Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 9 đến tuần 12

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng/phút).

- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn (bài) thơ đã học.

Kĩ năng:

- Bước đầu thuộc bảng chữ cái (BT2). Nhận biết và tìm được một số từ chỉ sự vật (BT3, 4)

- HS khá, giỏi: Đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng/phút).

Thái độ:

- Yêu thích môn học.

 

doc 80 trang Người đăng hong87 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 9 đến tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 của đoạn 2
- Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ  và quả xuất hiện.
- Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánh,  ngọt thơm như sữa mẹ.
- 1 HS đọc đoạn 3.
- Lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc, cây xòa cành ôm cậu  âu yếm vỗ về.
Con xin lỗi mẹ,  ngoan để mẹ vui.
- HS liên hệ thực tế trả lời.
- HS thi đọc lần lượt. HS khác nhận xét chọn ra bạn đọc hay nhất. 
HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 5 trong SGK.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. - GV: câu chuyện này nói lên điều gì? (Tình thương yêu sâu nặng của mẹ đối với con) - GV ghi bảng ý nghĩa câu chuyện.
5. Dặn dò: Dặn HS đọc lại truyện, nhớ lại ND, chuẩn bị giờ kể chuyện. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: TẬP ĐỌC
TIẾT: 36	BÀI: MẸ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Cảm nhận được nỗi vất vả và tình thương bao la của mẹ dành cho con.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Thuộc 6 dòng thơ cuối.
Kĩ năng:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nhịp đúng câu thơ lục bát (2/4 và 4/4; riêng dòng 7, 8 ngắt 3/3 và 3/5).
- Tốc độ có thể đạt khoảng 40 tiếng/phút.
Thái độ:
- Thương nỗi vất vả cực nhọc của mẹ khi nuôi con và tình yêu thương vô bờ mẹ dành cho con.
GDBVMT (trực tiếp): Giúp các em cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ
II – Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện ngắt giọng, bài thơ để HTL. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng, đọc và trả lời câu hỏi trong bài Sự tích cây vú sữa
-Nhận xét và cho điểm HS
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
3.1/ Giới thiệu bài
- Trong bài tập đọc hôm nay các em sẽ đọc và tìm hiểu bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh. Bài thơ giúp các em cảm nhận được cuộc sống gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ
3.2/ Luyện đọc 
a/ GV đọc mẫu
- Giọng đọc chậm rãi, tình cảm. Ngắt giọng theo nhịp 2-4 với câu thơ 6 chữ, Ngắt giọng theo nhịp 2-4 với câu thơ 6 chữ, ngắt giọng theo nhịp 3-3 với câu thứ 7, ngắt giọng theo nhịp 4-4 với câu thơ 8 chữ, riêng câu thứ 8 ngắt theo nhịp 3-5. 
b/ Đọc từng câu và luyện phát âm từ khó, dễ lẫn
- Cho HS đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho các em.
- Y/c HS đọc nối tiếp từng câu thơ.
- Nêu cách ngắt nhịp thơ.
- Cho HS luyện ngắt câu 7,8.
- Y/c gạch chân các từ cần nhấn giọng (từ gợi tả).
c/ Đọc cả bài
- Y/c đọc cả bài trước lớp. Theo dõi và chỉnh sửa.
- Chia nhóm và luyện đọc trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm
- GV cho HS thi đọc cá nhân, đọc ĐT.
- Nhận xét, cho điểm.
e/ Cả lớp đọc ĐT
3/ Tìm hiểu bài
- Hỏi: hình ảnh nào cho em biết đêm hè rất oi bức?
- Mẹ đã làm gì để con ngủ ngon giấc?
GV giảng: Hình ảnh mẹ ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con thể hiện cuộc sống một gia đình tràn đầy tình yêu thương của mẹ.
- Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- Em hiểu 2 câu thơ thứ 7, 8 như thế nào?
- Em hiểu câu thơ Mẹ là ngọn gió của con suốt đời?
3.4/ Học thuộc lòng
- Cho cả lớp đọc lại bài, xóa dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức thi HTL.
- Nhận xét, cho điểm.
- 3 HS lần lượt đọc bài và trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi và đọc thầm. 
- Luyện các từ khó, dễ lẫn.
- Mỗi HS đọc 1 câu.
- Những ngôi sao/ thức ngoài kia.
- Chẳng bằng mẹ/ đã thức vì chúng con.
- Lặng, mệt, nắng oi, ạ ời, kẽo cà, ngồi, ru, đưa, thức, ngọt, gió, suốt đời. 
- 3-5 HS đọc.
- Thực hành đọc trong nhóm.
- HS thi đọc
- Cả lớp đọc ĐT.
Lặng rồi cả tiếng con ve, con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
- Me ngồi đưa võng, mẹ quạt mát cho con.
Ngôi sao thức, ngọn gió mát.
Mẹ thức rất nhiều, nhiều hơn cả những ngôi sao hàng đêm
- Mẹ mãi mãi yêu thương con, chăm lo cho con, mang đến cho con những điều tốt lành như ngọn gió mát.
- HTL bài thơ.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Hỏi: Qua bài thơ em hiểu được điều gì? (Mẹ luôn vất vả để nuôi con và dành cho con tình yêu thương bao la.)
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học - Dặn dò HS về HTL bài thơ.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 11 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 10	MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 10	BÀI: SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sáng kiến của bé Hà
- HS khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ:
- Biết thể hiện được lòng kính yêu, sự quan tâm tới ông bà.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức quan tâm đén ông bà và những người thân trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi các câu hỏi gợi ý cho từng đoạn truyện. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện Người mẹ hiền
Nhận xét cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
Trong giờ kể chuyện tuần 10, các em sẽ dựa vào các gợi ý để kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu truyện sáng kiến của bé Hà.
3. Hướng dẫn kể chuyện
a. Kể lại từng đoạn truyện
GV tiến hành tương tự như các tiết kể chuyện trước đã giới thiệu.
Lưu ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
Đoạn 1:
Bé Hà được mọi người coi là gì? Vì sao?
Lần này, bé đưa ra sáng kiến gì?
- Tại sao bé lại đưa ra sáng kiến ấy?
Hai bố con bàn nhau lấy ngày nào làm ngày lễ ông bà? Vì Sao?
Đoạn 2:
Khi ngày lập đông đến gần, bé Hà đã chọn được quà tặng ông bà chưa?
Khi đó ai đã giúp bé chọn quà cho ông bà?
Đoạn 3:
Đến ngày lập đông những ai đã về thăm ông bà?
Bé Hà đã tặng ông bà cái gì? Thái độ của ông bà đối với món quà của bé Hà ra sao?
- Giáo dục HS ý thức quan tâm đén ông bà và những người thân trong gia đình.
b. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
GV chọn 1 trong 2 hình thức sau rồi cho HS thi kể lại chuyện.
+ Kể nối tiếp
+ Kể theo vai.
Bé Hà được coi là một cây sáng kiến vì bé luôn đưa ra nhiều sáng kiến.
Bé muốn chọn một ngày làm lễ của ông bà.
Vì bé thấy mội người trong nhà đều có ngày lễ của mình. Bé thì có ngày 1 tháng 6. Bố có ngày 1 tháng 5. Mẹ có ngày 8 tháng 3. Còn ông bà thì chưa có ngày nào cả.
Hai bố con bé Hà chọn ngày lập đông. Vì khi trời rét mọi người cần chú ý lo cho sức khoẻ của các cụ già.
Bé vẫn chưa chọn được quà tặng ông bà cho dù bé đã phải suy nghĩ mãi.
Bố đã giúp bé chọn quà cho ông bà.
đến ngày lập đông các cô chú  đều về thăm ông bà và tặng ông bà nhiều quà.
Bé tặng ông bà chùm điểm 10. Ông nói rằng, ông thích nhất món quà của bé.
Các nhóm, mỗi nhóm 3 em, thi kể nối tiếp. Nhóm nào kể hay, sáng tạo nhất là nhóm thắng cuộc.
Các nhóm, mỗi nhóm 5 em, thi kể lại chuyện. (Nếu có thêm phục trang để tăng hứng thú cho các em thì càng tốt).
HS khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 25 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 11	MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 11	BÀI: BÀ CHÁU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bà cháu.
- HS khá, giỏi: Biết phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ:
- Biết quý trọng tình cảm của bà cháu hơn vàng bạc châu báu.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ nội dung câu truyện trong SGK
Viết sẵn dưới mỗi bứt tranh lời gợi ý. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện Sáng kiến của bé Hà.
Mỗi em kể 1 đoạn.
Gọi 5 HS đóng lại chuyện theo vai: người dẫn chuyện, bé Hà, Bố bé Hà, ông bà.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
- Câu chuyện bà cháu có nội dung kể về ai?
- Câu chuyện ca ngợi ai? về điều gì?
- Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta cùng kể lại nội dung câu chuyện bà cháu. Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
3. Hướng dẫn kể chuyện
- Kể lại từng đoạn chuyện theo gợi ý
- Tiến hành theo các bước đã tiến hướng dẫn ở tuần 1.
- Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng.
Tranh 1
Trong tranh vẽ những nhân vật nào?
Bức tranh vẽ ngôi nhà trông như thế nào?
Cuộc sống của ba bà cháu ra sao?
Ai đưa cho hai anh em hột đào?
Cô tiên dặn hai anh em điều gì?
Tranh 2
Hai anh em đang làm gì?
Bên cạnh mộ có gì lạ?
Cây đào có đặc điểm gì kỳ lạ?
Tranh 3
Cuộc sống của hai anh em ra sao sau khi bà mất?
Vì sao vậy?
Tranh 4
Hai anh em lại xin cô tiên điều gì?
Điều kỳ lạ gì đã đến?
4. Kể lại toàn bộ câu chuỵên
Yêu cầu HS kể nối tiếp.
Gọi HS nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
- Cuộc sống và tình cảm của ba bà cháu.
- Ca ngợi hai anh em về tình cảm của người thân trong gia đình quý hơn mọi thứ của cải.
- Ba bà cháu và cô tiên.
Ngôi nhà rách, nát.
- Rất cực khổ, rau cháu nuôi nhau như căn nhà rất ấm cúng.
Cô tiên.
Khi bà mất nhớ gieo hạt đào lên mộ, các cháu sẽ được giàu sang sung sướng.
Khóc trước mộ bà.
Mọc lên một cây đào.
Nảy mầm, ra lá, đơm hoa, kết toàn ttrái vàng, trái bạc.
Tuy sống giàu sang nhưng càng ngày càng buồn bã.
- Vì thương nhớ bà.
Đổi lại ruộng vườn, nhà cửa để bà sống lại.
Bà sống lại như xưa và mọi thứ của cải điều biến mất.
4 HS kể nối tiếp. Mỗi HS kể một đoạn.
Nhận xét bạn theo các tiêu chí đã chỉ dẫn.
HS khá, giỏi: Biết phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Khi kể chuyện chúng ta cần chú ý điều gì?
- Giáo dục tình cảm đẹp đẽ đối với ông bà.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho cha me hoặc người thân nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 01 – 11 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 12	MÔN: KỂ CHUYỆN
TIẾT: 12	BÀI: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa vào gợi ý kể lại được từng đoạn của câu chuyện Sự tích cây vú sữa.
- HS khá, giỏi: Nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ:
- Biết quý trọng: Tình cảm yêu thương sâu nặng giữa mẹ và con.
GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục tình cảm đẹp đẽ của cha mẹ.
II. Chuẩn bị:
Bảng ghi các gợi ý tóm tắt nội dung đoạn 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện Bà và cháu, sau đó cho biết nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài:
Yêu cầu HS nhắc lại tên bài tập đọc, sau đó giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
3. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Hướng dẫn kể từng đoạn chuyện
- Kể lại đoạn 1 bằng lời của em
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Hỏi: Kể bằng lời của mình nghĩa là gì?
- Yêu cầu 1 HS kể mẫu (có thể đặt câu hỏi gợi ý: cậu bé là người như thế nào? Tại sao cậu bỏ nhà đi? Khi cậu bé ra đi người mẹ làm gì?)
Gọi thêm nhiều HS khác kể lại. Sau mỗi lần HS kể lại yêu cầu các em khác góp ý, bổ sung nhận xét.
c. Kể lại phần chính của câu chuyện theo tóm tắt của từng ý
Gọi HS đọc yêu cầu của bài và gợi ý tóm tắt nội dung của câu chuyện.
Yêu cầu HS thực hành kể theo cặp và theo dõi HS hoạt động .
Gọi một số em trình bày trước lớp.
Sau mỗi lần HS kể GV và HS cả lớp dừng lại để nhận xét.
b. Kể đoạn 3 theo tưởng tượng
Hỏi: Em mong muốn câu chuyện kết thúc như thế nào?
GV gợi ý cho mỗi mong muốn kết thúc của các em kể thành 1 đoạn.
c. Kể lại toàn bộ nội dung truyện
GV có thể cho HS nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện cho đến hết.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Nghĩa là không kể nguyên văn như trong SGK.
HS khá kể: Ngày xưa có một cậu bé rất lường biếng và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng.
Mẹ cậu luôn vất vả. Một lần do mãi chơi, cậu bé bị mẹ mắng. Giận mẹ quá, cậu bỏ nhà đi biền biệt mãi không quay về.
Thực hành kể đoạn 1 bằng lời của mình.
Đọc bài.
2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe, nhận xét bổ sung cho nhau.
Trình bày đoạn 2
- HS nối tiếp nhau trả lời và tự kể
- Thực hành kể lại toàn bộ nội dung chuyện. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
HS khá, giỏi: Nêu được kết thúc câu chuyện theo ý riêng (BT3)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Tổng kết giờ học.
Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 11 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 10	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 19	BÀI: NGÀY LỄ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài chính tả Ngày lễ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 40 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung đoạn cần chép; nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài GV nêu rõ Mục tiêu bài học và ghi tên bài trên bảng.
b. HD tập chép
Ghi nhớ nội dung đoạn chép.
GV treo bảng phụ và đọc đoạn văn cần chép.
Đoạn văn nói điều gì?
Đó là những ngày lễ nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày.
Hãy đọc chữ và viết hoa trong bài (HS đọc, GV gạch chân các chữ này).
Yêu cầu HS viết bảng tên các ngày lễ trong bài.
d. Viết chính tả:
- GV treo các bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
3. HD làm bài tập chính tả:
Bài 2:đọc yêu cầu bài
- Cho HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. - Nhận xét, sửa bài trên bảng
Bài 3b: đọc yêu cầu bài.
- Cho học sinh lên bảng làm. Lớp làm vào vở.
- Nhận xét, sửa sai.
1 HS khá đọc lại lần 2, cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
Nói về những ngày lễ
Kể tên các ngày lễ theo nội dung bài.
Nhìn bảng đọc.
Viết: Ngày quốc tế phụ nữ, Ngày quốc tế lao động, Ngày quốc tế thiếu nhi, Ngày quốc tế người cao tuổi.
Nhìn bảng chép.
-Điền vào chỗ trống c hay k?
- con cá, con kiến, cây cầu, dòng kênh.
-Điền vào chỗ trống nghỉ hay nghĩ?
- nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Tổng kết giờ học.
Dặn về xem lại bài những chữ sai.
Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 11 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 10	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 20	BÀI: ÔNG VÀ CHÁU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 40 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Bảng ghi nội dung bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết các từ HS mắc lỗi, các từ luyện phân biệt, tên các ngày lễ lớn của giờ chính tả trước.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của giờ học và ghi đề bài lên bảng.
HD viết chính tả.
a. Giới thiệu đoạn thơ cần viết
GV yêu cầu HS mở sách, GV đọc bài thơ 
lần 1.
Bài thơ có tên là gì?
Hỏi: khi ông và cháu thi vật với nhau thì ai là người thắng cuộc?
Khi đó ông đã nói gì với cháu.
Giải thích từ xế chiều và rạng sáng.
Hỏi thêm: Có đúng là ông thua cháu không?
b. Quan sát, nhận xét :
Bài thơ có mấy khổ thơ.
Mỗi câu thơ có mấy chữ?
Nêu: Để cho đẹp, các em cần viết bài thơ vào giữa trang giấy, nghĩa là lùi vào khoảng 3 ô li so với lề vở.
Dấu hai chấm được đặt ở các câu thơ nào?
Dấu ngoặc kép có ở các câu nào?
Nêu: Lời nói của ông và cháu đều được đặt trong ngoặc kép.
c. Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 3 lần, phát âm rõ các tiếng khó, dễ lẫn.
d. Soát lỗi; GV đọc lại chữ khó dừng lại đánh vần cho HS theo dõi và sửa lỗi.
e. Chấm bài: thu một số bài chấm điểm và nhận sét.
3. HD làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau tìm các chữ theo yêu cầu của bài. Khi HS nêu, GV ghi các chữ các em tìm được lên bảng.
Cho cả lớp đọc các chữ vừa tìm được.
Bài 3b:
Gọi HS đọc đề bài sau đó cho các em tự làm bài. 1 HS làm trên bảng lớp.
Chữa bài trên bảng lớp.
2 HS đọc lại. Cả lớp theo dõi
Ông Cháu.
Cháu luôn là người thắng cuộc.
Ông nói: Cháu khỏe hơn ông nhiều. Ông là buổi trời chiều. Cháu là ngày rạng sáng.
Không đúng. Ông thua vì ông nhường cho cháu phấn khởi.
Có hai khổ thơ.
Mỗi câu có 5 chữ.
Đặt cuối các câu:
Cháu vỗ tay hoan hô :
Bế cháu, ông thủ thỉ :
Câu: "Ông thua cháu, ông nhỉ!"
Cháu khỏe  rạng sáng".
Chép lại theo lời đọc của GV.
Soát lỗi, ghi tổng số lỗi ra lề vở. Viết lại các lỗi sai bằng bút chí.
Đọc bài.
Mỗi HS chỉ cần nêu một chữ, càng nhiều HS được nói càng tốt. Ví dụ: càng, căng, cũng, củng, cảng, cá, co, con, cò, công, cống, cam, cám,  ke, kẻ, kẽ, ken, kèn, kén, kém, kiếm, kí, kiếng, kiểng, 
Làm bài vào vở.
Dạy bảo – cơn bão	lặng lẽ – số lẻ
Mạnh mẽ – sứt mẻ	áo vải – vương vãi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Tổng kết giờ học.
Dặn dò xem lại các lỗi sai, chú ý các trường hợp chính tả cần phân biệt.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 25 – 10 – 2009	Ngày dạy:
TUẦN: 11	MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 21	BÀI: BÀ CHÁU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn trích trong bài Bà cháu. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3, 4b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 40 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ chép sẵn đoạn văn cần viết.
- Bảng gài ở bài tập 2.
- Bảng phụ chép nội dung bài tập 4b. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng.
GV đọc các từ khó cho HS viết. HS dưới lớp viết vào vở nháp.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
 Giới thiệu bài Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ chép lại phần cuối của bài tập đọc Bà cháu. Ôn lại một số qui tắc chính tả.
B. HD tập chép
a. Ghi nhớ nội dung:
Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
Đoạn văn ở phần nào của câu chuyện?
Câu chuyện kết thúc ra sao?
Tìm lời nói của hai anh em trong đoạn?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Lời nói của hai anh em được viết với dấu câu nào?
Kết luận: Cuối mỗi câu phải có dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa.
c. HD viết từ ngữ khó
GV yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn, khó và viết bảng các từ này.
Yêu cầu HS viết các từ khó.
Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d. Viết chính tả:
- GV treo các bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
3. HD làm bài tập chính tả:
Bài 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc 2 từ mẫu.
Dán bảng gài và phát thẻ từ cho HS ghép 

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 9-12.doc