Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 29 đến tuần 35

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biết được các số từ 111 đến 200.

- Biết thứ tự các số từ 111 đến 200.

Kĩ năng:

- Biết cách đọc, viết các số từ 111 đến 200.

- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2a, Bài 3.

Thái độ:

- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.

II. Chuẩn bị:

- Các hình vuông theo tấm bìa có 100 ô vuông và các ô vuông rời có 1 chục ô và các ô vuông từng ô rời

III. Hoạt động dạy chủ yếu:

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ: Gọi vài em đọc các số 103, 101, 107 và cho cả lớp viết lại các số: Một trăm linh sáu, Một trăm linh tám, Một trăm lẻ năm.

- GV kiểm tra và nhận xét, ghi điểm

 

docx 70 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1235Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề bài và vẽ sơ đồ sau đó viết bài giải.
Vịt:
183 con
Gà
121 con
? con
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
- Theo dõi và tìm hiểu bài toán.
- HS phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 635 – 214
- Còn lại 4 trăm, 2 chục, 1 hình vuông.
- Là 241 hình vuông.
- 635 – 214 = 421
- 2 HS làm bài trên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp.
- Theo dõi GV hướng dẫn và đặt tính theo
 - 
635
214
- 2 HS làm bài trên bảng lớp đặt tính, cả lớp làm bài ra giấy nháp. 
 - 
635
214
421
* Tính từ phải sang trái.
Trừ đơn vị cho đơn vị: 5 trừ 4 bằng 1, viết 1.
Trừ chục cho chục: 3 trừ 1 bằng 2, viết 2.
Trừ trăm cho trăm: 6 trừ 2 bằng 4, viết 4.
- Cả lớp làm bài, sau đó 8 HS nối tiếp nhau báo cáo kết quả của từng con tính trước lớp.
- Đặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng lớp làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
 - 
568
 - 
732
 - 
592
 - 
395
312
201
222
23
236
531
370
372
- Tính nhẩm, sau đó ghi kết quả nhẩm vào vở bài tập.
- Là các số tròn trăm.
- Đàn vịt có 183 con, đàn gà ít hơn đàn vịt 121 con. Hỏi dàn gà có bao nhiêu con?
Bài giải:
Đàn gà có số con là:
183 – 121 = 62 (con)
Đáp số: 62 con gà. 
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: TOÁN
TIẾT: 153	BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết cách làm tính trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 1000, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán về ít hơn.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (cột 1), Bài 3 (cột 1, 2, 4), Bài 4
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn nội dung bài tập 3, bài tập 5. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính
456 + 124;	673 + 212	542 + 100;	264 + 153
- Chữa bài và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu rút ra tựa bài, rồi ghi lên bảng
* Hướng dẫn Luyện tập:
- GV cho HS lần lượt đọc và nêu yêu cầu bài tập
Bài 1: - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi HS nối tiếp đọc kết quả của bài làm trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 (cột 1): - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắcï đặt tính và thực hiện tính trừ các số có 3 chữ số.
- Yêu cầu HS cả lớp làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (cột 1, 2, 4): - Yêu cầu HS tìm hiểu đề bài
- Chỉ bảng và cho HS đọc tên các dòng trong bảng tính: Số bị trừ, Số trừ, Hiệu.
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Muốn tìm số trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- 2 HS trả lời.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện.
Số bị trừ
257
257
869
867
486
Số trừ
136
136
659
661
264
Hiệu
121
121
210
206
222
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- Giúp HS phân tích đề bài và vẽ sơ đồ, sau đó viết lời giải
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5: - Gọi HS đọc đề bài toán
- Vẽ hình như phần bài tập lên bảng và đánh số từng phần của hình.
- Hỏi: Hình tứ giác có mấy cạnh và mấy đỉnh?
- Yêu cầu HS tìm tất cả các hình tứ giác có trong hình trên.
- Vậy có tất cả mấy hình tứ giác? Đáp án nào đúng?
- Nhận xét và cho điểm HS. 
 - Trường Tiểu học Thành Công có 865 HS, Trường Tiểu học Hữu Nghị có ít hơn Trường Tiểu học Thành Công 32 HS. Hỏi Trường Tiểu học Hữu Nghị có bao nhiêu học sinh?
Thành Công:
865 học sinh
Hữu Nghị
32 HS. 
? học sinh
Bài giải:
Trường Tiểu học Hữu Nghị có số HS là:
685 - 32 = 833 (HS)
Đáp số: 833 HS.
2
1
3
 - Hình tứ giác có 4 cạnh và có 4 đỉnh.
- Hình tứ giác trong hình trên là: Hình 1, hình (1+2), hình (1+3). hình (1+2+3)
- Có tất cả 4 hình tứ giác. Đáp án D
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: TOÁN
TIẾT: 154	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100; làm tính cộng, trừ không nhớ các số có đến ba chữ số.
Kĩ năng:
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn trăm.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (phép tính 1, 3, 4), Bài 2 (phép tính 1, 2, 3), Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4 (cột 1, 2)
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Bàng vẽ hình bài tập 5 (có chia ô vuông) 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính
a. 456 + 124; 673 + 212	b. 542 + 100; 264 + 153	c. 698 + 104; 704 + 163
- Chữa bài và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu rút ra tựa bài, rồi ghi lên bảng
* Hướng dẫn Luyện tập:
- GV cho HS lần lượt đọc và nêu yêu cầu bài tập
Bài 1 (phép tính 1, 3, 4):
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 (phép tính 1, 2, 3):
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (cột 1, 2):
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS nối tiếp nhau đọc bài làm trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4 (cột 1, 2):
- Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của các bạn ở trên bảng, sau đó yêu cầu HS vừa lên bảng làm bài nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
- Tổ chức cho HS thi vẽ hình
- Hướng dẫn HS nối các điểm mốc trước, sau đó mới vẽ hình theo mẫu.
- Tổ nào có nhiều bạn vẽ đúng, nhanh nhất là tổ thắng cuộc. 
- HS cả lớp làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS cả lớp làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- HS cả lớp làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau
- Đặt tính rồi tính.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện hết.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: TOÁN
TIẾT: 155	BÀI: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng.
- Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
Kĩ năng:
- Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
- Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4. 
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào PHT
GV nhận xét sửa sai.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000
a. Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000
- Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
- Hỏi: Vì sao em biết đó là tờ giấy bạc 100 đồng?
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, nêu đặc diểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng.
b. Luyện tập, thực hành:
Bài 1:
- Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi Mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán.
- Có 500 đồng, dổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
- Vì sao?
- Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2:
- Gắn các thẻ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
- a. Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
- Vì sao?
- Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập.
- b. Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
- c. Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
- d. Nêu bài toán: Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng và 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Bài 3: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Các chú lợn còn lại, mỗi chú chứa bao nhiêu tiền?
- Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 4: - Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và nhận xét.
- Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì? 
- HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Lấy tờ giấy bạc 100 đồng.
- Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”.
- Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng.
- 200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì 100 đồng + 100 đồng + 100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng
- Quan sát hình.
- Có tất cả 600 đồng.
- Vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng = 600 đồng.
- Có tất cả 700 đồng vì 200 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 700 đồng.
- Có tất cả 800 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 800 đồng.
- Có tất cả 1000 đồng vì 500 đồng + 200 đồng + 200 đồng + 100 đồng = 1000 đồng.
- Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất.
- Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau.
- Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng.
- A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, C chứa 700 đồng.
- 500 đồng < 600 đồng < 700 đồng < 800 đồng.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: TOÁN
TIẾT: 156	BÀI: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết sử dụng một số loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng.
Kĩ năng:
- Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Các thẻ từ ghi: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào PHT
GV nhận xét sửa sai.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: Trong bài học này, các em sẽ được học luyện tập một số kĩ năng liên quan đến việc sử dụng tiền Việt Nam.
- Đưa ra một số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng và yêu cầu HS nhận diện các tờ giấy bạc này.
Hướng dẫn Luyện tập:
Bài 1: - Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK,
- Túi thứ nhất có những tờ giấy bạc nào?
- Muốn biết túi thứ nhất có bao nhiêu tiền ta làm như thế nào?
- Vậy túi thứ nhất có tất cả bao nhiêu tiền?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài.
- Mẹ mua rau hết bao nhiêu tiền?
- Mẹ mua bánh hết bao nhiêu tiền?
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Làm thế nào để tìm ra số tiền mẹ phải trả?
- Yêu cầu HS làm bài.
Tóm tắt:
Rau: 600 đồng
Hành: 200 đồng
Tất cả: . . . đồng
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài.
- Khi mua hàng, trong trường hợp nào chúng ta được trả lại tiền?
- Nêu bài toán: An mua rau hết 600 đồng, An đưa người bán rau 700 đồng. Hỏi người bán hàng phải trả lại cho An bao nhiêu tiền?
- Muốn biết người bán rau phải trả lại cho An bao nhiêu tiền, chúng ta phải làm phép tính gì?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS đọc mẫu đề bài và suy nghĩ về cách làm bài.
- Nêu bài toán: Một người mua hàng hết 900 đồng, người đó đã trả cho người bán hàng 2 tờ giấy bạc 100 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 500 đồng. Hỏi người đó phải trả thêm cho người bán hàng mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
- Tổng số tiền mà người mua phải trả là bao nhiêu?
- Người đó đã trả được bao nhiêu tiền?
- Người đó còn phải trả thêm bao nhiêu tiền nữa?
- Người đó phải đưa mấy tờ giấy bạc loại 200 đồng?
- Vậy điền mấy vào ô trống ở dòng thứ 2?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- Túi thứ nhất có 3 tờ giấy bạc, 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng.
- Ta thực hiện phép cộng: 500 đồng + 200 đồng + 100 đồng
- Túi thứ nhất có 800 đồng.
- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của bạn để nhận xét.
- Mẹ mua rau hết 600 đồng, mua hành hết 200 đồng. Hỏi mẹ phải trả bao nhiêu tiền?
- Mẹ mua rau hết 600 đồng.
- Mẹ mua hành hết 200 đồng.
- Bài toán yêu cầu chúng ta tìm số tiền mà mẹ phải trả.
- Thực hiện phép cộng 600 đồng + 200 đồng
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Giải:
Số tiền mẹ phải trả là:
600 + 200 = 800 (đồng)
Đáp số: 800 đồng.
- Viết số tiền trả lại vào ô trống.
- Trong trường hợp chúng ta trả tiền thừa với giá hàng.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Thực hiện phép trừ 700 đồng - 600 đồng = 100 đồng. Người bán hàng phải trả lại An 100 đồng.
- Viết số thích hợp vào ô trống.
- Nghe và phân tích bài toán.
- Là 900 đồng.
- Người đó đã trả được: 100 đồng + 100 đồng + 500 đồng = 700 đồng.
- Người đó còn phải trả thêm: 900 đồng – 700 đồng = 200 đồng.
- Người đó phải đưa thêm cho người bán hàng 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng.
- Điền số 1. 
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Có thể cho HS chơi trò chơi bán hàng để rèn luyện kĩ năng trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bán hằng ngày.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: TOÁN
TIẾT: 157	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Phân tích số có ba chữ số theo các trăm, chục, đơn vị.
Kĩ năng:
- Biết giải bài toán về nhiều hơn có kèm đơn vị đồng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3, Bài 5.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1, 3 lên bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Viết số còn thiếu vào chỗ trống:
500 đồng = 200 đồng +   đồng.
700 đồng = 200 đồng +   đồng.
900 đồng = 200 đồng +  đồng+ 200đồng
- Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu rút ra tựa bài, rồi ghi lên bảng
* Hướng dẫn Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 - Viết lên bảng:
 389
- Hỏi: số liền sau 389 là số nào?
- Vậy ta điền số 390 vào ô tròn.
- Số liền sau số 390 là số nào?
- Yêu cầu HS đọc dãy số trên.
- 3 số này có đặc điểm gì?
- Hãy tìm số để điền vào các ô trống còn lại sao cho chúng tạo thành các số tự nhiên liên tiếp.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hãy so sánh các số có 3 chữ số với nhau.
- Yêu cầu cả lớp làm bài.
- Chữa bài.
- Hỏi: Tại sao điền dấu < vào 900 + 90 + 8 < 1000
- Hỏi tương tự với 732 = 700 + 30 + 2
Bài 4: - Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Vì sao em biết được điều đó?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình vuông, vì sao em biết điều đó?
Bài 5: - Gọi HS đọc đề bài toán
- Hướng dẫn phân tích đề bài, vẽ sơ đồ sau đó viết lời giải bài toán.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào ô trống.
- Là số 390.
- Là số 391.
- Đọc số: 389, 390, 391.
- Đây là 3 số tự nhiên liên tiếp (3 số đứng liền nhau)
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh số.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Vì 900 + 90 + 8 = 998, mà 998 < 1000
- Hình nào được khoanh vào một phần năm số hình vuông?
- Hình a được khoanh vào một phần năm số hình vuông
- Vì hình a có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 2 hình vuông.
- Hình b được khoanh vào một phần hai số hình vuông, vì hình b có tất cả 10 hình vuông, đã khoanh vào 5 hình vuông.
- Giá tiền một chiếc bút chì là 700 đồng. Giá tiền một chiếc bút bi nhiều hơn giá tiền một chiếc bút chì 300 đồng. Hỏi giá tiền một chiếc bút bi là bao nhiêu đồng?
Bút chì:
700 đồng
Bút bi:
300 đồng
? đồng
Bài giải:
Giá tiền của bút bi là:
700 + 300 = 1000 (đồng)
Đáp số: 1000 đồng. 
HS khá giỏi thực hiện.
HS khá giỏi thực hiện.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: TOÁN
TIẾT: 158	BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết sắp thứ tự các số có ba chữ số.
- Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số.
Kĩ năng:
- Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm có kèm đơn vị đo.
- Biết xếp hình đơn giản.
+ Bài tập cần làm: Bài 2, Bài 3, Bài 4, Bài 5.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, chăm chỉ và rèn tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
- Viết sẵn nội dung bài tập 1, 2 lên bảng. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập, cả lớp làm vào PHT
GV nhận xét sửa sai.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bà

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Toan 29-35.docx