Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.

- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3.

II. Đồ dùng dạy học

GV: - Viết nội dung bài 1 lên bảng.

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Giới thiệu: Giới thiệu chương trình, hướng dẫn cách học và giới thiệu bài mới.

 

doc 42 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Toán - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ø thực hiện phép tính trừ.
- Bài yêu cầu chúng ta tính hiệu
- Lấy số bị trừ, trừ đi hiệu
- HS làm bài 1 vào vở
- 5 HS lần lượt lên điền kết quả
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS đọc và trả lời.
- Hàng dọc.
- 2 HS lên dán phiếu bài làm của mình. HS nhận xét bài của bạn.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Phép trừ
- HS giải bài vào vở toán lớp. Một HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn
Phần còn lại thực hiện vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Xem lại bài và ghi nhớ tên gọi các số trong phép tính - Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	TOÁN
Tiết: 08	LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết quan hệ giữa dm và cm để viết số đo có đơn vị là cm thành dm và ngược lại trong trường hợp đơn giản.
- Nhận biết được độ dài dm trên thước thẳng.
- Biết ước lượng độ dài trong trường hợp đơn giản.
- Vẽ được đoạn thẳng có độ dài 1 cm.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ ghi BT 3 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 1 dm bằng bao nhiêu cm, 10 cm bằng bao nhiêu dm?
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài 1
- Yêu cầu HS tự làm phần bài vào vở.
- Yêu cầu HS lấy thước kẻ và dùng phấn vạch vào điểm có độ 1dm trên thước
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng AB dài 1dm và nêu cách vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 1dm
Bài 2:
- Gọi một HS đọc yêu cầu bài 2
- Yêu cầu HS tìm trên thước vạch chỉ 2dm và dùng phấn đánh dấu.
- 2dm bẳng bao nhiêu cm?
- Yêu cầu HS viết kết quả vào vở bài tập. Gọi 2 HS đọc bài làm của mình.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét
Bài 3: (cột 1, 2)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi một HS lên bảng làm bảng phụ. Cả lớp làm vở bài tập.
- GV thu 1 số vở chấm. GV nhận xét - HS sửa bài
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- GV chia lớp làm 4 tổ và thảo luận để lựa chọn, quyết định nên điền cm hay dm vào chỗ chấm. Sau đó gọi đại diện nhóm lên trình bày, đại diện nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương. 
- HS viết 10cm = 1dm, 1dm = 10cm.
- Thao tác theo yêu cầu
- Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được đọc to: 1đêximet sau đó kiểm tra bài nhau.
- HS thao tác, 2 HS ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau.
- 2 dm =20cm.
- HS nhìn trên thước và trả lời
(giảm cột 3)
- HS nêu: Điền số vào chỗ chấm.
- HS làm bài vào vở.
- HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nêu: Điền cm hoặc dm vào chỗ chấm thích hợp.
Độ dài cái bút chì là 16 cm
Độ dài một gang tay của mẹ là 2dm.
Độ dài một bước chân của Khoa dài 30cm.
Bé Phương cao 12 dm.
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài Hỏi: 1dm bằng mấy cm. 50cm bằng mấy dm
5. Dặn dò: Về nhà các em học thuộc các phép tính đổi ở bài tập 3. Nhận xét tiết học
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	TOÁN
Tiết: 09	LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100.
- Biết viết số liền trứoc, số liền sau của một số cho trước.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 (a, b, c, d), Bài 3 (cột 1, 2), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Bảng phụ ghi BT 2
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện phép tính trừ, nêu cách thực hiện, nêu tên gọi thành phần và kết quả của phép tính trừ: 49 - 15 = ?; 96 – 12 = ?.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập chung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Luyện tập:
Bài 1: Gọi HS đọc bài 1.
- Bài toán yêu cầu các em làm gì?
- Bài toán có mấy phần? Là những phần nào?
- GV chia lớp thành 3 nhóm, các em thảo luận cả 3 câu và viết các số ra vở nháp.
- GV gọi đại diện các nhóm đọc các số (mỗi nhóm 1 câu), đại diện nhóm khác nhận xét nhóm bạn.
- GV nhận xét chung.
Bài 2 (a, b, c, d) HS đọc thầm bài 2.
- Hỏi: Bài 2a, 2b, 2c, 2d yêu cầu các em làm gì?
- Hỏi: Bài 2e, 2g yêu cầu các em làm gì?
- Các em nhìn sách, thảo luận nhóm đôi và viết ra vở nháp câu a, c, e.
- GV gọi 1 HS lên bảng làm: b, d, g.
- GV gọi đại diện nhóm đọc số mình biết. Đại diện nhóm khác nhận xét, GV nhận xét.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV nhận xét chung
Bài 3: (cột 1, 2) Bài yêu cầu các em làm gì?
- GV cho HS làm bảng con phần 3a
- GV đọc phép tính, HS làm vào bảng theo cột dọc
- GV nhận xét lần lượt các phép tính của HS
- Gọi vài HS nêu lại cách tính và tên gọi thành phần, kết quả của phép cộng và phép trừ
Bài 4 HS đọc thầm bài toán - 1 HS đọc lại đề bài
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Cho HS trình bày bài giải vào vở.
- GV mời 1 HS lên giải bài giải vào bảng phụ.
- GV treo bảng phụ bài giải của HS và cho 1 bạn nhận xét- Lớp sửa bài. 
- Bài toán yêu cầu viết các số
- Bài toán có 3 phần đó là a, b, c
- HS làm vở nháp theo nhóm.
- Viết số liền trước và liền sau.
- Viết số ở giữa.
- HS viết ra vở nháp.
- 1 HS lên bảng
- Đặt tính và tính.
- HS làm bảng.
- Lớp 2A có 18 HS, lớp 2B có 21 HS
- Hỏi cả hai lớp có bao nhiêu HS?
Giải
Số HS đang tập hát của cả hai lớp là:
18 + 21 = 39 (HS )
Đáp số:39 HS
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Về nhà tập đếm lại các số trong phạm vi 100. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	TOÁN
Tiết: 10	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.
- Biết số hạng; tổng.
- Biết số bị trừ, số trừ.
- Biết làm tính cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán bằng một phép trừ.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (viết 3 số đầu), Bài 2, Bài 3 (làm 3 phép tính đầu), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Bảng phụ ghi BT 2
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm lại BT3 - GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện tập chung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Luyện tập chung:
Bài 1 (viết 3 số đầu)
Hs làm bài 1.
Bài 1 yêu cầu các em làm gì?
Các em thảo luận nhóm đôi rồi làm bài vào vở 
Sau khi Hs làm xong, GV gọi vài Hs đứng dậy đọc kết quả và phân tích số.
Gọi Hs nhận xét bài của bạn.
Bài 2: HS đọc bài 2
- Bài 2a, 2b yêu cầu các em làm gì?
+ Muốn tính tổng thì các em làm như thế nào?
+ Gọi một HS làm mẫu cột 1 ở bài 2a
+ Muốn tính hiệu thì các em làm như thế nào?
+ Gọi một HS làm mẫu cột 1 ở bài 2b
- Hướng dẫn HS sửa bài.
Bài 3: (làm 3 phép tính đầu) Bài toán yêu cầu các em làm gì?
- Khi chữa bài: GV gọi lần lượt HS nêu lại cách tính và nêu tên gọi thành phần, kết quả.
Bài 4: HS đọc thầm bài toán.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết chị hái được bao nhiêu quả cam các em làm phép tính gì?
- GV cho HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra.
- GV nhận xét.
Bài 5: HS làm miệng
- Bài toán yêu cầu các em làm gì?
- Em nào cho cô biết:1 dm bằng bao nhiêu cm?
- Em nào cho cô biết:10 cm bằng bao nhiêu cm?
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu tính tổng
- Lấy số hạng cộng số hạng.
- HS nêu ta lấy 30 + 60 = 90. Điền số 90 vào tổng ở cột 1.
- Tính hiệu ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Một HS nêu 90 - 60 = 30.Điền 30 vào hiệu ở cột 1
- HS làm bài vào vở.
- Bài toán yêu cầu tính kết quả của phép cộng và phép trừ
- HS tự làm vào vở toán lớp
- Một HS đọc to cả bài.
- Mẹ và chị hái được 85 quả cam, mẹ hái được 44 quả cam.
- Làm phép tính trừ.
- HS trình bày bài giải vào vở.
- HS đọc bài giải của mình.
- Điền số vào chỗ trống.
- 1dm=10cm
- 10cm=1dm
- Lấy số hạng cộng số hạng.
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài- Muốn tính tổng các em thực hiện như thế nào?
- Muốn tính hiệu các em thực hiện như thế nào?
5. Dặn dò: Học bài ở nhà. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
ĐỀ KIỂM TRA.
Họ và tên:	Thứ  ngày .. tháng  năm 2009
Lớp:	Môn kiểm tra: Toán
ĐIỂM
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
I. Đề bài:
1. Viết các số:
a. Từ 70 đến 80: ;;;;;;;;;;.
b. Từ 89 đến 95: ;;;;;;.
2. Viết số:
a. Số liền trước của 61 là: 
b. Số liền sau của 99 là: 
3. Tính: 
+
42
- 
84
+
60
- 
66
+
5
54
31
25
16
23
 4. Mai và Hoa làm được 36 bông hoa, riêng Hoa làm được 16 bông hoa. Hỏi Mai làm được bao nhiêu bông hoa?
Bài giải
5. Đo độ dài đoạn thẳng AB rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm
A
B
Độ dài của đoạn thẳng AB là:  cm
Hoặc: . dm
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	TOÁN
Tiết: 11	ĐÁP ÁN KIỂM TRA.
I. Mục đích yêu cầu: Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:
- Đọc, viết số có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
- Những kĩ năng thực hiện cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100.
- Giải bài toán bằng một phép tính đã học.
- Đo, viết số đo độ dài đoạn thẳng.
II. Hướng dẫn đánh giá:
- Bài 1: 3 điểm. Mỗi số viết đúng được điểm (kểâ cả các số 70, 80 – 89, 95).
- Bài 2: 1 điểm. Mỗi số viết đúng được 0, 5 điểm (a 60 ; b 100)
- Bài 3: 2.5 điểm. Mỗi phép tính đúng được 0.5 điểm.
- BaØi 4: 2.5 điểm. - Viết câu lời giải đúng được 1 điểm
- Viết phép tính đúng được 1 điểm
- Viết đáp số đúng được 0.5 điểm
- Bài 5:(1 điểm). - Viết đúng mỗi số được 0.5 điểm
- Kết quả là: Độ dài của đoạn AB là 10 cm hoặc 1 dm.
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	TOÁN
Tiết: 12	PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 10
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cộng hai số có tổng bằng 10.
- Biết dựa vào bảng cộng để tìm một số chưa biết trong phép cộng có tổng bằng 10.
- Biết viết 10 thành tổng của hai số trong đó có một số cho trước.
- Biết cộng nhẩm: 10 cộng với số có một chữ số.
- Biết xem động hồ khi kim phút chỉ vào 12.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (cột 1, 2, 3), Bài 2, Bài 3 (dòng 1), Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng gài, que tính.
- Mô hình đồng hồ. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra.
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ học bài “Phép cộng có tổng bằng 10”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Hoạt động: Giới thiệu phép cộng 6 + 4 = 10.
Bước 1: Quan sát
- GV thao tác với que tính giúp HS nhận thấy 6 que tính thêm 4 que tính được 10 que tính. 10 que tính bằng 1 chục que tính, được bó thành 1 bó chục.
Chục
Đơn vị
+
6
4
1
0
- GV kết hợp ghi bảng theo cách đạt tính như bên.
Bước 2: Thực hành đặt tính
- GV nêu phép cộng: 6 + 4 = và hướng dẫn HS thao tác đặt tính.
b. Luyện tập - Thực hành
Bài 1 (cột 1, 2, 3): Yêu cầu HS đọc đề bài:
+ GV viết lên bảng phép tính: 9 +  = 10 và hỏi HS: “9 cộng mấy bằng 10?”.
- Điền số mấy vào chỗ chấm?
- Yêu cầu cả lớp đọc phép tính vừa hoàn thành.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập. Sau đó gọi một HS đọc chữa bài.
- Các em có nhận xét gì về các phép cộng này?.
- Các em có nhận xét gì về các cặp tính trong bài số 1?
Bài 2: Yêu cầu HS tự làm bài sau đó đổi chéo để tự kiểm tra bài cho nhau.
- Hỏi: Cách viết, cách thực hiện 5 + 5
Bài 3 (dòng 1): Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu HS nhẩm và ghi ngay kết quả cuối cùng vào sau dấu “=” không phải ghi phép tính trung gian.
- Gọi HS sửa bài, GV nhận xét.
Bài 4: Trò chới: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- GV sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đồng hồ. Chia lớp thành hai đội chơi. Hai đội lần lượt đọc các giờ mà GV quay trên mô hình. Tổng kềt, sau năm đến bảy lần chơi đội nào nói đúng nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
- Cả lớp ghi lâi kết quả vào vở. 
- HS quan sát trả lời theo dẫn đát.
- HS thực hiện ở bảng con.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
- HS: 9 cộng 1 bằng 10.
- Điền số 1 vào chỗ chấm.
- 9 cộng 1 bằng 10.
- HS làm bài sau dó 1 HS đọc bài làm của mình. Các HS khác nhận xét.
- Các phép cộng này đều có tổng bằng 10.
- Các phép tính trong bài số 1 có các phép cộng đổi chỗ cho nhau nên tổng vẫn không thay đổi.
- HS tự làm bài và kiểm tra bài của bạn
- 5 cộng 5 bằng 10, viết 0 vào cột đơn vị, viết 1 vào cột chục.
- Bài toán yêu cầu tính nhẩm
- Làm bài tập
- Đọc bài làm, nhận xét bài bạn.
- Học sinh làm bài vào vở.
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà ôn lại bài, tập nhẩm các phép tính có dạng như bài tập 3.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	TOÁN
Tiết: 13	26 + 4; 36 + 24
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
II. Đồ dùng dạy học
- Que tính, bảng gài 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 2. - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét cho điểm HS
3. Bài mới: Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi tựa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hoạt động 1: Giới thiệu phép cộng: 26 + 4
- GV thao tác với que tính giúp HS nhận thấy 26 que tính thêm 4 que tính được 30 que tính. 30 que tính bằng 3 chục que tính, được bó thành 3 bó chục.
Chục
Đvị
+
26
4
30
- GV kết hợp ghi bảng theo cách đạt tính như bên.
- Gọi vài HS đứng tại chỗ nêu cách tính như trên.
- GV viết hàng ngang 26 + 4 = 30
c. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 36 + 24:
- GV thao tác với que tính giúp HS nhận thấy 36 que tính thêm 24 que tính được 60 que tính. 60 que tính bằng 6 chục que tính, được bó thành 6 bó chục.
- GV tiến hành hướng dẫn đặt tính tương tự
- GV cho HS đặt tính vào vở nháp.
- Gọi vài HS nêu lại cách tính.
d. Hoạt động 3: Thực hành;
Bài 1: Bài toán yêu cầu gì?
- GV cho HS làm bài vào vở bài tập phần a. 2 bài, phần b 2 bài.
- GV nhắc nhở HS viết kết quả (tổng) sao cho chữ số hàng cùng một hàng thẳng cột với nhau, tức là đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục.
Bài 2: GV yêu cầu HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn cách giải
- Bài toán cho biết những gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Làm thế nào để biết cả hai nhà nuôi bao nhiêu con gà?
- GV tóm tắt trên bảng
Nhà Mai nuôi: 22 con gà
Nhà Lan nuôi: 18 con gà
Cả hai nhà nuôi:  con gà?
- GV chấm bài, nhận xét kết quả, hướng dẫn HS sửa sai.
- Hỏi thêm HS về cách tính 22 + 18?
- HS theo dõi.
- HS quan sát.
- HS nêu miệng.
- HS quan sát.
- HS thực hiện theo dẫn dắt.
- HS nêu miệng.
- Bài toán yêu cầu tính kết quả.
- HS đọc thầm bài toán. Một HS đọc to bài toán.
- Nhà bạn Mai nuôi 22 con gà. Nhà bạn Lan nuôi 18 con gà.
- Hỏi hai nhà nuôi được tất cả bao nhiêu con gà.
- Lấy 22 con gà cộng với 18 con gà
- HS giải vào vở.
Giải:
Cả hai nhà nuôi được là:
22+ 18 = 40 (con gà)
Đáp số: 40 con gà
- HS trả lời.
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài Gọi HS nêu lại cách cộng có nhớ ở phép tính cộng.
5. Dặn dò: Về nhà các em làm tiếp các bài của 1a, 1b và viết các phep cộng có tổng là 30 theo mẫu: 21+ 9 = 30 - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	TOÁN
Tiết: 14	LUYỆN TẬP.
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1), Bài 2, Bài 3, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học 
GV: Bảng phụ ghi BT 2
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi hai HS lên bảng sửa bài
- HS làm xong, GV cho HS nêu cách tính - Gọi HS nhận xét bài làm cùa bạn - GV nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại các phép cộng mà hàng đơn vị khi cộng lại có tổng bằng 10.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Luyện tập - thực hành
Bài 1 (dòng 1): Yêu cầu HS đọc đề bài. Đề bài yêu cầu các em làm gì? Tính nhẩm là tính như thế nào?
- Gọi lần lượt từng HS làm miệng các phép tính.
Bài 2: HS làm vở toán lớp
- GV hỏi HS: Khi làm các phép tính cột dọc các em phải viết như thế nào cho đúng.
- HS làm bài xong, GV gọi lần lượt từng HS đọc kết quả phép tính.
- Gọi HS khác nhận xét bài của bạn.
- GV nhận xét.
Bài 3: Bài toán yêu cầu gì?
- HS làm bài tập vào vở (tương tự bài 2)
- HS làm xong, GV gọi 3 bạn lên bảng chữa bài, mỗi bạn 1 phếp tính.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Bây giờ các em suy nghĩ và giải bài toán vào vở.
- GV gọi 1 HS đọc bài giải.
- GV nhận xét.
Bài 5: GV vẽ hình lên bảng.
A
O
B
- Bài toán yêu cầu gì?
- GV hỏi: Đoạn thẳng AB gồm có mấy đoạn?
- Đoạn AO dài mấy cm?
- Đoạn OB dài mây cm?
- Vậy đoan AB dài mấy cm? Hoặc bao nhiêu dm? Các em làm như thế nào?
- Gọi HS nhắc lại 10 cm = 1dm.
1dm = 10cm.
- Bài toán yêu cầu tính nhẩm
- Tính từ trái sang phải
- 9 cộng 1 bằng 10, 10 cộng 5 bằng 15
- Viết số đơn vị thẳng cột đơn vị, số chục thẳng số chục.
- 1 HS đọc kết quả.
- HS đọc bài toán
Có 14 HS nữ và 16 HS nam
Có tất cả bao nhiêu HS?
Bài giải:
Số HS của cả lớp.
14 + 16 = 30 (HS)
Đáp số: 30 HS
- HS nhận xét.
- Tính đoạn thẳng AB dài bao nhiêu centimet hoặc bao nhiêu dm?
- Đoạn thẳng AB gồm 2 đoạn đó là đoạn AO và OB.
- AO dài 7 cm
- OB dài 3 cm
Lấy 7 + 3 = 10 cm hoặc 1 dm
6 + 4 = 10 viết 0 nhớ 1
2 thêm 1 bằng 3, viết 3.
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
HS thực hiện phần còn lại vào buổi chiều
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: Gọi vài HS nhắc lại phép tính của phép cộng. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	TOÁN
Tiết: 15	9 CỘNG VỚI MỘT SỐ. 9 + 5
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, lập được bảng 9 cộng với một số.
- Nhận biết trực giác về tính giao hoán của phép cộng.
- Biết giải bài toán bằng một phép tính cộng.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
II. Đồ dùng dạy học
- 20 que tính. Bảng gài que tính. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng sửa bài. - Gọi HS nhận xét- GV nhận xét.
3. Bài mới: Giới thiệu phép cộng 9 + 5 = 14.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Bước 1: Quan sát
- GV thao tác với que tính giúp HS nhận thấy 9 que tính thêm 5 que tính được 14 que tính. 14 que tính bằng 1 chục que tính và 4 que tính, được bó thành 1 bó chục và còn 4 que rời.
Chục
Đơn vị
+
9
5
1
4
- GV kết hợp ghi bảng theo cách đạt tính như bên.
Bước 2: Thực hành đặt tính
- GV nêu phép cộng: 9 + 5 =  và hướng dẫn HS thao tác đặt tính.
b. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tự lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số.
- GV treo bảng phụ ghi bảng cộng 9 lên bảng và cho HS thảo luận nhóm. GV chia lớp ra làm 3 nhóm, Mỗi nhóm làm 3 phép. Sau đó GV mời đại diện nhóm đọc kết quả trong tổ thảo luận. Đồng thời GV ghi kết quả vào bảng.
- Gọi HS nhận xét kết quả của các tổ.
- GV hỏi: Các con có nhận xét gì về các phép tính trong bảng cộng này?
- Bảng hôm nay chúng ta học là: Bảng cộng 9.
- Gọi 1 HS đọc lại bảng cộng 9. Cả lớp đồng thanh 1 lần.
- GV lấy miếng bìa che kết quả lại và gọi vài HS đọc lại và nêu kết quả của từng phép tính.
c. Hoạt động 3: Thực hành:
Bài 1: Yêu cầu gì?
- Gọi 1 HS đọc kết quả của 3 cột đầu.
- Gọi 1 HS đọc kết quả của 2 c

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Toan 1-4.doc