Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 1 đến tuần 4

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.

Kĩ năng:

- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.

+ HS năng khiếu: tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.

Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị

- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm, nhạt.

- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.

- Phấn màu.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật - Tuần 1 đến tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 01	MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 01	BÀI: VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐẬM, VẼ NHẠT
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: đậm, đậm vừa, nhạt.
Kĩ năng:
- Biết tạo ra những sắc độ đậm nhạt đơn giản trong bài vẽ trang trí hoặc bài vẽ tranh.
+ HS năng khiếu: tạo được 3 độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí, bài vẽ tranh.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm một số tranh, ảnh, bài vẽ trang trí có độ đậm, nhạt.
- Hình minh hoạ ba sắc độ đậm, đậm vừa và nhạt.
- Phấn màu. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét.
3. Bài mới: GV giới thiệu hình minh hoạ ba sắc độ để HS thấy được độ đậm, đậm vừa và độ nhạt.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu tranh, ảnh và gợi ý cho HS nhận biết:
+Độ đậm	+Độ đậm vừa	+Độ nhạt. 
Đậm
Đậm vừa
Nhạt
- GV tóm tắt: +Trong tranh, ảnh có nhiều độ đậm nhạt khác nhau. Có ba sắc độ chính: ĐẬM – ĐẬM VỪA – NHẠT. Ba độ đậm nhạt trên làm cho bài vẽ sinh động hơn. Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau.
* Hoạt động 2: Cách vẽ đậm, vẽ nhạt.
- Yêu cầu HS mở vở ra và xem hình số 5 và nhận ra cách làm bài.
+Ở phần thực hành có ba bông hoa giống nhau.
+Dùng ba màu (tuỳ chọn) để vẽ hoa, nhị, lá. Mỗi bông hoa vẽ độ độ đậm nhạt khác nhau (theo thứ tự: đậm, đậm vừa, nhạt của ba màu)
- GV cho HS xem hình minh hoạ.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV cho HS thực hiện bài làm của mình.
- GV theo dõi sửa sai.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV gợi ý HS nhận xét về mức độ đậm nhạt của bài vẽ.
- GV yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài mình ưa thích. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát theo dõi và chỉ ra được các độ đậm nhạt.
- HS lắng nghe.
- HS mở vở ra và quan sát tìm ra cách làm bài.
- HS xem hình minh hoạ.
- HS thực hiện chọn màu và vẽ vào bông hoa.
- HS nêu nhận xét của mình. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài.
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh, ảnh in trên sách, báo và tìm ra chỗ đậm, đậm vừa, nhạt khác nhau.- Sưu tầm tranh thiếu nhi.- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 02	MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 02	BÀI: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT: XEM TRANH THIẾU NHI
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.
- Bước đầu có cảm nhận về cẻ đẹp của tranh.
Kĩ năng:
+ HS năng khiếu: Mô tả được các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh, có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Sưu tầm một số tranh của thiếu nhi quốc tế và bức tranh của thiếu nhi Việt Nam. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét.
3. Bài mới: GV giới thiệu một vài bức tranh thiếu nhi Việt Nam để HS biết: Thiếu nhi Việt Nam cũng như thiếu nhi quốc tế rất thích vẽ tranh và vẽ được những bức tranh đẹp.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Xem tranh
GV giới thiệu tranh Đôi bạn (tranh sáp màu và bút dạ của Phương Liên) và đặt câu hỏi cho HS trả lời.
- HS hoạt động nhóm.
+Trong tranh vẽ những gì ?
+Hai bạn trong tranh đang làm gì ?
+Em hãy kể những màu được sử dụng trong bức tranh ?
+Em có thích bức tranh này không, Vì sao ?
- GV bổ sung ý kiến HS và hệ thống lại nội dung
+Tranh vẽ bằng bút dạ và sáp màu. Nhân vật chính là hai bạn được vẽ ở phần chính giữa tranh. Cảnh vật xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà làm bức tranh thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
+Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+Màu sắc trong tranh có màu đậm, có màu nhạt (như: cỏ, cây màu xanh; áo, mũ màu vàng cam, ). Tranh của bạn Phương Liên, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Nam Thành Công là bức tranh đẹp, vẽ về đề tài học tập.
* Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
GV nhận xét:
- Tinh thần, thái độ học tập của lớp.
- Khen ngợi một số HS có ý kiến phát biểu hay. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát
+Hai bạn đang ngồi, xung quanh là cây, cỏ, bướm và hai chú gà.
+Hai bạn đang ngồi trên cỏ đọc sách.
+ Xanh, đỏ, vàng cam.
+HS tự nêu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài.
5. Dặn dò: Sưu tầm tranh và tập nhận xét về nội dung, cách vẽ tranh. - Quan sát hình dáng, màu sắc lá cây trong thiên nhiên. - Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 03	MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 03	BÀI: VẼ THEO MẪU: VẼ LÁ CÂY
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nhận biết được hình dáng, đặc điểm, màu sắc và vẻ đẹp của một vài loại lá cây.
Kĩ năng:
- Biết cách vẽ lá cây.
- Vẽ được một lá cây và vẽ theo màu theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Tranh hoặc ảnh một vài loại lá cây.
- Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ lá cây. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét.
3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về các loại lá cây (tranh, ảnh, lá thật) để HS thấy vẻ đẹp của chúng qua hình dáng và màu sắc. Đồng thời gợi ý để các em nhận ra tên của các loại lá cây đó.
- GV gợi ý để HS nói lên đặc điểm của một vài loại lá cây.
+Lá bưởi.
+Lá bàng.
+Lá cây hoa hồng, lá trầu, 
* GV kết luận: Lá cây có hình dáng và màu sắc khác nhau.
* Hoạt động 2: Cách vẽ cái lá
- GV cho HS quan sát tranh.
- GV vẽ lên bảng và hướng dẫn HS các bước vẽ lá cây.
+Vẽ hình dáng chung của cái lá trước.
+Nhìn mẫu vẽ các nét chi tiết cho giống chiếc lá.
+Vẽ màu theo ý thích. (có thể vẽ lá màu xanh non, xanh đậm, màu vàng, đỏ, )
	a	b	c
* Hoạt động 3: Thực hành
- GV cho HS xem một số bài vẽ lá cây.
- GV gợi ý HS làm bài:
+Vẽ hình vừa với phần giấy của vở
+Vẽ hình dáng của chiếc lá.
+Vẽ màu theo ý thích: có màu đậm, có màu nhạt.
- Cho HS thực hiện vẽ lá cây và màu theo ý thích.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV nhận xét các bài vẽ của HS.
+Hình dáng (rõ đặc điểm)
+Màu sắc.
- GV bổ sung và xếp loại. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát và nêu các đặc điểm của các loại lá cây.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và nêu tên các loại lá cây.
- HS lắng nghe và theo dõi.
a
b
c
- HS xem tranh và nhận xét.
- HS chú ý lắng nghe. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài.
5. Dặn dò: Quan sát hình dáng và màu sắc một vài loại cây. - Sưu tầm tranh ảnh về cây.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy: 
TUẦN: 04	MÔN: MĨ THUẬT
Tiết: 04	BÀI: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VƯỜN CÂY
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- HS nhận biết hình dáng, màu sắc, vẻ đẹp của một số loại cây.
Kĩ năng:
- Biết cách vẽ 2 hoặc 3 cây đơn giản.
- Vẽ được tranh vườn cây đơn giản (2 hoặc 3 cây) và vẽ màu theo ý thích.
+ HS năng khiếu: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị
- Một số tranh ảnh về các loại cây.
- BĐDDH hướng dẫn cách vẽ. 
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra dụng cụ học tập của HS. - GV nhận xét.
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung tiết học. - Ghi tựa bài.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
* Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu tranh, ảnh và đặt các câu hỏi để HS trả lời.
+Trong tranh, ảnh này có những loại cây gì?
+Em hãy kể những loại cây mà em biết. (tên cây, hình dáng và đặc điểm của cây đó)
- GV tóm tắt:
+Vườn có nhiều loại cây hoặc chỉ có một loại cây (dừa hoặc na, mít, xoài, )
+Loại cây có hoa, có quả.
* Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV gợi ý để HS nhớ lại hình dáng, màu sắc loại cây định vẽ.
- GV hướng dẫn HS cách vẽ:
+Vẽ hình dáng các loại cây khác nhau.
+Vẽ thêm một số chi tiết cho vườn mcây thêm sinh động như: hoa, quả, người, gà, vịt,
+Vẽ màu theo ý thích.
* Hoạt động 3: Thực hành.
- GV nhắc HS vẽ vườn cây vừa với phần giấy đã chuẩn bị hoặc vở tập vẽ.
- Cho HS thực hiện.
*Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV cùng HS nhận xét, bình chọn bài đẹp nhất. 
- HS chú ý lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS nêu.
- HS lắng nghe.
- HS chú ý theo dõi.
- HS thực hiện vẽ vào vở.
- HS nhận xét, bình chọn. 
HS khá giỏi
4. Củng cố: Hệ thống kiến thức, kĩ năng bài.
5. Dặn dò: Quan sát hình dáng màu sắc một số con vật. - Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
- Nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Mi thuat 1-4.doc