Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 29 đến tuần 35

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

Kĩ năng:

- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

- Tốc độ có thể đạt khoảng 50 tiếng/phút.

Thái độ:

- Có tấm lòng nhân hậu để cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

II. Chuẩn bị

- Tranh minh họa bài TĐ, nếu có.

- Bảng phụ ghi sẵn các từ, câu cần luyện ngắt giọng.

 

doc 121 trang Người đăng hong87 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại 6 dòng thơ cuối trong bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ và làm các bài tập chính tả.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc 6 dòng thơ cuối.
- Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai?
- Những chi tiết nào nói lên việc bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn thơ có mấy dòng?
- Dòng thơ thứ nhất có mấy tiếng?
- Dòng thơ thứ hai có mấy tiếng.
- Bài thơ thuộc thể thơ nào? Khi viết cần chú ý điều gì?
- Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ bâng khuâng, vầng trán, ngẩn ngơ
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2b:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm.
- Theo dõi.
- Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhớ miền Nam đối với Bác Hồ.
- Đêm đêm bạn mang ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh bác mà ngỡ được bác hôn.
- Đoạn thơ có 6 dòng.
- Dòng thơ thư nhất có 6 tiếng.
- Dòng thơ thứ hai có 8 tiếng.
- Bài thơ thuộc thể thơ lục bát, dòng thứ nhất viết lùi vào một ô, dòng thứ hai viết sát lề.
- Viết hoa các chữ đầu câu: Đêm, Giở, Nhìn, càng, Oâm
- Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ.
- HS đọc cá nhân, đồng thanh và viết lên bảng con.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi cùng suy nghĩ.
- 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở.
b. ngày Tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 61	BÀI: VIỆT NAM CÓ BÁC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài thơ lục bát Việt Nam có Bác. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bài thơ Thăm nhà Bác, chép sẵn vào bảng phụ.
Bài tập 3 viết vào giấy to và bút dạ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 5 HS lên bảng đặt câu có từ chứa tiếng có vần êt . êch.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn trên bảng.
- Nhận xét, chữa bài, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả này các con sẽ nghe đọc và viết lại bài Việt Nam có Bác. Đây là một bài thơ rất hay về Bác Hồ của nhà thơ Lê Anh Xuân.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung:
- GV đọc toàn bài thơ.
- Gọi 2 HS đọc lại bài.
- Bài thơ nói về ai?
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với gì?
- Nhận dân ta yêu qúy và kính trọng Bác Hồ như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ có mấy dòng thơ?
- Đây là thể thơ gì? Vì sao con biết?
- Các chữ đầu dòng được viết như thế nào?
- Ngoài các chữ đầu dòng thơ, trong bài chúng ta còn phải viết hoa những chữ nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc các tiếng khó viết.
- Yêu cầu HS viết các từ này.
- Chỉnh sửa lỗi cho những HS viết sai chính tả.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
2. 3 Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 đoạn thơ.
- Gọi HS nhận xét, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3b:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Dán 2 tờ giấy có ghi đề bài lên bảng, yêu cầu 2 nhóm thi làm bài theo hình thức nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền 1 từ rồi đưa phấn cho bạn. Nhóm nào nhanh và đúng sẽ thắng.
- Theo dõi bài trong SGK.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Bài thơ nói về Bác Hồ.
- Công lao của Bác Hồ được so sánh với non nước, trời mây và đỉnh trường Sơn.
- Nhân dân ta coi Bác là Việt Nam, Việt Nam là Bác.
- Bài thơ có 6 dòng thơ.
- Đây là thể thơ lục bát vì dòng đầu có 6 tiếng, dòng sau có 8 tiếng.
- Các chữ đầu dòng thì phải viết hoa, chữ ở dòng 6 tiếng thì lùi vào 1 ô, chữ ở dòng 8 tiếng thì viết sát lề.
- Viết hoa các chữ Việt Nam, trường Sơn vì là tên riêng. Viết hoa chữ Bác để thể hiện sự kính trọng với Bác.
- Tìm và đọc các từ ngữ: non nước, Trường Sơn, nghìn năm, lục bát.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS làm bài nối tiếp. HS dưới lớp làm bài vào vở.
Có bưởi cam thơm, mát bóng dừa
Có rào râm bụt đỏ hoa quê
Có bốn mùa rau tươi tốt lá
Như những ngày cháo bẹ măng tre 
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
- Điền tiếng thích hợp vào chỗ trống.
- 2 nhóm cùng làm bài.
b. Con cò bay lả bay la
Không uống nước lã
Anh trai em tập võ
Vỏ cây sung xù xì. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 62	BÀI: CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ, viết màu.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS tìm 3 từ ngữ.
- Tìm 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi . dấu ngã.
- Yêu cầu HS dưới lớp viết vào bảng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả này, các em nghe đọc và viết lại 1 đoạn trong bài Cây và hoalăng Bác. Sau đó làm một số bài tập chính tả phân biệt dấu ngã . dấu hỏi.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc bài lần 1.
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Những loài hoa nào được trồng ở đây?
- Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?
- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, con hãy đọc to câu văn đó?
- Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?
- tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho cô các từ ngữ mà con khó viết trong bài.
- Yêu cầu HS viết các từ này.
- Chữa cho HS nếu sai.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
Trò chơi: tìm từ
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cơ. khi GV đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, sai trừ 5 điểm.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Theo dõi.
- 2 HS đọc bài.
- Cảnh ở sau lăng Bác.
- Hoa đào ở Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.
- Chúng cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
- Có 2 đoạn, 3 câu.
- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.
- Viết hoa lùi vào 1 ô.
- Chúng ta phải viết hoa các tên riêng: Sơn La, Nam Bộ. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính.
- Đọc: Sơn La, khỏe khoắn, vươn lên, ngào ngạt, thiêng liêng, 
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- HS chơi trò chơi.
Đáp án:
b. cỏ, gõ, chổi. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 63	BÀI: CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu; viết hoa đúng tên riêng Việt Nam trong bài chính tả. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng chép sẵn nội dung cần chép.
Bảng chép sẵn nội dung hai bài tập.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết.
- 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp. Tìm 3 từ có thanh hỏi . thanh ngã.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả này lớp mình sẽ chép một đoạn trong bài Chuyện quả bầu và làm các bài tập chính tả.
Hướng dẫn tập chép:
a. Ghi nhớ nội dung:
- Yêu cầu HS đọc đoạn chép.
- Đoạn chép kể về chuyện gì?
- Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc ở đâu?
b. Hướng dẫn các trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- Những chữ đầu đoạn cần viết như thế nào?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
- Chữa lỗi cho HS.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập b.
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Cho điểm HS.
- 3 HS đọc đoạn chép trên bảng.
- Nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam.
- Đều được sinh ra từ một quả bầu.
- Có 3 câu.
- Chữ đầu câu: Từ, Người, Đó.
- tên riêng: Khơ-mú, Thái, Tày, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
- Lùi vào một ô và phải viết hoa.
- Khơ-mú, nhanh nhảu, Thái, Tày, Nùng, Mường, Hmông, Ê-đê, Ba-na.
- Điền vào chỗ trống v hay d.
- Làm bài theo yêu cầu.
Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây
Thong thả như chúng em đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng
Ca dao
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 64	BÀI: TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo hình thức thơ tự do. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2b.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc.
- HS lên bảng viết các từ sau:
+ vội vàng, vất vả, ra vào, ngắn dài, quàng dây, nguệch ngoạc.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ viết bài tập đọc Tiếng chổi tre và làm các bài tập.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Công việc của chị lao công vất vả như thế nào?
- Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
- Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Hướng dẫn HS viết các từ sau:
+ lặng ngắt, quét rác, gió rét, như đồng, đi về.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Chị lao công.
- Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
- Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
- Thuộc thể thơ tự do.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS đọc và viết các từ bên.
- Tự làm bài theo yêu cầu:
b. Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín, mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gộc cây thật là thích.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 33	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 65	BÀI: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Bóp nát quả cam. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Giấy khổ to có ghi nội dung bài tập 2b và bút dạ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con các từ cần chú ý phân biệt của tiết chính tả trước theo lời đọc của GV.
- HS viết các từ theo yêu cầu: chích choè, hít thở, loè nhoè, quay tít.
- Nhận xét HS viết.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Trong giờ chính tả hôm nay các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam và làm các bài tập chính tả phân biệt iê . i
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung:
- GV đọc đoạn cần viết 1 lần.
- Gọi HS đọc lại.
- Đoạn văn nói về ai?
- Đoạn văn kể về chuyện gì?
- Trần Quốc Toản là người như thế nào?
b. Hướng dẫn các trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm những chữ được viết hoa trong bài?
- Vì sao phải viết hoa?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV yêu cầu HS tìm các từ khó.
- Yêu cầu HS viết từ khó.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV gắn giấy ghi sẵn nội dung bài tập lên bảng.
- Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu 2 nhóm thi điền âm, vần nối tiếp. Mỗi HS chỉ điền vào một chỗ trống. Nhóm nào xong trước và đúng là nhóm thắng cuộc.
- Gọi HS đọc lại bài làm.
- Chốt lại lời giải đúng. Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Theo dõi bài.
- 2 HS đọc lại bài chính tả trong SGK.
- Nói về Trần Quốc Toản.
- Trần Quốc Toản thấy giặc Nguyên lăm le xâm lược nước ta nên xin Vua cho đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có lòng yêu nước nên tha tội chết và ban cho một quả cam. Quốc Toản ấm ức bóp nát quả cam.
- Trần Quốc toản là người tuổi nhỏ mà có chí lớn, có lòng yêu nước.
- Đoạn văn có 3 câu.
- Thấy, Quốc Toản, Vua.
- Quốc Toản là danh từ riêng. Các từ còn lại là từ đứng đầu câu.
- Đọc: âm mưu, Quốc Toản, nghiến răng, xiết chặt, quả cam, 
- 2 HS lên viết bảng lớp. HS dưới lớp viết vào nháp.
- Đọc yêu cầu bài tập trong SGK.
- Đọc thầm lại bài.
- Làm bài theo hình thức nối tiếp.
- 4 HS tiếp nối đọc lại bài làm của nhóm mình.
- Lời giải:
b. chím, tiếng, dịu, tiên, Tiên, khiến. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 33	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 66	BÀI: LƯỢM
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể 4 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bài tập 2b viết viết sẵn lên bảng.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu HS dưới lớp viết vào nháp.
- cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài tập chính tả phân biệt i.iê.
Hướng dẫn viết chính tả:
a. Ghi nhớ nội dung đoạn thơ:
- GV đọc đoạn thơ cần viết.
- Gọi HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Nên viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV đọc cho HS viết các từ khó: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Nhận xét và chữa lỗi cho HS, nếu có.
d. Viết chính tả:
- GV đọc bài cho HS viết. Mỗi cụm từ đọc 3 lần.
e. Soát lỗi:
- GV đọc lại bài, dừng lại và phân tích các từ khó cho HS soát lỗi.
g. Chấm bài:
- Thu và chấm một số bài, sau đó nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2b:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV kết luận về lời giải đúng.
- Theo dõi bài trong SGK.
- 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài.
- Chú bé liên lạc là Lượm.
- Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo.
- Đoạn thơ có 2 khổ thơ.
- Viết để cách 1 dòng.
- 4 chữ.
- Viết lùi vào 3 ô.
- 3 HS lên bảng viết các từ này.
- HS dưới lớp viết vào nháp.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Mỗi phần 3 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở.
b. con kiến – kín mít.
cơm chín – chiến đấu.
Kim (tiêm) – trái tim.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
5. Dặn dò: Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 34	MÔN: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 67	BÀI: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được bài tập 2b.
Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 50 chữ/15 phút.
Thái độ:
- HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả.
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu:
+ Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i . iê; hay dấu hỏi . dấu ngã.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
- Giờ chính tả hôm nay các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội dung bài Người làm đồ chơi và làm các bài tập chí

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 29-35.doc