Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 13 đến tuần 16

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.

GDBVMT (toàn phần):- Biết ích lợi của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.

- Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp.

Kĩ năng:

- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.

+ HS khá, giỏi: Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.

GDBVMT (toàn phần):- Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh, vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.

Thái độ:

GDBVMT (toàn phần):- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 958Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội - Tuần 13 đến tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09 – 11 – 2009	Ngày dạy: 10 – 11 – 2009
TUẦN: 13	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 13	BÀI: GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
GDBVMT (toàn phần):- Biết ích lợi của việc giữ gìn môi trường xung quanh nhà ở.
- Biết các công việc cần phải làm để giữ cho đồ dùng trong nhà, môi trường xung quanh nhà ở sạch đẹp.
Kĩ năng:
- Biết tham gia làm vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở.
+ HS khá, giỏi: Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.
GDBVMT (toàn phần):- Biết làm một số việc vừa sức để giữ gìn môi trường xung quanh, vứt rác đúng nơi quy định, sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng, sạch sẽ.
Thái độ:
GDBVMT (toàn phần):- Có ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường xung quanh sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 28, 29.
- Phiếu bài tập.
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS nói về các đồ dùng trong gia đình.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
KHỞI ĐỘNG: Trò chơi “Bắt muỗi“
Bước 1: Hướng dẫn cách chơi.
- Cả lớp đứng tại chỗ.
- Lớp trưởng hô: Muỗi bay, muỗi bay.
- Cả lớp hô theo: vo ve, vo ve.
- Lớp trưởng hô: Muỗi đậu vào má.
- Cả lớp làm theo chụm tay vào má của mình thể hiện muỗi đậu.
- Lớp trưởng hô: đập cho nó 1 cái.
- Cả lớp lấy tay đập vào má của mình và hô: Muỗi chết, muỗi chết.
Bước 2: Cho HS chơi.
Giới thiệu: ở lớp 1 chúng ta đã biết về những việc cần làm để giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ ngăn nắp, gọn gàng. Bài hôm nay các em sẽ học cách giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
GV ghi tựa bài.
a. Hoạt động 1: Làm việc SGK theo cặp.
*Mục tiêu: Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu nhà vệ sinh và chuồng gia súc.
- Hiểu được ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 trong SGK trang 28, 29 và trả lời câu hỏi:
- Mọi người trong hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
- Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh xung quanh nhà ở?
Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có ích lợi gì?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- 1 số nhóm lên trình bày.
GV kết luận: Để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh được bệnh tật mỗi người trong gia đình cần góp sức mình để giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ, thoáng đãng khô ráo sẽ không có chỗ cho sâu bọ, ruồi muỗi, gián, chuột và các mầm bệnh sinh sống, không khí cũng được trong sạch.
b. Hoạt động 2: Đóng vai
*Mục tiêu: HS có ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh sân vườn, khu vệ sinh.
- Các thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường.
Bước 1: Làm việc cả lớp.
- GV yêu cầu các em liên hệ đến việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm tự nghĩ ra các tình huống để tập cách nói với mọi người trong gia đình về những gì đã học trong bài này.
Bước 3: Đóng vai.
- HS lên đóng vai. Các HS khác theo dõi và đặt mình vào địa vị nhân vật trong tình huống nhóm bạn đưa đưa ra. 
Cả lớp làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
HS chơi trò chơi.
- Lớp trưởng tiếp tục lặp lại trò chơi từ đầu nhớ thay đổi động tác  Ví dụ đậu vào trán, tai  cho trò chơi thêm vui vẻ.
HS nhắc lại.
- 1 HS hỏi – 1 HS trả lời.
HS mở sách quan sát.
HS: đang làm vệ sinh.
HS: hình 1, 2.
- Đảm bảo được sức khoẻ, phòng tránh nhiều bệnh tật.
HS lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm khác bàn nhau đưa ra tình huống khác hoặc tình huống trên và cử hoặc xung phong phân vai.
- HS cùng thảo luận để đi đến lựa chọn, cách ứng xử có hiệu quả trong việc tuyên truyền vận động mọi người cùng tham gia giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
HS khá, giỏi: Biết được lợi ích của việc giữ vệ sinh môi trường.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV nhắc nhở HS không nên vất rác bừa bãi và nói lại những người trong gia đình về ích lợi cho việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh ngộ độc khi ở nhà Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 16 – 11 – 2009	Ngày dạy: 17 – 11 – 2009
TUẦN: 14	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 14	BÀI: PHÒNG TRÁNH NGỘ ĐỘC KHI Ở NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà.
- Biết được các biểu hiện khi bị ngộ độc
+ HS khá, giỏi: Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc, 
Thái độ:
- Có ý thức phòng tránh ngộ độc.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 30, 31. - 1 vài vỏ hộp thuốc tây hoặc hoá chất
- HS liệt kê những thứ nếu ăn hoặc uống nhầm sẽ bị ngộ độc và hãy cho biết chúng được cất ở đâu.
III. Hoạt động dạy chủ yếu : 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV yêu cầu HS trả lời: Giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở có ích lợi gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ và thảo luận những thứ có thể gây ngộ độc.
*Mục tiêu: Biết được một số thứ sử dụng trong gia đình có thể gây ngộ độc. Phát hiện được một số lí do khiến chúng ta có thể bị ngộ độc qua ăn uống.
Bước 1: Động não.
- Kể tên những thứ có thể gây ngộ độc qua đường ăn uống.
- GV ghi lên bảng.
Bước 2: Làm việc theo nhóm:
- Trước hết, GV hỏi cả lớp trong những thứ kể trên, những thứ nào được cất trong nhà?
- Tiếp theo GV giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các hình 1, 2, 3 SGK trang 30 và tìm ra các lí do khiến cho chúng ta có thể bị ngộ độc.
+ Nhóm 1: Quan sát hình 1 và trả lời câu hỏi: nếu bạn trong hình ăn bắp ngô thì điều gì có thể xảy ra, tại sao?
+ Nhóm 2: Quan sát hình 2 và trả lời:
Trên bàn có những thứ gì?
Nếu em bé lấy được lọ thuốc và ăn phải những viên thuốc vì tưởng đó là kẹo thì điều gì sẽ xảy ra?
+ Nhóm 3: quan sát tranh 3 và trả lời:
Nơi góc nhà để những thứ gì?
Nếu để lẫn lộn dầu hoả thuốc trừ sâu hay phân đạm với nước mắm, dầu ăn thì điều gì sẽ xảy ra?
Bước 3: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
GV kết luận: Một số thứ có trong nhà có thể gây ngộ độc là: thuốc trừ sâu, dầu hoả, thuốc tây, thức ăn ôi thiu hay có ruồi đậu vào.
- Một số người có thể bị ngộ độc do ăn uống vì những lí do: Uống nhầm dầu hoả, thuốc trừ sâu  
b. Hoạt động 2: Quan sát hình vẽ và thảo luận: cần làm gì để phòng tránh ngộ độc.
*Mục tiêu: Ý thức được những việc bản thân và người lớn trong gia đình có thể làm để phòng tránh ngộ độc cho mình và mọi người.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV yêu cầu HS quan sát tiếp các hình 4, 5, 6 trong SGK trang 31 và trả lời các câu hỏi: “chỉ và nói mọi người đang làm gì? Nêu tác dụng của việc làm đó”
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV cho 1 số HS nói về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện được giữ trong nhà.
- HS khác góp ý sự sắp xếp như vậy đã đảm bảo chưa?
GV kết luận: Để phòng tránh ngộ độc trong nhà chúng ta cần: - Sắp xếp đồ dùng gọn gàng trong gia đình. Thức ăn không nên để lẫn với các hoá chất. Không nên ăn thưcù ăn ôi thiu, phải rửa sạch thưcù ăn trước khi nấu. Các loại phân bón, thuốc trừ sâu, bả chuột, dầu, xăng cần được cất giữ riêng.
c. Hoạt động 3: Đóng vai.
*Mục tiêu: Biết cách ứng xử khi bản thân hoặc người khác bị ngộ độc.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- GV nêu ra nhiệm vụ: Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi người thân bị ngộ độc.
- GV giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Làm việc cả nhóm.
Thức ăn ôi thiu.
Uống nhầm thuốc tây, uống nhầm dầu hoả, thuốc trừ sâu.
HS: thuốc tây, dầu hoả, thuốc trừ sâu.
HS: Bạn ấy đau bụng vì bắp ngô có ruồi đậu vào.
HS: kẹo, thuốc.
HS: sẽ bị ngộ độc thuốc và có thể chết.
HS: Thuốc trừ sâu, nước mắm, 
HS: Nấu ăn đổ nhầm thức ăn cả nhà sẽ bị ngộ độc.
HS quan sát tranh và trả lời như trên các câu hỏi dành cho nhóm mình.
Đại diện nhóm lên trình bày
Các nhóm khác bổ sung.
HS quan sát và thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác bổ sung.
Thuốc trừ sâu thuốc tây, phân bón
Sự sắp xếp như vậy là hợp lí.
HS lên đóng vai các nhóm khác theo dõi và cùng thảo luận để đi đến lựa chọn cách ứng xử đúng.
- Các nhóm tập cách ứng xử khi người thân bị ngộ độc.
- Các nhóm đưa ra tình huống và phân vai tập đóng trong nhóm.
HS khá, giỏi: Nêu được một số lí do khiến bị ngộ độc qua đường ăn, uống như thức ăn ôi thiu, ăn nhiều quả xanh, uống nhầm thuốc, 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. GV kết luận: Khi bị ngộ độc cần báo cho người lớn biết và gọi cấp cứu. Nhớ đem theo hoặc nói với cán bộ y tế biết bản thân hoặc người nhà biết là ngộ độc thứ gì.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Trường học Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 23 – 11 – 2009	Ngày dạy: 24 – 11 – 2009
TUẦN: 15	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 15	BÀI: TRƯỜNG HỌC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được tên, địa chỉ và kể được một số phòng học, phòng làm việc, sân chơi, vườn trường của em.
+ HS khá, giỏi: Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường, 
Thái độ:
- Yêu quý trường học và có ý thức giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp.
II. Chuẩn bị
Aûnh trong SGK trang 32, 33.
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV cho 1 số HS nói về những thứ có thể gây ngộ độc và chúng hiện được giữ trong nhà.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Khởi động: Cho HS giải câu đố sau:
“Là nhà mà chẳng là nhà // Đến đây để học cũng là để chơi // Có bao bạn tốt tuyệt vời //Thầy cô dạy bảo ta thời lớn lên”
- Giới thiệu: đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. Bài học sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về trường của mình. Ghi tên bài lên bảng.
a. Hoạt động 1: Tham quan trường học.
Bước 1: Tổ chức cho HS đi quan sát trường học và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tên trường và ý nghĩa:
- Trường của chúng ta có tên là gì? Nêu địa chỉ của nhà trường. Tên trường chúng ta có ý nghĩa gì?
Các lớp học: Trường ta có bao nhiêu lớp học? Khối 5, Khối 4, Khối 3, Khối 2, Khối 1 gồm có mấy lớp? Cách sắp xếp các lớp học như thế nào? Vị trí các lớp học của khối 5?
- Hỏi tương tự đối với các khối kia.
Các phòng khác:
Sân trường và vườn trường.
Bước 2: Tổ chức tổng kết buổi tham quan giúp HS nhớ lại cảnh quan của nhà trường.
- Chúng ta vừa tìm hiểu những gì của nhà trường?
- Nêu ý nghĩa của tên trường.
- Nêu số lớp học và vị trí của từng khối lớp.
- Nêu đặc điểm của sân trường và vườn trường. v.v
Bước 3: Yêu cầu HS nói về cảnh quan của nhà trường
- Đánh giá buổi tham quan.
- Kết luận: Trường học thường có sân, vườn và nhiều phòng như: phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, phòng truyền thống, phòng thư viện  và các lớp học.
b. Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- Treo tranh 33.
- Cảnh ở bức tranh thứ nhất diễn ra ở đâu? Các bạn HS đang làm gì? Cảnh bức tranh thứ 2 diễn ra ở đâu? Tại sao em biết? Các bạn HS đang làm gì? Phòng truyền thống của trường ta có những gì? Em thích phòng nào nhất? Tại sao?
Bước 2:
- Kết luận: ở trường, HS học tập trong lớp học hay ngoài sân trường, vườn trường. Ngoài ra các em có thể đến thư viện để đọc và mượn sách, đến phòng y tế để khám bệnh khi cần thiết 
c. Hoạt động 3: Trò chơi hướng dẫn viên du lịch.
*Mục tiêu: Biết sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- GV gọi 1 số HS tự nguyện tham gia trò chơi.
- GV phân vai cho HS nhập vai.
Bước 2: Làm việc cả lớp. 
- Nói về trường học.
- HS quan sát trường học.
- HS trả lời.
- Đứng trong sân trường quan sát các lớp học, phân biệt từng khối lớp và trả lời.
- Tham quan các phòng làm việc của Ban giám hiệu, phòng hội đồng, thư viện, phòng truyền thống, phòng y tế, phòng để Chuẩn bị
- Quan sát sân trường, vườn trường và nhận xét chúng rộng hay hẹp, trồng cây gì và có những gì 
- Tên trường, ý nghĩa của tên trường, các lớp học, các phòng làm việc, sân trường, vườn trường 
- HS nói theo cặp về cảnh quan của nhà trường, nói trước lớp cảnh quan của nhà trường (1 –2 HS).
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát các hình ở trang 33 SGK và trả lời các câu hỏi với bạn cùng nhóm.
- 1 HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch: Giới thiệu về trường học của mình.
- 1 HS đóng làm thư viện: Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện. 
HS khá, giỏi: Nói được ý nghĩa của tên trường em: tên trường là tên danh nhân hoặc tên của xã, phường, 
4. Củng cố: Cả lớp hát bài “Em yêu trường em”, nhạc và lời Hoàng Vân.
5. Dặn dò: Tuyên dương những HS tích cực. Phê bình những HS chưa tập trung. Dặn dò HS về chuẩn bị cho bài tiếp theo. Nhận xét không khí giờ học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 30 – 11 – 2009	Ngày dạy: 01 – 12 – 2009
TUẦN: 16	MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
TIẾT: 16	BÀI: CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
Thái độ:
- Biết kính trọng các thành viên trong nhà trường.
II. Chuẩn bị
- Hình vẽ trong SGK trang 34, 35.
- 1 số bộ bìa gồm nhiều tấm bìa nhỏ (nhiều hơn 8) mỗi tấm ghi tên 1 thành viên trong nhà trường (hiệu trưởng, cô giáo, cô thư viện ). 
III. Hoạt động dạy chủ yếu: 
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS sử dụng vốn từ riêng để giới thiệu trường học của mình.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: ở bài trước chúng ta đã biết về cảnh quan ngôi trường thân yêu của mình. Vậy trong trường gồm những ai và họ đảm nhận công việc gì, các em sẽ tìm hiểu qua bài “Các thành viên trong nhà trường”
- GV ghi tên bài bằng phấn màu.
a. Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
Bước 1: Chia nhóm (5 – 6 HS 1 nhóm), phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- Treo tranh 34, 35.
Bước 2: Làm việc với cả lớp.
- Bức tranh thứ nhất vẽ ai? người đó có vai trò gì?
- Bức tranh thứ hai vẽ ai? Nêu vai trò công việc của người đó.
- Bức tranh thứ ba vẽ ai? Công việc, vai trò.
- Bức tranh thứ tư vẽ ai? Công việc cuả người đó.
- Bức tranh thứ năm vẽ ai? Nêu công việc và vai trò của người đó.
- Bức tranh thứ sáu vẽ ai? Công việc và vai trò của cô?
- Kết luận: trong trường tiểu học gồm có các thành viên: thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó; thầy cô giáo, HS và các cán bộ công nhân viên khác. Thầy cô hiệu trường, phó là những người lãnh đạo quản lí nhà trường; thầy cô giáo dạy HS, bác bảo vệ trông coi giữ gìn trường lớp. Bác lao công quét dọn nhà trường và chăm sóc cây cối.
b. Hoạt động 2: Nói về các thành viên và công việc của họ trong trường mình.
Bước 1:
Đưa ra hệ thống câu hỏi để HS thảo luận nhóm:
- Trong trường mình có những thành viên nào? Tình cảm và thái độ của em dành cho các thành viên đó.
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường chúng ta nên làm gì?
Bước 2:
- Bổ sung thêm những thành viên trong nhà trường mà HS chưa biết (đặc biệt là đối với những HS ở những điểm trường lẻ).
- Kết luận: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường, yêu quý đoàn kết với các bạn trong trường.
c. Hoạt động 3: Trò chơi đó là ai?
* Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS cách chơi:
- Gọi HS A lên bảng, đứng quay lưng về phía mọi người. Sau đó lấy 1 tấm bìa gắn vào sau lưng của HS A (HS A không biết trên tấm bìa viết gì)
- Các HS sẽ được nói các thông tin như: Thành viên đó thường làm gì? ở đâu? Khi nào? Bạn làm gì để biết ơn họ? Phù hợp với chữ trên tấm bìa.
- Nếu HS khác đưa ra 3 thông tin mà HS A không đoán ra người đó là ai thì sẽ bị phạt: HS A phải hát 1 bài. Các HS khác nói sai thông tin cũng sẽ bị phạt. 
- Các nhóm quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc:
+ Gắn tấm bìa vào từng hình cho phù hợp.
+ Nói về công việc của từng thành viên đó và vai trò của họ.
- Đại diện 1 số nhóm lên trình bày trước lớp.
- Bức tranh thứ nhất vẽ hình cô hiệu trưởng, .
- Bức tranh thứ hai vẽ hình cô giáo đang dạy học. .
- Bức tranh thứ ba vẽ bác bảo vệ .
- Vẽ cô y tá. .
- Vẽ bác lao công. .
- HS hỏi và trả lời trong nhóm những câu hỏi GV đưa ra.
- HS nêu.
- HS tự nói.
- Xưng hô lễ phép, biết chào hỏi khi gặp, biết giúp đỡ khi cần thiết, cố gắng học thật tốt 
- 2, 3 HS lên trình bày trước lớp. 
Ví dụ: Tấm bìa viết “Bác lao công” thì HS dưới lớp có thể nói
- Đó là người làm cho trường học luôn sạch sẽ, cây cối xanh tốt.
- Thường làm ở sân trường hoặc vuờn trường.
- Thường dọn vệ sinh trước hoặc sau mỗi buổi học.
HS A phải đoán: Đó là bác lao công.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Hướng dẫn HS tiếp nối kể tên các thành viên trong nhà trường.
5. Dặn dò: Về xem lại bài. Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh té ngã khi ở trường Nhận xét bài học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 TNXH 13-16.doc