Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 17 đến tuần 20

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

Kĩ năng:

- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.

+ HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

 Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.

Thái độ:

- Tích cực học tập.

 

doc 8 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1151Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Tuần 17 đến tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06 – 12 – 2009	Ngày dạy: 07 – 12 – 2009
TUẦN: 17	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 17	BÀI: GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Kĩ năng:
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
+ HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
	Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
Thái độ:
- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị
- Mẫu phiếu điều tra.
- Nội dung các ý kiến cho hoạt động 2 – tiết 2. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm gì?
- Hãy nêu một việc thể hiện việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng? Một việc không thể hiện việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Báo cáo kết quả điều tra 
-Yêu cầu một vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
Theo dõi các em báo cáo việc thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng
Tuyên dương những em thực hiện tốt.
Nhắc nhở những học sinh chưa thực hiện giữ vệ sinh
Khuyến khích, động viên học sinh có ý thức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-GV tổng kết lại các ý kiến của các HS lên báo cáo.
-Nhận xét về báo cáo của HS và những đóng góp ý kiến của cả lớp.
-Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực. 
Hoạt động 2: Trò chơi "Ai đúng ai sai"
-GV phổ biến luật chơi:
+ Chia nhóm chơi.
+GV nhiệm vụ của các đội chơi.
+Mỗi ý kiến trả lời đúng- đội ghi được 5 điểm.
+Đội nào ghi được nhiều điểm nhất – sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi .
-GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
-GV tổ chức cho HS chơi.
-GV nhận xét HS chơi.
-GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc.
Hoạt động 3: Tập làm người hướng dẫn viên
- GV đặt ra tình huống. Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách phải tuân theo những điều gì?
-GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút một số đại diện HS lên trình bày.
-GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng. 
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
- Cá nhân báo cáo: 5 đến 7 học sinh báo cáo.
-Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp.
+Mỗi dãy sẽ lập thành một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình.
+ Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai và đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời.
Phần chuẩn bị của giáo viên
1.Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2.Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường.
3.Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
4.Không được xả rác ra nơi công cộng.
5.Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
6.Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim.
7.Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra.
-Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày.
Chẳng hạn:
Kính mời quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của Viện Bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau:
1.Không vứt rác lung tung ở Viện Bảo tàng.
2.Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
3.Không được nói chuyện trong khi đang tham quan.
-Trao đổi, nhận xét, bổ sung của các HS trong lớp.
HS khá, giỏi: Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hiện tự giác việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Thực hành kĩ năng cuối kì 1”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 13 – 12 – 2009	Ngày dạy: 14 – 12 – 2009
TUẦN: 18	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 18	BÀI: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HỌC KÌ 1
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Hệ thống lại các kiến thức, kĩ năng thực hành đạo đức của các bài đã học từ đầu năm.
Kĩ năng:
- Rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng ứng xử đạo đức trong giao tiếp ở gia đình và với bạn bè.
Thái độ:
- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị
GV: Phiếu bài tập, các tình huống đạo đức.
HS: Thẻ 2 mặt xanh – đỏ để biểu quyết thái độ đồng tình – không đồng tình. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát	
2. Kiểm tra bài cũ: “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng”
- Giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm gì? - Hãy nêu một việc thể hiện việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng? Một việc không thể hiện việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu bài: “Thực hành kĩ năng cuối kì 1”
Hoạt động 1: Quan tâm giúp đỡ bạn.
Mục tiêu: Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè
- Cách tiến hành: GV cho học sinh phát biểu tự do. GV viết nhanh lên bảng sau đó cho học sinh nhận xét gạt những hành vi vụ lợi, không minh bạch, 
Kết luận: Quan tâm, giúp đỡ bạn là điều cần thiết và nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn, đau ốm,
Hoạt động 2: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp
Mục tiêu Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp
-Yêu cầu: Các nhóm HS thảo luận, ghi ra giấy, những việc làm cần thiết để giữ trường lớp sạch đẹp. Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
-Kết luận: Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp, ta có thể làm một số công việc sau:
-Không vứt rác ra sàn lớp.
-Không bôi bẩn, vẽ bậy ra bàn ghế và trên tường.
-Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
-Vứt rác đúng nơi qui định.
-Quét dọn lớp học hàng ngày 
Hoạt động 3: Giữ trật tự và vệ sinh nơi công cộng
Mục tiêu Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng 
-Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
-GV ghi nhanh các ý kiến đóng góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
*Kết luận: Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
-HS trả lời theo vốn hiểu biết và suy nghĩ của từng cá nhân. 
-HS trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
-HS các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
Hình thức: Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm. 
-Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
+Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
+Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái 
-Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện. -Chuẩn bị bài cho tiết sau “Trả lại của rơi”
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 27 – 12 – 2009	Ngày dạy: 28 – 12 – 2009
TUẦN: 19	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 19	BÀI: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà được mọi người quý trọng.
Kĩ năng:
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
Thái độ:
- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị
- Nội dung tiểu phẩm cho hoạt động 1 – tiết 1.
- Các mảnh bìa cho trò chơi "Nếu  thì". 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét kết quả học tập của HS ở học kì 1. Khích lệ HS chăm chỉ học tập ở học kì 2.
- Kiểm tra sách vở, hướng dẫn học tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
a. Hoạt động 1: Phân tích tình huống
-GV yêu cầu một nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp. 
-Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.
-Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại ví cho người phụ nữ. Nếu không kịp đưa ngay cho người phụ nữ thì hai bạn có thể đứng chờ hoặc đưa cho bác bán hàng, nhờ bác trả lại giúp cho người phụ nữ.
*Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất. 
b. Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động
-Phát phiếu cho các nhóm HS.
HS nhắc tựa
- Một nhóm HS trình bày tiểu phẩm.
Nội dung :
Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả. 
-Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ ?
-Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai. 
-Một vài nhóm HS lên sắm vai.
-Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
-Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.
HS khá giỏi thực hiện
Phiếu học tập
Đánh dấu x vào ô o trước ý kiến em cho là đúng (giải thích).
o a) Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
o b) Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
o c) Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị. 
o d) Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chính bản thân mình.
o đ) Không cần trả lại của rơi.
-GV nhận xét các ý kiến của HS.
*Kết luận: Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình. 
-Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm giải thích.
-Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
Hoạt động 3: Trò chơi "Nếu  thì "
-GV phổ biến luật chơi:
Hai dãy chia làm 2 đội. Dãy giữa làm Ban giám khảo.
GV phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng.
Dãy 1
Dãy 2
1. Nếu em nhặt được ví tiền
a) thì em sẽ đem gửi trả lại cho anh (chị).
2. Nếu em nhặt được hộp màu bạn bỏ quên trong ngăn bàn
b) thì em sẽ giữ cẩn thận và đem trả lại bạn.
3. Nếu em nhặt được tiền ở sân trường
c). thì em sẽ gửi trả lại người mất.
4. Nếu em nhặt được một cái bút rất đẹp
d). thì em sẽ đem nộp cho cô Tổng phụ trách.
5. Nếu em nhặt được tiền anh (chị) mình làm rơi
e). thì em sẽ nộp cho chú công an. 
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Yêu cầu mỗi HS chuẩn bị một câu chuyện về trả lại của rơi.
- Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Trả lại của rơi” (tiết 2)
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn: 03 – 01 – 2010	Ngày dạy: 04 – 01 – 2010
TUẦN: 20	MÔN: ĐẠO ĐỨC 2
TIẾT: 20	BÀI: TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà được mọi người quý trọng.
Kĩ năng:
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
Thái độ:
- Tích cực học tập.
II. Chuẩn bị
- Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: - Khi nhặt được của rơi ta phải làm gì? Tại sao?
- GV nhận xét
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi tựa bài
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện "Chiếc ví rơi"
-GV đọc (kể) câu chuyện. 
-Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
Phiếu thảo luận
1.Nội dung câu chuyện là gì ? 
2.Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
3.Nếu em là bạn học sinh trong truyện, em có làm như bạn không? vì sao?
-GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS. 
Hoạt động 2: Học sinh tự liên hệ bản thân 
-Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi. 
-GV nhận xét, đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.
-Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương, học tập theo các gương trả lại của rơi. 
Hoạt động 3: Thi "Ứng xử nhanh"
-GV phổ biến luật thi :
Ban giám khảo (là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào trả lời nhanh, đúng. 
+Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.
-Ban giám khảo chấm điểm.
-GV nhận xét HS chơi.
-Phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.
HS nhắc tựa
-Cả lớp HS nghe.
-Nhận phiếu, đọc phiếu.
-Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp. 
-Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
-Đại diện một số HS lên trình bày.
-HS cả lớp nhận xét về độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể. 
-HS nghe, ghi nhớ. 
+Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên diễn lại cho cả lớp xem. Sau khi xem xong, các đội ngồi dưới có quyền giơ tín hiệu để bổ sung bằng cách đóng lại tiểu phẩm, trong đó đưa ra cách giải quyết của nhóm mình.
- Mỗi đội chuẩn bị tình huống.
-Đại diện từng tổ lên diễn, HS các nhóm trả lời.
HS khá giỏi thực hiện
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài.
5. Dặn dò: Dặn HS thực hành kĩ năng đã học - Thực hành các kĩ năng vừa rèn luyện.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau “Biết nói lời yêu cầu, đề nghị”
Điều chỉnh bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doc2 Dao duc 17-20.doc