Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

 I. MỤC TIÊU :

- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức :

 + Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hòa và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết ).

 + Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.

 + Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lên vùng rừng núi Quảng Trị.

 + Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.

- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương : Phạm Bành - Đinh Công Tráng ( khởi nghĩa Ba Đình ), Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng ( Hương Khê ).

- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, . ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.

* Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến (chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp) và phái chủ hòa (chủ trương thương thuyết với Pháp).

II. CHUẨN BỊ :

- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885

- Bản đồ Hành chính Việt Nam

- Phiếu học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 3 trang Người đăng honganh Lượt xem 5830Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ hai, ngày 24 tháng 8 năm 2009 
Môn : Lịch sử 
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
KTKN : 98 
SGK : 8 
 I. MỤC TIÊU : 
- Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức :
	+ Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hòa và chủ chiến ( đại diện là Tôn Thất Thuyết ).
	+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 - 7 - 1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
	+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lên vùng rừng núi Quảng Trị.
	+ Tại vùng căn cứ vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp.
- Biết tên một số người lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào Cần Vương : Phạm Bành - Đinh Công Tráng ( khởi nghĩa Ba Đình ), Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng ( Hương Khê ).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
* Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến (chủ trương cùng nhân dân tiếp tục đánh Pháp) và phái chủ hòa (chủ trương thương thuyết với Pháp).
II. CHUẨN BỊ :
- Lược đồ kinh thành Huế năm 1885
- Bản đồ Hành chính Việt Nam 
- Phiếu học tập .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước 
- Đề nghị canh tân đất nước của NTT là gì ?
- Học sinh trả lời
- Nêu suy nghĩ của em về NTT?
- Học sinh trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
2. Giới thiệu bài mới : “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
3. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1 : ( Làm việc cả lớp)
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
- GV giới thiệu bối cảnh lịch sử nước ta sau khi triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) , công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất nứơc ta. Tuy triều đình đầu hàng nhưng nhân dân ta không chịu khuất phục. Trong quan lại, trí thức nhà Nguyễn đã phân hoá thành hai phái: phái chủ chiến và phái chủ hoà.
- Thảo luận nhóm
- Phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hòa trong triều đình nhà Nguyễn ?
- Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
- Phái chủ hòa chủ trương hòa với Pháp ; phái chủ chiến chủ trương chống Pháp
- Tôn Thất Thuyết cho lập căn cứ kháng chiến
 Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt lại
- Đại diện nhóm báo cáo ® Học sinh nhận xét và bổ sung
Tôn Thất Thuyết lập căn cứ ở miền rừng núi, tổ chức các đội nghĩa quân ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.
* Hoạt động 2 : ( Làm việc theo nhóm ) 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- GV tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế + chỉ trên lược đồ kinh thành Huế.
- Quan sát lược đồ kinh thành Huế + trình bày lại cuộc phản công theo trí nhớ.
+ Cuộc phản công ở kinh thành Huế diễn ra khi nào? 
- Đêm ngày 5/7/1885
+ Do ai chỉ huy?
- Tôn Thất Thuyết 
+ Cuộc phản công diễn ra như thế nào?
- Học sinh trả lời 
+ Vì sao cuộc phản công bị thất bại?
- Vì trang bị vũ khí của ta quá lạc hậu 
Ÿ Kết luận : Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và một số quan lại trong triều muốn chống Pháp nên cuộc phản công ở kinh thành Huế đã diễn ra với tinh thần chiến đấu rất dũng cảm nhưng cuối cùng bị thất bại.
* Hoạt động 3 : ( Làm việc cả lớp )
- Hoạt động nhóm
+ Sau khi phản công thất bại, Tôn Thất Thuyết đã có quyết định gì ?
-  quyết định đưa vua hàm Nghi và đoàn tùy tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị ( Đây là sự kiện hết sức quan trọng trong xã hội phong kiến )
- Tại đây đã xảy ra sự kiện gì ?
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết đã nhân danh vua Hàm Nghi thảo chiếu "Cần Vương", kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
- Nêu tên một số người lãnh đạo kháng chiến hưởng ứng phong trào Cần Vương ?
Phạm Bành - Đinh Công Tráng ( khởi nghĩa Ba Đình ), Nguyễn Thiện Thuật ( Bãi Sậy ), Phan Đình Phùng ( Hương Khê ).
- Nêu tên một số đường phố, trường học, liên đội thiếu niên tiền phong, ... ở địa phương mang tên những nhân vật nói trên.
- HS phát biểu.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Em nghĩ sao về những suy nghĩ và hành động của Tôn Thất Thuyết ? 
- Chuẩn bị: XH-VN cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 3 Cuộc phản công ở kinh thành Huế.doc