Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- HS khá, giỏi: Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim.

Kĩ năng:

- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

Thái độ:

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

II. Đồ dùng dạy học

GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

 

doc 71 trang Người đăng hong87 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chậm rãi.
+ Lần 2: 3 HS tham gia chuyện. băn khoăn, vui mừng, tin tưởng.
- Hướng dẫn HS chọn bạn kể hay. Cho điểm HS đóng đạt. 
- Chia nhóm, mỗi nhóm 4 em, lần lượt từng em kể từng đoạn của chuyện theo gợi ý. Khi một em kể các em khác lắng nghe, gợi ý cho bạn và nhận xét lời kể của bạn.
- Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi em chỉ kể một đoạn chuyện.
- Nhận xét bạn theo các tiêu chí.
- Quan sát tranh.
- 3 HS trả lời.
- 3 HS tham gia đóng vai: Người dẫn chuyện, cha Nai Nhỏ và Nai Nhỏ.
- Đóng vai theo yêu cầu.
- Chọn theo 3 tiêu chí đã nêu.
HS khá giỏi
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn dò HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	KỂ CHUYỆN	 
TIẾT: 04	BÀI: BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Dựa theo tranh kể lại được đoạn 1, đoạn 2 của câu chuyện (BT1); bước đầu kể lại được đoạn 3 bằng lời của mình (BT2)
- Kể nối tiếp được từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi: Biết phân vai, dựng lại câu chuyện (BT3)
2. Kĩ năng:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn.
3. Thái độ:
- Rút ra được bài học cần đối xử tốt với bạn gái.
II. Đồ dùng dạy học
- Trong tranh hoạ đoạn 1, 2 phóng to (nếu có)
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng, phân vai cho 3 HS này
Và yêu cầu các em kể lại câu chuyện bạn của Nai Nhỏ theo cách phân vai.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài:
Trong tiết tập đọc trước, chúng ta được học bài gì?
Nêu tên các nhân vật trong truyện. Câu chuyện cho chúng ta bài học gì?
- Nêu: Trong giờ kể chuyện hôm nay, chúng ta sẽ cùng kể lại câu chuyện Bim tóc đuôi sam.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
. Hướng dẫn kể chuyện:
- Kể lại đoạn 1, 2 theo tranh.
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS dựa vào tranh tập kể trong nhóm. Khuyến khích các em kể bằng lời của mình.
Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
Gọi một HS nhận xét sau mỗi lần kể.
Chú ý: Với HS yếu không tự kể được, GV đặt câu hỏi gợi ý cho các em.
Chẳng hạn:
Hà nhờ mẹ làm gì?
Hai bím tóc đó như thế nào?
Các bạn gái đã nói thế nào khi nhìn thấy bím tóc của Hà.
Tuấn đã trêu chọc Hà như thế nào ?
Việc làm của Tuấn đã dẫn đến kết quả gì?
Kể lại đoạn 3:
Yêu cầu HS đọc yêu cầu 2 trong SGK.
Hỏi: kể bằng lời của em nghĩa là thế nào ? Em có được kể y nguyên như trong SGK không?
Yêu cầu HS suy nghĩ và kể trước lớp. Trong khi HS kể GV có thể đặt câu hỏi để giúp đỡ các em.
c. Kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.
Kể lần 1:
GV là người dẫn chuyện phối hợp kể cùng HS.
Yêu cầu HS nhận xét
Kể lần 2:
Gọi HS xung phong nhận vai kể, hướng dẫn HS nhận nhiệm vụ của từng vai, sau đó yêu cầu thực hành kể.
Yêu cầu HS nhận xét từng vai.
Nếu còn thời gian GV cho một số nhóm thi kể chuyện theo vai.
Kể lại chuyện trong nhóm.
Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể đoạn 1 và 2.
Nhận xét lời bạn kể theo các tiêu chí đã hướng dẫn như ở tiết kể chuyện ở tuần 1.
Hà nhờ mẹ tết cho hai bím tóc.
Hai bím tóc nhỏ, mỗi bên lại buộc một chiếc nơ xinh xinh.
Các bạn nói: Aùi chà chà! Bim tóc đẹp quá!
Tuấn sân đến kéo bím tóc cũa Hà xuống.
Hà ngã phịch xuống đất và oà khóc vì đau; vì bị trêu.
Kể lại cuộc gặp gỡ giữa bạn Hà bằng lời của em.
- Là kể băng từ ngữ của mình, không kể y nguyên sách.
- Một vài em kể bằng lời của mình.
HS khác theo giỏi bạn kể và nhận xét
- Một số HS khác nhận vai Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn trong lớp và kể cùng GV.
Nhận xét về từng vai diễn theo các tiêu chi đã giới thiệu trong giờ kể chuyện tuần 2.
HS tự nhận vai người dẫn chuyện, Hà, Tuấn, thầy giáo, các bạn và kể lại chuyện trước lớp.
- Nhận xét các bạn tham gia kể.
HS khá giỏi
4. Củng cố:.Hệ thống kĩ năng kiến thức bài
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS có cố gắêng, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng, động viên các em còn chưa mạnh dạn.
Dặn dò HS về nhà kể lại cho người thân nghe.- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)
TIẾT: 01	CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Chép chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3, 4.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần chép và các bài tập chính tả 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu 1 số yêu cầu của bài chính tả: viết đúng, viết đep, vở sạch, làm đúng bài tập chính tả. Để viết chính tả tốt phải thường xuyên luyện tập, khi viết phải có đầy đủ các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút mực, bút chì, .
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: các em tập chép một đoạn trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim. Sau đó chúng ta sẽ làm bài tập chính tả phân biệt c/k và học tên 9 chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
b. Hướng dẫn tập chép
+ Ghi nhớ nội dung đoạn chép
- Đọc đoạn văn cần chép
- Gọi HS đọc lại đoạn văn.
- Hỏi: Đoạn văn này chép từ bài tập nào?
- Đoạn chép là lời nói của ai nói với ai?
- Bà cụ nói gì với cậu bé?
+ Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu đoạn, đầu câu viết như thế nào?
+ Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con.
+ Chép bài
- Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
+ Soát lỗi
- Đọc lại bài thong thả cho HS soát lỗi. Dừng lại và phân tích các tiếng khó cho HS soát lỗi.
+ Chấm bài
- Thu và chấm 10 – 15 bài. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chổ trống c hay k?
- Gọi HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Khi nào ta viết là k?
Bài 3: Điền chữ cái vào bảng.
- Hướng dẫn cách làm bài: Đọc tên chữ cái ở cột 3 và điền vào chổ trống ở cột 2 những chữ cái tương ứng.
- Gọi một HS làm mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho HS.
- Gọi HS đọc lai, viết lại đúng 9 chũ cái trong bài.
- Xoá dần bảng cho HS thuộc từng phần bảng chữ cái. 
- Đọc thầm theo GV.
- 2 đến 3 HS đọc bài.
- Bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Lời bà cụ nói với cậu bé.
- Bà cụ giảng giải cho cậu bé thấy, nhẫn nại, kiên trì thì việc gì cũng thành công.
- Đoạn văn có 2 câu.
- Mỗi câu có dấu chấm (.)
- Viết hoa chữ đầu tiên.
- Viết các từ: mài, ngày, cháu, săt.
- Nhìn bảng, chép bài.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai về vở.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- 3 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh. Cả lớp làm vào vở bài tập.(Lời giải: Kim khâu, Cậu bé, Kiên trì, bà cụ.)
- Viết k khi đứng sau nó là nguyên âm e, ê, i.Viết là c trước các nguyên âm còn lại.
- Đọc á- viết ă.
- 2 đến 3 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
- Đọc: a, ă, ớ, bê, xê, đê, e, ê.
- Viết a, ă, â, b, c, d, e, ê. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở các em còn chưa chú ý, còn thiếu sót trong chuẩn bị đồ dùng 
Dặn dò HS về nhà làm lại bài tập 2, học thuộc bảng chữ cái, chuẩn bị bài sau.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
TIẾT: 02	NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài “Ngày hôm qua đầu rồi?”; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b, 3, 4.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ có ghi sẵn nội dung các bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra HS viết chính tả và học thuộc lòng bảng chữ cái.
- 2 HS lên bảng viết các từ: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên; tảng đa, ù mãi miết
- 2 HS lên bảng, 1 HS đọc, 1 HS viết theo đúng thứ tự 9 chữ cái đầu tiên.
- Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
Giớùi thiệu bài: Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe đọc và viết lại khổ thơ cuối trong bài: Ngày hôm qua đâu rồi?. Sau đó, chúng ta sẽ cùng nhau làm 1 số bài tập chính tả và học 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hướng dẫn nghe- viết
Ghi nhớ nội dung đoạn thơ: Treo bảng phụ và đọc đoạn thơ cần viết và hỏi: Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua?
Hướng dẫn cách trình bày
- Khổ thơ có mấy dòng? Chữ cái đầu mỗi dòng viết như thế nào?
- Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau: Viết sát lề phải; Viết khổ thơ vào giữa trang giấy; Viết sát lề trái.
Hướng dẫn viết từ khó
- Đọc các từ khó và yêu cầu HS viết.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
Đọc- viết: Đọc thong thả từng dòng thơ. Mỗi dòng thơ đọc 3 lần.
Soát lỗi, chấm bài: Tiến hành tương tự những tiết trước.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2b: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gọi HS làm bài mẫu.
- Gọi 1 HS lên bảng làm tiếp bài; cả lớp làm ra nháp.
- Yêu cầu HS nhận xét bài bạn. GV nhận xét, đưa ra lời giải: quyển lịch, chắc nịch, nàng tiên, làng xóm, cây bàng. Cái bàn, hòn than, cái thang.
Bài 3: Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Gọi 1 HS làm mẫu
- Yêu cầu HS làm tiếp bài theo mẫu và theo dõi chỉnh sửa cho HS.
- Gọi HS đọc lại, viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài.
- Xoá dần các chữ, các tên chữ trên bảng cho HS học thuộc. 
- Cả lớp đồng thanh.
- Nếu em bé học hành chăm chỉ thì ngày hôm qua sẽ trở lại trong vở hồng của em.
- Có 4 dòng; Viết hoa.
- Viết khổ thơ vào giữa trang giấy là đẹp nhất. Vậy ta cách lề khoảng 3 ô rồi mới viết
- Viết các từ khó vào bảng con.
- Nghe GV đọc và viết lại.
- Đọc đề bài tập.
- 1 HS lên bảng viết và đọc từ: quyển lịch. HS làm bài.
- Cả lớp đọc đồng thanh các từ tìm được sau đó ghi vào vở.
- Viết các chữ cái tương ứng với tên chữ vào trong bảng.
- Đọc giê- viết g.
- 2 đến 3 HS làm bài trên bảng. Cả lớp làm bài vào bảng con.
- Đọc giê, hát, i. K, e-lờ, em-mờ, en-nờ, o, ô, ơ.
- Viết: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt.
- Dặn dò học thuộc bảng chữ cái. Em nào viết bài có nhiều lỗi phải viết lại bài.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	CHÍNH TẢ (tập chép)
TIẾT: 03	PHẦN THƯỞNG
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2b, 3, 4.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ chép sẵn nội dung tóm tắt bài Phần thưởng và nội dung 2 bài tập chính tả.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó cho HS viết, yêu cầu cả lớp viết vào giấy nháp. Gọi HS đọc thuộc lòng các chữ cái đã học.
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hướng dẫn tập chép
a. Ghi nhớ nội dung:
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đoạn cần chép.
- Đoạn văn kể về ai? Bạn Na là người như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn văn có mấy câu? Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài. Những chữ này ở vị trí nào trong câu? Vậy còn Na là gì? Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Kết luận: Chữ cái đầu câu và tên riêng phải viết hoa. Cuối câu phải viết dấu chấm.
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- GV yêu cầu HS đọc các từ HS dễ lẫn, từ khó.
- Yêu cầu HS viết các từ khó. Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d. Chép bài:
- Cho HS tự nhìn bài chép và chép vào vở.
e. Soát lỗi: Đọc thong thả đoạn cần chép, phân tích các tiếng viết khó, dễ lẫn cho HS kiểm tra.
g. Chấm bài: Chấm một số bài tại lớp. Nhận xét bài viết của HS.
2.3. Bài tập chính tả: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS làm bài vào Vở bài tập, 2 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Cho điểm HS.
2.4. Học bảng chữ cái
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào Vở bài tập. Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Kết luận về lời giải của bài tập.
- Xóa dần bảng chữ cái cho HS học thuộc. 
- 2 HS lần lượt đọc đoạn văn cần chép.
- Đoạn văn kể về bạn Na. Bạn Na là người rất tốt bụng.
- Đoạn văn có 2 câu. Cuối; Na ; Đây. Cuối và Đây là các chữ đầu câu văn. Là tên của bạn gái được kể đến. Có dấu chấm.
- Đọc: phần thưởng, cả lớp, đặc biệt, nghị.
- 2 HS viết trên bảng lớp, HS dưới lớp viết vào bảng con.
- Chép bài.
- Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi theo lời đọc của GV.
- Điền vào chỗ trống x hay s; ăn hay ăng
- Làm bài: (a. Xoa đầu, ngoài sân, chim câu, câu cá.) (b. Cố gắng, gắn bó, gắng sức, yên lặng.)
- Nhận xét bạn làm đúng/sai.
- Làm bài: điền các chữ theo thứ tự: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
- Nhận xét bài bạn.
- Nghe và sửa chữa bài mình nếu sai.
- Học thuộc 10 chữ cái cuối cùng.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương các em học tốt, viết đẹp không mắc lỗi, động viên các em còn mắc lỗi cố gắng. Dặn dò HS học thuộc 29 chữ cái.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	CHÍNH TẢ (nghe viết)
TIẾT: 04	LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của bài tập 2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái bài tập 3.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi qui tắc chính tả viết g / gh.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng, đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết, cả lớp viết vào một tờ giấy nhỏ. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng trong bảng chữ cái.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài Nêu yêu cầu tiết học và ghi tựa
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hướng dẫn viết chính tả
a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết:
- GV đọc đoạn cuối bài: Làm việc thật là vui.
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào? Đoạn trích nói về ai? Em Bé làm những việc gì? Bé làm việc như thế nào?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Đoạn trích có mấy câu? Câu nào nhiều dấu phẩy?
- Cho HS đọc to câu văn 2 trong đoạn trích.
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS đọc các từ khó viết.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
c. Viết chính tả: GV đọc bài cho HS viết.
e. Soát lỗi: GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các chữ viết khó, dễ lẫn.
g. Chấm bài: Thu và chấm từ 5 – 7 bài
- Nhận xét bài viết.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Trò chơi: thi tìm chữ bắt đầu g/gh.
- Tổng kết, GV và HS cả lớp đếm số từ tìm đúng của mỗi đội.
- Hỏi: Khi nào chúng ta viết gh? viết g?
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Theo dõi HS làm bài.
- Năm bạn: Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng cũng được sắp xếp như thế.
- HS nhắc lại.
- Làm việc thật là vui; Về em Bé; Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em; Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui.
- Đoạn trích có 3 câu; Câu 2.
- HS mở sách đọc bài, đọc cả dấu phẩy.
- Đọc: vật, việc, học, nhặt, cũng.
- 2 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Nghe GV đọc và viết bài.
- Nghe và dùng bút chì sửa lỗi ra lề nếu sai.
- Lớp chia thành 4 đội, mỗi đội 1 tờ giấy. Trong 5 phút các đội phải tìm được các chữ bắt đầu g/gh. Đội nào tìm được nhiều chữ hơn là đội thắng cuộc.
- Viết gh khi sau nó là các âm e, ê, i; g khi sau nó không phải là e, ê, i.
- Đọc đề bài nêu yêu cầu.
- Sắp xếp lại để có: A, B, D, H, L.
- Viết vào vở: An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Tổng kết tiết học, tuyên dương các em học tốt, có tiến bộ
- Dặn dò HS học ghi nhớ quy tắc chính tả với g/gh. Viết lại cho đúng các lỗi sai trong bài. Học thuộc cả bảng chữ cái.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	CHÍNH TẢ (tập chép)
TIẾT: 05	BẠN CỦA NAI NHỎ.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt trong bài Bạn của Nai Nhỏ. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ có viết sẵn đoạn văn cần chép và hai bài tập chính tả.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng viết các chữ mà tiết trước HS viết sai theo lời GV đọc. - Nhận xét..
3. Bài mới:
. Giới thiệu bài Trong giờ học hôm nay, các em sẽ chép đoạn văn tóm tắt bài Bạn của Nai nhỏ và làm một số bài tập để củng cố các quy tắc chính tả.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Hướng dẫn tập chép
a.. Ghi nhớ nội dung đoạn chép:
- Đọc đoạn chép. Đoạn chép này có nội dung từ bài nào? Đoạn chép kể về ai? Vì sao cha Nai nhỏ yên lòng cho con đi chơi?
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài chính tả có mấy câu? Chữ cái đầu viết thế nào? Bài có những tên riêng nào? Tên riêng phải viết thế nào? Cuối câu thường có dấu gì?
c. Hướng dẫn viết từ khó:
- Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con. Nêu cách viết các từ trên.
d. Chép bài Theo dõi, chỉnh sửa cho HS.
e. Soát lỗĩ: Đọc lại bài cho HS soát lỗi. Dừng lại phân tích các tiếng khó.
g. Chấm bài: Thu chấm một số bài tại lớp. Nhận xét về nội dung, chữ viết, cách trình bày của HS.
2.3. HD làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống ng hay ngh?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Ngh (kép) viết trước các nguyên âm nào?
- Ng (đơn) viết với các nguyên âm còn lại
Bài 3: Tiến hành như bài 2.
- Đáp án: cây tre, mái che, trung thành, chung sức, đổ rác, thi đỗ, trời đổ mưa, xe đỗ lại. 
- Bài “Bạn của Nai nhỏ”
- 3 câu. Viết hoa. Nai Nhỏ. Tên riêng phải viết hoa. Dấu chấm.
- khỏe, khi, nhanh nhẹn, mới, chơi. Theo dõi và sửa lại nếu sai.
- Đổi vở, dùng bút chì soát lỗi, ghi tổng số lỗi, viết các lỗi sai ra lề vở.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những em học tốt, nhắc nhở những em còn chưa chú ý học bài.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	CHÍNH TẢ (nghe viết)
TIẾT: 06	GỌI BẠN.
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Nghe – viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài thơ Gọi bạn. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3b.
2. Kĩ năng:
- Tốc độ có thể đạt: khoảng 35 chữ/15 phút.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Chuẩn bị
- Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2, 3.
III. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS
- 2 HS lên bảng viết các từ mà tiết trước viết sai, hoặc cần chú ý phân biệt: trung thành, chung sức, mái che, cây tre. - Nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài
- Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc và viết l

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Tieng Viet 1-4.doc