xét.GV chữa bài, củng cố cách so sánh lớn hơn, dấu >.
 3/ Hoạt động 2: Luyện viết dấu = .
 - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết dấu =. - 3 HS nhắc lại.
 -Cho HS viết vở 4 dòng dấu =. GV theo dõi, sửa sai. Lưu ý HS độ cao,vị trí điểm đặt bút, điểm dừng bút 2 nét ngang viết dấu =. 
 4/ Hoạt động 3: Luyện so sánh bằng nhau. HS làm vào VBT: Điền dấu thích hợp:
 1  1 2  2 3  3 4  4 5  5
 1  2 2  4 5  4 4  1 2  3 
 - Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 4/HĐ 3: Củng cố, dặn dò: Cho HS ghép dấu lớn vào bảng cài.
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò.
@&?
HDTH Toán: LUYỆN TẬP VỀ CÁC SỐ 1, 2, 3 , 4 , 5
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết về các số 1,2,3,4,5. Đọc viết so sánh được các số 1,2,3, 4,5.
Rèn kỹ năng đọc, viết, so sánh các số 1,2,3,4,5.
Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài.
 II/ Các hoạt đôïng dạy học:
 1/ Giới thiệu bài: GV GT ghi tên bài, HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Nhận biết, đọc, viết các số 1,2, 3,4, 5.
 -GV dùng bộ ghép toán sử dụng các mô hình có số lượng là 1, 2, 3.GV giơ hình, HS nêu số.
GV ghi bảng các số: 1,2,3 , 4, 5; 5 , 4, 3, 2, 1.
Gọi HS đếm xuôi từ 1 đến 5 và đếm ngược từ 5 đến 1.
Cho HS luyện viết chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng con.
GV cùng cả lớp sửa sai.
 3/ Hoạt động 2: So sánh các số trong phạm vi 5.
 Cho HS làm bài vào VBT : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 1  3 3  1 2  4 4 . 2 3  5 5  3 3  3
 - Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 4/HĐ 3: Củng cố, dặn dò: Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng để củng cố các số đã học.
(Sử dụng số và các hình để chơi)
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò.
@&?
 HDTH Toán : Luyện tập
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết sử dụng từ “ lớn hơn- dấu >, bé hơn- dấu <, bằng nhau- dấu =” để so sánh.
Rèn kỹ năng viết đúng dấu ,= và biết so sánh các số từ 1 đến 5.
Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài.
 II/ Các hoạt đôïng dạy học:
 1/ Giới thiệu bài: GV GT ghi tên bài, HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Nhận biết lớn hơn, dấu > ,bé hơn- dấu <, bằng nhau- dấu =.
GV dùng bộ ghép toán dụng các mô hình có số lượng là 1, 2, 3,4,5.GV giơ hình, HS so sánh để nhận biết lớn hơn.
 3/ Hoạt động 2: Luyện viết dấu >, < , =.
 - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết dấu >, <, =. - 3 HS nhắc lại.
 -Cho HS viết dấu >, nằm bên phải.
4/ Hoạt động 3: Luyện so sánh >, < , =.
 Cho HS làm bài vào VBT :
 Bài 1 : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 2  1 1  2 5  2 2  5 1 . 1 4 .. 4 2 . 2
 Bài 2: Điền số ? 5 > .. ; 3 4 ; . = 3 
 - Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 5/HĐ 4: Củng cố, dặn dò: .
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò.
@&?
HDTH Tiếng Việt : Ôn đọc, viết d, đ
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Luyện đọc bài d, đ. Viết được các chữ : d, đ, dê, đò, da, de, do, đa, đe, đo, HSKG viết thêm : da dê, đi bộ.
-Rèn luyện kỹ năng đọc, viết đúng các âm,chữ và các dấu thanh của từng chữ đó.
-Giáo dục HS thích học môn Tiếng việt.
 II/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Giơiù thiệu bài: GV giới thiệu rồi ghi tên bài,HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Luyện đọc.
-Gọi 9-10 em đọc toàn bài d,đ, HS yếu cho phép đánh vần.
-Lớp nghe,nhận xét. GV bổ sung cho điểm.
 3/ Hoạt động 2: GV hướng dẫn cách viết
-GV vừa viết mẫu vừa hướng dẫn viết từng chữ: d, đ, dê, đò, da, de, do, đa, đe, đo.
HS quan sát ghi nhớ cách viết ,gọi lần lượt từng em đọc các chữ trên bảng.
GV cùng cả lớp theo dõi nhận xét, sửa sai đánh giá.
 4/ Hoạt động 3: HS luyện viết chữ : d, đ, dê, đò, da, de, do, đa, đe, đo.ï
 - HS nhắc lại điểm đặt bút viết nét cong kín,độ cao,nét móc ngược,vị trí dấu thanh.
 -HS luyện viết mỗi chữ 1 dòng , HS khá giỏi viết thêm : da dê, đi bộ.
 - GV theo dõi sửa sai.
 -Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 4/ Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học.
 Dặndò: Về nhà đọc lại bài d, đ. Đọc trước bài t, th.
@&?
Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt: T – TH 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
v Học sinh đọc được t, th, tổ thỏ. Đọc được câu ứng dụng: Bố thả cá mè, bé thả cá cờ.
v Học sinh viết được t, th, tổ thỏ
. v Nói được 2-3 câu theo chủ đề: ô, tổ.
II/ Chuẩn bị: v Giáo viên: Bộ ghép chữ Tviệt. Tranh minh hoạ.
v Học sinh: Bộ ghép chữ, sách, bảng con.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
Bài cũ:
Tiết 1:
*Giới thiệu bài: t - th.
*Hoạt động 1:
Dạy chữ ghi âm: t.
*Hoạt động 2:
Dạy chữ ghi âm th.
*Nghỉ giữa tiết: 
*Hoạt động 3:
*Hoạt động 4:
*Nghỉ chuyển tiết: 
Tiết 2:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 3:
*Hoạt động 4: 
Gọi 2 HS lên viết và đọc : d, đ, dê,đò
2 HS lên đọc từ ứng dụng sgk.1 HS đọc câu ứng dụng.
GV và HS nhận xét các bạn, cho điểm
-Giới thiệu, ghi bảng t.
H: Đây là âm gì?
-Giáo viên phát âm mẫu: t
-Yêu cầu học sinh gắn âm t.
-Giới thiệu chữ t viết: Gồm nét xiên phải, nét móc ngược dài và nét ngang.
- Cho HS so sánh t với đ.
-Yêu cầu học sinh gắn tiếng tổ.
-Hướng dẫn phân tích tiếng tổ.
-Hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng tổ.
-Hướng dẫn học sinh đọc tiếng tổ.
-Cho học sinh quan sát tranh.
Giảng từ tổ.-Giáo viên ghi bảng, đọc mẫu gọi học sinh đọc: tổ.
-Luyện đọc phần 1.
-Tương tự dạy âm t
H: Âm th có mấy âm ghép lại?
-So sánh: t - th. 
-Đánh vần:
Đọc: thỏ
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
Viết bảng con.
-Giáo viên vừa viết vừa hướng dẫn qui trình: t, th, tổ thỏ (Nêu cách viết).
-Giáo viên nhận xét, sửa sai.
Giới thiệu từ ứng dụng: tho thơ	tha
 ti vi 	thợ mỏ
-Giáo viên giảng từ.
-Gọi HS phát hiện tiếng có âm t – th.
-Hướng dẫn học sinh đọc toàn bài.
*Hướng dẫn học sinh chơi trò chơi nối.
Luyện đọc.
-Học sinh đọc bài tiết 1.
-Treo tranh;H : Tranh vẽ gì?
Giới thiệu câu ứng dụng : Bố thả cá mè, bé thả cá cở.
-Giảng nội dung tranh.
H: Tìm tiếng có âm vừa học?
-Gọi học sinh đọc câu ứng dụng. 
Luyện viết.
-Giáo viên viết mẫu vào khung và hướng dẫn cách viết: t, th, tổ thỏ.
-Giáo viên quan sát, nhắc nhở.
-Thu chấm, nhận xét.
Luyện nói theo chủ đề: ổ, tổ.
-Treo tranh:H: Tranh vẽ gì?
H: Kể xem những con gì có ổ?
H: Con gì có tổ?
G: Các con vật có ổ, tổ để ở.
H: Con người ta có gì đề ở?
H: Em có nên phá ổ, tổ của các con vật đó không? Tại sao?
-Nhắc lại chủ đề : ổ, tổ.
-Chơi trò chơi tìm tiếng mới có t – th: tả, tá, tú, thi, thủ thỉ...
-Dặn HS học thuộc bài t - th.
HS dưới lớp viết bảng con
HS đọc, lớp nhận xét.
Nhắc đề bài.
 - Aâm t.
Học sinh phát âm: t (tờ): Cá nhân, lớp
Thực hiện trên bảng gắn. 
Học sinh nhắc lại.
-2 em
Thực hiện trên bảng gắn.
- Cá nhân 2-3 em trả lời.
tờ – ô – tô – hỏi – tổ: Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh xem tranh.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Cá nhân, lớp.
2 âm: t + h
Cá nhân, lớp.
thờ – o – tho – hỏi – thỏ: Cá nhân, lớp.
Cá nhân, nhóm, lớp.
-2 em nhắc lại các nét chữ t, th.
Cá nhân, nhóm, lớp.
Đọc cá nhân, lớp.
tho, thơ, tha, ti, thợ.
Thi đua 2 nhóm.
Đọc cá nhân, lớp.
Quan sát tranh.
Bố và bé đang thả cá.
Đọc cá nhân: 2 em
Lên bảng dùng thước tìm và chỉ âm vừa mới học (thả)
Đọc cá nhân, lớp.
Lấy vở tập viết.
Học sinh viết từng dòng.
Quan sát tranh. Thảo luận nhóm, gọi nhóm lên bảng lớp trình bày.
ổ gà, tổ chim.
Con gà, chó.Con chim...
Nhà.
Không nên vì nếu phá các con vật không có chỗ để ở.
@&?
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
v Học sinh biết sử dụng các từ bằng nhau, lớn hơn, bé hơn và các dấu >,<,= để so sánh các số 
trong phạm vi 5.
v Học sinh so sánh các số trong phạm vi 5.
v Giáo dục học sinh ham học toán, tính chính xác.
II/ Chuẩn bị:v Giáo viên: Sách, tranh bài tập.v Học sinh: Sách, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3: 
*Hoạt động 3:
Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
-Gọi học sinh đọc đề
Hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành.
 Hướng dẫn học sinh làm phần a. 
H: Ở bình hoa bên trái có mấy hoa? Bên phải có mấy hoa?
H: Muốn số hoa ở 2 bình bằng nhau, ta phải làm gì?
-Bài này yêu cầu ta vẽ thêm.
H: Vậy phải vẽ thêm hoa vào bình nào?
-Phần b: Yêu cầu ta gạch bớt.
H: Để số kiến ở 2 bình băng nhau, ta gạch bớt ở hình nào?
-Phần c: Yêu cầu vẽ thêm hoặc gạch bớt để số nấm ở 2 hình bằng nhau.
 Nối o với số thích hợp. Mỗi ô có thể nối với nhiều số.
H: Ở o thứ nhất nối với số mấy? Vì sao?
-Các số khác ta nối tương tự.
-Gọi học sinh đọc lại từng bài cho cả lớp theo dõi và điền Đ vào câu đúng, S vào câu sai.
 Nối o với số thích hợp.
-Gọi học sinh nêu cách làm.
-Thu chấm, nhận xét, sửa bài.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn học sinh về làm bài tập ở nhà.
1 em đọc.
Học sinh mở sách.
Theo dõi giáo viên hướng dẫn.
3 hoa.
2 hoa.
Vẽ thêm hoặc gạch bớt.
Vẽ thêm vào bình phía tay phải.
Học sinh vẽ 1 hoa vào bình tay phải.
Gạch bớt ở hình phía bên trái.
Học sinh tự gạch bớt 1 con kiến.
Học sinh tự làm: Thêm hoặc bớt.
2 em cạnh nhau đổi bài kiểm tra.
Quan sát.
Nối với số 1 vì 1 < 2
Học sinh tự làm bài.
Theo dõi, sửa bài.
Thi nối nhanh.
@&?
Đạo Đức:	GỌN GÀNG, SẠCH SẼ( Tiết 2 )
I/ Mục tiêu:Giúp HS:
v Học sinh hiểu thế nào là ăn mặc sạch sẽ gọn gàng .
v Học sinh biết 1 số kĩ năng để mặc sạch sẽ, gọn gàng đầu tóc.
v Giáo dục học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân .
II/ Chuẩn bị:-Giáo viên: Sách, tranh, bài hát rửa mặt như mèo.-Học sinh: Sách bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
*Hoạt động 3:
*Hoạt động 4:
Học sinh thảo luận 
 - Cho học sinh mở sách
-Yêu cầuHSQS bài tập 3 và trả lời câu hỏi.
H: Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
H: Bạn có gọn gàng, sạch sẽ không?
H: Em muốn làm như bạn ở hình mấy? Vì sao?
Học sinh thực hành
-Cho học sinh sửa soạn quần áo, đầu tóc cho nhau.
-GVNX tuyên dương các em làm tốt.
Sinh hoạt văn nghệ: 
-Tập cho học sinh bài hát “Rửa mặt như mèo”. Giáo viên hát mẫu.
- Tập cho học sinh hát.
H: Lớp mình có ai giống mèo không? 
-Chúng ta đừng giống mèo nhé!
Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ:
 Đầu tóc em chải gọn gàng.
Áo quần sạch sẽ, trông càng thêm yêu.
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về thực hiện hành vi hàng ngày .
Học sinh mở sách.
Học sinh xem tranh bài tập 3.
HS trao đổi với bạn bên cạnh
Học sinh trình bày trước lớp .
- Bạn đang sắp xếp đồ dùng học tập, chải đầu, đánh răng, rửa tay)
- Có. Vì các bạn làm vệ sinh cá nhân.
-2 em thành 1 nhóm sửa cho nhau như chải đầu...
Học sinh nghe giáo viên hát mẫu.
Cả lớp hát.
Không.
Đọc cá nhân, đồng thanh.
@&?
Buổi chiều:
 GĐHS Yếu: Toán: Luyện tập về dấu , dấu =
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết sử dụng dấu , dấu = để so sánh các số từ 1 đến 5.
Rèn kỹ năng viết đúng dấu ,= và biết so sánh các số từ 1 đến 5.
Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài.
 II/ Các hoạt đôïng dạy học:
 1/ Giới thiệu bài: GV GT ghi tên bài, HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Luyện viết dấu, =.
 - GV gọi HS nhắc lại quy trình viết dấu , =. - 3 HS nhắc lại.
 -Cho HS viết vở mỗi dấu 2 dòng. 
 -GV theo dõi, sửa sai. Lưu ý HS độ cao,vị trí điểm đặt bút, điểm dừng bút 2 nét.
. Nhắc HS mũi nhọn dấu quay về số bé.
Lớp nhận xét.GV chữa bài, củng cố cách so sánh bé hơn, dấu <.
 3/ Hoạt động 2: 
 - Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 4/HĐ 3: Củng cố, dặn dò: Cho HS ghép dấu , = vào bảng cài.
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò.
@&?
ÔLNKMỹ thuật: Luyện vẽ hình tam giác
(Thầy Hậu dạy
@&?
HDTH Toán
: LUYỆN TẬP VỀ CÁC SỐ 1, 2, 3 , 4 , 5
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Nhận biết về các số 1,2,3,4,5. Đọc viết so sánh được các số 1,2,3, 4,5.
Rèn kỹ năng đọc, viết, so sánh các số 1,2,3,4,5.
Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài.
 II/ Các hoạt đôïng dạy học:
 1/ Giới thiệu bài: GV GT ghi tên bài, HS nhắc lại tên bài.
 2/ Hoạt động 1: Nhận biết, đọc, viết các số 1,2, 3,4, 5.
 -GV dùng bộ ghép toán sử dụng các mô hình có số lượng là 1, 2, 3.GV giơ hình, HS nêu số.
GV ghi bảng các số: 1,2,3 , 4, 5; 5 , 4, 3, 2, 1.
Gọi HS đếm xuôi từ 1 đến 5 và đếm ngược từ 5 đến 1.
Cho HS luyện viết chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng con.
GV cùng cả lớp sửa sai.
 3/ Hoạt động 2: So sánh các số trong phạm vi 5.
 Cho HS làm bài vào VBT : Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:
 1  3 3  1 2  4 4 . 2 3  5 5  3 3  3
 - Thu 7-10 bài chấm, nhận xét.
 4/HĐ 3: Củng cố, dặn dò: Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng để củng cố các số đã học.
(Sử dụng số và các hình để chơi)
 -GV nhận xét tiết học, dặn dò.
@&?
 Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 2009
Tiếng Việt:	ÔN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
v Đọc được 1 : i – a – n – m – d – đ – t – th. Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12- 16.
v Viết được 1 : i – a – n – m – d – đ – t – th,các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16.
.v Nghe, hiểu và kể được 1 đoạn trong truyện kể: Cò đi lò dò. HS khá, giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh.
.vGiáo dục HS tự giác tích cực thuộc bài đọc tại lớp.
II/ Chuẩn bị:v Giáo viên: Sách, chữ và bảng ôn, tranh minh họa câu ứng dụng và truyện kể.
v Học sinh: Sách, vở, bộ chữ, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:
*Trò chơi giữa tiết:
*Hoạt động 2:
*Hoạt động 3: 
*Nghỉ chuyển tiết:
Tiết 2:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
*Hoạt động 3:
Hoạt động 4: 
Giới thiệu bài:
 Trong tuần qua các em đã được học các chữ gì? -GVlần lượt ghi âm theo thứ tự các ô vuông đã kẻ sẵn trên bảng . Gọi HS đọc lại các chữ ở hàng ngang, hàng dọc.
-HDQS tranh cây đa.H: Tranh vẽ gì?
H: Tiếng đa có âm nào ghép với nhau?.
-Hướng dẫn học sinh cách ghép tiếng mới.
-Lấy 1 chữ ở hàng dọc ghép với 4 chữ ở hàng ngang sẽ được 4 tiếng mới (Gắn n với ô, ơ, i, a).
-GV ghicác tiếng vừa ghép được theo thứ tự.
-Các chữ m, d, đ, t, th ghép thứ tự.
-Hướng dẫn thêm dấu tạo tiếng mới. Gọi học sinh đọc các dấu đã học.
-Có tiếng mơ các em tự thêm dấu đã học để thành tiếng mới.
-GVviết theo thứ tự: mờ, mớ, mở, mỡ, mợ.
-Ghép tiếng ta với các dấu.
Luyện đọc từ ứng dụng.
-Giáo viên viết bảng các từ:
 tổ cò	da thỏ
 lá mạ	thợ nề
-Giáo viên gạch chân các chữ giảng từ.
-Gọi học sinh đánh vần, đọc các từ.
-Viết bảng con: Giáo viên viết mẫu hướng dẫn cách viết từ: tổ cò, lá mạ.
-Gọi HS đọc nhanh các tiếng, từ, chữ trên bảng.
Luyện đọc 
-Kiểm tra đọc, viết tiết 1.
-Giáo viên chỉnh sửa cho học sinh đọc sai.
Luyện tập.
*Đọc câu ứng dụng: Cho học sinh xem tranh.
H: Tranh vẽ gì?
-Giảng tranh, giáo dục học sinh.
-Giáo viên viết câu lên bảng.
-Yêu cầu học sinh đánh vần, đọc.
*Luyện nghe, nói:
-Kể chuyện: Cò đi lò dò.
-Câu chuyện “Cò đi lò dò” lấy từ truyện “Anh nông dân và con cò”
-Giáo viên kể nội dụng ở sách lần 1.
-Kể lần 2 có tranh minh họa.
-Cho các nhóm thi tài kể.
+Tranh 1: Anh nông dân liền đem cò về nhà chạy chữa và nuôi nấng.
+Tranh 2: Cò con trông nhà. Nó lò dò đi khắp nhà bắt ruồi, quét dọn nhà...
+Tranh 3: Cò con bỗng thấy từng đàn cò đang bay liệng vui vẻ. Nó nhớ lại những ngày đang sống cùng bố mẹ...
+Tranh 4: Mỗi khi cò dịp là cò lại cùng cả đàn kéo tới thăm anh n dân và cánh đồng của anh.
H: Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
-Gọi 1 – 2 em kể lại câu chuyện.
Luyện viết.
-Học sinh mở sách. Giáo viên đọc mẫu. Gọi học sinh đọc bài.
-Thi tìm tiếng mới có chữ vừa ôn.
-Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
-Nhận xét tiết học.-Dặn học sinh học bài.
HS kể nối tiếp các chữ đã học.
Gọi 1 số em đọc .
t – th – i – a – n – m – d – đ.
Đọc cá nhân, đồng thanh.
ô – ơ – i – a – n , m, d , đ , t, th.
Cây đa. đ + a.
Học sinh đọc đề bài ôn tập.
Học sinh nghe GV hướng dẫn.
Học sinh đọc các tiếng mới nô, nơ, ni, na.Đọc cá nhân.
Học sinh đọc các tiếng mới: Cá nhân, lớp.HS ghép tiếp và đọc.
Học sinh đọc: Dấu huyền, dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã.
Học sinh tự ghép và đọc.
HSđọc cá nhân, đồng thanh.
HS ghép và đọc như phần trên.
Học sinh đọc, tìm chữ vừa ôn tập.
Đọc cá nhân, đồng thanh.
-HS nêu.
HSquan sát giáo viên viết mẫu.
Viết bảng con: tổ cò, lá mạ.
Đọc cá nhân, đồng thanh, toàn bài.
Đọc bài trên bảng lớp.
Viết: Tổ cò, lá mạ.
Quan sát tranh.
Cò mẹ mò cá, cò bố tha cá về tổ.
2 HS đọc chỉ các chữ vừa ôn.
Đọc cá nhân, đồng thanh.
Nghe giáo viên kể.
Nêu tên câu chuyện.
Cò đi lò dò.
4 nhóm kể theo 4 tranh.
Mỗi nhóm có 4 em kể 4 tranh. Nhóm nào kể đầy đủ nhất là nhóm đó thắng.
Các em khác theo dõi kể.
Tình cảm chân thành của con cò và anh nông dân: 1 số em nói.
2 em kể cả câu chuyện.
Viết vào vở tập viết
Đọc bài trong sách: Cá nhân, đồng thanh.
Gắn tiếng mới đọc.
	@&?
Toán:	 SỐ 6
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
vBiết 5 thêm 1 được 6,viết được số 6,đọc ,đếm được từ 1 đến 6
 .v Biết so sánh số trong phạm vi 6. Nhận biết số lượng trong phạm vi 6. Vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6.
v Giáo dục cho học sinh ham học toán.
II/ Chuẩn bị:v Giáo viên: Sách, bộ ghép có các số 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6, 1 số tranh, mẫu vật.
v Học sinh: Sách, bộ số, vở bài tập.
III/ Hoạt động dạy và học:
*Hoạt động của giáo viên:
*Hoạt động của học sinh:
*Hoạt động 1:
*Hoạt động 2:
*Hoạt động 3:
*Hoạt động 4:
Giới thiệu bài-Treo tranh:
H: Có 5 em đang chơi, 1 em khác chạy tới. Tất cả có mấy em?
-Hôm nay học số 6. Ghi đề.
Lập số 6.
-Yêu cầu học sinh lấy 6 hình tròn
-Yêu cầu gắn 6 hình tam giác . 6 chấm tròn.
-Giáo viên gọi học sinh đọc lại.
H: Các nhóm này đều có số lượng là mấy?
-Giới thiệu 6 in, 6 viết.
-Yêu cầu học sinh gắn chữ số 6.
-Nhận biết thứ tự dãy số: 1 -> 6.
-Yêu cầu học sinh gắn dãy số 1 -> 6,6 -> 1.
-Trong dãy số 1 -> 6. 
H: Số 6 đứng liền sau số mấy?
Vận dụng thực hành.
-Hướng dẫn học sinh mở sách. 
Bài 1: Giáo viên viết mẫu.
-Hướng dẫn viết 1 dòng số 6.
 Bài 2: H: Có mấy chùm nho xanh?
 Có mấy chùm nho chín?
 Có tất cả mấy chùm nho?
H: 6 gồm 5 và mấy? Gồm 1 và mấy?
-Các hình khác làm tương tự.
 Bài 3: -HDHS đếm các ô vuông trong từng cột rồi viết số tương ứng vào ô trống.
-Hướng dẫn học sinh so sánh từng cặp 2 số liên tiếp: 1 < 2, 2 < 3, 3 < 4, 4 < 5, 5 < 6.
H: Cột ô vuông cao nhất là số mấy?
 Số 6 như thế nào so với các số đứng trước?
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào ô trống: > < =
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách điền dấu.
-Thu chấm, nhận xét.
-Chơi trò chơi.-Dặn học sinh về học bài.
Quan sát.
6 em.
Nhắc lại.
Gắn 6 hình tròn: Đọc cá nhân.
Gắn 6 hình tam giác và đọc 6 hình tam giác.
Gắn 6 chấm tròn và đọc.
Đọc : “ có 6 hình tròn, 6 hình tam giác, 6 chấm tròn”.
Là 6.
Gắn chữ số 6. Đọc: Sáu: Cá nhân, đồng thanh.
Gắn 1 2 3 4 5 6	Đọc.
 6 5 4 3 2 1	Đọc.
Sau số 5.
Mở s

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 4hai buoi.doc