Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 22: Bến Tre Đồng khởi - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU

- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”)

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.

II. CHUẨN BỊ

- phiếu học tập - HĐ 2.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 11912Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 22: Bến Tre Đồng khởi - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Thứ sáu, ngày 22 tháng 01 năm 2010
Môn : Lịch sử
Bến Tre Đồng khởi
KTKN : 106
SGK : 43
I. MỤC TIÊU
- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”) 
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
II. CHUẨN BỊ
- phiếu học tập - HĐ 2.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Kiểm tra
 - Nêu những điểm cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ.
- Nêu tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ ?
- Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, ranh giới quân sự tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc là ở đâu ?
- 3HS
B. Bài mới:
* Giới thiệu : 
- Trước sự tàn sát của Mĩ - Diệm, nhân dân miền Nam phải làm gì ?
- Bài mới : Bến Tre đồng khởi.
Hoạt động 1 : Nhóm đôi.
+ Nêu những tội ác của Mĩ – Diệm đối với đồng bào miền Nam.	
+ Nhân dân niềm Nam đã làm gì trước sự đàn áp của Mĩ – Diệm ?	
+ Vì sao nhân dân niềm Nam lại đồng loạt vùng lên phá tan ách kìm kẹp của chính quyền Mĩ – Diệm ?	
+ Nơi diễn ra phong trào đồng khởi mạnh nhất là ở đâu ?	
+ Thế nào là đồng khởi ?	
Kết luận : Do sự tàn ác của Mĩ-Diệm nhân dân niềm Nam buộc phải vùng lên, địa phương tiêu biểu là Bến Tre.
- HS đọc lại bài đọc ở SGK “Từ đầu đến  mạnh mẽ nhất”
+ Tiến hành hàng loạt vụ thảm sát ở chợ Được, Vĩnh Trinh, Hướng Điền,bỏ thuốc độc vào nước uống và cơm ăn đầu độc 6000 người ở nhà giam Phú Lợi
+ Đứng lên đồng khởi phá vỡ ách kìm kẹp của Mĩ – Diệm.
+ Trước sự tàn bạo kìm kẹp.
+ Bến Tre là nơi diễn ra phong trào đồng khởi mạnh nhất.
+ Đồng loạt nổi dậy khởi nghĩa.
Hoạt động 2 : Diễn biến 
- GV thuật lại diễn biến cuộc đồng khởi ở Bến Tre. 
- Thảo luận nhóm
- HS đọc từ “Ngày 17 – 1 – 1960 làm chủ quê hương”.
- Ngày 17 - 1 - 1960 xảy ra sự kiện gì ?
- nhân dân huyện Mỏ Cày đứng lên khởi nghĩa, mở đầu phong trào “Đồng khởi ở tỉnh Bến Tre.
- Diễn biến của phong trào này như thế nào ?
- với vũ khí thô sơ, gậy gộc, ...ở các xã, ấp.
- Ảnh hưởng của cuộc nổi dậy này đối với các địa phương khác như thế nào ?
- lan nhanh ra các huyện khác, chỉ trong vòng 1 tuần lễ, ở Bến Tre có 22 xã được giải phóng hoàn toàn, 29 xã khác đã tiêu diệt được ác ôn, vây đồn, giải phóng được nhiều ấp.
- Kết quả của phong trào này như thế nào ?
- chính quyền địch bị tê liệt, tan rã.
- UBND tự quản được thành lập.
- ruộng đất được chia cho dân nghèo.
- nhân dân ta được sống trong những ngày thực sự làm chủ quê hương.
Kết luận : phong trào đồng khởi bước đầu giành được thắng lợi lớn.
Hoạt động 3 : Ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”
- Làm việc cá nhân
+ Phong trào đồng khởi bến Tre này có ý nghĩa như thế nào ?	
- GV giới thiệu tranh ở SGK trang 44.	
+ Em có nhận xét gì về khí thế nổi dậy của đồng bào miền Nam ?	
- HS đọc lại bài đọc từ “Phong tràolúng túng”.
+ Mở ra một thời kì mới : Nhân dân miền Nam cầm vũ khí chiến đấu chống kẻ thù, đẩy quân Mĩ và quân đội sài Gòn vào thế bị động, lúng túng.
- Học sinh quan sát.
+ Tự học sinh trả lời theo suy nghĩ.
IV. CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- HS đọc nội dung bài.
- Về nhà xem lại bài .
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 22 Ben Tre dong khoi.doc