Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 5 đến tuần 8

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.

- Trả lời được câu hỏi 2, 3, 4, 5 trong SGK.

- HS khá, giỏi: Trả lời được câu hỏi 1 trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc rõ lời nhận vật trong bài.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 35 tiếng/phút.

Thái độ:

- Biết nhiệt tình giúp đỡ bạn.

 

doc 80 trang Người đăng hong87 Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 5 đến tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ựng lại câu chuyện theo vai.
- Thực hành kể theo vai.
HS khá giỏi
4. Củng cố: GV tổng kết giờ học: Câu chuyện khuyên em điều gì?
- Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	PHÂN MÔN: KỂ CHUYỆN	 
TIẾT: 07	BÀI: NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Xác định được 3 nhân vật trong câu chuyện (BT1)
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- HS khá, giỏi: Biết kể lại toàn bộ câu chuyện; phân vai dựng lại đoạn 2 của câu chuyện (BT3)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ:
- Biết cảm nhận tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ câu truyện trong SGK. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS kể lại chuyện Mẩu giấy vụn4 HS kể nối tiếp, mỗi HS kể một đoạn.
4 HS kể theo vai. Nhận xét cho điển từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Hôm trước lớp mình học bài tập đọc nào?
Hôm nay lớp mình sẽ cùng kể lại câu chuyện này.
Treo tranh minh hoạ.
b.Hướng dẫn kể từng đoạn
Hỏi: Bức tranh cảnh gì? Ở đâu?
Câu chuyện người thầy củ có những nhân vật nào?
- Ai là nhân vật chính?
Chú bộ đội xuất hiện trong hoàn cảnh nào?
Chú bộ đội là ai, đến lớp làm gì?
Gọi 1 đến 3 Hs kể lại đoạn 1. Chú ý để các em tự kể theo lời của mình. Sau đó nhận xét bổ sung.
Khi gặp thầy giáo chú đã làm gì để thể hiện kính trọng với thầy?
Chú đã giới thiệu mình với thầy giáo như thế nào?
Thái độ của thấy giáo ra sao khi gặp lại cậu học trò năm xưa?
Thầy đã nói gì với bố Dũng?
Nghe thầy nói vậy chú bộ đội trả lời thầy ra sao?
Gọi 3 đến 5 HS kể lại đoạn 2. Chú ý nhắc HS đổi giọng cho phù hợp với các nhân vật.
Tình cảm của Dũng như thế nào khi bố ra về?
Em Dũng đã nghĩ gì?
Kể lại toàn bộ câu chuyện
Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện theo đoạn.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm.
Dựng lại câu chuyện theo vai
Cho các nhóm Hs thi đóng vai. Mỗi nhóm cử 3 HS.
Mỗi HS diễn trên lớp.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài: Người thầy cũ.
Quan sát tranh.
- Bức tranh vẽ cảnh ba người đang nói chuyện trước cửa lớp.
Dũng, chú bộ đội tên là Khánh (bố của Dũng), thầy giáo và người kể chuyện.
Chú bộ đội.
Giữa cảnh nhộn nhịp của sân trường --trong giờ ra chơi.
Chú bộ đội là bố của Dũng, Chú đến trường để gặp thầy giáo cũ.
HS kể.
Bỏ mũ, lể phép chào thầy.
Thưa thầy, em là Khanh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ bị thầy phạt đấy a!
Lúc đầu thì ngạc nhiên sau thì cười vui vẻ.
À Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng . hình như hôm ấy có phạt em đâu!
Vâng, thầy không phạt. Nhưng thấy buồn. Lúc ấy thầy bảo: “trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Cần phải nghĩ chứ! Thôi em về đi, thôi em không phạt em đâu.”
3 HS kể lại đoạn 2.
rất xúc động.
Dũng nghĩ: bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
3 HS kể nối tiếp
Kể, HS cả lớp theo dõi và nhận xét bạn kể
- Thảo luận, chọn vai trong nhóm.
Nhận phục trang.
Diễn lại đoạn lần 2.
Nhận xét đội đóng hay nhất, bạn đóng hay nhất.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Câu chuyện nhắc chúng ta điều gì?
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 08	PHÂN MÔN: KỂ CHUYỆN	 
TIẾT: 08	BÀI: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền
- HS khá, giỏi: Biết phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện (BT2)
Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
Thái độ:
- Biết kính yêu thầy cô và chăm ngoan học tập.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết sẵn lời gợi ý nội dung từng tranh 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng nối tiếp nhau kể lại chuyện Người thầy cũ.
Nhận xét cho điển từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Hỏi: Trong hai tiếng tập đọc trước, chúng ta được học bài gì?
Trong câu chuyện có những ai?
Câu chuyện nói lên điều gì?
Nêu: Trong giờ kể chuyện tuần này chúng ta sẽ nhìn tranh kể lại từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện Người mẹ hiền.
b.Hướng dẫn kể từng đoạn truyện
Bước 1: Kể trong nhóm
GV yêu cầu HS chia nhóm, dựa vào tranh minh hoạ kể lại từng đoạn câu chuyện.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Gọi HS nhận xét sau mỗi lần bạn kể.
Chú ý: Khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi nếu thấy các em cón lúng túng.
Tranh 1 (đoạn 1)
Minh đang thì thầm với Nam điều gì?
Nghe Minh rủ Nam cảm thấy thế nào?
Hai bạn quyết định ra ngoài bằng cách nào? Vì sao?
Tranh 2 (đoạn 2)
Khi hai bạn đang chiu qua lỗ tường
Thủng thì ai xuất hiện?
Bác đã làm gì, nói gì?
- Bị bác bảo vệ bắt lại, Nam làm gì?
Tranh 3 (đoạn 3)
- Cô giáo làm gì khi Bác bảo vệ bắt được quả tang hai bạn trốn học.
Tranh 4 (đoạn 4)
Cô giáo nói gì với Minh và Nam.
- Hai bạn hứa gì với cô?
c.Kể lại toàn bộ câu chuyện
Yêu cầu kể phân vai.
Lần 1: GV là người dẫn chuyện, HS nhập các vai còn lại.
Lần 2: Thi kể giữa các nhóm HS.
Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
Bài người mẹ hiền.
Có cô giáo, Nam, Minh và bác bảo vệ.
Cô giáo rất yêu thương HS nhưng cũng rất nghiêm khắc để dạy bảo các em thành người.
- Mỗi nhóm 3 HS, lần lượt từng em kể lại từng đoạn truyện theo tranh. Khi một em kể, các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạ khi cần và nhận xét sau khi bạn kể xong.
- Đại diện các nhóm trình bày, nối tiếp nhau kể từng đoạn cho đến hết truyện.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu trong giờ kể chuyện 1.
Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.
Nam rất tò mò muốn đi xem.
Vì cổng trường đóng nên hai bạn quyết định chui một lỗ tường thủng.
Bác bảo vệ xuất hiện.
Bác túm chặt chân Nam và nói: “ Cậu nào đây? Định trốn học hả?”
Nam sợ quá khóc toáng lên.
- Cô xin Bác nhẹ tay kẻo Nam đau. Cô nhẹ nhàng kéo Nam lại, đỡ cậu dậy, phủi hết đất cát trên người Nam và đưa cậu về lớp.
Cô hỏi: Từng nay các em có trốn đi chơi nữa không?
Hai bạn hứa sẽ không trốn học nữa và xin cô tha lỗi.
- Thực hành kể theo vai.
- Kể toàn chuyện.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 09	BÀI: CHIẾC BÚT MỰC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác, trình bày đúng bài chính tả (SGK). Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng kiểm tra. 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ: da, ra, gia.
HS dưới lớp viết bảng con: khuyên, chuyển, chiều.
Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Hôm nay các con sẽ cùng viết bài Chiếc bút mực và ôn lại một số quy tắc chính tả.
b. Hướng dẫn tập chép
- Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
Đọc đoạn văn.
Gọi 1 HS đọc lại.
Hỏi: Đoạn văn này tóm tắt nội dung của bài tập đọc nào?
Đoạn văn này kể về chuyện gì?
c. Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Cuối mỗi câu có dấu gì?
Chữ đầu câu và đầu dòng phải viết thế nào?
Khi viết tên riêng chúng ta phải lưu ý điều gì?
d. Hướng dẫn viết từ khó:
Yêu cầu HS đọc và viết bảng các từ khó, dễ lẫn.
e. Chép bài
Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
g. Soát lỗi: GV đọc lại bài HS soát lỗi
h. Chấm bài: thu năm đến mười vở chấm điểm và nhận xét.
4. Bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống ia hay ya?
Gọi HS đọc yêu cầu.
HS tự làm bài.
Bài 3b:
Tìm những từ chứa tiếng có vần en (eng).
Đọc thầm theo GV.
Đọc, cả lớp theo dõi.
Bài Chiếc bút mực.
Lan được viết bút mực nhưng lại quên bút. Mai lấy bút của mình cho bạn mượn.
Đoạn văn có 5 câu.
Dấu chấm.
Viết hoa. Chữ đầu dòng lùi vào một ô.
Viết hoa.
Viết các từ: cô giáo, lắm, khóc, mượn, quên.
Nhìn bảng, chép bài.
Soát lỗi, tổng số lỗi giơ tay.
Đọc yêu cầu.
3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở
HS thực hiện yêu cầu. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về rèn lại những chữ sai. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 05	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 10	BÀI: CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu bài Cái trống trường em. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng có ghi sẵn bài tập 2b và 2 khổ thơ đầu. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng viết từ khó, dưới lớp viết vào bảng con
2 HS viết bảng lớp, các bạn viết vào bảng con. GV nhận xét và chỉnh sửa cho HS
Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
- Treo tranh giới thiệu cái trống, ghi tựa bài. Hôm nay lớp mình sẽ viết chính tả hai khổ thơ đầu.
b. Hướng dẫn viết chính tả
- Ghi nhớ nội dung đoạn thơ:
Treo bảng phụ và đọc 2 khổ thơ cần viết.
Tìm những từ ngữ tả cái trống như con người.
- Hướng dẫn cách trình bày:
Một khổ thơ có mấy dòng thơ?
Trong hai khổ thơ đầu có mấy dấu câu, đó là những dấu câu nào?
Tìm các chữ cái được viết hoa và cho biết vì sao phải viết hoa?
Đây là bài thơ 4 chữ. Vậy chúng ta phải trình bày thế nào cho đẹp?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
Đọc các từ khó và yêu cầu HS viết các từ này vào bảng.
d. Đọc – viết, soát lỗi, chấm bài.
Hướng dẫn HS ghi nhớ cả câu mới viết, chú ý khi ngồi viết ngay ngắn. đọc lại cho HS soát lỗi. thu một số vở chấm điểm và nhận xét.
4. Bài tập chính tả
Bài tập 2b:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS làm bài mẫu.
Gọi HS nhận xét bài của bạn.
GV nhận xét cho điểm HS.
Bài 3:
Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm tìm những tiếng có chứa en - eng; im, iêm
Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung các từ bạn chưa tìm được.
Tuyên dương các nhóm tìm được nhiều tiếng.
Nhắc lại tựa bài.
HS đồng thanh sau khi GV đọc xong.
Nghĩ, ngẫm nghĩ, buồn.
Một khổ thơ có 4 dòng thơ?
Có 1 dấu chấm và một dấu hỏi chấm.
C, M, T, B, vì đó là chữ đầu dòng thơ.
Viết bài thơ vào giữa trang vở, lùi vào 3 ô.
Viết vào bảng con: trống, trường, suốt, nằm, ngẫm nghĩ, 
Lắng nghe và làm theo, tự rà soát sửa lỗi, nộp vở chấm bài.
Điền vào chỗ trống: en hay eng?
1 HS lên bảng điền. Cả lớp làm vào vở.
HS hoạt động theo nhóm. Cử 2 bạn viết nhanh để ghi các tiếng mà nhóm tìm được.
HS lắùng nghe. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết đẹp, nhắc nhở những HS viết chữ còn cẩu thả.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 06	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 11	BÀI: MẪU GIẤY VỤN
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng lời nhân vật trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2 (b, c), 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, các từ cần phân biệt của tiết chính tả trước cho HS viết. Long lanh, non nước, chen chúc, leng keng, lỡ hẹn, chim đến tìm mồi.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ nghe đọc và viết lại đoạn cuối trong bài Mẩu giấy vụn. Sau đó làm các bài tập chính tả.
b. HD viếtchính tả
- Ghi nhớ nội dung đoạn viết:
GV đọc lần 1 đoạn cần viết.
Đoạn văn trích trong bài tập đọc nào?
Đoạn này kể về ai?
Bạn gái đã làm gì?
Bạn nghe thấy mẩu giấy nói gì?
c. Hướng dẫn cách trình bày:
Đoạn văn có mấy câu?
Câu đầu tiên có mấy dấu phẩy?
Ngoài dấu phẩy trong bài còn có các dấu câu nào?
Dấu ngoặc kép đặt ở đâu?
d. Hướng dẫn viết từ khó
Yêu cầu HS đọc các từ khó viết, các từ dễ lẫn.
GV hướng dẫn HS cách đọc cách phân tích.
Yêu cầu HS viết các từ ngữ trên và chỉnh sửa lỗi sai cho HS nếu có.
e. Viết chính tả
GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu, mỗi cụm từ đọc 3 lần, phát âm rõ các tiếng khó, dễ lẫn.
g. Soát lỗi; GV đọc lại chữ khó dừng lại đánh vần cho HS theo dõi và sửa lỗi.
h. Chấm bài: thu một số bài chấm điểm và nhận xét.
3. HD làm bài tập chính tả:
Cách tiến hành:
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2.
Yêu cầu HS tự làm bài.
Chỉnh sửa lỗi sai cho HS và cho điểm.
Yêu cầu HS đọc các từ ngữ trong bài sau khi đã điền.
Yêu cầu nộp vở để chấm bài, và nhận xét tuyên dương những em viết đã có tiến bộ, nhắc nhở những em viết còn cẩu thả cần cố gắng. 
HS theo dõi, sau đó 1 HS đọc lại đoạn viết lần 2.
Bài Mẩu giấy vụn.
Về hành động của bạn gái.
Bạn gái đã nhặt mẩu giấy và bỏ vào thùng rác.
Mẩu giấy nói: "Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!"
Đoạn văn có 6 câu.
Có 2 dấu phẩy.
Dấu chấm, dấu hai chấm, dấu chấm than, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép.
Đặt ở đầu và cuối lời của Mẩu giấy.
Đọc các từ: bỗng, đứng dậy, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác, cười rộ lên
HS đọc cá nhân, lớp đồng thanh.
2 HS lên bảng viết, những HS còn lại viết vào bảng con.
Lấy vở viết bài.
Giơ tay
Nộp vở chấm điểm
Đọc yêu cầu của bài.
Một số HS làm trên bảng lớp, các HS còn lại làm Vở.
Tự theo dõi và chỉnh sửa bài mình cho đúng.
Đọc từ ngữ trong bài.
Nộp vở chấm điểm
Lắng nghe 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 06	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 12	BÀI: NGÔI TRƯỜNG MỚI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng các dấu câu trong bài. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng sau đó đọc các từ khó, các từ cần phân biệt trong bài chính tả trước cho HS viết lên bảng. Lớp viết vào bảng con. giơ tay, xa xôi, sa xuống, phố xá, vẽ tranh, 
GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS Nhận xét HS trên bảng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại đoạn cuối trong bài tập đọc Ngôi trường mới và làm các bài tập chính tả phân biệt vần ai, ay.
b. HD Nghe - viết
- Ghi nhớ nội dung chính tả:
GV đọc đoạn: Dưới mái trường mới đáng yêu đến thế.
Hỏi: Dưới mái trường mới, bạn HS thấy có gì mới?
c. Hướng dẫn cách trình bày:
Tìm các dấu câu trong bài chính tả.
- Hỏi thêm về yêu cầu viết chữ các đầu câu, đầu đoạn.
Tìm các từ khó hay lẫn nêu GV ghi lên bảng, hướng dẫn phát âm.
Yêu cầu lấy bảng con viết lại các từ khó, GV theo dõi và chỉnh sửa cho HS.
d. Viết chính tả:
- GV treo các bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
3. HD làm bài tập chính tả:
Trò chơi 1 : Thi tìm nhanh các tiếng có vần ai. ay.
- Chia lớp thành 4 đội, phát cho mỗi đội 1 tờ rô ki to và một số bút dạ. trong 5 phút các đội phải tìm và ghi các tiếng, từ ngữ tìm được có vần ai hoặc ay vào giấy.
Tổng kết cuộc chơi, đội nào tìm được nhiều tiếng hơn là đội thắng cuộc. 
Trả lời theo nội dung bài.
Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than.
Trả lời theo yc.
Nêu các từ khó đọc phân tích dánh vần đối với các em yếu.
Viết bảng con.
Nghe GV đọc và viết bài vào vở.. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài mình đã viết sai những chữ nào. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 13	BÀI: NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng viết các từ mắc lỗi hoặc cac từ cần chú ý phân biệt ở tiết học trước, HS dưới lớp viết vào bảng con
Nhận xét từng HS
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả hôm nay, các con sẽ nhìn lên bảng chép lại đoạn văn trong bài tập đọc Người thầy cũ
-. GV đọc mẫu 1 lần
- Gọi 1 HS đọc lại bài
b. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
Đọc đoạn văn cần chép
Đây là đoạn mấy của bài tập đọc Người thầy cũ
Đoạn chép này kể về ai?
Đoạn chép này là suy nghĩ của Dũng về ai?
c. Hướng dẫn cách trình bày:
Bài chính tả có mấy câu?
Bài chính tả có những chữ nào cần viết hoa
Đọc lại câu văn có cả dấu (, ) và dấu hai chấm (:)
d. HD viết từ khó
Đọc cho HS viết từ khó vào bảng con
Nêu cách viết và sửa lỗi cho HS
d. Viết chính tả:
- GV treo các bảng phụ và yêu cầu HS nhìn bảng chép.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó viết cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
3. HD làm bài tập chính tả:
Bài tập 2
Gọi HS đọc yêu cầu
Yêu cầu HS tự làm bài
Bài tập 3(a)
Gọi đọc yêu cầu của bài.
Làm bảng con
- Nhắc lại tựa bài
- HS theo dõi
- Đọc theo yêu cầu.
Theo dõi lên bảng
Đoạn 3
Về Dũng
Về bố mình và lần mắc lỗi của bố với thầy giáo
4 câu
Chữ đầu câu và tên riêng
Em nghĩ : Bố cũng nhớ mãi
Viết các từ ngữ, xúc động, cổng trường, nghĩ, hình phạt
Nhìn bảng chép bài
Đọc bài
2 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm vào Vở
Lời giải : bụi phấn, huy hiệu, vui vẻ, tận tụy
Lời giải: giò chả, trả lại, con trăn, cái chăn, 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: - Nhận xét tiết học, khen những HS đã tiến bộ. Nhắc nhở HS chưa viết đẹp.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 07	PHÂN MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 14	BÀI: CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị:
Bảng gài, thẻ từ

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 5-8.doc