Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc - Tuần 29 đến tuần 35

I. Mục đích yêu cầu:

Kiến thức:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 1. Tập hát lời 2.

Kĩ năng:

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.

+ HS năng khiếu : Thuộc 2 lời của bài hát.

 Tập biểu diễn bài hát.

Thái độ:

- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.

II. Chuẩn bị

* Gíao viên: - Tập thể hiện một số động tác phụ họa bài hát Chú ếch con

- Một vài hình ảnh minh họa chim, cá

- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), tốp ca, cá nhân

* HS : - SGK Âm nhạc 2, Vở ghi bài

 

docx 15 trang Người đăng hong87 Lượt xem 1071Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc - Tuần 29 đến tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), tốp ca, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Chú Ếch Con.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV giới thiệu nội dung của tiết học: Học lời 2, Ôn tập bài Chú ếch con
a/ Học hát Chú ếch con (lời 2)
- GV giới thiệu: Nhạc sĩ Phan Nhân tên khai sinh là Lưu Nguyễn Phan Nhân, sinh năm 1931, quê ở huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. Oâng đã làm việc nhiều năm ở Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Các bài hát viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phan Nhân được các em yêu thích như: Hàng cây ơn Bác, Tiếng chim rừng cọ, Vườn cây của ba,  Đặc biệt, ông có bài hát nổi tiếng Hà Nội – niềm tin và hi vọng.
- Đọc lời ca 2, HS đọc theo tốc độ vừa phải, chú ý phân chia thành những câu sau:
Kìa chú là chú ếch con bé ngoan là ngoan nhất nhà
Chú học thuộc bài xong rồi, chú hát thi cùng họa mi
Bao nhiêu chú chim ri cùng bao cô cá rô phi
Nghe tiếng hát mê li, cùng nhau thích chí cười khì.
- Mở máy cho HS nghe bài hát.
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- GV đàn khởi giọng
- GV đàn giai điệu từng câu, mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp 1- 2 cho HS tập hát theo đàn.
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động.
b. Hát kết hợp vận động
- Hát kết hợp với vỗ tay (hoặc gõ thanh phách) theo phách:
 e e t e. x e e e l q. q l x x e e t q.
 Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn 
- Hoặc vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
 e t e e e e l q. q l x x e e t q.
 Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn 
- Chia lớp làm 4 nhóm tập luân phiên nhau cả 2 lời.
+ Nhóm 1: Kìa chú 
+ Nhóm 2: Chú ngồi học bài 
+ Nhóm 3: Bao nhiêu chú trê non 
+ Nhóm 4: Tung tăng chiếc váy son 
- Hát kết hợp đệm nhạc cụ: thanh phách, song loan, trống nhỏ, 
c. Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát. Hát theo lời ca mới
- GV âm hình tiết tấu của 1 câu. Sau đó, yêu cầu HS phát hiện và hát lại (những câu có âm hình tiết tấu như nhau, HS có thể hát câu nào cũng đúng)
- GV ghi các lời ca mới lên bảng và yêu cầu HS thử hát theo giai điệu bài hát.
+ Mùa xuân đẹp tươi đã sang nắng xuân bừng trên xóm làng. Chúng em cùng nhau đến trường tay nắm tay cùng cười vang.
+ Kìa em là em bé xinh cớ sao lại hay khóc nhè. Ô kìa một cô chích chòe đang hót vang từ ngọn tre.
- HS hát khởi động.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Cả lớp lắng nghe bài hát
- Cá nhân nêu cảm nhận
- HS đứng, khởi giọng
- HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm bàn, tốp ca
- 4 nhóm thực hiện.
- Các nhóm hát nối tiếp không để lỗi nhịp.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thi đua hát thử. Lớp lắng nghe và hoan nghênh các bạn hát hay.
HS năng khiếu: Thuộc 2 lời của bài hát.
HS năng khiếu: Tập biểu diễn bài hát.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời các bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau Bắc Kim Thang. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 30	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 30	BÀI: HỌC HÁT: BÀI BẮC KIM THANG
Dân ca: Nam Bộ
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
+ HS năng khiếu : Biết đây là bài dân ca Nam Bộ
	Biết gõ đệm theo phách.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* GV: - Đàn, hát thành thạo bài hát Bắc kim thang.
- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), cá nhân.
* HS: - Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc lớp 2, vở ghi bài. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Chú Ếch Con.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
- GV giới thiệu nội dung tiết học: Học hát Bắc kim thang, dân ca Nam Bộ
a/ Học hát Bắc kim thang
- GV giới thiệu: Bắc kim thang là một bài hát đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em đồng bằng Nam Bộ thường hát kết hợp với trò chơi.
Bài hát được xây dựng ở giọng Son 5 âm: Son – La – Si – Rê – Mi.
- Đọc lời ca, HS đọc theo tốc độ vừa phải, chú ý phân chia thành những câu sau:
	Bắc kim thang cà lang bí rợ
	Cột bên kèo là kèo bên cột
	Chú bán dầu qua cầu mà té
	Chú bán ếch ở lại làm chi
	Con le le đánh trống thổi kèn
	Con bìm bịp thổi tò tì te tò te.
- Mở máy cho HS nghe bài hát.
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- GV đàn giai điệu từng câu, (lưu ý HS các dấu luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11) mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp 1- 2 cho HS tập hát theo đàn.
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
b. Hát kết hợp vận động
- Hát kết hợp với vỗ tay (hoặc gõ thanh phách) theo phách:
 e e t e. x e e l e 
 Bắc kim thang cà lang bí rợ 
 x x x x
- Hát kết hợp một vài động tác phụ họa 
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Cả lớp lắng nghe bài hát
- Cá nhân nêu cảm nhận
- HS nghe GV hát. HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- HS hát, gõ đệm phách.
- 2 dãy thực hiện
-HS thực hiện.
HS năng khiếu: Biết đây là bài dân ca Nam Bộ
HS năng khiếu: Biết gõ đệm theo phách.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời các bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau ôn bài Bắc Kim Thang. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 31	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 31	BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT: BẮC KIM THANG.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Kĩ năng:
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
+ HS năng khiếu : Biết hát đúng giai điệu.
	Tập biểu diễn bài hát.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* Giáo viên: 
- Hát chính xác, truyền cảm bài.
- Nhạc cụ quen dùng, thanh phách, song loan.
- Vài động tác phụ hoạ theo ý bài hát.
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Bắc Kim Thang.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu nội dung của tiết học: Ôn tập bài Bắc kim thang.
a. Hướng dẫn HS ôn tập bài hát Bắc kim thang
- GV đàn cho HS khởi giọng
- GV đệm đàn cho HS hát bài Bắc kim thang
Bài hát này được thể hiện với sắc thái tình cảm thế nào ? (tính chất vui vẻ, hài hước).
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm: Đoạn đầu bài đệm phách, đoạn sau đệm tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp với vỗ tay (hoặc gõ thanh phách) theo phách:
 e e t e. x e e l e 
 Bắc kim thang cà lang bí rợ 
 x x x x
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động cả bài.
b. Dạy hát lời mới theo điệu Bắc kim thang:
Lời 1:	Có con chim là chim chích chòe
	Trưa nắng hè mà đi đến trường
	Aáy thế mà không chịu đội mũ
	Tối đến mới về nhà nằm rên
	Oâi ôi đau quá nhức cả đầu
	Chích chòe ta cảm liền suốt ba ngày đêm.
Lời 2:	Đứng bân sông kìa trông chú cò
	Chân bước dò cò ta đi mò
	Vớ cái gì ăn liền vội vã
	Uống nước lã rồi lại quả xanh
	Aên tham nên tối đến về nhà
	Đau bụng rên hừ hừ suốt ba ngày đêm.
(Đặt lời: Việt Anh)
- HS lắng nghe.
- HS đứng, khởi giọng
- HS hát đúng giai điệu.
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- HS hát, gõ đệm phách.
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm 3, tốp ca
- HS hát đúng giai điệu.
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
HS năng khiếu: Biết hát đúng giai điệu.
HS năng khiếu: Tập biểu diễn bài hát.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời mới bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau Chim chích bông. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 32	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 32	BÀI: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHIM CHÍCH BÔNG, CHÚ ẾCH CON.
	NGHE NHẠC.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Kĩ năng:
- Tập biểu diễn bài hát.
+ HS năng khiếu : Biết hát đúng giai diệu và thuộc lời ca.
	Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* GV: - Thể hiện tốt 2 bài hát cần ôn
- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, dãy, tốp ca, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Nhạc cụ gõ, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Bắc Kim Thang.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu tiết học có 2 nội dung: ôn tập 2 bài hát và nghe nhạc
a. Ôn bài hát Chim chích bông
- GV đàn cho HS khởi giọng.
- GV đệm đàn, hát bài Chim chích bông
Bài hát này được thể hiện với sắc thái tình cảm thế nào ?
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động cả bài.
- GV tìm bài thơ 3 chữ cho HS tập đọc theo tiết tấu bài Chim chích bông (VD: Hòn đá to / Hòn đá nặng / Chỉ một người / Nhấc không đặng / Hòn đá to / Hòn đá nặng /Nhiều người nhấc / Nhấc lên đặng)
b. Ôn bài hát Chú ếch con
- GV đàn khởi giọng
- GV đàn giai điệu từng câu, mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp 1- 2 cho HS tập hát theo đàn.
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
- GV đệm đàn cho HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.
- GV giới thiệu, làm mẫu và hướng dẫn HS một số động tác vận động phụ họa cho bài hát.
- GV đệm đàn cho HS hát, vận động cả bài.
c. Nghe nhạc
- GV chọn 1 ca khúc thiếu nhi hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời cho HS nghe.
- HS hát khởi động.
- HS lắng nghe.
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS trả lời theo cảm nhận
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm 3, tốp ca
- HS tập đọc theo hướng dẫn của GV.
- HS đứng, khởi giọng
- HS nghe GV hát
- HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- HS hát ôn theo dãy, tổ, nhóm 3 và kết hợp gõ đệm
- HS đứng hát và tập vận động phụ họa bài hát theo GV hướng dẫn.
- Trình bày đơn ca, nhóm bàn, tốp ca
- HS lắng nghe
HS năng khiếu: Biết hát đúng giai diệu và thuộc lời ca.
HS năng khiếu: Nghe một ca khúc thiếu nhi hoặc trích đoạn nhạc không lời.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc lời bài hát, tìm lời mới (thơ 3 chữ) cho bài hát và tìm động tác phụ họa cho bài hát; tiết học sau Chim chích bông. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 33	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 33	BÀI: HỌC HÁT: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNGTỰ CHỌN
	MẸ ĐI VẮNG
Nhạc: Trịnh Công Sơn
Lời: Nguyễn Quang Dũng
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- HS hát theo giai điệu và lời ca bài hát Mẹ đi vắng.
+ HS năng khiếu:	Biết tên tác giả của bài hát.
	Hát đúng giai điệu.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* GV: - Đàn, hát thành thạo bài hát Mẹ đi vắng.
- Máy nghe, đĩa nhạc bài hát lớp 2 (track 14)
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, tổ, nhóm 3 (bàn), cá nhân.
* HS: - Nhạc cụ gõ, SGK âm nhạc lớp 2, vở ghi bài. 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Chim Chích bông và Chú Ếch Con.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu nội dung tiết học: Học hát Mẹ đi vắng, nhạc Trịnh Công Sơn, lời Nguyễn Quang Dũng
a/ Học hát Mẹ đi vắng
- GV giới thiệu: Mẹ đi vắng là một bài hát nhi đồng mang tính chất vui vẻ.
- Đọc lời ca, HS đọc theo tốc độ vừa phải, chú ý phân chia thành những câu sau:
	Mẹ đi vắng!
	Mẹ đi vắng!
	Con sang chơi nhà bạn!
	Í a!
	Con cầm cây đàn con hát!
	Con cầm cây đàn con hát!
	Hát cho mẹ về với con!
	Hát cho mẹ về với con!
- Mở máy cho HS nghe bài hát.
- Cho HS nói cảm nhận về bài hát.
- GV đàn giai điệu từng câu, (lưu ý HS các câu 1 – 2, 5 – 6, 7 – 8 có khác nhau ở âm tiết cuối) mỗi câu 2- 3 lần, rồi bắt nhịp 1- 2 cho HS tập hát theo đàn.
- GV đàn giai điệu cho HS tập hát cả bài.
b. Hát kết hợp vận động
- Hát kết hợp với vỗ tay (hoặc gõ thanh phách) theo phách:
 e e t q 
 Mẹ đi vắng ï 
 x x
- Hát kết hợp một vài động tác phụ họa 
- HS hát khởi động.
- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu
- Đọc đồng thanh, cá nhân
- Cả lớp lắng nghe bài hát
- Cá nhân nêu cảm nhận
- HS nghe GV hát. HS tập hát từng câu theo đàn
- Cả lớp hát, nhóm hát, cá nhân hát
- HS hát, gõ đệm phách.
-HS thực hiện.
HS năng khiếu: Biết tên tác giả của bài hát.
HS năng khiếu: Hát đúng giai điệu.
4. Củng cố: Hệ thống kĩ năng, kiến thức bài. Gọi HS nêu lại tựa bài, tác giả bài hát. Cho HS xung phong lên trình bày bài hát.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS về nhà học thuộc bài và tìm động tác phụ họa cho bài hát. Dặn HS ôn lại các bài ở HK I, chuẩn bị cho tiết sau ôn và tập biểu diễn. GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 34	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 34	BÀI: ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Ôn tập một số bài hát đã học ở HK I và tập biểu diễn một vài bài hát đó.
+ HS năng khiếu : Ôn tập và tập biểu diễn những bài hát đã học.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* GV: - Hát 12 bài hát cần ôn.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, nhóm, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Nhạc cụ gõ 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát Mẹ đi vắng.
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu tiết học có nội dung: Ôn tập và biểu diễn bài hát.
a. Tập biểu diễn các bài hát
1. Phân công tiết mục (thông báo từ tiết trước)
- GV yêu cầu HS các tổ thực hiện.
- Hình thức biểu diễn: GV hướng dẫn HS sắp đặt bàn ghế như 1 sân khấu. GV vẽ lên bảng lớp “Cuộc thi tuyển chọn giọng Chim Vàng Anh” và trang trí sao cho tạo được không khí thoải mái, tự tin, hào hứng, phấn khởi ở các em.
- GV hướng dẫn các giám khảo chấm điểm từng mảng riêng như: thuộc lời bài hát, hát đúng giai diệu, phong thái tự nhiên, lời tự giới thiệu hay, múa đẹp,  Trong quá trình biểu diễn, GV khuyến khích HS tự tin khi trình bày bài hát.
- GV chọn (là) người dẫn chương trình.
2. Biểu diễn các bài hát đã học sau:
+ Thật là hay.
+ Xoè hoa.
+ Múa vui.
+ Chúc mừng sinh nhật.
+ Cộc cách tùng cheng.
+ Chiến sĩ tí hon.
- Tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, của từng lớp, cần chọn hình thức tổ chức thích hợp, tuy đơn giản, nhẹ nhàng nhưng có ý nghĩa và tạo được không khí hào hứng, phấn khởi cho tất cả HS trong lớp.
- GV kết thúc Chương trình “Cuộc thi tuyển chọn giọng Chim Vàng Anh”. Nêu được những ưu khuyết điểm khi thực hiện chương trình, tuyên dương tổ nhóm – cá nhân biểu diễn tốt.
- HS hát khởi động.
- HS lắng nghe.
- HS cử một số bạn làm Ban giám khảo. Mỗi giám khảo có một bảng con để ghi diểm biểu diễn của thí sinh.
- Các tổ lần lượt trình bày theo chỉ định.
- HS trình bày bài hát cá nhân theo lời mời gọi của người dẫn chương trình.
- Ban giám khảo báo cáo kết quả cuộc tuyển chọn Chim Vàng Anh.
HS năng khiếu : Ôn tập và tập biểu diễn những bài hát đã học.
4. Củng cố: GV nêu các nhận xét về khả năng âm nhạc của HS, khuyến khích – động viên HS chăm chỉ rèn luyện trong lúc rỗi.
GDTT: Yêu thích môn học, chăm chỉ và thể hiện mình.
5. Dặn dò: Dặn HS ôn lại các bài ở HK II, chuẩn bị cho tiết sau ôn và tập biểu diễn.GV nhận xét tiết học.
Điều chỉnh bổ sung:
Ngày soạn:	Ngày dạy:
TUẦN: 35	MÔN: ÂM NHẠC
TIẾT: 35	BÀI: ÔN TẬP VÀ BIỂU DIỄN BÀI HÁT.
I. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức – Kĩ năng:
- Ôn tập một số bài hát đã học ở HK II và tập biểu diễn một vài bài hát đó.
+ HS năng khiếu : Ôn tập và tập biểu diễn.
Thái độ:
- Yêu thích ca hát và thể hiện mình.
II. Chuẩn bị
* GV: - Hát 12 bài hát cần ôn.
- Dự kiến hình thức tổ chức hoạt động học tập: Lớp, nhóm, cá nhân
* HS : - SGK Âm nhạc 2, Nhạc cụ gõ, Vở ghi bài 
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vài cá nhân hát thuộc lời, đúng giai điệu và lời ca bài hát do HS tự chọn
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
GV giới thiệu tiết học có nội dung: Ôn tập và biểu diễn bài hát.
Tập biểu diễn các bài hát
1. Phân công tiết mục (thông báo từ tiết trước)
- GV yêu cầu HS các tổ thực hiện.
- Hình thức biểu diễn: GV hướng dẫn HS sắp đặt bàn ghế như 1 sân khấu. GV vẽ lên bảng lớp “Cuộc thi tuyển chọn giọng Chim Vàng Anh” và trang trí sao cho tạo được không khí thoải mái, tự tin, hào hứng, phấn khởi ở các em.
- GV hướng dẫn các giám khảo chấm điểm từng mảng riêng như: thuộc lời bài hát, hát đúng giai diệu, phong thái tự nhiên, lời tự giới thiệu hay, múa đẹp,  Trong quá trình biểu diễn, GV khuyến khích HS tự tin khi trình bày bài hát.
- GV chọn (là) người dẫn chương trình.
2. Biểu diễn các bài hát đã học sau:
+ Trên con đường đến trường.
+ Hoa lá mùa xuân.
+ Chú chim nhỏ dễ thương.
+ Chim chích bông.
+ Chú ếch con.
+ Bắc kim thang.
- Tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, của từng lớp, cần chọn hình thức tổ chức thích hợp, tuy đơn giản, nhẹ nhàng nhưng có ý nghĩa và tạo được không khí hào hứng, phấn khởi cho tất cả HS trong lớp.
- GV kết thúc Chương trình “Cuộc thi tuyển chọn giọng Chim Vàng Anh”. Nêu được những ưu khuyết điểm khi thực hiện chương trình, tuyên dương tổ nhóm – cá nhân biểu diễn tốt.
- HS hát khởi động.
- HS lắng nghe.
- HS cử một số bạn làm Ban giám khảo. Mỗi giám khảo có một bảng con để ghi diểm biểu diễn của thí sinh.
- Các tổ lần lượt trình bày theo chỉ định.
- HS trình bày bài hát cá nhân theo lời mời gọi của người dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docx2 Am nhac 29-35.docx