Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 29 đến tuần 35

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của con vật.

Kĩ năng:

- Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.

+ HS năng khiếu: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (nếu là vẽ hoặc xé dán)

Thái độ:

- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.

GDBVMT (liên hệ): Biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.

 + Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.

 + Một số biện pháp BV động vật và giữ gìn môi trường xung quanh

 + Biết chăm sóc vật nuôi.

 + Yêu mến các con vật. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.

 

doc 13 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1336Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 29	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 29	BÀI: TẬP NẶN TẠO DÁNG:
	NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN CÁC CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết hình dáng, đặc điểm của con vật.
Kĩ năng:
- Nặn được con vật theo trí tưởng tượng.
+ HS năng khiếu: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (nếu là vẽ hoặc xé dán)
Thái độ:
- Yêu mến các con vật nuôi trong nhà.
GDBVMT (liên hệ): Biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.
	+ Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
	+ Một số biện pháp BV động vật và giữ gìn môi trường xung quanh
	+ Biết chăm sóc vật nuôi.
	+ Yêu mến các con vật. Có ý thức chăm sóc vật nuôi.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên:
- Hình ảnh các con vật có hình dáng khác nhau.
- Một số bài tập nặn các con vật khác nhau của HS.
- Đất nặn hoặc sáp nặn, giấy màu, hồ dán.
*Học sinh:
- Vở tập vẽ.
- Đất nặn hoặc sáp nặn, giấy màu, hồ dán. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét.
- GV hướng dẫn HS xem hình ảnh ở bộ ĐDDH: Hình ảnh gà trống, gà mái, gà con và các con vật khác.
- GV cho HS quan sát các con vật khác nhau về hình dáng và màu sắc.
GV liên hệ giúp HS biết một số loài động vật thường gặp và sự đa dạng của động vật.
+ Quan hệ giữa động vật với con người trong cuộc sống hằng ngày.
* Hoạt động 2: Cách nặn con vật.
- GV gợi ý HS nhận xét về cấu tạo, hình dáng của con vật.
+Các dáng khi đi, đứng, nằm, 
+Các bộ phận: đầu, mình, 
- HS mô tả theo sự quan sát của mình. GV cần gợi ý để HS tìm được các dáng khác nhau, đặc điểm, các bộ phận và màu sắc của con vật.
- GV hướng dẫn HS cách nặn:
+Nặn khối chính trước: đầu mình, 
+Nặn các chi tiết sau.
+Gắn, dính từng bộ phận chính và các chi tiết để thành con vật.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- Trước khi nặn, GV cho HS xem hình các con vật qua tranh, ảnh hoặc quan sát các sản phẩm nặn.
- HS chọn con vật theo ý thích để nặn.
- GV quan sát và gợi ý cho HS:
+Nặn hình theo đặc điểm của con vật như: mình, các bộ phận, 
+Tạo dáng hình con vật: đứng, chạy, nằm, 
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành, gợi ý để các em quan sát và nhận xét về:
+Hình dáng.
+Đặc điểm.
+Thích nhất con vật nào. Vì sao ?
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi.
- HS thực hành.
- HS tham gia nhận xét.
- HS quan sát và chọn ra bài đẹp nhất.
HS năng khiếu: Hình vẽ, xé hoặc nặn cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp (nếu là vẽ hoặc xé dán)
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: - Vẽ hoặc xé dán con vật vào vỡ bài tập.
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài môi trường, tranh phong cảnh.
GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 30	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 30	BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu về đề tại Vệ sinh môi trường.
- Biết cách vẽ tranh về đề tài Vệ sinh môi trường.
Kĩ năng:
- Vẽ được tranh đề tài đơn giản về Vệ sinh môi trường.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
GDBVMT (bộ phận): Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMTTN
+ Tham gia BV cảnh quan môi trường.
+ Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên:
- Một số tranh, ảnh về vệ sinh môi trường.
- Tranh của HS về đề tài Vệ sinh môi trường và Tranh phong cảnh.
*Học sinh:
- Tranh, ảnh phong cảnh.
- Bút chì, màu vẽ, vở tập vẽ. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu ảnh, tranh phong cảnh và gợi ý để HS nhận biết:
+Vẽ đẹp của môi trường xung quanh.
+Sự cần thiết phải giữ gìn mơi trường xanh – sạch – đẹp.
- GV đặt câu hỏi để HS thấy những công việc phải làm để cho môi trường xanh – sạch – đẹp.
+Lao động vệ sinh ở trường, ở nhà, đường làng ngõ xóm, phố phường, nơi công cộng, 
+Trồng cây xanh.
+Nhặt rác bỏ vào đúng nơi quy định.
- GV cho HS xem tranh đề tài Vệ sinh môi trường.
GV giảng thêm về:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMTTN
Tham gia BV cảnh quan môi trường. Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý cho HS có thề vẽ theo nội dung sau:
+Vẽ cảnh làm vệ sinh ở nơi sân trường và nơi công cộng.
+Lao động trồng cây.
- GV gợi ý HS tìm ra những hình ảnh cần vẽ cho từng nội dung:
+Vẽ người đang làm việc (quét, nhặt rác, đẩy xe rác, trồng cây, tưới cây, )
+Vẽ thêm nhà, đường, cây, . . cho tranh thêm sinh động.
- GV gợi ý HS cách vẽ tranh:
+Vẽ hình ảnh chính trước.
+Vẽ các hình ảnh phụ sau cho rõ nội dung tranh.
+Vẽ màu tươi, trong sáng.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS xem thêm một số tranh của hội sĩ.
- GV gợi ý HS:
+Cách tìm, chọn nội dung.
+Vẽ hình chính, hình phụ sao cho rõ nội dung tranh.
+Cách tìm và vẽ màu.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành, gợi ý để các em quan sát và nhận xét về:
+Nội dung tranh: Vẽ về hoạt động nào ?
+Những hình ảnh trong tranh.
+Màu sắc trong tranh.
+Thích nhất con vật nào. Vì sao ?
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát tranh và nhận xét.
- HS quan sát theo dõi.
- HS thực hành.
- HS tham gia nhận xét.
- HS thực hiện bình chọn những bài đẹp nhất.
HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: - Sưu tầm tranh phong cảnh.
- Xem trước bài vẽ trang trí.
GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 31	BÀI: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu cách trang trí hình vuông.
- Biết cách trang trí hình vuông đơn giản.
Kĩ năng:
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên: - SGK
- Một số đồ vật có dạng trang trí hình vuông.
- Một bài trang trí hình vuông.
*Học sinh: - Vở thực hành, dụng cụ học tập. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Giới thiệu bài: Hôm nay các em về cách vẽ trang trí hình vuông.
- Ghi tựa bài.
* Hoạt động 1: Quan sát – nhận xét.
GV giới thiệu một vài bài trang trí hình vuông cho HS quan sát.
+Yêu cầu HS quan sát Hoạt động nhóm
+Em nêu các hoạ tiết trong bài được sắp xếp như thế nào ?
+Hoạ tiết chính và phụ nằm ở vị trí như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách tạo dáng.
- GV thực hiện mẫu cho HS quan sát.
1 2
- GV hướng dẫn HS thực hiện.
+Kẻ các trục.
+Tìm và vẽ các mảng trang trí, các hoạ tiết đã chọn.
*Chú ý:
+ Không vẽ quá nhiều màu (Từ 3- 5 màu)
+Vẽ màu hoạ tiết chính trước.
- GV thực hiện.
- GV yêu cầu HS nhắc lại.
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện.
- Cho HS tự hoạt động để thực hiện.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
* Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cho HS trình bày sản phẩm.
- GV cùng HS theo dõi một số bài của HS.
- Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+Bố cục (cân đối).
+Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
- GV kết luận và khen ngợi những HS có bài đẹp.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Quan sát.
+Các hoạ tiết được sắp xếp đối xứng qua các đường chéo và đường trục.
+Hoạ tiết chính to hơn và ở giữa, hoạ tiết phụ nhỏ hơn và nằm ở 4 phía, những hoạ tiết giống nhau thì vẽ bằng nhau và cùng màu cùng độ đậm nhạt.
- HS lắng nghe và quan sát.
3 4
- HS nêu.
- HS nêu.
- HS thực hiện.
- HS theo dõi và nhận xét đánh giá xếp loại sản phẩm. 
HS năng khiếu: Vẽ được hoạ tiết cân đối, tô màu đều, phù hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Xem trước bài mới
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 32	BÀI: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
	TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Bước đầu tiếp xúc, tìm hiểu các thể loại tượng.
+ HS năng khiếu: Chỉ ra những bức tượng mà mình yêu thích.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
II. Chuẩn bị
*Giáo viên:
- Sưu tầm một số ảnh tượng đài, tượng cổ, tượng chân dung có khuôn khổ lớn và đẹp để giới thiệu cho HS.
- Tìm một vài tượng thật để HS quan sát.
*Học sinh:
- Sưu tầm ảnh về các loại tượng ở sách, báo, tạp chí,  
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài.
- GV giới thiệu một số tranh và tượng để HS nhận biết:
+Tranh được vẽ ở đâu và vẽ bằng chất liệu gì ?
+Tượng được làm bằng gì ?
- GV cho HS kể một vài tượng mà em biết.
- GV cho HS biết: ngoài các pho tượng kể trên, còn có tượng các con vật như: tượng voi, hổ, rồng, 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng.
- GV yêu cầu HS xem hình giới thiệu ở SGK và tìm hiểu về:
- Tượng phật A- di- đà (chùa phật Tích, Bắc Ninh)
+ Phật tọa trên tòa sen, trong trạng thái thiền định. Khuông mặt và hình dáng chung của tượng tiểu hiện vẻ dịu dàng, đôn hậu của đức phật, nét đẹp còn được thể hiện ở từng chi tiết, các nếp áo cũng như các họa tiết trang trí trên bệ tượng.
- Tượng phận Bà Quan Aâm nghìn mắt nghìn tay.
+ Tượng có rất nhiều con mắt và rất nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm của đức Phật để có thể nhìm thấy nỗi khổ của chúng sinh và che chở, giúp đỡ mọi người trên thế gian.
- Tượng vũ nữ Chăm:
+ Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. Bức tượng có bố cục cân đối, hình khối chắc khỏe nhưng rất mềm mại, tinh tế, mang đậm phong cách điêu khắc Chăm.
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về một số tượng cổ có ở địa phương:
+ Tên của bức tượng?
+ Bức tượng hiện đang được đặt ở đâu?
+ Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì?
+ Em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng đó.
- GV bổ sung và nhận xét cho HS sau đó kết luận:
+ Các tượng cổ thường có ở đình chùa, lăng tẩm,
+ Tượng cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tàng mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm tượng cổ là nhiệm vụ của mọi người dân Việt Nam. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát.
+Tranh được vẽ trên giấy, vải bằng chì, màu, 
+Tượng được nặn, tạc bằng gỗ, thạch cao, xi măng, đồng, đá, 
- Tượng vua Quang Trung, các tượng Phật ở chùa, 
- HS quan sát và nhận xét.
- Pho tượng được tạc bằng đá.
- HS quan sát và nhận xét.
- Pho tượng được tạc bằng gỗ.
- HS quan sát và nhận xét.
- Pho tượng được tạc bằng đá.
- HS trả lời về một số tác phẩm có ở địa phương.
 - HS trả lời theo thực tế.
- HS ghi nhớ.
HS năng khiếu: Chỉ ra những bức tượng mà mình yêu thích.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về các tác phẩm tượng cổ.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 33	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 33	BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI BÌNH ĐỰNG NƯỚC
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được hình dáng, màu sắc của bình đựng nước.
- Biết cách vẽ bình đựng nước theo mẫu.
Kĩ năng:
- Vẽ được cái bình đựng nước.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
II. Chuẩn bị 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài:
Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về cách vẽ các đồ vật có dạng hình trụ.
Ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một vài mẫu vật cho HS quan sát.
+ Yêu cầu HS quan sát hoạt động nhóm
+ Em nêu vật mẫu có hình dáng như thế nào: chiều rộng, chiều cao?
+ Hình dáng và các bộ phận của nó như thế nào?
+ Nhận xét về đặc điểm nổi bật của đồ vật ấy?
+ Màu sắc của nó như thế nào?
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Cách vẽ cái bình đựng nước
- GV đặt vật mẫu lên bàn và hướng dẫn HS vẽ.
- Muốn thực hiện được bài vẽ chúng ta cần tiến hành theo các bước sau:
+ Quan sát mẫu thật kĩ.
+ Dựa vào hình dáng của mẫu, kẻ khung hình cho hợp lí.
+ Ước lượng chiều cao so với chiều ngang để vẽ khung hình.
+ Phát hình nét chung.
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết, tẩy xoá những nét không cần thiết.
+ Vẽ màu thích hợp.
- GV thực hiện.
- GV cho HS nhắc lại.
- GV cho HS xem lại một vài bức tranh.
1 2
3 4
*Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS thực hiện.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
*Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá.
- GV chọn một số bài đưa lên và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát theo dỏi.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- HS nhắc lại.
1 2
3 4
- HS thực hiện. 
HS cùng GV nhận xét bài vẽ.
HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Xem trước bài mới.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 34	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 34	BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI PHONG CẢNH
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hiểu đề tài vẽ tranh phong cảnh.
- Biết cách vẽ tranh phong cảnh.
Kĩ năng:
- Vẽ được một bức tranh phong cảnh đơn giản.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
GDBVMT (bộ phận): Biết vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMTTN
+ Tham gia BV cảnh quan môi trường.
+ Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
II. Chuẩn bị 
*Giáo viên: SGK, Sưu tầm tranh, ảnh các con vật.
*Học sinh: Giấy vẽ và dụng cụ. Sưu tầm tranh, ảnh các con vật quen thuộc. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em về các bức tranh phong cảnh và cách vẽ.
Ghi tựa bài.
*Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và yêu cầu HS xem tranh và trả lời:
+ Tranh phong cảnh thường vẽ những gì?
+ Tranh phong cảnh vẽ gì là chính?
+ Cảùnh vật trong tranh thường là vẽ gì?
*Giảng: Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp, chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo dựa trên thực tế thông qua cảm xúc người vẽ.
- GV HD HS tiếp cận đề tài:
+ Xung quanh nơi em ở có cảnh đẹp nào không?
+ Em đã được đi tham quan, nghỉ hè ở đâu? Phong cảnh ở đó như thế nào?
+ Ngoài khu vực em ở và nơi em đã tham quan, em đã được thấy cảnh đẹp ở đâu nữa?
+ Em hãy tả lại một cảnh đẹp mà em thích?
+ Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ tranh?
- GV lưu ý cho HS: Những hình ảnh chính của cảnh đẹp là: cây, nhà, con đường, bầu trời, và phong cảnh còn đẹp bởi màu sắc của không gian chung. Nên chọn cảnh vật quen thuộc, dễ vẽ, phù hợp với khả năng.
*GV giảng thêm về:
+ Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Một số biện pháp BVMTTN
Tham gia BV cảnh quan môi trường. Yêu mến quê hương. Có ý thức giữ gìn môi trường.
*Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh.
+ GV giới thiệu cho HS biết 2 cách vẽ tranh phong cảnh:
+ Quan sát cảnh thiên nhiên và vẽ trực tiếp.
+ Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng quan sát.
- GV hướng dẫn HS các bước vẽ.
+ Nhớ lại các hình ảnh định vẽ.
+ Sắp xếp hình ảnh chính, hình ảnh phụ sao cho cân đối, hợp lí, rõ nội dung.
+ Vẽ hết phần giấy và vẽ màu kín nền.
- GV cho HS nhắc lại.
- GV cho HS xem lại một vài bức tranh.
*Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS thực hiện.
- GV quan sát giúp đỡ những em yếu.
*Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá.
- GV chọn một số bài đưa lên và nhận xét.
- GV Nhận xét đánh giá tiết học.
- Lắng nghe.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Lắng nghe và theo dõi.
+ Vẽ về cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+ Chủ yếu vẽ cảnh vật.
+ Nhà cửa, phố phường, hàng cây, cánh đồng, đồi núi, biển cả,
- HS lắng nghe.
- HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- HS thực hiện vẽ.
- Những bài vẽ đạt yêu cầu được trưng bày
- HS cùng đánh giá bài vẽ của bạn. 
HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, rõ nội dung đề tài, màu sắc phù hợp.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
GDTT: Yêu thích vẻ đẹp nghệ thuật.
5. Dặn dò: Đem tất cả tranh đã vẽ để học tiết sau “Trưng bày sản phẩm”. GV Nhận xét đánh giá tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 35	MÔN: MĨ THUẬT 2
TIẾT: 35	BÀI: TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- GV và HS cần thấy được kết quả dạy-học Mĩ thuật trong năm học và khả năng học tập của HS.
- Hệ thống được chủ đề, kĩ năng Mĩ thuật cho HS.
- HS thấy rõ những gì đã đạt được và có ý thức phấn đấu trong những năm học tiếp theo.
Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức BVMT, tô điểm cho cuộc sống quanh em.
II. Hình thức tổ chức
- GV cùng HS chọn các bài vẽ, xé dán giấy và bài tập nặn đẹp.
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
- GV tổ chức cho HS xem và trao đổi ngay ở nơi trưng bày để nâng cao hơn nhận thức, cảm thụ về cái đẹp, giúp cho việc dạy – học Mĩ thuật đạt hiệu quả hơn ở những năm sau.
Lưu ý:
+Dán bài theo phân môn vào giấy khổ lớn.
+Trình bày đẹp, có kẻ bo, có tiêu đề.
Ví dụ: Tranh vẽ của HS lớp 2A, tên bài vẽ, tên HS vẽ dưới mỗi bài.
+Trình bày các bài nặn đẹp vào khay.
+Chọn các bài vẽ, bài tập nặn đẹp, tiêu biểu của các phân môn để làm Chuẩn bị.
III. Đánh giá
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá.
- Khen ngợi những em có nhiều bài vẽ đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Mi thuat 29-35.doc