A.Yêu cầu:
- Cho học sinh làm quen với nề nếp học tập
- Thực hiện tốt nề nếp của lớp.
- HS tự giác thực hiện tốt nề nếp lớp học.
B. Chuẩn bị :
- GV chuẩn bị nội dung để xây dựng lớp học.
- HS chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (25 phút)
- Đồ dùng học tập.
- Sách vở của HS.
2. Bài mới (25 phút)
- GV hướng dẫn HS sắp xếp sách vở.
- Giờ học vần cần chuẩn bị: Sách tiếng việt, vở tập viết, bảng con, phấn viết, bộ thực hành tiếng việt.
- Hướng dẩn HS tư thế ngồi học, cách cầm bút, cách giơ bảng, cách cầm sách,hướng dẩn cách giơ tay phát biểu xây dựng bài,
- Hướng dẫn cách sưng hô với GV.
- Nêu nhiệm vụ của lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó.
- Học nội quy của nhà trường đề ra.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp.
3. Luyện tập: (15 phút)
- Thi đua xem HS đã ngồi đúng tư thế .
- HS tập giơ tay phát biểu.
- HS tập nói lễ phép trước lớp.
b:điểm đặt bút ở dòng kẻ ngang 2 viết nét khuyết như chữ l đưa bút đến đường kẻ ngang trên viết một nét thắt nhỏ. -Chữ v: đặt phấn dưới đường kẻ ngang viết một nét móc hai đầu, sau đó đưa bút xuống đường kẻ ngang dưới lượn cong sang trái trạm vào đường kẻ ngang trên viết nét thắt. -Chữ c: điểm đặt phấn thấp hơn đường kẻ ngang viết một nét cong chạm đường kẻ ngang trên rồi lượn sang trái vòng xuống trạm vào đường kẻ ngang dưới đưa bút cong lên trên. -HS luyện viết bảng. III.Củng cố- Dặn dò:(5) -HS nhắc lại các nét viết chữ c, v, l, h, b, o, ô, ơ? -GV nhận xét giờ học -Dặn dò: về viết vào vở kẻ ô li. mỗi chữ 1 dòng. Thứ năm ngày 3 tháng 9 năm 2009 Ngày soạn:31/8/2009 Ngày dạy:3/9/2009 Tiết 1+2: Học vần Bài 11 Ôn tập A.Mục đích yêu cầu: -HS đọc, viết 1 cách chắc chắn các chữ vừa học trong tuần: ê, v, h, l, o, c, ô, ơ. -Đọc đúng các từ ngữ và câu ứng dụng.Từ bài7đến bài11 -Nghe kể và kể lại đựơc 1 đoạn truyện theo tranh truyện kể: “hổ” B.Đồ dùng dạy học -Bảng ôn(trang24) -Tranh minh họa SGK C.Các hoạt động dạy học Tiết 1(35) 1.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS đọc bài trong SGK -HS luyện viết. II.Bài mới(30) 1.Giới thiệu bài. -Có âm c muốn có tiếng “co” ta phải ghép thêm âm gì? Co: trò chơi kéo co chia làm 2 đội dùng dây kéo thi xem đội nào khỏe. -Tiếng “co”muốn có tiếng cò ta ghép thêm dấu gì? Cò: là một loài chim có mỏ và chân rất dài chú có thể lội xuống suối bắt cá. -Có tiếng co ta thêm dấu gì để thành tiếng cỏ? Cỏ: co nhiều lọai cỏ tự mọc như cỏ gấu, cỏ ranh,cỏ làm thức ăn cho trâu bò. -Có tiếng co thêm dấu gì dể có tiếng “cọ”? Cọ: trồng cọ lấy lá lợp nhà,cọ có ở miền đồng bằng trung du. HS luyện đọc: co, cò, cỏ, cọ. 2.Ôn tập: a.Các chữ và âm vừa học. -Trong tuần qua ta học âm gì mới? (e, ê, o, ô, ơ - là nguyên âm.b, v, l, h, c -là phụ âm) GV dùng phấn màu khác nhau để viết nguyên âm và phụ âm. -HS chỉ và đọc. b.Ghép chữ thành tiếng. -HS luyện đọc –HS kể những dấu thanh mà các em đã học? -HS đọc bảng 2 Nghỉ giữa tiết c.Đọc từ ứng dụng. Lò cò: là trò chơi nhảy 1 chân và co một chân. Vơ cỏ: nhặt cỏ. d.Luyện viết bảng. Lưu ý: khi viết đặt đúng vị trí các dấu thanh các nét nối liền nhau. Tiết 2.(35) 3.Luyện tập. a.Luyện đọc -HS đọc bài trên bảng. -HS quan sát tranh vẽ gì? -HS đọc câu. -HS đọc bài trong SGK. Nghỉ giữa tiết b.Luyện vở -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện viết theo mẫu. c.Kể chuyện: Mèo dạy hổ. -GV kể nội dung chuyện -GV kể chuyện theo tranh. -HS kể chuyện theo tranh. Tranh1: Hổ xin Mèo chuyền cho võ nghệ, mèo nhận lời. Tranh 2: hàng ngày Hổ đến lớp học, học tập chuyên cần. Tranh 3: một lần Hổ phục sẵn khi thấy mèo đi qua nó liền nhảy ra vồ Mèo rồi đuổi theo định ăn thịt. Tranh 4: nhân lúc sơ ý Mèo nhảy tót lên cây cao. Hổ đứng dưới đất gầm gào bất lực. -Trong chuyện có mấy nhân vật? -Đó là nhân vật nào? –Em yêu nhân vật nào nhất? GV: qua câu chuyện cho ta thấy con Hổ là con vật vô ơn đáng kinh bỉ. III.Củng cố –Dặn dò:(5) -HS đọc lại bài. -Tìm tiếng có vần ôn? -GV nhận xét giờ học. -Dặn dò: đọc lại bài, tìm thêm tiếng mới. Đọc trước bài 12 i – a. Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2008 Học vần Bài 12 i - a A.Mục đích yêu cầu: -HS đọc và viết được:i, a, bi, cá. -Đọc được câu ứng dụng: bé hà có vở ô li. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: lá cờ. B.Đồ dùng dạy học: -Tranh trong SGK. -Bộ thực hành tiếng việt. C.Các họat động dạy học: Tiết 1(35) I.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS đọc bài SGK. -HS luyện viết bảng: lò cò. II.Bài mới:(35) -Giới thiệu bài 1.Âm i. -GV gài âm i -HS gài âm i. a.Nhận diện chữ i. GV: giới thiệu chữ i viết thường và chữ i viết in. -Chữ i (ngắn) được viết như thế nào? (1 nét móc ngược, nét xiên phải) GV: chữ i gồm 1 nét xiên phải và nét móc ngược phía trên của chữ i có dấu chấm. -Chữ i giống các đồ vật nào trong thực tế? (cái cọc tre cắm xuống đất) b.Phát âm và đánh vần tiếng. GV đọc i: miệng mở hẹp hơn khi phát âm ê, đây là âm có độ mở hẹp nhất. -Có âm i muốn có tiếng “bi” ta phải ghép thêm âm gì? -HS gài tiếng “bi” -Tiếng “bi” được ghép như thế nào? -HS đọc:bờ-i-bi. -Tranh vẽ gì? (các bạn đang chơi bi) Bi: viên cứng,hình cầu thường làm con lăn trong máy móc hoặc làm trò chơi cho trẻ..VD: như bi xe đạp, trẻ em đánh bi. c.Luyện viết bảng. Cách viết: điểm đặt bút dưới đường kẻ ngang giữa viết một nét chéo sang phải sát dòng kẻ ngang trên sau đó viết một nét móc phải và đặt dấu chấm ở trên chữ i. Tiếng “bi” viết chữ bờ nối chữ i. 2.Âm a. -GV gài chữ a. –HS gài chữ a. -HS đọc chữ a. a.Nhận diện chữ a. GV: giới thiệu chữ a viết thường và chữ a viết in. -Chữ a được viết nét nào?(nét cong kín và nét móc ngược) -Chữ a và chữ i có điểm gì giống và khác nhau?(giống: đều là nét móc ngược.Khác: chữ a có nét móc cong) b.Phát âm và đánh vần tiếng. GV: miệng mở to môi không tròn. -Có âm a muốn có tiếng “cá”ta ghép thêm âm vàđấu gì? -HS ghép tiếng “cá” -Tiếng “cá” được ghép như thế nào? -HS đánh vần: cờ- a- sắc- cá. -Tranh vẽ con gì? Cá: có rất nhiều loại như cá rô, cá chép, cá quả... -Em hãy kể tên các loại cá mà em biết? -HS đọc lại bài. c.Luyện viết bảng -Chữ a: điểm đặt bút thấp hơn đường kẻ lượn một nét cong lia phấn đến đường kẻ ngang viết một nét móc dưới. -Tiếng cá: viết chữ c nối chữ a dấu sắc trên con chữ a. Nghỉ giữa tiết. d.Đọc tiếng và từ ứng dụng. -GV viết tiếng, từ HS đọc. Li: VD nếp gấp quần áo, áo may có chiết li. Va:động vào một vật gì đó khi đang đi do không chú ý. La:kêu rất to, ầm ĩ VD khán giả la ó. Ba lô: được làm bằng vải dùng để đựng quần áo cho người đi xa. -HS đọc lại bài. Tiết 2(35) 3.Luyện tập: a.Luyện đọc. -HS đọc bài trên bảng. -Tranh vẽ gì? GV viết câu: bé hà có vở ô li. -HS đọc câu . –Trong câu tiếng nào có âm mới học? -GV hướng dẫn HS đọc bài SGK. -HS đọc bài cá nhân. Nghỉ giữa tiết b.Luyện viết. -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện viết theo mẫu. c.Luyện nói. -Trong tranh có mấy lá cờ? -Lá cờ Tổ Quốc có nền màu gì? (màu đỏ) -ở giữa lá cờ có màu gì? -Ngôi sao năm cánh màu gì? -HS thảo luận chỉ ra đâu là cờ hội, cờ đội? -Nền cờ hội, cờ đội có màu gì? -Giữa lá cờ đội có gì? -Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? III.Củng có-Dặn dò:(5) -Chúng ta học âm gì mới? -Tìm tiếng có âm mới học? -HS đọc lại toàn bài. -GV nhận xét giờ học. -Dặn dò: đọc lại bài tìm thêm tiếng có âm mới học. Đọc trước bài 13. Toán Tiết 10 Luyện tập A.Mục tiêu: giúp HS -Củng cố khái niệm ban đầu về bé hơn, ớn hơn. Sử dụng các dấu >,< và các từ “bé hơn” “lớn hơn” khi so sánh hai số. -Bước đầu giới thiệu quan hệ giữa bé hơn và lớn hơn khi so sánh hai số. B.Các hoạt động dạy học: I.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS viết dấu vào chỗ chấm 2 ... 1 5 .... 4 4 ... 2 3 .... 4 -HS chữa miệng: 2 lớn hơn 1, 5 lớn hơn 4, 4 lớn hơn 2, 3 bé hơn 4. II.Bài mới.(20) 1.Giới thiệu bài. 2.Luyện tập. Bài 1. điền dấu >,< vào chỗ chấm. -HS làm bài -HS chữa miệng. Bài 2 .-HS viết theo mẫu. -HS quan sát tranh so sánh để điền dấu. -HS kiểm tra bài của bạn. Bài 3. Nối ô trống với số thích hợp. -2 HS thi nối ai nói nhanh đúng bạn đó thắng cuộc. III. Củng cố-Dặn dò:(5) -HS điền dấu >,<. 2 ...4 5 ...2 4 ...3 4 ...5 -GV nhận xét giờ học. -Dặn dò: về làm bài VBT toán. gài âm i. i ảng:lò cò. n theo chủ đề:lá cờ. ? t cong chạm đường kẻ ngang trên rồi lượn sang trái vòng xuống trạm vàođườTuần 4 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009 Tiết 1: Chào cờ --------------------------------------------------- Tiết 2+3 Học vần Bài 13: n - m A.Mục đích yêu cầu: -HS đọc và viết được: n, m, nơ, me. -Đọc dược câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ, bò bê no nê. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố mẹ ba má. - Luyện nói từ 2đến3 câu theo chủ đề: bố mẹ,ba má . B.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa SGK -Bộ thực hành tiếng việt. C.các hoạt động dạy học: Tiết 1 I.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS đọc bài trong SGK -HS viết bảng:bi, cá. II.Bài mới (30) -Giới thiệu bài 1.Âm n: -GV gắn âm n -HS đọc âm n -HS gắn âm n. a. Nhận diện chữ -GV giới thiệu chữ n (e –nờ) viết thường. -chữ e –nờ được viết bởi nét nào? (nét móc xuôi và nét móc hai đầu) -Chữ e –nờ giống đồ vật gì ? (giống cái cổng) b.phát âm và đánh vần tiếng * Phát âm n:đầu lưỡi chạm lợi hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. -Có âm n muốn có tiếng “nơ”ta phải ghép âm gì? -Tiếng “nơ”được ghép như thế nào? -HS đọc: n- ơ-nơ -Tranh vẽ gì? Nơ: vật dùng để trang điểm thường làm bằng vải để cài lên tóc. c.Luyện viết bảng: -Chữ n (e-nờ):điểm đặt bút ở đường kẻ ngang 2 viết một nét cong trái xuống đường kẻ dưới rê phấn ngược lên cao viết nét móc hai đầu. -HS viết bảng, nhận xét bài viết của bạn. 2.Âm m: -GV gắn âm m -HS đọc âm m -HS gắn âm m. a. Nhận diện chữ m; -GV giới thiệu chữ m (e-mờ) viết thường. -Chữ e-mờ được viết bởi những nét nào?(2 nét móc xuôi và 1 nét móc hai đầu) -chữ n và chữ m có điểm gì giống và khác nhau? (Giống: đều có nét móc xuôi. Khác: chữ m có nhiều hơn 1 nét móc xuôi) b.Phát âm và đánh vần tiềng. * GV phát âm m:hia môi khép lại rồi bật ra, hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi. -Có âm m muốn có tiếng “me” ta phải ghép thêm âm gì? -Tiếng “me” được ghép như thế nào? - HS đọc: mờ-e me. -Tranh vẽ quả gì? Me: khi chín có màu vàng nhạt ăn có vị chua. -HS đọc bài c.Luyện viết bảng. -Chữ m (e-mờ) viết như chữ e- nờ nhưng viết hai nét móc liền nhau sau đó viết nét móc hai đầu. Nghỉ giữa tiết d.HS đọc từ ứng dụng -GV viết HS đọc: no, nô, nơ mo, mô, mơ ca nô bó mạ no: chỉ trạng thái nhu cầu đầy đủ. VD no cơm ấm áo. nô:chơi đùa, bé thích chơi đùa với ông mo: là vỏ bọc bên ngoài của cây tre, cây cau. mô: là khối đất nổi cao hơn xung quanh. mơ: cây ăn quả, có hoa màu trắng khi chín có màu vàng ăn có vị chua. ca nô:được làm bằng sắt là phương tiện đi lại trên sông, trên biển. bó mạ:là nhiều cây lúa non gộp lại dùng lạt để buộc thành bó. -HS luyện đọc toàn bài. Tiết 2(35) 3.Luyện tập. a.Luyện đọc -HS đọc bài trên bảng -HS quan sát tranh vẽ gì? GV viết câu ứng dụng: bò bê có bó cỏ, bò bê no nê. -HS luyện đọc câu -Tìm tiếng có âm mới học trong câu trên? -HS đọc bài trong SGK Nghỉ giữa tiết b.Luyện viết: -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện viết theo mẫu -GV chấm bài HS c.Luyện nói. -Em thường gọi người sinh ra mình là gì? -Nhà em có mấy anh em? -Em là con thứ mấy? -Em làm gì để cha mẹ vui lòng? -Trong gia đình em ai là người vất vả nuôi dưỡng em? -Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? III.Củng cố –Dặn dò: -Hôm nay các em học âm gì, tiếng gì mới? -Tìm tiếng có âm n, m ở ngoài bài? -Dặn dò:về đọc lại bài,tìm thêm tiếng có âm mới học. Xem trước bài 14 d - đ. Tiết 4 Toán Tiết 11 Bằng nhau. Dấu = A.Mục tiêu: Giúp HS -Nhận biết sự bằng nhau về số lượng mỗi số bằng chính số đó.(3=3,4=4) -Biết sử dụng từ “bằng nhau” dấu = khi so sánh các số. B.Đồ dùng dạy học. -Bộ biểu diễn dạy toán. -Bộ thực hành học toán. C.Các hoạt động dạy học I.Kiểm tra bài cũ:(5) -Kiểm tra bài làm ở vở bài tập -HS điền dấu >, <, = 2 ... 4 5 ... 2 3 ... 1 4 ... 4 II.Bài mới (30) -Giới thiệu bài 1.Nhận biết quan hệ bằng nhau. + cho HS quan sát tranh -Có mấy bông hoa, mấy chấm tròn? -Ngược lại có mấy chấm tròn, có mấy bông hoa? -Em có nhận xét gì về số chấm tròn và số bông hoa? (số chấn tròn và số bông hoa bằng nhau) -Có mấy con hươu,có mấy khóm cây? -So sánh số hươu và số khóm cây có gì giống nhau? (đều là số 3) Vậy hai số giống nhau ta điền dấu gì? (dấu =) GV viết: 3 = 3 HS đọc: ba bằng ba. -Tương tự HS quan sát và so sánh các số; 4 = 4, 2 = 2. 2.Thực hành. Bài 1:HS viết dấu = Bài 2: nhìn tranh viết số vào ô trống -HS làm bài sau đó đổi bài với bạn kiểm. -HS chữa miệng:2 = 2, 1 = 1, 3 = 3. Bài 3:Điền dấu > ,< ,=. -HS làm bài -GV chấm chữa bài cho HS Bài 4: -Yêu cầu của bài làm gì? (so sánh số hình vuông và hình tròn) -HS tự làm III.Củng cố –Dặn dò: -Chúng ta vừa học dấu gì? -Dấu = được viết như thế nào? (viết 2 nét ngang) -So sánh hai số trong trường hợp nào thì thì điền dấu =? (2 số giống nhau) -Dặn dò: làm bài trong vở bài tập. ----------------------------------------------------------------- Tiết 5 : Đạo đức Bài 2: Gọn gàng sạch sẽ ( tiết 2 ) A.Mục đích yêu cầu : - HS hiểu thế nào là ăn mặc sạch sẽ. - ích lợi của việc ăn mặc sạch sẽ. - HS biết giữ gìn vệ sinh cá nhân đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ B.Tài liệu và phương tiện dạy : - Vở bài tập đạo đức C.Các hoạt động dạy-học: I.Kiểm tra bài cũ.(5) - Em sẽ làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 1 ? II.Bài mới.(20) 1/ Hoạt động1: HS quan sát tranh vở bài tập đạo đức. - HS tìm và nêu tên bạn nào trong lớp hôm nay có đầu tóc, gọn gàng sạch sẽ. - Mời HS có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch sẽ đứng lên trước lớp. ? Vì sao em cho rằng bạn đó gọn gàng sạch sẽ. - Gọi mộtk vài em n/x về quần áo đầu tóc của các bạn - GV khen những HS n/x chính xác. 2/ Hoạt động 2: HS làm việc cá nhân. Bài tập 1: Yêu cầu HS quan sát các tranh trang 7 để tìm xem bạn nào có quần áo đầu tóc gọn gàng. ? Vì sao em cho rằng bạn hình 4 và hình 8 ăn mặc gọn gàng sạch sẽ ? Các bạn trong tranh còn lại ăn mặc gọn gàng chưa? ? các bạn đó nên sửa thế nào cho gọn gàng sạch sẽ + áo bẩn: giặt sạch + áo rách: vá lại + Cài cúc áo lệch: cài lại ngay ngắn. + Quần ống thấp, ống cao: Sửa lại ống. + Dây giày chưa buộc: buộc lại ngay ngắn. + Đầu tóc bù xù: chải lại tóc. 3/ Hoạt động 3: bài tập 2 HS nêu y/c của bài tập HS tự chọn bộ quần áo phù hợp sau đó dùng bút chì nối ? Vì sao em chọn nối hình 1,2,8? tại sao em lại không nối hình 3,4,5,6,7? - HS suy nghĩ trả lời - HS khác bổ sung - GV chốt lại KL: Quần áo đi học .... gọn gàng. Không mặc quần áo nhàu nát .... xộc xệch đến lớp. - HS nhắc miệng: Không y/c nguyên văn III.Củng cố- Dặn dò:(5) ? Thế nào là ăn mặc sạch sẽ? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Cần giữ gìn vệ sinh hàng ngày ... ---------------------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009 Ngày soạn:5/9/2009 Ngày dạy:8/9/2009 Tiết 1+2: Học vần Bài 14 d - đ A.Mục đích yêu cầu: - HS đọcviết được: d, đ, dê, đò. -Đọc được từ câu ứng dụng:dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề:dế, lá cờ, bi ve, lá đa. - Luyện nói từ 2đến3 câu theo chủ đề:dế ,cá cờ ,bi ve ,lá đa . B.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa trong SGK -Bộ biểu diễn và bộ thực hành tiếng việt C.Các hoạt động dạy học: Tiết 1(35) I.Kiểm tra bài cũ (5) -HS đọc bài trong SGK -HS viết bảng: n, m, nơ, me. II.Bài mới (30) -Giới thiệu bài 14 1.Âm d. -GV gài âm d -HS đọc âm d -HS gài âm d. a.Nhận diện chữ d (dê) -GV giới thiêu chữ d viết thường và chữ d viết in. -Chữ d (dê) viết thường được viết bởi những nét nào? (nét cong hở phải và nét móc ngược) -Chữ d giống đồ vật nào?(cái gáo múc nước) b.Phát âm và đánh vần GV phát âm d: đầu lưỡi gần chạm lợi hơi thoát ra xát nhẹ có tiếng thanh. -Có âm d muốn có tiếng “dê” ta ghép thêm âm gì? -Tiếng “dê” được ghép như thế nào? HS đọc: dờ –ê- dê -Tranh vẽ con gì? Con dê: là động vật nhai có sừng rỗng cong quặp về phía sau, cằm có túm râu. Người ta nuôi dê để lấy thịt hoặc lấy sữa. -HS đọc: d- dê- dê. c.Luyện viết bảng: -Chữ d đặt phấn ở dòng kẻ ngang 3 viết nét cong đưa phấn lên đường kẻ 6 thì đưa xuống để viết nét móc điểm dừng bút ở dưới đường kẻ ngang 2. -HS luyện viết chữ d tiếng dê. 2.Âm đ. -GV gài âm đ -HS đọc âm đ -HS ghép âm đ a.Nhận diện chữ đ.(đê) GV giới thiêu chữ đ viết thường và chư đ viết in. -Chữ đ và chữ d có điểm gì giống và khác nhau? (giống:chữ d. Khác: chữ đ có thêm nét gạch ngang) b.Phát âm và đánh vần GV phát âm đ: đầu lưỡi chạm lơi rồi bật ra có tiếng thanh. -Có âm đ muốn có tiếng “đò” ta phải ghép thêm âm và dấu gì? -Tiếng “đò”được ghép như thế nào? -HS đọc: đờ –o –huyền- đò. -Tranh vẽ gì? đò: được làm bằng gỗ chuyên đưa khách qua sông. -HS đọc lại toàn bài. c.Luyện viết bảng: -Chữ đ:viết như chữ d thêm nét gạch ngang -HS luyện viết chữ đ tiếng đò. Nghỉ giữa tiết d.Đọc tiếng từ úng dụng. -GV viết từ HS đọc da:là lớp bọc bên ngoài của cơ thể đa: cây đa có nhiều rễ phụ trồng cây đa để làm bóng mát. đo: VD đo quần áo... đe: khối sắt hoặc thép dùng làm rèn. Tiết 2 (35) 3.Luyện tập. a.Luyện đọc -HS đọc bài trên bảng -Tranh vẽ gì? GV viết câu: dì na đi đò, bé và mẹ đi bộ. -Tìm tiềng có âm mới học ở câu trên? -HS đọc bài trong SGK Nghỉ giữa tiết b.Luyện viết -HS nhắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện theo mẫu -GV uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS, yêu cầu HS viết theo mẫu. c.Luyện nói. + HS thảo luận nhóm xem tranh vẽ gì? + HS các nhóm báo bài. -Tranh vẽ gì? -Em thường chơi trò chơi nào? -Cá sống ở đâu? -Dế sống ở đâu? -Em đã bắt dế bao giờ chưa? GV: các em phải biết chăm sóc và yêu quý con vật. Không được bắt dế vào hôm nào trời nắng. -Chủ đề luyện nói hôm nay là gì? III.Củng cố – Dặn dò: -Hôm nay các em học được âm gì, tiếng gì mới? -HS đọc lại bài -Tìm tiếng có âm mới học? (da, di, đô, ..) -Dặn dò:đọc lại bài tìm thêm tiếng có âm d, đ. Xem trước bài 15 t –th. ---------------------------------------------------- Tiết 3 Toán Tiết 12 Luyện tập A.Mục tiêu: giúp HS củng cố về -Khài niệm ban đầu về bằng nhau. -So sánh các số trong phạm vi 5 với việc sử dụng các từ “lớn hơn” “bé hơn” “bằng” và các dấu >, < , =. B.Các hoạt động dạy học. I.Kiểm tra bài cũ. (5) -Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm 5 ... 4 1 ... 2 3 ... 3 2 ... 1 2 ... 5 2 ... 2 -Kiểm tra vở bài tập của HS II.Bài mới (20) -Giới thiệu bài Bài 1: - Yêu cầu của bài làm gì? (điền dấu >, <, =) -HS làm bài -GV chấm chữa bài HS Bài 2: -HS quan sát tranh so sánh 2 đồ vật. -HS chữa miệng: 5 lớn hơn 4, 3 bằng 3, 5 bằng 5. Bài 3: -HS dùng bút vẽ các ô trong hình dưới bằng hình trên -HS đổi bài để kiểm tra III.Củng cố –Dặn dò:(5) -HS tự viết phép tính và so sánh để điền dấu >, < = -Chọn 2 HS lên chơi trò chơi “ai nhanh ai đúng”. Thời gian chơi là 2 phút. Bạn nào viết được nhiều phép tính đúng bạn đó thắng cuộc trong trò chơi -GV nhận xét giờ học -Dặn dò:các em làm vở bài tập toán.Xem trước cho bài giờ sau. ----------------------------------------------------------- Tiết 4 : Âm nhạc Giáo viên chuyên dạy ------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 9 tháng 9 năm 2009 Ngày soạn:5/9/2009 Ngày dạy:9/9/2009 Tiết 1+2 Học vần Bài 15 t - th A.Mục đích yêu cầu. -HS đọc và viết được; t, th, tổ, thỏ. -Đọc được từ và câu ứng dụng; bố thả cá mè, bé thả cá cờ. -Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ. - Luyện nói từ 2-3câu theo chủ đề:ổ,tổ B.Đồ dùng dạy học: -Tranh trong SGK -Bộ biểu diễn, thực hành tiếng việt. C.Các hoạt động dạy học: Tiết 1 (35) I.Kiểm tra bài cũ.(5) -HS đọc bài trong SGK -HS viết bảng:dê, đò. II.Bài mới.(30) -Giới thiệu bài 15 1.Âm t. -GV gài âm t -HS đọc âm t -HS gài âm t. a.Nhận diện chữ t (tê) * GV giới thiệu chữ t viết thường và chữ t viết in. -Chữ t viết thường được viết bởi nét nào? (nét xiên phải nét móc ngược và nét ngang) -Chữ t và chữ đ có điểm gì giống và khác nhau?(Giống:nét móc ngược. Khác: đ có thêm nét cong hở trái và t có nét xiên phải) b.Đánh vần và phát âm GV đọc t: đầu lưỡi chạm răng rồi bật ra không có tiếng thanh -Có âm t muốn có tiếng “tổ” ta ghép thêm âm và dấu gì? -Tiếng “tổ” được ghép như thế nào? -HS đọc: Tờ - ô - hỏi – tổ -Tranh vẽ gì? Tổ: là nơi được che chắn kín của một số loài vật làm chỗ ở, đẻ, nuôi con.VD như tổ chim, tổ kiến... c.Luyện viết bảng. -Chữ t (tê): đạt phấn ở dòng kẻ ngang giữa đưa một nét xiên phải đến đường kẻ ngang 4 kéo viết một nét móc thẳng. -Tiếng”tổ” viết con chữ t nối sang con chữ ô và dấu hỏi trên con chữ ô. 2.Âm th. -GV gài âm th -HS đọc âm th -HS gài âm th a.Nhận diện chữ th (tê hát) *GV giới thiệu chữ th viết in và chữ th viết thường. -So sánh chữ t và chữ th có điểm gì giống và khác nhau? (Giống: đều có chữ t. Khác: th có thêm chữ h) b.Phát âm và đánh vần tếng. GV phát âm th: đầu lưỡi chạm răng rồi bật mạnh không có tiếng thanh. -Có âm th muốn có tiếng “thỏ” ta phải ghép thêm âm và dấu gì? -Tiếng “thỏ” được ghép như thế nào? -HS đọc: thờ - o –hỏi – thỏ. -Tranh vẽ con gì? Thỏ:thú gặm nhấm tai to và dài đuôi ngắn lông dày và mượt, người ta nuôi thỏ để lấy thịt và lấy lông. c.Luyện viết bảng. -Chữ th (tê hát): viết con chữ t nối nét khuyết trên và nét móc hai đầu. -Tiếng “thỏ”: con chữ th nối sang con chữ o dấu hỏi trên con chữ o. Nghỉ giữa tiết d.Đọc tiếng từ ứng dụng. *GV viết từ, HS đọc. to, tơ, ta. tho, thơ, tha. ti vi thợ mỏ to:chỉ kích thước số lượng đáng kể. VD nhà to, quả to,... tơ: sợi rất mảnh mượt do tằm nhện nhả ra. ta:dùng từ tự xưng với người ngang hàng. thơ: còn nhỏ tuổi, còn bé dại. tha:loài vật giữ chặt bằng miệng mà mang đi. VD chim tha rác về tổ. Thợ mỏ: là người lao động chân tay làm việc trong hầm mỏ,như khai thác than. -HS đọc toàn bài Tiết 2 (35) 3.Luyện tập a.Luyện đọc. -HS đọc bài trên bảng -Tranh vẽ gì? - GV viết câu: bố thả cá mè,bé thả cá cờ. -Tìm tiếng có âm mới học? (thả) -HS đọc bài trong SGK Nghỉ giữa tiết b.Luyện viết vở -HS ngắc lại tư thế ngồi viết? -HS luyện viết theo mẫu. c.Luyện nói. -Tranh vẽ gì? -Con gì có tổ? -Con gì cò ổ? -Con vật có ổ, tổ con người có gì để ở? -Các em có nên phá tổ ,ổ không, vì sao? -HS nhắc lại chủ đề luyện nói hôm nay? GV: chúng ta ai cũng có ngôi nhà che mưa, che nắng cho ta có giấc ngủ ngon.Các con vật có ổ, tổ đó chính là ngôi nhà thân yêu của nó, nên ta không được phá ổ tổ của chúng. III.Củng cố - Dặn dò. (5) -Hôm nay chúng ta học âm, tiếng gì mới? -Tìm tiếng có âm mới học? -HS đọc toàn bài -GV nhận xét giờ học -Dặn dò: đọc lại bài tìm thêm tiếng có âm mới học. Xem trước bài 16. ---------------------------------------------------------------- Tiết 3: Toán Tiết 13 Luyện tập chung A.Mục tiêu: giúp HS củng cố -Khái niệm b
Tài liệu đính kèm: