Giáo án lớp 1 môn Thể dục - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục đích yêu cầu:

- Giới thiệu nội dung học: Biết được một số nội quy trong giờ tập thể dục, biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2.

- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.

II. Địa điểm – Phương tiện:

- Địa điểm trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập

- Phương tiện: Một cái còi

III. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp: Cho HS khởi động các khớp tay, chân, hông

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: GV cho lớp tập hợp thành 4 hàng dọc và phổ biên nội dung bài tập thể dục

 

doc 16 trang Người đăng hong87 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Thể dục - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 01	GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH
	TRÒ CHƠI: “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
I. Mục đích yêu cầu:
- Giới thiệu nội dung học: Biết được một số nội quy trong giờ tập thể dục, biết tên 4 nội dung cơ bản của chương trình thể dục lớp 2.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Một cái còi
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Cho HS khởi động các khớp tay, chân, hông
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: GV cho lớp tập hợp thành 4 hàng dọc và phổ biên nội dung bài tập thể dục
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Giới thiệu chương trình thể dục lớp 2
- GV dùng phương pháp kể chuyện và nhắc nhở tinh thần học tập và tính kỉ luật
- GV nêu một số qui định khi học giờ thể dục
- Biên chế tồ tập luyện, chọn lựa cán sự
- Giậm chân tại chỗ – đứng lại
+ GV hô khẩu lệnh: “Giậm chân tại chỗ” – “Đứng lại tại chỗ” làm mẫu (2 – 3 lần) theo nhịp 1 - 2
+ GV cho tập từ chậm đến nhanh theo đúng nhịp
+ GV chia lớp thành nhóm tổ và cho cán sự điều khiển.
+ GV tổ chức cho các tổ thi giữa các nhóm
+ GV nhận xét và tuyên dương
b. Trò chơi: “Diệt con vật có hại”
- GV hỏi: Những con vật nào có hại?
- GV phổ biến cách chơi sau đó cho các em chơi thử vài lần rồi mới chơi chính thức
- GV quan sát và bắt những em phạm lỗi hoặc chơi chưa đúng theo điều lệnh hô
- HS nghe
- HS có thể giới thiệu bạn.
- HS quan sát và tập làm thử vài lần
- Nhóm tập kết theo nơi tập chỉ định và sau đó tham gia thi đua giữa các nhóm
- Nêu tên các con vật có hại, các con vật có ích.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố:. Hệ thống lại bài: GV tập hợp lớp thành 4 hàng dọc và cho giậm chân tại chỗ - đứng lại. Sau đó hướng dẫn thả lỏng người
 - Hỏi: Khi giậm chân ta bắt đầu từ chân nào? ngừng lại chân nào? Theo nhịp mấy
5. Dặn dò: Dặn dò: Về nhà tập lại vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị bài mới. Nhận xét tiết học.
- Cho HS vào lớp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 02	TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ
	CHÀO BÁO CÁO KHI GIÁO VIÊN NHẬN LỚP.
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập hợp các hàng dọc, dóng hàng, điểm số: Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc, điểm đúng số của mình.
+ Biết cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”: Thực hiện đúng yêu cầu của trò chơi.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trương và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Một cái còi, tranh tập hợp hàng dọc, dóng hàng, chào báo cáo.
1. Ổn định lớp: GV tập hợp lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc Cho HS khởi động các khớp tay, chân, hông
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nhắc lại bài học hôm trước và tập lại 2 - 3 lần – GV theo dõi và uốn nắn
3. Bài mới: GV cho lớp tập hợp thành 4 hàng dọc và phổ biên nội dung bài tập thể dục
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Dóng hàng, điểm số, báo cáo
- GV cho cán sự điều khiển: dóng hàng, điểm số tập lại vài lần. sau đó giải tán
- GV quan sát khi cho HS tập hợp lại: Báo cáo, điểm số, dóng hàng (hàng dọc. hàng ngang)
b. Giậm chân tại chỗ – đứng lại
- GV hô cho cả lớp giậm chân tại chỗ – đứng lại vài lần, sau đó cho lớp tập hợp thành tổ và tập trong tổ
- GV tập hợp và cho các nhóm thi đua tập và nhận xét, tuyên dương nhóm tập đúng và đều
c. Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
+ GV phổ biến trò chơi và cách chơi
- GV quan sát và nhắc nhở các em chơi trong trật tự và tích cực tham gia. nhận xét.
- HS tập hợp dóng hàng và điểm số
- HS giải tán và tập hợp báo cáo và điểm số
- HS tập giậm chân tại chỗ – dừng lại theo nhóm và sau thi đua theo các nhóm
- HS chơi thử.
- HS tham gia trò chơi
HS năng khiếu.
4. Củng cố:. Hệ thống` lại bài học: GV tập hợp lớp lại thành 4 hàng dọc và cho HS giậm chân tại chỗ – đứng lại, sau đó dóng hàng dọc thành một cách tay
- Hỏi: Khi giậm chân tại chỗ – đứng lại bắt đầu từ chân nào? và dừng lại chân nào?
5. Dặn dò: Về nhà tập lại bài vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị bài mới. - Nhận xét tiết học. - Cho HS vào lớp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 03	DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG
	TRÒ CHƠI: “QUA ĐƯỜNG LỘI”
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đúng nghỉ, dàn hàng ngang, dồn hàng: Biết cách tập hợp hàng dọc, HS đứng vào hàng dọc đúng vị trí (thấp trên – cao dưới); biết dóng thẳng hàng dọc.
+ Biết cách điểm số, đứng nghiêm, đúng nghỉ; biết cách dàn hàng ngang, dồn hàng (có thể còn chậm)
- Trò chơi “Qua đường lội”: Biết cách tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Tiếp tục ôn tập một số kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 1.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Đia điểm: Trên sân trường và vệ sinh nơi tập an toàn
- Phương tiện: Một cái còi, tranh dàn hàng, dồn hàng và kẻ sân chơi
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể. 
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS giẫm chân tại chỗ–đừng lại theo nhịp 1 – 2 (vài lần) GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa, nhận xét
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Dóng hàng, dồn hàng điểm số, đứng nghiêm nghỉ:
- GV theo dõi và uốn nắn sửa chữa, qua mỗi động tác nhận xét
- GV hướng dẫn dóng hàng, dồn hàng theo hiệu lệnh vài 3 lần, rồi cho cán sự lớp điều khiển.
- Cho HS tập luyện theo khu vực quy định.
- GV theo dõi và nhắc nhở những em chưa chăm chỉ tập và không theo hiệu lệnh
b. Trò chơi “Qua đương lội”:
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho cả lớp tham gia trò chơi thử đôi ba lần, rồi sau đó tham gia chơi theo nhóm thi đua
- GV quan sát và nhận xét, rồi tuyên dương.
- Cán sự lớp điều khiển (mỗi động tác 3- 4 lần) HS thực hiện
- Dồn hàng, dóng hàng ngang
- HS chủ động tập luyện.
- HS tham gia theo nhóm và thi đua
HS năng khiếu thực hiện.
4. Củng cố:. GV cùng học sinh hệ thống bài học.
+ Khi nghe hiệu lệnh dóng hàng hoặc dồn hàng ta nên làm gì?
+ Trò chơi gì trong bài học hôm nay?
5. Dặn dò: Giao bài tập về nhà.- Nhận xét tiết học. Cho HS vào lớp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 04	DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG
	TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI!”
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đúng nghỉ, dàn hàng ngang, dồn hàng: Biết cách tập hợp hàng dọc, HS đứng vào hàng dọc đúng vị trí (thấp trên – cao dưới); biết dóng thẳng hàng dọc.
+ Biết cách điểm số, đứng nghiêm, đúng nghỉ; biết cách dàn hàng ngang, dồn hàng (có thể còn chậm)
- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”: Biết cách tham gia trò chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Tiếp tục ôn tập một số kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 1.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Một cái còi, tranh dàn hàng, dồn hàng và kẻ sân chơi trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
1. Ổn định lớp: Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể. 
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS giẫm chân tại chỗ–đừng lại theo nhịp 1 – 2 (vài lần) GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa, nhận xét Ôn lại: Báo cáo, điểm số; giẫm chân tại chỗ – đứng lại; bài thể dục lớp 1 (mỗi động tác tập theo nhịp 8 x 1 lần)
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ điểm số, quay trái, phải
- GV điều khiển lần 1 và sau đó cho cán sự lớp điều khiển. GV quan sát và uốn nắn (mỗi động tác GV có nhận xét rồi mới chuyển qua động tác tiếp)
b. Dàn hàng ngang, dồn hàng (2 lần)
- GV cho dàn hàng, dồn hàng theo một cách tay, 1 dang tay
- GV vừa hô vừa quan sát uốn nắn và nhận xét
c. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi
- GV phổ biến hoặc cho HS nhắc lại cách chơi của trò chơi này
- GV tổ chức cho các nhóm thi đua. Sau đó sơ kết, tuyên dương.
- HS thực hiện tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ đếm số, quay trái, phải (mỗi động tác 2- 3 lần) theo điều khiển của cán sự lớp.
- HS tập luyện theo hướng dẫn.
- Những em làm sai thực hiện lại
- HS thực hiện
- HS tham gia trò chơi.
HS năng khiếu thực hiện.
4. Củng cố:. GV cùng HS hệ thống lại bài: GV ổn định lại lớp theo 4 hàng dọc và hỏi: Khi nghe hiệu lệnh dồn hoặc dãn hàng thi ta phải làm gì? Trò chơi hôm nay ta chơi trò chơi gì?
- Hỏi: Khi giậm chân tại chỗ – đứng lại bắt đầu từ chân nào? và dừng lại chân nào?
5. Dặn dò: Về nhà tập lại bài vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị bài mới. - Nhận xét tiết học. - Cho HS vào lớp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 05	QUAY PHẢI, QUAY TRÁI
	TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI!”
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết cách thực hiện quay phải, quay trái.
- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”: Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Học mới quay phải, quay trái.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân và nơi tập an toàn và vệ sinh
- Phương tiện: Một cái còi và kẽ sân cho trò chơi, tranh động tác quay phải, quay trái.
1. Ổn định lớp: Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể. 
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS giẫm chân tại chỗ–đừng lại theo nhịp 1 – 2 (vài lần) GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa, nhận xét
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Quay trái, phải (5- 6 lần)
- GV làm mẫu theo từng bước và giải thích các hiệu lệnh
- GV cho HS làm thử từ chậm đến nhanh vài lần (có uốn nắn sửa chữa)
- GV cho HS dóng hàng dọc và dãn hàng
- GV tổ chức thi. nhận xét và tuyên dương.
b. Trò chơi: Nhanh lên các bạn ơi
- GV cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi
- GV tổ chức thi đua sau khi các các nhóm chơi thử 2 lần
- GV quan sát và nhận xét tuyên dương.
- HS theo dõi và thực hiện
- Cán sự điều khiển
- Tổ trưởng điều khiển nhóm thực hiện quay trái, phải
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, nghỉ quay trái, phải
- Các nhóm thi đua
- Các nhóm tham gia trò chơi và thi đua
- GV chia lớp theo tổ và thực hiện trong tổ của mình do cán sự điều khiển
HS năng khiếu thực hiện.
4. Củng cố:. Hệ thống lại bài: Tập hợp các nhóm lại và dóng hàng sau đó hỏi: Khi quay trái (phải) ta lấy gót nào làm trọng tâm?
- GV quan sát và nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò: Về nhà tập lại 2 động tác vừa học, chuẩn bị bài mới. Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 06	QUAY PHẢI, QUAY TRÁI
	ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY.
I. Mục đích yêu cầu:
- Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung: Biết cách thực hiện 2 động tác vươn thờ và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện quay phải, quay trái.
- Trò chơi “Qua đường lội”: Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Làm quen với 2 động tác của bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Một cái còi, tranh động tác vươn thở, tranh động tác tay và kẻ vạch sân chơi.
1. Ổn định lớp: Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể. 
2. Kiểm tra bài cũ: Cho HS giẫm chân tại chỗ–đừng lại theo nhịp 1 – 2 (vài lần) GV quan sát, uốn nắn và sửa chữa, nhận xét
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Ôn quay trái, phải
- GV hỏi: Khi ta quay trái hoặc phải ta lấy chân nào làm trọng tâm? Hai tay ta như thế nào?
- Cho cán sự điều khiển, GV theo dõi và nhận xét sau đó gọi những em làm sai làm lại
b. Học 2 động tác: Vươn thở, tay
- GV làm mẫu và giải thích theo từng bước của động tác
- Cho cả lớp làm thử 2 lần x 8 nhịp (mỗi động tác)
- GV chia lớp và phân phạm vi cho từng nhóm tập trong nhóm
- GV tập hợp vào ổn định dóng hàng
- GV uốn nắn. nhận xét tuyên dương
c. Trò chơi: Qua đường lội
- Cho HS nhắc lại cách chơi và luật chơi
- GV cho các em chơi thử vài lần sau đó tổ chức thi đua
- GV cùng HS nhận xét và tuyên dương
- HS trả lời và thực hiện
- HS quan sát và làm theo.
- HS tích cực thực hiện đúng động tác.
- Nhóm ổn định và thi đua tập
- Lần lượt cho từng nhóm thi đua tập đúng - đẹp mỗi động tác 1 lần x 8 nhịp
- Nhóm tham gia trò chơi
HS năng khiếu thực hiện.
4. Củng cố:. Tập hợp lại và dóng hàng, điểm số
- GV hỏi: Hôm nay ta học những động tác nào? Khi quay trái (hoặc phải) ta lấy chân nào làm trọng tâm?
5. Dặn dò: Ôn động tác vươn thở, động tác tay vào mỗi buổi sáng vừa ngủ dậy, tập các động tác vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị bài mới. Nhận xét tiết học.
- Cho HS về lớp.
Điều chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 07	ĐỘNG TÁC CHÂN
	TRÒ CHƠI: “KÉO CƯA LỪA XẺ”
I. Mục đích yêu cầu:
- Động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục phát triển chung: Biết cách thực hiện 3 động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục phát triển chung (chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác)
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”: Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Ôn tập 2 động tác đã học và học mới 1 động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường và vệ sinh nơi an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị một cái còi, tranh động tác chân. 
1. Ổn định lớp: Cho cả lớp khởi động các khớp của cơ thể. 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lại tên 2 động tác đã học và sau đó gọi vài em tập lại 2 động tác đó
- GV nhận xét, uốn nắn và sửa chữa
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
2. Phần cơ bản: (18 – 22 phút)
a. Ôn lại 2 động tác Vươn thở, tay
- GV hô cho cả lớp tập lại và quan sát nhắc nhở uốn nắn những em sai (mỗi động tác tập 2 x 8 nhịp)
b. Học động tác chân
- GV làm mẫu chậm cho HS làm theo
- GV gọi các tổ trưởng làm lại cho cả lớp xem
- GV hô cho cả lớp tập lại và uốn nắn
- GV chia lớp thành nhóm và phạm vi của từng nhóm và tập do tổ trường quản lí tập 3 động tác
- GV tập hợp lớp và dóng hàng sau đó tổ chức thi giữa các nhóm
- GV cùng các nhóm nhận xét và tuyên dương
c. Tồ chức trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
- GV phổ biển cách chơi và luật chơi
- GV gọi 2 cặp làm mẫu lại. sau đó chia lớp thành cặp tổ chức cho các em chơi
- GV quan sát và nhắc nhở các em tích cực tham gia chơi
- Cả lớp tập lại 2 động tác
- HS quan sát và làm theo.
- HS tích cực thực hiện đúng động tác.
- Nhóm ổn định và thi đua tập
- Lần lượt cho từng nhóm thi đua tập đúng - đẹp mỗi động tác 1 lần x 8 nhịp 
Nhóm thi đua
- Nhóm tham gia trò chơi và thi đua
HS khá giỏi
4. Củng cố:. Tập hợp lại và dóng hàng, điểm số
- GV hỏi: Hôm nay ta học những động tác nào? Khi quay trái (hoặc phải) ta lấy chân nào làm trọng tâm?
5. Dặn dò: Ôn động tác vươn thở, động tác tay vào mỗi buổi sáng vừa ngủ dậy, tập các động tác vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị bài mới. Nhận xét tiết học.
- Cho HS về lớp.
Điều chỉnh bổ sung:	
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	Môn: THỂ DỤC
Tiết: 08	ĐỘNG TÁC LƯỜN
	TRÒ CHƠI: “KÉO CƯA LỪA XẺ”
I. Mục đích yêu cầu:
- Động tác vươn thở, tay, chân, lườn của bài thể dục phát triển chung: Biết cách thực hiện 4 động tác vươn thở, tay, chân và lườn của bài thể dục phát triển chung (chưa yêu cầu cao khi thực hiện các động tác)
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”: Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
+ HS có khả năng: Ôn tập 3 động tác đã học và học mới 1 động tác chân, lườn của bài thể dục phát triển chung.
II. Địa điểm – Phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân và vệ sinh an toàn nơi tập
- Phương tiện: Chuẩn bị một cái còi, tranh động tác lườn. 
1. Ổn định lớp: Cho HS và dóng hàng dọc cách nhau 1 cánh tay, rồi khởi động các khớp của cơ thểå. 
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS nêu tên các động tác đã học và vài em thực hiện
- GV theo dõi và nhận xét.
3. Bài mới: Phổ biến nội dung và yêu cầu: GV tập lớp ở ngoài sân thành 4 hàng dọc và phổ biến nội dung và yêu cầu tiết học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
a. Ôn 3 động tác: Vươn thở, tay, chân
- GV hô lệnh và kiểm tra uốn nắn (Mỗi động tác 2 x 8 nhịp). Cứ qua mỗi động tác GV nhận xét
- Cho HS thi đua biểu diễn
b. Học động tác Lườn (4 –5 lần)
- GV làm mẫu chậm và sau đó cho HS thực hiện.
- GV quan sát và uốn nắn cho HS.
- GV chia lớp thành nhóm tập lại 4 động tác
- GV ổn định và lần lượt cho các tổ tập lại và thi đua. nhận xét tuyên dương
c. Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ
- GV cho HS nêu cách chơi và luật chơi (Nếu thiếu sót GV bổ sung)
- Tồ chức các nhóm chơi và tập theo vần
- Cho HS chủ động chơi theo sự sáng tạo.
- Nhận xét trò chơi, khen nhóm HS sáng tạo khi chơi.
- Vài HS tập 3 động tác đã học
- Cả lớp tập lại 3 động tác
- Tích cực thi đua.
- HS học động tác Lườn
- HS tập trong nhóm theo khu vực quy định.
- Nhóm thi đua tập các động tác
- HS nêu cách chơi.
- HS tham gia trò chơi theo vần điệu
- HS có thể tự do sáng tạo trong khi chơi
HS khá giỏi
4. Củng cố:. Hôm nay ta ôn lại các động tác nào? Và học động tác nào?
Ổn định, dóng hàng, dồn hàng và thả lỏng người, hít thở sâu
5. Dặn dò: Về nhà tập vào mỗi buổi sáng và chuẩn bị “Ôn 4 động tác của bài thể dục”
- Nhận xét tiết học. Cho HS về lớp.
Điều chỉnh bổ sung:	

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 The duc 1-4.doc