Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức

I. MỤC TIÊU

- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :

 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.

 + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.

 + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.

 + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 - 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.

II. CHUẨN BỊ :

- Phiếu học tập, bảng phụ

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 6705Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lịch sử lớp 5 - Tiết 16: Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới - Trương Tiến Đạt - Trường Tiểu học "C" Mỹ Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
KẾ HOẠCH BÀI HỌC 
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2009 
Môn : Lịch sử 
Hậu phương những năm 
sau Chiến dịch Biên giới
KTKN : 104 
SGK : 34 
I. MỤC TIÊU
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh :
	+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
	+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
	+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
	+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 - 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II. CHUẨN BỊ :
- Phiếu học tập, bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
A. Bài cũ :
- Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì ?
+ Chiến thắng Biên giới Thu - đông 1950 có ý nghĩa gì ?
B. Bài mới :
* Giới thiệu : Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới, Pháp đề ra kế hoạch nhằm xoay chuyển tình thế bằng cách tăng cường đánh phá hậu phương, đẩy mạnh tiến công quân sự. Từ đó, việc xây dựng hậu phương vững mạnh cũng là đẩy mạnh kháng chiến. Như vậy, việc xây dựng hậu phương vững mạnh bằng những biện pháp nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1 : Làm việc cá nhân
+ Đại hội đại biểu toàn quốc diễn ra vào thời gian nào ?
- HS đọc đoạn “Sau chiến thắng ... cho nông dân”
- diễn ra vào tháng 2 - 1951
+ Trong Đại hội Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì ?
- để đưa cuộc kháng chiến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nhân dân.
Kết luận : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm đôi.
- HS đọc đoạn : “Ở các vùng ... k/c thắng lợi”
- Sau đại hội thì tình hình sản xuất kinh tế, văn hóa, giáo dục như thế nào ?
+ Kinh tế : đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Các trường học vẫn đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến, hơn một triệu học sinh phổ thông vừa học tập, vừa tham gia kháng chiến...
- Em có nhận xét gì về tinh thần thi đua học tập và tăng gia sản xuất của hậu 
- nhân dân ta rất tích cực hăng hái thi đua tăng gia sản xuất và nghiên cứu khoa học để phục vụ 
phương trong những năm sau chiến dịch Biên giới ?
kháng chiến.
- Cho HS quan sát tranh 2 và 3 để thấy được tinh thần hăng hái thi đua sản xuất của nhân dân ta.
Kết luận : Sau ĐH thì phong trào thi đua được diễn ra hết sức hăng hái ở tất cả các lĩnh vực ở hậu phương góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
- HS đọc phần còn lại
- Đại hội chiến sĩ thi đua toàn quốc là gì ?
- đây là đại hội đầu tiên để tổng kết và biểu dương những thành tích của phong trào thi đua yêu nước.
- Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong Đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến ?
- thúc đẩy phong trào thi đua lao động và sản xuất ngày càng phát triển hơn nữa.
- Đại hội diễn ra vào thời gian nào ?
- vào ngày 1 - 5 - 1952
- Tìm hiểu về 1 trong 7 tấm gương anh hùng được tuyên dương.
- HS nêu sự hiểu biết.
Kết luận : Đại họi chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Tình hình hậu phương sau chiến dịch Biên giới như thế nào ?
- HS đọc nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 16 Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.doc